“Thái
độ quảng đại và tích cực của linh mục
khi thực hành việc linh hướng là một cơ hội quan trọng
để khám phá và nâng đỡ các ơn gọi linh mục
và các hình thức khác của đời sống tu trì”
(số 54).
khi thực hành việc linh hướng là một cơ hội quan trọng
để khám phá và nâng đỡ các ơn gọi linh mục
và các hình thức khác của đời sống tu trì”
(số 54).
Phêrô Nguyễn Trường Sơn, Tu hội
Chúa Giêsu
Giuse Nguyễn Quốc Trinh, Tu hội Chúa Giêsu
Giuse Nguyễn Quốc Trinh, Tu hội Chúa Giêsu
Dẫn nhập
Việc đồng hành thiêng liêng giữ một vị trí quan
trọng trong cuộc sống của người Kitô hữu, đặc biệt là với những ai sống đời
thánh hiến. Thực vậy:
Việc tư vấn tâm linh đã được thi hành từ buổi ban đầu của Giáo hội cho
tới ngày hôm nay. Cũng có người gọi đây là linh hướng hay đồng hành thiêng
liêng. Đó là một việc thực hành xa xưa, đã được thử thách qua thời gian, đem
lại biết bao hoa trái trong đường nên thánh và trong sự dấn thân theo Tin mừng.[1]
Điều
này đã được Bộ Giáo Sĩ khẳng định trong tập tài liệu kỷ niệm năm linh mục với
tựa đề là “Linh mục thừa tác viên của
lòng Chúa thương xót: Những yếu tố để giúp các cha giải tội và linh hướng.”
Các
Giáo phụ, Huấn quyền của Hội thánh, nhiều tác giả sách thiêng liêng và các quy tắc
hướng dẫn đời sống Giáo hội đều nói tới nhu cầu linh hướng, đặc biệt đối với
những người đang trong thời kỳ thụ huấn. Sẽ
có một số thời điểm trong cuộc đời con người đòi chúng ta phải phân định cách
đặc biệt và phải có sự đồng hành huynh đệ của ai đó. Điều này phát xuất từ
chính lôgíc của đời sống Kitô hữu. “Cần
khám phá lại truyền thống to lớn của việc hướng dẫn thiêng liêng cá nhân, một
việc làm luôn đem lại những hoa trái đáng kể và quý giá cho đời sống Giáo hội.”[2]
Như vậy,
đồng hành thiêng liêng (hay linh hướng) đóng một vai trò quan trọng và cần
thiết để tiến bước trên đường trọn lành. Đề tài này cho thấy sự cần thiết
của việc đồng hành thiêng liêng dựa vào những kinh nghiệm thực tế nơi các thánh
nhân là những người đã đạt đến mức trọn lành trên đường thiêng liêng, rồi lắng
nghe những nhận định của các nhà chuyên môn trong lãnh vực đồng hành thiêng
liêng, từ đó chúng ta sẽ nhìn đến những đúc kết từ huấn quyền về chủ đề này.
1.
Các thánh nhân nói về việc
đồng hành thiêng liêng
Kinh nghiệm
của các thánh luôn là một điều quý giá cho những ai đang tiến bước trên hành
trình thiêng liêng. Người ta có thể nhận thấy sự đồng hành thiêng liêng đã xuất
hiện ngay từ thuở ban đầu của Hội thánh.
Ban đầu, việc làm này chỉ thấy nơi các đan viện Đông phương và Tây phương. Kể từ thời Trung
Cổ, đó là một phần nội dung của các trường tu đức. Như có thể thấy phản ảnh
trong các bút tích của thánh Têrêsa Avila, Gioan Thánh Giá, Ignatiô Loyola,
Phanxicô Salêsiô, Anphonsô Ligouri, đức hồng y Pierre de Bérulle, việc làm này
đã được thực hành rộng rãi nhiều hơn trong đời sống kitô hữu vào những thế kỷ
16 và 17.
Đầu tiên, ta có thể kể đến lời khuyến cáo của thánh
Phanxicô Salêsiô: “Nếu con muốn yên trí
trên con đường thánh đức, con hãy tìm người tử tế chỉ bảo, dẫn dắt con. Đây là
một lời căn dặn hết sức quan trọng.”[3]
Lời khuyên của thánh Phanxicô Salêsiô cũng còn được nhìn
thấy trong những dòng nhật ký của thánh nữ Faustina Helena Kowalska. Chị viết rằng, chị tha thiết cầu xin
Chúa thương ban cho chị một ơn trọng đại. Đó là có được một vị linh hướng.
Nhưng nguyện ước của chị chỉ được nhậm lời sau ngày vĩnh thệ, khi chị được
chuyển đến Vilnius, đó là cha Sopocko. Chúa đã cho chị được nhìn thấy Ngài
trong một thị kiến trước khi chị đến Vilnius. Chị ước ao có được một cha linh hướng ngay từ lúc đầu, có lẽ
tôi đã không phí phạm rất nhiều ơn Chúa đến như vậy. Theo chị, cha giải tội có thể giúp đỡ cho linh hồn rất nhiều,
nhưng ngài cũng có thể gây ra rất nhiều tai hại cho nó. Các cha giải tội cẩn
trọng phải lưu ý đến hoạt động của ơn Chúa trong linh hồn các hối nhân biết
bao! Ðó thực là một vấn đề hết sức quan trọng. Linh hồn phải nài xin Chúa ban
cho một vị linh hướng, nhưng không phải chỉ cầu nguyện suông, mà còn phải gắng
hết sức để tìm cho được một vị hướng dẫn chuyên môn trong những vấn đề này, như
một viên chỉ huy phải biết rõ những con đường để dẫn quân ra trận. Một linh hồn
kết hợp với Chúa phải được trang bị sẵn sàng cho những trận chiến lớn và hết
sức gian truân. Sau những cuộc thanh luyện đầy nước mắt, Chúa sẽ ngự trong linh
hồn một cách đặc biệt, nhưng linh hồn không phải lúc nào cũng hợp tác với ơn
Chúa. Trong vấn đề này, linh hồn tuyệt đối cần phải có một vị linh hướng.
Thánh nữ Têrêsa Avila, tiến sĩ
Hội Thánh cũng đưa ra lời khuyên trong “Đường
hoàn thiện” như sau:
Đừng ngần ngại bàn hỏi về những ân huệ và vui
sướng với những người có thể soi sáng cho chị em, đừng giấu giếm chi, hãy thận
trọng trong việc ấy; lúc khởi đầu và kết thúc cầu nguyện, dầu được chiêm niệm
cao siêu đến đâu chăng nữa, luôn luôn hãy nhận biết mình là ai.[4]
Chúng ta cũng có thể nhận ra sự
cần thiết của việc đồng hành thiêng liêng nơi chân phước Têrêsa Calcutta. Mẹ đã
không trình bày một khẳng định cụ thể, nhưng là một hành động liên lỉ và kiên
trì cùng vị linh hướng để tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa và vâng theo ý Người.
Người ta có thể đọc thấy rất nhiều những chia sẻ của Mẹ với vị linh hướng,
đồng thời là lòng biết ơn của Mẹ với các ngài.
Như vậy, hầu như tất cả các vị
thánh đều có thể cho chúng ta thấy sự cần thiết của việc đồng hành trên hành
trình tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa và tiến bước trên đường trọn lành.
2.
Huấn
quyền
nói về sự cần thiết của việc đồng hành thiêng liêng
nói về sự cần thiết của việc đồng hành thiêng liêng
2.1. Sắc lệnh Đào tạo linh mục của Công đồng Vat. II
Công đồng Vat. II trong Sắc lệnh Đào Tạo Linh Mục, số 3, chỉ rõ việc linh
hướng là cần thiết như thế nào trong quá trình đào tạo linh mục ngay từ giai đoạn
tiểu chủng viện: “Các chủng sinh phải được
chuẩn bị bước theo Chúa Kitô Cứu Chuộc với tinh thần quảng đại và tâm hồn trong
trắng, nhờ một nền giáo dục tôn giáo đặc biệt, nhất là sự linh hướng thích hợp”.[5]
Tiếp tục trong chương trình đào tạo ở đại chủng viện, Sắc lệnh, số 8 ấn định:
Việc huấn luyện tu đức phải liên kết chặt chẽ với việc trau dồi học vấn
và huấn luyện mục vụ, nhất là phải được thực hiện nhờ sự trợ giúp của cha Linh
Hướng sao cho các chủng sinh tập biết luôn sống kết hợp mật thiết với Chúa Cha,
nhờ Chúa Giêsu Kitô và trong Chúa Thánh Thần.[6]
Chúng ta có thể thấy rằng việc đồng hành
thiêng liêng được chú trọng trong suốt quá trình đào tạo từ tiểu chủng viện đến
đại chủng viện, vì đó là điều thiết yếu cho đời sống thiêng liêng của chủng
sinh: kết hiệp với Chúa Ba Ngôi. Như vậy, đồng hành thiêng liêng không những là
biện phân để nhận ra và thi hành ý Chúa mà còn để sống kết hiệp thân tình với
Chúa Ba Ngôi. Đây là điều cốt lõi của cuộc đời thánh hiến của mỗi chủng sinh,
vì trong tình yêu của Chúa Ba Ngôi mà họ hiện hữu, sống động và chu toàn bổn phận
sống đời thánh hiến của mình. Đồng hành thiêng liêng là kim chỉ nam cho cuộc đời
thánh hiến của họ trong quá trình đào tạo và cả khi đảm nhận công việc mục vụ
sau này. Họ sẽ không bị lệch hướng và nhờ đời sống nội tâm kết hiệp mật thiết với
Chúa, họ sẽ nhận được ơn chúa để thi hành sứ vụ và tiến tới trên con đường đức
ái hoàn hảo của mình.
2.2. Sắc lệnh về Canh tân thích nghi đời sống dòng tu
Đối với
các Hội Dòng, Sắc lệnh về Canh Tân Thích
Nghi đời sống Dòng Tu, số 18 cũng nêu lên cho chúng ta thấy sự cần thiết của
viêc đồng hành thiêng liêng:
Việc canh tân thích nghi các hội dòng lệ thuộc rất nhiều vào việc huấn
luyện tu sĩ. Vì thế, không được cho các tu sĩ không phải là giáo sĩ và các nữ
tu ra làm việc tông đồ ngay khi vừa mãn nhà tập, nhưng phải tiếp tục huấn luyện
họ cách thích đáng về mặt tu trì, tông đồ, giáo lý và kỹ thuật trong những nhà
có đủ điều kiện. Các Bề Trên cũng có nhiệm vụ chọn lựa kỹ lưỡng và chuẩn bị cẩn
thận những vị Giám đốc, Linh hướng và Giáo sư.[7]
Việc huấn luyện các tu sĩ để làm việc tông đồ
được Sắc Lệnh qui định nghiêm ngặt song song với việc linh hướng. Để có thể dấn
thân làm việc tông đồ, các tu sĩ không những được đào luyên về chuyên môn liên
quan đến sứ vụ này, nhưng đời sống thiêng liêng cũng được chú trọng. Việc tiên
liệu này cho ta thấy ngay trong bối cảnh cần canh tân và thích nghi đời sống
dòng tu thì việc linh hướng vẫn là nền tảng không thể bị cắt xén. Chính là nhờ
Chúa Thánh Thần hoạt động nơi mỗi cá nhân tu sĩ ngay từ lúc bắt đầu dấn thân sống
đời thánh hiến mà người tu sĩ có thể nhận ra và thực thi ý Chúa nhờ sự trợ giúp
của cha linh hướng và đây là một tiến trình liên tục. Cùng với ba lời khấn, việc
đồng hành thiêng liêng là yếu tố không thể thiếu để trở nên trọn lành theo
gương Thầy Chí Thánh.
Đối với các chủng sinh
Bộ Giáo luật
1983, số 239, triệt 2 qui định rõ là: “Trong mỗi chủng viện ít nhất phải có một vị
linh hướng, tuy nhiên các chủng sinh vẫn có quyền đến với các tư tế khác được
Giám mục chỉ định vào nhiệm vụ này”. Số 246, triệt 4 còn nhấn mạnh thêm: “Các chủng sinh phải có thói quen thường
xuyên lãnh nhận bí tích Sám Hối và khuyên mỗi người phải có một vị điều hành do
họ tự do lựa chọn cho đời sống thiêng liêng của mình”. Như thế, Giáo luật mặc
nhiên công nhận sự cần thiết của việc đồng hành thiêng liêng của các chủng
sinh, đồng thời dành cho họ sự tự do trong việc chọn lựa người đồng hành thiêng
liêng do Giám mục chỉ định. Sự riêng tư nầy phải được tôn trọng cách tuyệt đối!
Ngay cả những quyết định quan trọng của các vị hữu trách trong chủng viện, khiến
họ phải tham khảo ý kiến các vị khác liên quan đến ơn gọi của các chủng sinh “cũng không bao giờ được hỏi ý kiến cha linh
hướng”.[8]
Đối với các Dòng tu,
Tu Hội thánh hiến và các Tu đoàn Tông đồ
Tu Hội thánh hiến và các Tu đoàn Tông đồ
Đối với các Dòng tu, Tu Hội thánh hiến, Tu
đoàn Tông đồ, Giáo luật số 630, triệt
1 còn buộc “các Bề trên phải nhìn nhận sự
tự do chính đáng của các thành viên trong những gì liên quan đến bí tích sám hối
và việc linh hướng”[9]
và Giáo luật số 630, triệt 5 còn viết
thêm: “Họ có thể tự do và tự ý cởi mở tâm
hồn với các ngài. Tuy nhiên, các Bề trên không được xúi giục họ bày tỏ lương
tâm bằng bất cứ cách nào”.[10]
Đối với
các Tu hội đời
Liên quan đến Tu hội đời, Giáo Luật số 719 triệt 4 lại một lần nữa nêu bật sự cần thiết của
việc đồng hành thiêng liêng và sự tự do trong việc linh hướng khi viết: “Họ phải được tự do trong việc linh hướng cần
thiết, và nếu muốn, họ phải xin những lời khuyên bảo trong lĩnh vực này, kể cả
nơi các vị điều hành của họ”.[11]
Chúng ta có thể thấy rằng, trong các hình thức
sống đời thánh hiến, bộ Giáo luật đã đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho việc đồng
hành thiêng liêng của mỗi người chúng ta, đặc biệt là vấn đề tự do lương tâm.
Trong Chúa Kitô, chúng ta là con cái tự do nhưng tìm kiếm, biện phân và thực
thi thánh ý Người là một bổn phận mang tính cá nhân với chính Chúa qua trung
gian vị đồng hành. Sự riêng tư và tự do chọn lựa vị đồng hành thiêng liêng của
mỗi cá nhân được Giáo luật quy định khắt khe như vậy cho chúng ta thấy tính
nghiêm trọng của việc linh hướng. Đây là việc hệ trọng trong cuộc đời thánh hiến
mà mỗi người chúng ta phải chú tâm thi hành không được xao nhãng hay chỉ theo
hình thức hời hợt bên ngoài.
2.4. Tông huấn Pastores Dabo Vobis
Tông huấn Pastores
dabo vobis, số 81, của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ngày 25/3/1993 nêu rõ:
Thực hành việc linh hướng cũng đóng góp rất nhiều cho việc đào tạo trường
kỳ của các linh mục. Đây là một phương thế cổ điển vẫn luôn giữ mãi được giá trị,
chẳng những nhằm tạo nền tảng vững chắc cho việc đào tạo thiêng liêng, nhưng
còn giúp cố võ và nâng đỡ cho sự trung thành và lòng quảng đại bền bỉ trong việc
thi hành thừa tác vụ linh mục. Như Đức Phaolô VI đã viết trước khi lên Giáo
hoàng : “Việc linh hướng giữ một nhiệm vụ rất cao đẹp và có thể nói thiết yếu đối
với nền giáo dục luân lý và thiêng liêng dành cho giới trẻ, những con người
mong ước tìm hiểu và theo đuổi ơn gọi của mình một cách hết mực chân tình,
không phân biệt ơn gọi loại nào. Việc linh hướng giữ mãi tầm quan trọng ích lợi
cho mọi lứa tuổi và mọi cuộc đời, mỗi lúc chúng ta đến với những soi dẫn và
lòng bác ái của một vị cố vấn đạo đức và khôn ngoan, để rồi cầu xin sự kiểm
nghiệm đường ngay lối thẳng của chúng ta, cũng như sự sưởi ấm chúng ta trong việc
quảng đại chu toàn những bổn phận. Đây là một phương thế sư phạm rất tế nhị
nhưng mang một giá trị rất cao cả. Đây là một nghệ thuật sư phạm và tâm lý đòi
người hành xử phải có tinh thần trách nhiệm cao độ; đây là một việc tập luyện
thiêng liêng đòi người lãnh nhận phải nghiêm trọng và tin cậy”.[12]
Có thể nói Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã
nhấn mạnh đến sự cần thiết trong đồng hành thiêng liêng cho tất cả mỗi người chúng
ta. Tiến trình này không chỉ kéo dài trong một giai đoạn nào đó trong cuộc đời
nhưng là suốt cả cuộc đời, qua đó chính Chúa Thánh Thần hoạt động nơi vị đồng
hành và nơi chúng ta. Nhờ đồng hành thiêng liêng, chúng ta kịp thời uốn nắn hoặc
điều chỉnh lại những gì chưa khớp với thánh ý Chúa qua sự hướng dẫn của vị đồng
hành. Với những ai thật lòng tìm Chúa thì đây là một cơ hội để tự kiểm điểm bản
thân và tạo nên một động lực mới trên con đường hoàn thiện theo gương Chúa
Giêsu. Tóm lại, đồng hành thiêng liêng là một trong những yếu tố cơ bản giúp
chúng ta nên trọn lành.
2.5. Tông huấn Vita Consecrata
Tông huấn Ðời
Sống Thánh Hiến, chương IV: được tinh thần thánh hiến hướng dẫn, số 39, Đức
thánh cha Gioan Phaolô II tiếp tục nhận định :
Càng sống mật thiết với Thiên Chúa, những người tận hiến càng sẵn sàng trợ
giúp anh chị em mình nhờ có những sáng kiến tốt trên bình diện thiêng liêng,
như những trường dạy cầu nguyện, những khoá linh thao hoặc những cuộc tĩnh tâm,
những ngày cô tịch, lắng nghe và linh hướng. Nhờ thế họ giúp cho anh chị em
mình tiến tới trên con đường cầu nguyện, có khả năng nhận ra ý Chúa đối với
mình, và can đảm, đôi khi anh dũng, dấn thân vào sự lựa chọn mà đức tin đòi hỏi.
Quả vậy, những người tận hiến được gắn chặt vào đời sống năng động của Giáo hội,
một Giáo hội khao khát Thiên Chúa tuyệt đối và được mời gọi nên thánh. Chính họ
đang làm chứng về sự thánh thiện ấy. Sự kiện tất cả mọi người đều được kêu mời
trở thành những vị thánh, lại càng thôi thúc hơn nữa những con người đã chọn sống
sứ mạng nhắc nhớ lời mời ấy cho anh chị em mình.[13]
Như vậy, nhờ những hoa trái tốt lành thu lượm
được từ đồng hành thiêng liêng, những người sống đời thánh hiến trở nên những
phần tử ưu tú của Giáo hội. Từ đó, họ sẵn sàng thực thi thánh ý Chúa trong những
công việc khó khăn đòi hỏi một niềm tin sâu xa, một sự hy sinh của bản thân vì
nước trời. Họ là chứng nhân trung thành cho sự thánh thiện của Giáo hội qua việc
hoàn thiện chính mình, đồng thời họ còn có thêm nhiệm vụ đồng hành thiêng liêng
cho anh chị em trong Dòng tu, Tu hội của mình và cho cả giáo dân nữa nếu họ được
tin tưởng và yêu cầu!
2.6. Những giáo huấn khác
Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI, trong buổi tiếp kiến các sinh viên của Phân khoa
thần học Teresianum tại Rôma ngày 19/05/2011, nhân kỷ niệm 75 năm thành lập, đã
đề cập đến vai trò quan trọng của việc đồng hành thiêng liêng. Đối với ngài,
Giáo hội tiếp tục khuyến cáo thực hành này đối với những ai ao ước trực
tiếp bước theo Chúa nhưng còn đối với các Kitô hữu muốn sống cách có trách
nhiệm phép rửa của mình… Người nào đã đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa bước
theo sát Người, thì đặc biệt cần đến một sự trợ giúp chắc chắn trong đạo lý và
chuyên viên trong các mầu nhiệm thần linh. Để tránh những thái độ chủ quan dễ
dãi, nên sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình bước theo Đức Giêsu.[14]
Mới đây
(2011), Thánh Bộ Giáo Sĩ đã ra một tài liệu hướng dẫn các cha giải tội và linh
hướng mang tên “Linh mục thừa tác viên
của lòng Chúa thương xót” cũng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc
đồng hành thiêng liêng:
Linh hướng là một sự giúp đỡ các tín hữu trên con đường nên thánh – một sự
giúp đỡ luôn dành sẵn cho hết mọi người, bất kể họ thuộc về bậc sống nào. Trong
hoàn cảnh hiện nay, nếu về phía tín hữu càng ngày người ta càng có nhu cầu được
linh hướng, thì cũng vậy càng ngày càng có nhu cầu phải chuẩn bị các linh mục
tốt hơn để làm công tác linh hướng... Nơi nào có sẵn việc linh hướng, nơi ấy có
sự đổi mới cá nhân và cộng đoàn, có các ơn gọi, có tinh thần truyền giáo và lạc
quan hy vọng (số 66).
Trong thực tế, linh hướng là một khía cạnh không thể tách rời của tác vụ
rao giảng và hoà giải. Linh mục được gọi là để hướng dẫn các linh hồn đi theo con đường đồng
hóa với Chúa Kitô và điều này cũng bao gồm các con đường của sự chiêm niệm (số
67).
Linh hướng không chỉ đơn giản là một tư vấn về giáo
lý. Đúng hơn, nó liên quan đến mối quan hệ của chúng ta và sự đồng hình cách
thân mật với Đức Kitô. Điều này tương quan tới Chúa Ba Ngôi:
Việc đào tạo tinh thần cần được kết nối chặt chẽ với giáo lý và mục vụ, và
đặc biệt sự giúp đỡ của vị linh hướng, cần được truyền đạt để các chủng sinh có
thể học cách sống trong sự thân mật và không ngừng kết hợp với Chúa Cha, qua
Chúa Con của Người là Đức Giêsu Kitô, trong Chúa Thánh Thần. [15]
Có thể nói, sự quan tâm đến đời sống tâm linh của các tín hữu, hướng dẫn họ
trên con đường chiêm niệm và hoàn thiện, giúp họ nhận ra ơn gọi của họ, là một
ưu tiên mục vụ thực sự: “Từ quan điểm này, công việc mục vụ thúc đẩy ơn
gọi tới chức linh mục cũng có thể biểu hiện và khích lệ, chắc chắn tới việc
linh hướng.[16]
Còn trong
văn kiện của Hội nghị Seoul về đào tạo linh mục diễn ra từ 24-31/10/1999 nói
rằng: “Linh mục thiên niên kỷ mới”,
đã nêu lên bổn phận đồng hành của vị linh hướng và tầm quan trọng của việc linh
hướng.
Ở Á Châu, các nhà huấn luyện xem việc linh hướng như một
hình thức đồng hành. Hành trình linh hướng là những bước đi dẫn vào nội tâm,
trong đó vị linh hướng làm công việc của một người hướng đạo, một bạn đường, và
một người cùng biện phân với đương sự.
Có rất nhiều trường phái tu đức trong Giáo hội. Dù
không một trường phái nào giống với một trường phái nào, thì đa số, nếu không
muốn nói là tất cả, đều đề cao vai trò của một mẫu gương. Tuy nhiên, khuôn mẫu
của mọi mẫu gương chính là Đức Kitô, Đấng mà người thụ hướng cố gắng để trở nên
đồng hình đồng dạng với Người. Các vị linh hướng phải bảo đảm chia sẻ khuôn mẫu
này cho người mà mình hướng dẫn và thúc đẩy đương sự trở nên ngày càng quảng
đại và sẵn sàng hơn để đón nhận khuôn mẫu này. Vị linh hướng giúp đỡ người thụ
hướng trong việc xác định hoạt động của Thánh Thần trong đời sống của đương sự.
Mục tiêu chính của sự giúp đỡ này là cuối cùng làm cho người thụ hướng đạt đến
chính tầm vóc của Đức Kitô.
Việc linh hướng cũng giúp cho các chủng sinh nhận ra
những gì có thể thay đổi được, và những gì không thể thay đổi được trong cuộc
hành trình tâm linh. Trong số những yếu tố có thể thay đổi được, có thể kể đến
đoàn sủng của các vị sáng lập ra các trường phái tu đức. Còn trong số những yếu
tố không thể thay đổi được, có thể kể đến Lời Chúa, và sự khẩn thiết cũng như
tầm quan trọng tột bậc của việc huấn luyện tu đức.
Con người Đức Giêsu là đối tượng mà mọi nỗ lực trong đời
sống tu đức đều qui hướng về. Người thụ hướng phải khuôn định các hành động của
mình theo mẫu mực của Đức Giêsu, Đấng chữa trị, dạy dỗ, phục vụ và thánh hóa.
Thực vậy, việc linh hướng phải được tiếp tục ngay cả sau khi người thụ hướng đã
lãnh nhận tác vụ linh mục – như Tông huấn Pastores
Dabo Vobis, số 81 nêu rõ:
Việc linh hướng cũng góp phần rất quan trọng trong quá trình thường huấn
của các linh mục. Đây là một phương thế đắc lực và không bao giờ mất đi giá trị
của nó. Nó là rường cột của việc huấn luyện tu đức. Nó củng cố và gìn giữ lòng
trung thành và quảng đại trong việc thi hành các bổn phận của người linh mục.
Vấn đề linh hướng còn được
nhắc đến trong “Kim chỉ nam cho Thừa
tác vụ và Đời sống linh mục.” Song
song với Bí tích Hoà Giải, linh
mục không quên thực thi thừa tác vụ linh hướng. Việc tái khám phá và truyền bá
thực hành này, cũng có thể xảy ra ở bên ngoài việc ban hành Bí tích Hoà Giải,
là một thiện ích lớn lao cho Giáo hội trong thời đại này.[17] Chỉ
nam cũng nhấn mạnh thêm: “Thái độ quảng đại
và tích cực của linh mục khi thực hành việc linh hướng là một cơ hội quan trọng
để khám phá và nâng đỡ các ơn gọi linh mục và các hình thức khác của đời sống
tu trì”(số
54).
3. Các nhà chuyên môn
nói về sự cần thiết của việc đồng hành thiêng liêng
nói về sự cần thiết của việc đồng hành thiêng liêng
Sự cần thiết
của việc đồng hành thiêng liêng đã được nhiều nhà chuyên môn xác nhận. Nếu các thánh chỉ nói đến
tầm quan trọng của việc đồng hành như một kinh nghiệm cá nhân, thì linh mục
Godinez khẳng định rõ ràng hơn về vai trò của vị linh hướng như sau: Trong
mười ngàn người mà Thiên Chúa gọi đến đó (sự trọn lành), chỉ vừa vặn mười người
là đáp ứng, và trong một trăm mà Chúa kêu mời chiêm niệm, hết chín mươi chín
vắng mặt. Chính do điều đó mà tôi nói: nhiều người được gọi mà ít người được
chọn. Thay vì phóng đại những nỗi khó khăn trong công việc đó và đổ lỗi cho sự
yếu hèn của loài người, phải nhìn nhận rằng một trong những nguyên nhân chính
là thiếu những vị linh hướng. Khốn cho những cộng đoàn thiếu những người thầy
này, hay đã có sẵn mà không biết nhận ra họ hay đánh giá họ đúng mức! Sau ơn
Chúa, họ là những viên hoa tiêu dìu dắt các tâm hồn trên biển lạ của đời sống thiêng
liêng. Và nếu không thể học thật chu đáo một khoa học nào, một nghệ thuật nào,
dầu đơn giản đến đâu, mà không có thầy dạy, thì càng ít có thể học được đạo lý
cao siêu về sự trọn lành theo Tin mừng. Bởi vì trong đạo lý này có những mầu
nhiệm thật thâm sâu, những thị kiến và những mạc khải rất mơ hồ, những cuộc
ngất trí và xuất thần có thể bắt nguồn từ Thiên Chúa hoặc từ ma quỷ, bởi vì
trong đạo lý này các luân đức có thể trở thành thói xấu, vì đi lệch khỏi bậc
trung dung, Do thái quá hoặc bất cập; thuốc bổ do tâm nguyện có thể biến thành
thuốc độc diệt vong; những thị kiến có thể là những ảo ảnh; một tâm hồn có thể
nỗ lực nhiều mà thu hoạch chẳng bao nhiêu.
Do đó, việc một tâm hồn, không nhờ phép lạ hoặc không nhờ thầy dạy, lại có
thể trong nhiều năm dài vượt qua được những gì cao nhất và khó nhất trong đời
sống thiêng liêng, mà không liều mình hư mất, thì tôi cho là hầu như không thể
thực hiện được. Mà Thiên Chúa không thích làm những phép lạ không cần thiết,
thì Người cũng muốn không kém (rằng) những ai chuyên tâm sống cuộc đời thiêng
liêng có một cha linh hướng... để họ hoàn toàn phó thác chính mình cũng như mọi
hành động, ý muốn và vui thích của họ trong tay vị ấy. Trong Giáo hội khải
hoàn, các thiên thần trao đổi cho nhau các chân lý mà các Người chiêm ngưỡng;
vì thế thánh ý của Thiên Chúa là trong Giáo hội chiến đấu, con người học hỏi
với nhau, không nhờ đến nhiệm vụ kỳ diệu của các thiên thần.[18]
Còn linh mục Faber thì viết:
Khi chúng ta đưa mắt nhìn qua số rất đông bao tâm hồn đạo đức, điều gì làm
cho chúng ta hối tiếc mạnh mẽ nhất? Đó là nhận thấy ơn Chúa bị hoang phí, thấy
những nguyên tắc trọng đại lần lượt biến mất và chứng kiến những dự định cao
quí nhất chóng bị tan vỡ. Mà phần lớn những cái không hay đó đều do sự thiếu
linh hướng. Ta có thể nói nhiều hơn để cho thấy tính cách quan trọng của linh
hướng như thế chăng? Tất cả những vị thánh đều đồng quan điểm về các điều đó:
phải có một vị linh hướng, hoàn toàn cởi mở với ngài, sau cùng vâng lời ngài,
không bối rối và không gượng ép. Một khi đã có được điểm này, ta đã thắng được
nửa phần trong trận chiến của đời sống thiêng liêng.[19]
Kinh sĩ Beaudenon còn nêu lên ba lợi ích của việc đồng hành
thiêng liêng:
1.
Trong khi trình bày một tình trạng, người ta làm sáng tỏ tình trạng ấy. Sự
hiện diện của người nghe kích thích chúng ta, và sự cần thiết làm cho người ta
hiểu mình giúp diễn đạt những ý nghĩ của chúng ta.
2.
Chúng ta ở quá
gần mình để thấy rõ chính mình; một người khác ở cách khoảng cần thiết. Biết
bao ảo tưởng vụn vặt đánh lừa chúng ta khi mà nơi người khác có lẽ chúng sẽ
không đánh lừa nổi chúng ta đâu! Có nhiều người rất khôn khéo khi đưa ra lời
khuyên nhưng lại do dự trước một quyết định cho chính mình. Nhiều người khác
phạm cái lỗi này, là không đắn đo cho đủ.
3.
Linh hướng đem
lại niềm tin tưởng và can đảm, cho đến những quyết định thông thường nhất,
người nào thận trọng cũng mang một lo ngại xa xôi mình có thể sai lầm. Lời nói
của vị linh hướng sẽ đánh tan hết mối lo ngại đó. Được giải thoát như vậy,
người ta sẽ hành động một cách hăng say khác hẳn.[20]
Trong việc
đồng hành thiêng liêng, Dom Marmion nói như sau:
Chính theo mệnh lệnh Chúa quan phòng, khả tôn khả ái mà chúng ta được
hướng dẫn không phải bằng những cuộc thị kiến hay bởi các thiên thần, nhưng bởi
những con người mà Chúa khấng ban cho chúng ta trong việc đó, và Chúa muốn nói
với chúng ta qua miệng lưỡi của những vị ấy.[21]
Từ những
điều trình bày ở trên, chúng ta có thể nhận ra sự cần thiết của việc đồng hành
thiêng liêng. Các vị thánh của Giáo hội, các nhà chuyên môn trong việc hướng
dẫn tâm linh và các giáo huấn của Giáo hội đều hướng chúng ta đến việc đồng
hành như một cách thế để nhận ra và chu toàn thánh ý Thiên Chúa. Tuy nhiên, để
việc đồng hành đạt kết quả như mong ước cũng còn đòi hỏi nhiều yếu tố từ cả hai
phía: vị linh hướng và người thụ hướng.
Một vấn nạn
lớn được đặt ra là có khi (thậm chí là nhiều khi) không thể tìm được vị linh
hướng (hay linh hướng) thì sao? Nói linh hướng là cần thiết
nhưng không mang ý nghĩa tuyệt đối. Thánh Alphonsô Ligouri cho rằng: “Làm sao vô số người sống cô quạnh trong
hang hóc và sa mạc đã nên thánh; họ không có vị dẫn đạo nào khác hơn chim chóc
và cây cối! Khi không có vị linh hướng này... thì bấy giờ Thiên Chúa làm hết
mọi sự. Người không hề từ chối với ai hết lòng tìm kiếm Người.”[22]. Thánh
Vinh sơn Phaolô cũng dạy như vậy: ở đâu thiếu người, ở đó Chúa sẽ giúp đỡ cho.
Chị nữ tu Jeanne Lêpeintre vì thiếu cha linh hướng một thời gian, thánh nhân đã
viết:
Nếu Thiên Chúa
không cho phép con có một cha linh hướng để con có thể cầu cứu mỗi khi cần
thiết, con có nghĩ rằng điều đó làm cho con thiệt mất lợi ích do sự hướng dẫn
của cha ấy không? Không thiệt mất chút nào hết. Trái lại, chính Chúa thay vào
chỗ cha ấy và với lòng nhân từ Người dẫn dắt con. Rất có thể Người đã làm việc
ấy cho đến bây giờ: con chớ nghi ngờ Người không làm việc ấy hay Người không có
bổ túc cách nào khác.
Và đó
không phải là trường hợp đặc biệt. Thánh nhân viết tiếp:
Cha luôn luôn
nhận thấy sự săn sóc đặc biệt này của Chúa Quan Phòng cho số lớn người đạo đức
mà người đời cất đi những sự trợ giúp như thế, và cha có thể kể lại cho con một
số lớn mẫu gương đẹp đẽ và nhiều việc đáng phục về điểm này.[23]
Cha De
Foucauld trong sa mạc Sahara đã trải qua một
năm trường mà không gặp được cha giải tội nào.
Việc đồng hành thiêng liêng (hay
linh hướng) cũng đòi hỏi người thụ hướng phải sáng suốt và lựa chọn. Đó là
điều ngay lành và cần thiết. Thánh nữ Faustina Helena Kowalska trong nhật ký có
viết:
Trong một lần cáo mình, tôi cảm
thấy vị linh mục xem ra bất an, nên không trình bày hết tâm hồn với ngài, nhưng
chỉ xưng tội mà thôi. Một vị linh mục không bình an với bản thân thì không thể
rọi chiếu bình an vào một linh hồn khác được. Ôi các linh mục, các ngài là những ngọn đèn soi
chiếu linh hồn người ta, chớ gì ánh sáng của các ngài đừng bao giờ bị lu mờ (số 75).
Hay ở chỗ khác, chị
viết:
Ôi, có lẽ đã có nhiều linh hồn
thánh thiện hơn nếu như đã có nhiều cha giải tội kinh nghiệm và thánh thiện
hơn. Không ít linh hồn hết lòng nỗ lực khát khao nên thánh, nhưng vì không thể
tự mình đứng vững trong những thời gian thử thách nên đã từ bỏ con đường trọn
lành (số 940).
Kết luận
Tóm lại, sống trọn căn tính đời tu bằng ba lời khuyên Phúc Âm và
theo Tu luật, Tu hiến của mỗi Dòng, mỗi Tu hội, Tu đoàn là điều mỗi người chúng
ta phải thực hiện mỗi ngày, nhưng việc đồng hành thiêng liêng chúng ta cũng
không được bỏ qua. Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, vị đồng hành và người được
hướng dẫn cùng tìm kiếm ý Chúa. Dĩ nhiên, Chúa Thánh Thần luôn hoạt động trong
Hội thánh và như thế, mỗi người chúng ta phải theo huấn giáo của Hội thánh,
nhưng tương quan giữa mỗi người chúng ta với Thiên Chúa hoàn toàn riêng tư vì
“gió muốn thổi đi đâu thì thổi…”; Chúa Thánh Thần cũng hoạt động nơi mỗi người
chúng ta cũng như vậy. Còn mỗi người chúng ta có nhận ra tác động của Ngài, có
phân định được đâu là gợi ý đến từ Thiên Chúa, đâu là gợi ý đến từ ma quỷ hoặc
ý riêng của mình hay không là nhờ sự trợ giúp của vị đồng hành thiêng liêng và
sự nhận định riêng của mỗi người. Sau khi đã trình bày những vấn đề của tâm hồn
mình, đưa ra những nhận định của mình, chúng ta hãy lắng nghe vị đồng hành hướng
dẫn mình cụ thể thông qua những cuộc trao đổi và cầu nguyện, chúng ta sẽ nhận
ra ý Chúa trong từng thời điểm của cuộc đời mỗi người chúng ta.
[1] Vaticanô II, Sắc Lệnh về Đào Tạo Linh Mục, số 64.
[2] Gioan Phaolô II, Pastores Dabo
Vobis, số 40.
[3] S. Francois de sales, Introduction à la vie dévote, Hoàng Minh
Tuấn dịch (Sài gòn, 1965), tr. 24.
[4] Têrêsa Avila, Đường hoàn thiện, tr. 209.
[5] OT,
số 3.
[6] OT,
số 8.
[7] PC,
số 18 .
[8] Giáo
Luật, số 246, triệt 2.
[9] Sđd.,
số 630, triệt 1.
[10] Sđd.,
số 630, triệt 5.
[11] Sđd.,
số 719, triệt 4.
[13] Gioan Phaolô II, Tông huấn Vita Consecrata, số 39.
[16]
Ibid., số 71.
[18] Michel Godinez, la Théologie Mystique, liv. 7, c. 1, p. 721.
[19] Faber, Cit, p. 331.
[20] Beaudenon, Pratique Progressive de la Confession et de
la Direction, t. II, 2è partie, ch. 2, p. 6.
[21] Thibaut, Vie de Dom, Marmion (Paris ,
1922), p. 260.
[22] Anphonsô
Ligouri, Correspondance,
t.l.p.28.
[23] Coste & Vincent de Paul, Correspondance, Entretiens et Documents (Paris , 1922), Corresp.
III, 614, 615, n. 1192.
Đăng nhận xét