Trào lưu thế tục hoá và Đời sống Đức Tin


Trong nội bộ Kitô giáo, nhất là với Giáo hội Tin Lành, 

nhiều nhà thần học coi trào lưu thế tục hóa
như một cơ may để tìm lại niềm tin chân chính,
gạt bỏ khỏi niềm tin những râu ria,
những cặn bã, những lệch lạc.
Tiến trình thế tục làm cho ta thấy rõ niềm tin đích thực
khác với các hình thức biểu hiện có tính tôn giáo.

Lm. Giuse Nguyễn Trng Vin, OP.


1. “Thế tc hoá” như mt trào lưu xã hi

1.1. Từ ngữ “Thế Tục”
Các từ ngữ sécularisation [thế tục hóa] hay sécularisme [duy thế tục] đều bắt nguồn từ tiếng Latin - saeculum; hạn từ này, theo nguồn gốc, có nghĩa là “hành vi sinh sản” [acte de génération]; rồi phát xuất từ đó, thế tục hoá có nghĩa là “quãng thời gian của một thế hệ” [la durée d’une génération], ý nghĩa “kỷ nguyên”, hay “niên đại” [ère][2]. Với dòng thời gian, từ ngữ “thế tục hoá” trở nên phức tạp với nhiều tầng ý nghĩa, vừa có nghĩa theo không gian là “thế gian”, vừa có nghĩa theo thời gian là “đời này”, vừa có nghĩa theo luân lý là “phàm tục”, vừa có nghĩa tình trạng là “đời”. Căn nguyên phức tạp ấy đã “hứa hẹn” một sự phức tạp trong đề tài của chúng ta. Hơn nữa, chúng ta còn thấy nhiều từ ngữ khác trong ngôn ngữ Tây phương, với những ý nghĩa khác biệt tinh tế, như laicité, mondalité... thường vẫn được chuyển dịch sang tiếng việc với cùng một từ “thế tục hoá”. Thực sự có quá nhiều ý nghĩa và nhiều giá trị vừa đối nghịch vừa đan xen vào nhau trong từ ngữ thế tục hoá...
Từ ngữ “thế tục hoá”, sécularisation, lần đầu được sử dụng trong Hoà ước Wesphalie 1648, sau cuộc chiến tranh tôn giáo 30 năm và mở đầu cho một thứ quan hệ quốc tế đặt nền tảng trên khái niệm “quốc gia”. Nhà văn Anh George Jacob Holyoake dùng từ này, năm 1851, để kêu gọi thiết lập một trật tự xã hội tách khỏi ảnh hưởng của tôn giáo, mặc dù không chống lại tôn giáo. Marx Weber 1864-1920 sử dụng từ này trong lãnh vực xã hội học để nghiên cứu một trào lưu xã hội, một hiện tượng xã hội của thời hiện đại. Sau đó từ thế tục hoá trở thành một khái niệm phổ biến và quen thuộc. Từ ngữ này có một chiều hướng chung nhưng cũng có khá nhiều tầng thực tại khác nhau, tầng pháp luật, tầng chính trị, tầng văn hoá, tầng luân lý.
Thời Trung cổ, Giáo hội Công giáo sử dụng từ ngữ “thế tục” như một phạm trù đối lập với đời sống tu sĩ [khi ấy từ ngữ thế tục hóa có nghĩa như là giáo dân hóa / laicisation]; hoặc đối lập với thẩm quyền của Giáo hội về phương diện chính trị. Các tu sĩ từ bỏ đời sống tu, trở về cuộc sống giáo dân được gọi là hồi tục [sécularisation]. Rồi khi các các thế lực chính trị chống lại Giáo hội và xâm chiếm những tài sản của Giáo hội, thì từ ngữ thế tục hóa [sécularisation] được dùng để chỉ việc lấy các đồ dùng thánh để sử dụng trong cuộc sống thường ngày. Từ hậu trường chính trị - xã hội ấy, người ta ghi nhận rằng chẳng có gì ngạc nhiên khi những người trong Giáo hội, bị tước đoạt tài sản, đã quan niệm mọi thứ tiến trình thế tục hóa theo nghĩa xấu và đáng lên án.
1.2. Trở nên một chuẩn mực giá trị
Chúng ta tạm bỏ qua các tầng ý nghĩa về pháp luật (việc chính quyền đời sung công tài sản tôn giáo), hoặc chính trị (vấn đề thần quyền và thế quyền), và chỉ tìm hiểu vấn dề trần tục hoá trong tầng văn hoá và luân lý mà thôi.
Đây là một từ ngữ có ý nghĩa đặc thù trong môi trường thần học Kinh thánh – Kitô giáo, đặc biệt là trong thần học của thánh Phaolô, để chỉ “thế giới hiện tại bị tội lỗi thống trị”. Sau đó, trong thời đầu của thời Trung cổ, từ ngữ saeculum được các Giáo phụ sử dụng để chỉ thế giới mà người ta phải xa lánh, thế giới của những chuyện trần gian như chính trị, kinh tế, gia đình.... Như thế, từ một quan niệm trong Kinh thánh có tính chất luân lý [không phải là thế tục như một thực tại, những như một lối sống, hoặc một tinh thần hư hỏng] từ ngữ đã chuyển sang ý nghĩa thực tại cụ thể, theo đó, tất cả những sinh hoạt trần thế trong cuộc sống trần gian đều trở thành xấu xa. Đây là một sự thay đổi ý nghĩa quan trọng, có tầm ảnh hưởng rộng lớn.
Trong ba thế kỷ đầu tiên, Kitô giáo bị nhiều cuộc bách hại do chính quyền Roma, người tín hữu và hàng giáo sĩ phải sống chui rúc, trốn tránh trong những hang toại đạo, và một số lớn bị bắt, bị giết chỉ vì niềm tin của mình. Khi ấy người Kitô hữu đã nhìn xã hội trần thế, mà đại diện chính là đế quốc Rôma, như một thế lực xấu xa, gian ác cần phải bị loại trừ. Rồi khi phát triển, Kitô giáo tìm cách giải thích niềm tin của mình với thế giới bên ngoài, đã tìm đến với tư tưởng của triết gia Platon, nhất là trào lưu tân Platon [tức học thuyết của Plotin]. Tư tưởng Platon vốn đề cao thế giới ý tưởng và coi tất cả thế giới cụ thể, vật chất, hữu hình là “vật giới”, là ảo ảnh, là lầm lạc, là xấu xa cần phải xa tránh. Chính những ảnh hưởng này đã làm nên tiêu chuẩn giá trị căn bản cho tôn giáo - xã hội thời Trung cổ. Người ta đồng hóa cái thiện với cái thiêng liêng, cái thuộc về Giáo hội; và đồng hóa cái ác với cái vật chất, với trần thế. Con đường nên thánh trở thành con đường xa lánh ba lực cản trở chính : ma quỉ – thế gian – xác thịt.…
Trong xã hội-tôn giáo Trung cổ Tây Âu, người ta phân chia người Kitô hữu thành hai loại, những “con người thiêng liêng” [gồm các tu sĩ và sau đó là hàng giáo sĩ] và “con người xác thịt” [là các người giáo dân][3]; hai loại người này sinh hoạt trong hai lãnh vực khác nhau, lãnh vực những ơn phúc thiêng liêng và lãnh vực những công việc trần thế. Việc phân chia như thế cũng diễn tả một cách đánh giá theo một chuẩn mực giá trị : chỉ những gì là thiêng liêng mới có giá trị; sinh hoạt trần thế chỉ là chuyện bất đắc dĩ, là lãnh vực của những thực tại “chóng qua”, của vũng lầy nước mắt. Sinh hoạt trần thế phải qui hướng về những thực tại liêng thiêng; những người sống trong trần thế không tìm thấy ý nghĩa tôn giáo trong trách vụ hằng ngày của mình, và ai muốn nên thánh phải bắt chước càng nhiều càng tốt cách sống của những “con người thiêng liêng”. Khi ấy, trong số những sinh hoạt trần thế, chỉ có một trách vụ duy nhất được chúc phúc, đó là trách vụ làm vua để cai quản đất nước.
Như thế, trào lưu thế tục hoá chính là một phản ứng chống lại chuẩn mực giá trị thời Trung cổ Tây Âu. Từ thế kỷ XIII, học thuyết Aristote thay thế học thuyết Platon trong vai trò chỉ đạo bầu khí triết học Trung cổ. Khác với tinh thần siêu thoát của Platon, tinh thần của Aristote là tinh thần thực nghiệm, khoa học. Học thuyết Aristote từ chối qui chiếu bản chất thế giới này vào thế giới ý tưởng, nhưng tìm thấy qui luật hữu thể ngay trong lòng thực tại trần gian. Sự vật được nhìn trong chính nó với cấu trúc nội tại của nó. Khi triết học Kinh viện chấp nhận học thuyết Aristote, đây đã là một khúc quanh có tính quyết định về phương diện tư tưởng cho trào lưu thế tục hóa, bởi vì nó mang lại một lối nhìn lạc quan về thế giới và về lịch sử nhân loại. Tiến trình này, đặc biệt chịu ảnh hưởng của thánh Thomas Aquinas.
Tuy nhiên thời điểm bùng phát mạnh mẽ nhất chính là việc du nhập những phương pháp khoa học vào phong cách suy tư triết lý Trung cổ vào thế kỷ XVI và XVII [Descartes, Bacon, Galilée..]. Khoa học trở nên tiêu chuẩn của chân lý, điều gì đúng thực là điều phù hợp với kinh nghiệm. Điều huyền nhiện trở thành “có vấn đề” cần phải giải quyết. Khoảng không dành cho thần thánh bị giới hạn dần đến chỗ biến mất.
Các ý tưởng của thế kỷ Ánh sáng [thế kỷ XVIII] càng thúc đẩy mạnh mẽ hơn tiến trình này. Người ta thấy việc tìm cách giải thích thế giới, giải thích những huyền nhiệm của thế giới bằng lý trí là một sứ mạng của triết gia. Vị Thiên Chúa của mạc khải trở thành vị Thiên Chúa của lý trí con người, hoặc chỉ là một phóng ảnh của chính những khao vọng sâu xa trong con người mà thôi [Feuerbach].
  Thêm vào tiến trình phức tạp này, người ta còn nhận thấy hai trào lưu tư tưởng :
- Giải trừ huyền nhiệm : nghĩa là giản lược tất cả những thực tại tôn giáo vào điều gì có thể diễn tả theo lý trí. Người ta loại trừ chân lý tôn giáo khỏi lớp vỏ huyền nhiệm và thay thế nó bằng một sự hợp lý cao.
- Chủ nghĩa duy nhiên [naturalisme] muốn giải thích lại kinh nghiệm tôn giáo bằng những thuật ngữ hòan toàn tự nhiên. Các khái niệm lâu đời của tôn giáo được thay bằng khái niệm thuộc lãnh vực “nhân tính” và “xã hội”. Khuynh hướng này đã nở rộ vào thế kỷ XIX, với chủ nghĩa Kitô giáo mới của Saint Simon, với tôn giáo thờ nhân loại của A. Comte và sự đồng hóa giữa đối tượng của tôn giáo với xã hội của E. Durkheim.
Trào lưu thế tục hoá, nói chung, có tính như một phản ứng và đi đến những lập trường triệt để : những giá trị tôn giáo không còn hấp dẫn; người ta muốn làm giầu và muốn thăng tiến hơn là muốn nên thánh; giá trị một con người thánh thiện cũng bị coi nhẹ so với những giá trị cụ thể “sờ thấy được” như giầu có, thành đạt; người ta không còn mấy mơ ước cuộc sống mai sau, nhưng phấn đấu để đạt đến “nước thiên đàng” trong cuộc sống hiện tại …
1.3. Hiện trạng thế tục hoá
Vấn đề thế tục hóa là một thực trạng của nền văn minh Tây phương,  chịu ảnh hưởng sâu xa của Kitô giáo. Tuy nhiên, cùng với trào lưu hiện đại hóa của thế giới, cũng như ảnh hưởng lấn át của văn hóa Tây phương trên toàn thế giới, người ta cũng thấy hiện tượng tương tự trong hầu hết các tôn giáo hiện nay.
Trước khi là một lý thuyết, thế tục hóa là một hiện tượng thực tế của cuộc sống, một sự kiện xã hội, một tình trạng tâm lý, một xu hướng tư duy khá phổ biến. Trào lưu thế tục hóa gắn liền với thời đại khoa học kỹ thuật, với tinh thần duy lý, với thái độ thực dụng, với tinh thần hưởng thụ, với khuynh hướng đô thị hóa, với nền kinh tế thị trường, với xã hội tiêu thụ… Tất cả những yếu tố ấy làm nên một tổng thể, một trào lưu chung của thế giới; chúng gắn liền với nhau, tương tác lẫn nhau và tạo môi trường phát triển cho nhau. Trào lưu thế tục hóa là cả một “thế giới”, cả nơi lý thuyết, cả trong thực hành, với bao nhiêu mối liên hệ chằng chịt trong đời sống thường ngày. Có thể nói, hiện nay, trần tục hóa là một nét đặc trưng của xã hội và con người thời đại.
Hiện nay, trào lưu thế tục hóa bao gồm nhiều khía cạnh, nhiều yếu tố khác nhau :
- Các sinh hoạt tôn giáo càng ngày càng ít người tham dự, nhiều nhà thờ bị bán đi để dùng vào mục tiêu khác, hoặc đóng cửa và để cho khách tham quan như một di tích lịch sử. Tại Tây phương, người ta nói rằng nhiều người tín hữu chỉ còn đến nhà thờ ba lần trong đời : sinh ra – kết hôn- và qua đời; những lần đến nhà thờ hiếm hoi như thế cũng chỉ còn là một hình thức văn hóa truyền thống hơn là xuất phát từ niềm tin tôn giáo. Cuộc sống thực tế ngày càng tất bật, đua tranh, nhu cầu thăng tiến xã hội trở thành một nhu cầu cấp bách, nên thời gian dành cho sinh hoạt tôn giáo của người tín hữu cũng thưa dần, mọi lễ nghi đều phải rút ngắn, gọn gàng…
- Đối với một số khá đông tín hữu, việc tìm đến tôn giáo như một sự trợ đỡ trên hành trình cuộc sống cũng không còn thiết thực. Người ta không còn hoặc ít cần đến các ân phúc của Chúa qua các sinh hoạt phượng tự; ít mong chờ nơi Chúa một sự hướng dẫn trên đường đời; người ta không tìm thấy nơi đời sống cầu nguyện một sự gặp gỡ thân tình để tỏ bày những u uẩn sâu xa trong tâm hồn. Ngược lại, tất cả cuộc sống được tính toán theo tinh thần thực dụng, mọi giải quyết đều có thể tìm được từ khoa học, mọi nhu cầu đều có thể được thỏa mãn bằng các phương tiện kỹ thuật tân tiến….
Mặt khác với những ưu tư về cuộc sống đầy ắp trong tâm trí, nhiều tín hữu cảm thấy bầu khí, ý nghĩa, các giá trị tôn giáo như thuộc về một thế giới khác, thế giới “khảo cổ”. Nhiều người chỉ giữ đạo vì thói quen hoặc vì sợ hãi hình phạt chứ không còn là một lòng thành kính đối với Thiên Chúa.
Trào thế tục hóa đã được sinh ra từ sự tan rã tính thống nhất của thời Trung cổ. Trong thời Trung cổ, toàn bộ thế giới, dù được nhìn dưới khía cạnh nào, triết học, văn hóa, khoa học, mỹ thuật… được giải thích ăn khớp với nhau trong một hệ thống; toàn bộ sinh hoạt xã hội, chính trị, luật pháp đều liên kết mật thiết với nhau và qui hướng về một mục tiêu chung. Thế nhưng, thời Phục hưng đã phá vỡ sự thống nhất ấy, và xuất hiện từng bước chân phiêu lưu của con người ra ngoài khuôn khổ truyền thống : thiên văn học, vật lý học, y học, văn học, nghệ thuật đều dần dần tìm thấy nẻo đường riêng, nguyên lý riêng, phương pháp riêng, “niềm vui” riêng. Điều đó có dáng vẻ như một sự  “bừng tỉnh của thế giới”, theo từ ngữ của Weber. Từ nay, người ta không còn hiểu thế giới và con người khởi từ nhãn quan Kitô giáo.
Tiến trình này đương nhiên làm cho Giáo hội Kitô giáo không còn là thế lực bao trùm toàn bộ đời sống, nhưng dần dần trở thành một nhóm có tính cách thành phần và riêng biệt bên cạnh những nhóm khác trong xã hội.
1.4. Nhìn lại các ý  nghĩa thế tục hóa
1.4.1. Theo nghĩa chung
Trong sự đối lập với cái thánh thiêng ta có thể hiểu thế tục hoá là tiến trình làm cho những điều trước đây không thuộc về trần thế - cái thánh thiêng, cái siêu nhiên, tính chất thần thánh - nay trở thành những sự kiện, sự vật của trần thế này.
Thế tục hóa diễn tả một quá trình tách lìa tất cả những lãnh vực hiện hữu của con người ra khỏi mối tương quan với niềm tin Kitô giáo mà trước đây nó từng vay mượn ý nghĩa. Đây là một cách đánh giá lại về thế giới và cấu trúc của thế giới. Thế giới được xem xét trong sự tự lập và trong những giá trị nội tại của nó.
1.4.2. Theo nghĩa triệt để
Thế tục hóa theo nghĩa triệt để, thường được diễn tả bằng từ “sécularisme” [duy thế tục], nghĩa là lập trường cắt đứt một cách dứt khoát với tôn giáo, hoàn toàn đặt mình trong thế giới trần thế, từ chối mọi ý nghĩa tôn giáo hoặc ý nghĩa siêu việt trong cuộc sống. Đôi khi nó cũng được dùng để chỉ lập trường chống lại thực tại thánh thiêng, ủng hộ cho những thực tại trần thế. Từ giữa thế kỷ XIX, người ta hiểu ý nghĩa từ “duy thế tục” theo ý một ý thức hệ được xác định rõ ràng, đó là thái độ chống tôn giáo.
1.4.3. Theo nghĩa văn hóa
Thế tục hóa dùng để chỉ những gia sản văn hóa trước đây của Kitô giáo [thái cử, ngôn ngữ, những biểu tượng về thế giới] nay được hiểu, được sử dụng hoàn toàn độc lập với văn mạch của đức Tin. Chẳng hạn việc sử dụng những điển tích trong văn chương Kitô giáo, những đề tài, những con số, những hình ảnh biểu tượng, niên lịch Kitô giáo, những phong tục trong các dịp lễ ... Nguồn gốc tôn giáo của chúng chỉ có ý nghĩa lịch sử, không còn là nguyên lý giải thích. Việc sử dụng công lịch, trưng bầy cây thông và ông già Noel trong dịp lễ Giáng Sinh chẳng hạn không đương nhiên có nghĩa là bày tỏ niềm tin Kitô giáo.
1.4.4. Theo nghĩa tôn giáo chuyên biệt
Trong nội bộ Kitô giáo, nhất là với Giáo hội Tin Lành, nhiều nhà thần học coi trào lưu thế tục hóa như một cơ may để tìm lại niềm tin chân chính, gạt bỏ khỏi niềm tin những râu ria, những cặn bã, những lệch lạc. Tiến trình thế tục làm cho ta thấy rõ niềm tin đích thực khác với các hình thức biểu hiện có tính tôn giáo. Niềm tin là thái độ của tâm hồn chứ không phải chỉ là những tổ chức, những lễ nghi. Như thế, những người này muốn đối nghịch giữa niềm tin và [sinh hoạt] tôn giáo.

2. Thế tc hóa như nguyên lý trong nhim cc cu độ

Người ta thấy rằng, trào lưu thế tục hóa là sản phẩm đặc trưng của Kitô giáo. Chính giáo lý Kitô giáo đã góp phần đặt nên những vấn đề, tạo nên những tình huống làm nẩy sinh trào lưu thế tục hóa : “Cần phải hiểu toàn diện tính cách hiện đại như một hệ quả trần tục hóa của niềm tin Kinh thánh”[4].
Ta ghi nhận một vài nét căn bản trong giáo lý Kitô giáo để hiểu chiều hướng tục hoá ngay trong nguyên lý của nhiệm cục cứu độ :
2.1. Vũ trụ được Thiên Chúa sáng tạo và hướng tới thành toàn
Trong các nền văn hóa tôn giáo ngoài Sách thánh, thời gian đi theo vòng tròn. Thời gian không có khởi đầu và không có kết thúc, nhưng chỉ có những đại niên thật lớn, và vũ trụ sẽ lại trở về như lúc khởi đầu. Do đó, đặc tính tuần hoàn bao trùm tính lịch sử. Lịch sử cùng tất cả những sự kiện, biến cố, ngã vị..., không có tính tuyệt đối, nhưng bị tan loãng trong chu kỳ tuần hoàn của vòng thời gian.
Theo các nền văn hoá ấy, con người là một thành phần của vũ trụ. Vũ trụ lớn hơn con người, cao quý hơn con người. Con người là tiểu vũ trụ (microcosmos) nên phải hòa với đại vũ trụ (macrocosmos). Trên nền tảng ấy, lý tưởng của cuộc sống con người đã hàm chứa giá trị ưu việt của một quy luật vũ trụ, quy luật bao trùm và vô ngã. Tính ngã vị không được đề cao nhưng là một sự khôn ngoan để biết quy luật và để hòa mình vào trật tự chung của vũ trụ.
Trong khi đó, câu đầu tiên trong Sách Sáng Thế là một khẳng định hoàn toàn mới: "Lúc khởi đầu,Thiên Chúa sáng tạo trời đất" (St 1,1). Quan niệm sáng tạo từ hư vô đã đưa vào thế giới một mô hình hoàn toàn mới. Thiên Chúa đã "cắt đứt" thời gian như một vòng tròn vô tận. "Biến cố" ấy không nằm trong vòng tuần hoàn của thời gian, không nằm trong diễn biến "tự nhiên", tất yếu, theo đúng theo quy luật của vũ trụ. Tác động sáng tạo từ hư vô là một tác động của một ngã vị bên ngoài, bên trên vũ trụ; một ngã vị có lý trí và có tự do; đó là một ân ban. Tác động ấy khẳng định có một "thế giới" khác, "thế giới siêu nhiên". Bản chất của vũ trụ này không còn thuần nhất là một vũ trụ "tự nhiên", nhưng là sự đan bện giữa tự nhiên và siêu nhiên.
Biến cố ấy cũng cho thấy, trong cuộc vận hành của vũ trụ, yếu tố ngã vị đi bước trước, ân ban trong tự do đi bước trước; và nhất là, trong cuộc vận hành của vũ trụ, ân ban có tính ngã vị sẽ chiến thắng "tính hư vô". Việc sáng tạo từ hư vô được thể hiện trọn vẹn trong cuộc chiến thắng từng bước "tính hư vô" về ý nghĩa của vũ trụ. Cuộc vận hành của vũ trụ không còn là một vận hành vòng tròn, miên man, đều đặn, nhưng mang lấy một vận mạng hướng tới điểm thành toàn. Yếu tố lịch sử trở thành "môi trường" căn bản.
Con người không còn là "tiểu vũ trụ" phải thuận theo, phải hòa tan vào "đại vũ trụ" vô ngã; nhưng chính con người được sáng tạo nên "giống hình ảnh Thiên Chúa", để đi vào cấp độ sống-với-Ai, sống với một Thiên Chúa ngã vị cũng như với tha nhân; và để lãnh trách nhiệm "thống trị mặt đất" (St 1,28 ). Môi trường lịch sử chính là nơi diễn ra một "cuộc chiến" gay go; trở nên như một "cuộc chơi" kỳ diệu, "cuộc phiêu lưu" đầy bất ngờ... Nơi đây con người được trao nhiệm vụ để thống trị mặt đất, hoàn thành vận mạng của cả vũ trụ này. Vũ trụ trong nhãn giới Kinh thánh không phải là một thực tại thô, nhưng cần được lôi kéo vào vận mạng chung của con người và để được hoàn tất trong ơn cứu độ của Đức Giêsu Kitô :
Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người. Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy ; tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang. Thật vậy, chúng ta biết rằng : cho đến bây giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở. Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng : chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu, nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa. (Rm 8,19-23)
2.2. Đức Tin Kitô giáo đảm nhận trách nhiệm về thực tại
Đức Benedicto XVI đã tìm về cội nguồn của Kitô giáo khi kể lại những lý lẽ của thánh Âu Tinh để trả lời cho “nhà thông thái nhất Roma”, Marcus Terrentius Varron (116-27 tcn)[5]. So sánh Kitô giáo với các tôn giáo cổ thời, Varron phân biệt ba thứ thần học :
- Thần học huyền thoại (theologia mythica) do các thi sĩ để đưa con người siêu thoát vào thế giới thần bí;
- Thần học dân sự (theologia civilliis) do nhà nước thiết lập và dùng các nghi lễ phụng tự để giúp người dân hoà mình vào trật tự chung;
- Thần học tự nhiên (theologia naturalis) là cách suy tư của các triết gia về bản chất đích thực của vũ trụ.
Ở Hy Lạp, các triết gia dần dần loại bỏ hoặc giới hạn các tôn giáo cổ xưa (mythos), giải huyền thoại các tôn giáo, bằng cách đưa vào yếu tố lý trí (logos), thế giới không còn lý ý muốn trái chứng trở trời của thần thánh nhưng như một hệ thống các quy luật “tự nhiên” (phusis). Triết gia là những người mong muốn khám phá chính bản chất của thực tại, điều đó hấp dẫn và thoả mãn được lý trí con người. Các “tôn giáo huyên bí” và “tôn giáo nhà nước” bị giảm giá, nhường sân khấu lại cho các triết gia.
Tại Israel, các ngôn sứ rồi sau đó là trào lưu văn chương khôn ngoan cũng nỗ lực loại bỏ các thần phù phiếm, các thần chỉ dính dáng tới lễ nghi và phong tục, để trình bày một Thiên Chúa như cội nguồn và như Đấng làm chủ thực sự của vũ trụ và lịch sử.
Nói cách khác, đức Tin trong truyền thống Do Thái – Kitô giáo đã “song hành” với các triết gia chứ không phải các tăng lữ hoặc những nhà chính trị hoặc các thi nhân. Các triết gia Hy Lạp và truyền thống Do Thái - Kitô giáo đều bám chắc vào khát vọng đi tìm chân lý, tìm logos, tìm “lời” đích thực ẩn chứa trong vũ trụ và con người. So sánh những diễn biến ở hai nơi này, ta có thể nói, theo một phương diện nào đó, các ngôn sứ đã không ngừng xác định “bản chất” đích thực của Thiên Chúa để cảnh báo các vị vua khỏi thứ “thần học dân sự” và cảnh báo các tư tế Cựu ước khỏi thứ “thần học huyền thoại”. Đức Giêsu nối tiếp truyền thống các ngôn sứ một cách trọn vẹn, và Ngài công bố một khuôn mặt Thiên Chúa Cha chân thực.
Thời Giáo hội sơ khai, các Kitô hữu cũng nhất quyết không thờ các thần minh nào khác vì một lý do tượng tự. Lời khẳng định của Tertulien cho thấy bầu khí của lựa chọn Kitô giáo : “Đức Kitô tỏ cho biết Ngài là Sự Thật chứ không phải là lề thói”[6]
Đức Tin Kitô giáo không phải là một ngõ thoát, ngõ thoát của những người nhát sợ và thua cuộc trước những trái ngang của cuộc đời, nhưng là một sự dấn thân, tìm chân lý của thực tại, chân lý của lịch sử, chân lý của vận mạng con người trong chính những tình huống trái ngang của cuộc đời.
Tính thực tại của truyền thống Do Thái - Kitô giáo như thế phát xuất từ một nền tảng tín lý. Trước hết, bước khởi đầu của đức Tin là chấp nhận một rằng vũ trụ, thế giới, con người có một “cấu trúc khả tri”, nghĩa là có một giá trị khác với cách nhìn giam hãm con người trong thế giới “duy vật”, vốn chỉ tìm “lý giải’ mọi sự trong tầng giá trị thể lý. Từ một thứ “cấu trúc ý nghĩa” trong sự vật, trong thế giới, như một thứ “tinh thần khách thể”, đức Tin đưa tâm trí con người tới chỗ khám phá ra một “Tinh Thần Chủ Thể”, nghĩa là một Đấng là Thần Khí chứ không phải là vật chất[7]; chính Đấng là Tinh Thần Chủ Thể ấy sáng tạo ra thế giới theo cấu trúc ý nghĩa của Ngôi Lời. Đức Tin Kitô giáo giúp người tín hữu khám phá ra một “cấu trúc ý nghĩa” trong tất cả mọi sự, đó là Logos trong sáng tạo, là phản ảnh của Ngôi Lời Vĩnh Cửu.
Ý nghĩa chân chính hay bản chất đích thực của thực tại ấy (tức là Logos) bị lu mờ hoặc bị méo mó do ảnh hưởng của tội. Tội lỗi không phải chỉ là một khái niệm, một cách lý giải của tôn giáo trong một thế giới nào khác. Tội dĩ nhiên là những “suy nghĩ lời nói việc làm trái với Ý Chúa”; nhưng mọi sự ác đều có căn nguyên từ “tội lỗi” và những thứ tội lỗi cụ thể đều xuất phát từ sự hư hoại nền tảng của thực tại. Tội lỗi là thái độ lệch lạc, đánh mất nền tảng chân lý của thực tại. Chẳng hạn, tệ nạn mãi dâm hoặc buôn bán người, buôn bán nội tạng người, xuất phát từ việc con người đánh mất phẩm giá cao quý đích thực của con người.
Chính Đức Giêsu là Ngôi Lời nhập thể, mang lại cho “cấu trúc ý nghĩa” căn bản ban đầu được hoàn tất. Có một nét hoà sâu xa trong vũ trụ thiên nhiên và trong chương trình cứu độ, bởi vì Ngôi Lời Nhập Thể không huỷ bỏ hình ảnh của mình trong vũ trụ và con người. Mặc dầu con người và vũ trụ này đã bị xáo trộn vì tội, nhưng Ngôi Lời Nhập Thể đảm nhận, thanh lọc, nâng cấp và hoàn thành “dự án” của Thiên Chúa trong sáng tạo. Chọn đức Tin chính là chọn đứng về phía chân lý, một thứ chân lý ở tầng “giá trị siêu hình” của thực tại nhờ được mặc khải soi sáng.
2.3. Sống đức Tin là sống đời mình như một lịch sử ơn cứu độ
Sách thánh mặc khải cho chúng ta một thứ tôn giáo của tương quan hiện sinh; không phải thứ tôn giáo hướng tới một giá trị luân lý cao cả, và cũng không phải tìm một sự hoà đồng trong bản tính, đưa đến một sự hoà tan vào nhau. Tương quan hiện sinh chân chính không do ngất trí, không do xuất thần, không do sự bộc phát của tình cảm, nhưng được hình thành do quá trình lịch sử, được đan bện do những sự kiện cụ thể. Kitô giáo và đạo Sách thánh nói chung là đạo của những sự kiện, những sự kiện cụ thể đan bện lại thành nên một bề dày nghĩa tình.
Nói một cách khái quát, sống đức Tin là sống cuộc đời mình như một lịch sử ơn cứu độ; trong đó, bản thân của mỗi người tín hữu được trao ban cho Chúa trong một quá trình lịch sử, và cũng đón nhận được chính bản thân Chúa trong một quá trình. Thực sự con người chỉ là chính mình trong dòng lịch sử, và Chúa cũng xuất hiện cho con người như thế, nghĩa là trong dòng lịch sử. Như thế, tương quan ngã vị như là nét đặc trưng của Sách thánh không thể thành hình trên một sự ngẫu hứng hay một thứ “cú sét ái tình” mà là một hành trình thực sự, đặt nền trên những sự kiện thực của đời sống con người.
Truyền thống Kinh thánh vốn mang nét căn bản là tính lịch sử, nghĩa là một thái độ của niềm tin được thể hiện trong chính chiều kích lịch sử của cuộc đời. Do Thái - Kitô giáo là tôn giáo mặc khải, nghĩa là đón nhận giáo lý từ trời cao, nhưng lại được thể hiện trong cuộc sống đời thường, làm nên một thứ hoa trái riêng biệt là “lịch sử ơn cứu độ”.
Do đó, thái độ căn bản của người Dân, không phải là một lòng đạo đức tự nó là tốt, cũng không phải là một tư cách hay một trình độ tôn giáo cao vời, mà là lòng trung tín với Chúa, trung tín với các giải pháp của Chúa trong dòng lịch sử, để hướng tới việc đón nhận Đấng Mêsia.
Sách Thánh nói Dân Do Thái là một dân cứng lòng. Điều đó có lẽ không phải tâm tính của một dân tộc vốn ngang ngạnh, nhưng đúng hơn là do họ đứng trước một sứ mệnh “không giống ai”, sứ mệnh sống niềm tin, đón nhận những chỉ dẫn của niềm tin trái ngược với lối suy nghĩ khôn ngoan đời thường. Sống niềm tin là cả một cuộc phiêu lưu, cả về mặt chính trị và quân sự chứ không phải chỉ là một thái độ đạo đức. Truờng hợp vua Achaz là một ví dụ điển hình (x. Is 7, 1-14). Chính vì vậy mà Dân đã thường giết các ngôn sứ...
2.4. Đức Giêsu Kitô và Nước Trời
Thiên Chúa trong Kinh thánh là một vị Thiên Chúa "dấn thân". Ngài "dính dáng" vào vận mạng của vũ trụ. Ngài như thể "liên lụy" vào vận mạng của con người. Thiên Chúa dấn thân trong việc tự do sáng tạo nên vũ trụ. Rồi Ngài dấn thân khi hứa với Adong Evà về một ơn cứu độ (St 3,15); Ngài hứa với Noe, rồi đi vào một giao ước với Abraham (Xc. St 17). Tiến trình đó dẫn dần đến một giao ước chính thức, đúng nghĩa, giữa Thiên Chúa với Dân riêng trên núi Sinai (Xh 24).
Đức Giêsu đã khai mạc Nước Trời với Bài Giảng Trên Núi. Nước Trời đã có mặt cùng với Đức Giêsu. Tin mừng Nhất Lãm và những thư đầu của thánh Phaolô cho thấy một niềm khao khát mãnh liệt về Nước Trời. Tin mừng Thứ Tư và những thư sau của thánh Phaolô lại tập trung vào bản thân của Đức Giêsu. Thực sự hai khía cạnh đó không ở bên cạnh nhau, không thể tách rời nhau, và chắc chắn không thể loại trừ nhau. Lịch sử Giáo hội đã nhiều lần chao đảo trong những lựa chọn, có khi người ta đấu tranh cho Giáo hội hoặc cho một thế giới công bằng mà hình như vắng bóng Đức Giêsu, một Đức Giêsu chiến thắng trước hết bằng chính cái chết tủi nhục trên thập giá; và cũng không hiếm khi người ta gắn bó với Đức Giêsu, nhưng là một Đức Giêsu không có bóng dáng Nước Trời, một thứ sinh hoạt đạo tách rời khỏi vận hành được cứu độ của thế giới và vũ trụ này.
Đức Giêsu là trung tâm của Nước Trời. Ở đâu có Đức Giêsu thì cũng phải có Nước Trời xung quanh; và ở đâu là Nước Trời chân thật thì cũng có Đức Giêsu ở trung tâm. Người Kitô hữu hướng đến Đức Giêsu Kitô với tất cả lòng tin-cậy-mến; và người Kitô hữu nhận ra Nước Trời của Đức Giêsu Kitô bao hàm tất cả giá trị chân-thiện-mỹ.
Nước Trời được Đức Giêsu công bố như hạt cải nhỏ bé, như nắm men nhỏ bé... Điều đó có nghĩa là đường lối của Nước Trời, những giá trị của Nước Trời ra như yếu nhược và dễ thua cuộc trong thế giới của sức mạnh bạo tàn. Nhưng với Đức Giêsu, với tình yêu liên lụy của Đức Giêsu, chính những giá trị nhỏ bé ấy sẽ lớn lên, sẽ biến đổi bộ mặt thế giới. Hạt men, hạt cải Nước Trời cần được được gieo vào trong lòng cuộc sống chứ không phải để cất dấu đi. Người Kitô hữu chính là người thương gia khám phá Nước Trời như viên ngọc đẹp, bán tất cả tài sản để mua lấy viên ngọc ấy. Nước Trời nhỏ bé ấy mời gọi người tín hữu nhận ra tất cả giá trị chân-thiện-mỹ đang ẩn tàng nhưng thật mạnh mẽ...

3. Trào lưu thế tc và đời sng đức Tin

3.1. Vài xác định căn bản của lập trường Kitô giáo
* Nhận diện vấn đề
So sánh vấn đề thế tục hoá như một trào lưu xã hội và thế tục hoá như một nguyên lý của nhiệm cục cứu độ, chúng ta có thể nhận ra sự so le giữa hai tầng ý nghĩa và sự so lẽ giữa những giá trị. Một đàng trào lưu xã hội thế tục hoá như một cơn sóng lăm le xâm lấn và muốn phá tan đời sống đức Tin, đàng khác ta lại thấy chính ý nghĩa căn bản của nhiệm cục cứu độ như mời gọi Giáo hội và người Kitô hữu dấn bước vào chiều hướng thế tục hoá ấy. Chính vì sự so le ấy mà chúng ta thấy có nhiều lập trường khác biệt hoặc đối lập nhau về vấn đề thế tục hoá
1/ Chủ trương hợp pháp hoá và đẩy mạnh trào lưu thế tục hoá như một cơ may để sự sống đức Tin được tinh tuyền. Đức Tin không làm nên một thế giới thiêng liêng bển cạnh thế giới trần tục, nhưng người Kitô hữu cần tiếp nối mầu nhiệm tự huỷ của đức Kitô, loại bỏ mọi khát vọng “ma thuật” của một thứ vong thân trong tôn giáo, để dấn thân vào một thế giới tục hoá và làm chứng cho Chúa trong thế giới ấy.
2/ Đối lại với trào lưu “thần học về thế tục hoá”, ta cũng thấy những nhóm “tân-toàn-thống”(néo-fondamentalisme) hoặc nhóm bảo thủ cực đoan (intégrisme) muốn loại bỏ hoàn toàn chiều hướng thế tục để tìm lại một “Kitô giới”; họ không chấp nhận sự tự trị của xã hội chính trị cũng không chấp nhận tính cách “tự trị” (autonomie) của cá nhân.
Trào lưu “thần học về thế tục hoá” được một số nhà thần học Tin Lành cổ võ và cũng gây nhiều ảnh hưởng trong giới Công giáo. Tuy nhiên, theo Gilles Berceville O.P. [8], hiện nay trào lưu ấy đã lỗi thời, vì những thứ tưởng như một hứa hẹn một tương lai tốt đẹp khi con người dám tự mình đảm nhận chính tương lai của mình, thì nay đã lộ ra nhiều thảm cảnh đáng lo ngại như thảm hoạ hạch nhân, hư hoại môi trường, chênh lệch kinh tế...  
Ngược lại, trào lưu bảo thủ thì vùng vẫy để thoát khỏi trào lưu thế tục giống như một nông dân, không chấp nhận sử dụng máy cày, để tiếp tục quát nạt những con trâu già.
Thật ra, ta vừa phải công nhận một số lệch lạc trong não trạng muốn xây dựng một Kitô giới như thời Trung cổ, nhưng cũng phải tỉnh táo để nhận diện nhiều nguy cơ lớn tiềm ẩn trong trào lưu thế tục hoá. Trào lưu trần tục hoá cũng có tác dụng như một sự thay đổi để tái lập thế quân bình : lãnh vực trần thế tìm thấy giá trị của nó, đời sống của người giáo dân được đề cao, những trách nhiệm xây dựng cuộc sống, làm đẹp bộ mặt trần gian được công nhận và khuyến khích. Đặc biệt, nhiều giá trị của Kitô giáo, trước đây được nhìn trong bầu khí thánh thiêng, huyền hoặc, như một thứ công đức để được phần thưởng mai sau, nay được nhìn trong khía cạnh những giá trị nhân bản có khả năng biến đổi cuộc sống tốt đẹp hơn, chẳng hạn đức khó nghèo, đức khiết tịnh, sự tha thứ ... Mặt khác, một khi con người không còn điểm qui chiếu siêu việt, một giá trị siêu hình, những nỗ lực của con người là một cuộc “tranh luận tay đôi”, như một thứ biện chứng, duy tâm hoặc duy vật, mà kết quả luôn có thể “ngẫu nhiên”, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phá huỷ vận mạng nhân loại. Nói cách khác, khi không còn bóng dáng tôn giáo, chiều kích sự thiện sẽ phai lạt, con người một luôn có khuynh hướng giải quyết điều xấu này bằng một điều xấu khác, và sự dữ lây lan mãi.
Trước những ý nghĩa phức tạp ấy, chúng ta ghi nhận một vài lập trường của Giáo hội Công giáo trong vấn đề này :
* Tục hoá cái thiêng
Nhiều tôn giáo khác nhìn thấy thần thánh trong các sự vật thiên nhiên, cây đa, ngọn núi giòng sông, … con người phải cung kính và tôn trọng những sự vật ấy. Còn người Hy Lạp thì quan niệm trật tự của thiên nhiên chính là trật tự của thần thánh, và một số những vật thiên nhiên, các tinh tú chẳng hạn, chính là thần thánh, cao trọng hơn con người. Trước thế giới thiên nhiên ấy, con người cần phải cung kính và học hỏi và tuân phục.
Trong khi đó, Do Thái - Kitô giáo, ngay từ nguyên thủy đã cho rằng Thiên Chúa sáng tạo con người để làm chủ tất cả thế giới thiên nhiên. Con người là kẻ đặt tên cho muôn vật[9], là kẻ được giao nhiệm vụ thống trị, uốn nắn và sử dụng thiên nhiên. Do đó, thiên nhiên bị tước bỏ mọi sự huyền bí, thánh thiêng. Con người được quyền làm chủ thiên nhiên và sử dụng thiên nhiên theo ý muốn của Chúa. Chính quan niệm của Kinh thánh và giáo lý Kitô giáo, một số học giả đã cho rằng Kitô giáo là một trong những nguyên nhân đưa đến sự hủy hoại môi trường hiện nay. Thật ra, mặc dầu Thiên Chúa trao thế giới cho con người, nhưng con người luôn phải thì hành trách nhiệm của mình trong thái độ tìm kiếm ý Chúa. Chính não trạng duy khoa học của thế kỷ XVIII và XIX mới đẩy thế giới vào tình trạng ô nhiễm như ngày nay.
* Thánh hoá cái phàm
Kinh thánh Do Thái - Kitô giáo cho thấy một Thiên Chúa khác hẳn với hình ảnh Thượng Đế của người Hy Lạp. Thiên Chúa của Kinh thánh không an vị, thanh thản trong thế giới hạnh phúc của Ngài, nhưng Ngài dính dáng vào thụ tạo, đặc biệt là con người. Thiên Chúa trong Kinh thánh là một vị Thiên Chúa "dấn thân". Ngài "dính dáng" vào vận mạng của vũ trụ; đặc biệt, Ngài như thể "liên lụy" vào vận mạng của con người. Thiên Chúa dấn thân trong việc tự do sáng tạo nên vũ trụ. Rồi Ngài dấn thân khi hứa với Adong Evà về một ơn cứu độ (St 3,15); Ngài hứa với Noe, rồi đi vào một giao ước với Abraham (XC. ST 17). Tiến trình đó dẫn dần đến một giao ước chính thức, đúng nghĩa, giữa Thiên Chúa với Dân riêng trên núi Sinai (Xh 24).
Cuối cùng, Thiên Chúa nhập thể trong Đức Giêsu Kitô, “Ngôi Lời đã trở nên người phàm” (Ga1,14); Ngài sống kiếp phàm nhân, sống như người trần thế (Xc Pl 2,6-11); và “ghê gớm” nhất, Giáo hội khẳng định tín điều đức Maria Hồn Xác Lên Trời.
Kitô giáo đã dấn thân vào lịch sử nhân loại, thể hiện niềm tin trong chiều hướng nhập thể, nghĩa là đón nhận tất cả những sự kiện, những biến cố, những diễn tiến trong vận hành lịch sử của nhân gian. Sống niềm tin chân chính không phải là “đóng cửa” để bảo vệ một gia tài đã đầy đủ trọn vẹn của mình, hoặc bay lên một vùng trời nào hoàn toàn khác lạ; nhưng là sống trọn niềm tin vào Chúa trên hành trình lịch sử, qua việc đón nhận tất cả những thăng trầm trong thực tại trần gian.
* Khẳng định sự độc lập chính đáng của trần thế
Công Đồng Vatican II coi trào lưu thế tục hóa là một tiến trình hợp pháp và cần thiết, đó là một nẻo đường đúng đắn giúp ta khám phá khuôn mặt của Thiên Chúa trong cuộc sống thực, miễn là đừng rơi vào thái độ “duy thế tục” :
Sự độc lập đúng mức của các thực tại trần thế.
Tuy nhiên, nhiều người đương thời dường như e ngại rằng sự liên kết chặt chẽ giữa hoạt động của con người và tôn giáo sẽ làm ngăn trở sự độc lập của con người, của xã hội hoặc của khoa học.
Nếu sự độc lập của các thực tại trần thế có nghĩa là các thụ tạo và các xã hội đều có những định luật và những giá trị thiêng liêng mà con người phải khám phá dần dần, sử dụng và điều hòa, thì đòi hỏi một sự độc lập như thế là một việc hoàn toàn chính đáng : đó là ý muốn của Tạo Hóa. Thực vậy, chính vì được tạo dựng mà mọi vật đều có sự vững chãi, chân thực và tốt lành cùng những định luật và trật tự riêng. Con người phải tôn trọng tất cả những điều ấy, phải nhìn nhận các phương pháp cá biệt của mỗi khoa học và kỹ thuật [...].
Nhưng nếu “sự độc lập của thực tại trần thế” có nghĩa là: các thụ tạo không lệ thuộc Thiên Chúa và con người có thể xử dụng chúng mà không cần qui hướng về Đấng Tạo Hóa, thì không một ai nhìn nhận Thiên Chúa lại không thấy rằng lập trường đó hết sức sai lầm…[10].
3.2. Tìm trọng tâm vấn đề thế tục: lãnh vực tinh thần
 3.2.1. Ý nghĩa của quan niệm “nhị nguyên”
                      
trong Tin mừng thứ Tư
Trong Tin mừng thứ Tư, chúng ta thấy có một sự đối lập mạnh mẽ giữa thứ thế gian và Đức Giêsu cùng các môn đệ của Người, người ta gọi là thứ nhị nguyên trong Tin mừng thứ IV. Tuy nhiên, từ ngữ “thế gian” (Kosmos) trong Tin mừng có ít nhất 4 ý nghĩa:[11] 
1) Thế gian chỉ “vũ trụ”
2) Thế gian là nhân loại, là trái đất
3) Thế gian là những người chưa tin
4) Thế gian thù ghét
Các ý nghĩa “thế gian” được hiểu như “vũ trụ”, “nhân loại”, hoặc “người chưa tin” là những thực tại “trung tính” của cuộc đời như bất cứ những thực tại nào khác. Ý nghĩa thứ tư hàm ý một tinh thần thế tục chống lại Đức Giêsu và các môn đệ.
Như thế, những diễn tả về một sự đối lập giữa Đức Giêsu và thế gian không phải là một thứ nhị nguyên về thực tại, nhưng là nhị nguyên luân lý. Không có một thực tại vũ trụ, con người hay trái đất chống lại niềm tin vào Đức Giêsu. Ngay cả thế gian như “những người chưa tin”, bao gồm cả những kẻ chống lại Đức Giêsu (những người do Thái, Pharisêu và các thượng tế), cũng không phải là điều gì xấu xa mà người môn đệ phải xa tránh, nhưng đối tượng của sứ mệnh loan báo Tin mừng (X. Ga 17,18).
Trong khi đó, có thứ “thế gian thù ghét” (X. Ga 17,14) là một thế lực của bóng tối mà Tin mừng thứ Tư gọi là Xa tan, là Quỉ dữ, là Ác thần... Thế gian này, trước hết là một thế lực vô hình, đối lập với Thiên Chúa, sau đó là những người thuộc về thế lực đen tối ấy, những người làm công việc của ma quỉ. Thứ thế gian này ghét Đức Giêsu (7,7), ghét Chúa Cha (15,14-16), ghét các môn đệ (15,18; 17,14).
Nhiều từ “thế gian” trong Tin mừng thứ Tư ở những đoạn văn khác nhau phải được hiểu theo những ý nghĩa khác nhau, đôi khi là một thứ “thế gian - chối từ” như trong Ga 15,18-21; đôi khi là một thứ “thế gian - nhân loại” như trong Ga 17, 15... Tuy nhiên, một vài tình huống trong dòng lịch sử Giáo hội đã góp phần làm nên một cái nhìn “vơ đũa cả nắm” về thế gian, cả những tình huống do đường lối tu đức, cũng như những tình huống mang tính chính trị.
Thật ra, việc phân tích những thực tại khác nhau được diễn tả trong từ ngữ “thế gian” của Tin mừng thứ Tư góp phần xây dựng một nền thần học về ơn cứu độ cũng như thần học về sứ vụ loan báo Tin mừng. Kiểu diễn tả nhị nguyên trong Tin mừng thứ Tư diễn tả một sự đối lập của hai thứ “tinh thần”, hai thứ “não trạng” của con người, xuất phát từ hai “thần khí” đối lập, thần khí thế gian và Thần Khí Thiên Chúa.
3.2.2. Con người và thần khí
Theo quan niệm của người Do Thái, con người ta sinh hoạt trong ba lãnh vực : thần trí, linh hồn, và thân xác (Xc. 1 Tx 5,23). Đây không phải là ba thành phần trong con người, nhưng là ba khía cạnh của một con người toàn diện.
- Linh hồn chính là con người chủ thể xét như có sức sống nội tại, có cảm giác, có suy nghĩ, có tự do, có hồi tưởng…
- Thân xác chính là con người toàn diện trong khía cạnh yếu đuối của con người, tức là con người trong những mối tương quan thông qua thân xác; cụ thể là tương quan với vũ trụ và với tha nhân.
- Thần khí là con người toàn diện trong khía cạnh siêu việt, nghĩa là trong tương quan với Thiên Chúa.
Khi nói con người toàn diện trong khía cạnh tương quan với thân xác chẳng hạn, thì điều đó không phải chỉ giới hạn trong những sinh hoạt gắn liền với thân xác, mà còn ngay cả trong những sinh hoạt phượng tự với Thiên Chúa bị chi phối bởi khía cạnh yếu đuối của con người. Cũng vậy, khi nói con người toàn diện trong khía cạnh thần trí, thì điều đó cũng bao hàm cả những chuyện của thân xác, ăn uống, chiếm hữu của cải, giao tiếp với tha nhân…, nhưng tất cả những điều đó đều được hướng dẫn theo sức mạnh và ý nghĩa của thần trí. Trong vị thế đó, con người tự do lựa chọn và thể hiện vận mạng của mình khi để cho sự sống nội tại (linh hồn) của mình hoặc hứng theo thần trí, hoặc hứng theo thân xác.
3.2.3. Giáo hội và Thần Khí
Theo Đức Bênêđictô XVI, trong tác phẩm Đức Tin Kitô giáo hôm qua và hôm nay, phần thứ ba của Kinh Tin Kính, theo nguyên bản tiếng Hy Lạp, không phải là lời tuyên xưng niềm tin vào Chúa Thánh Thần (mặc dầu vẫn hàm chứa mầu nhiệm Ba Ngôi), nhưng là tin vào sức mạnh Thánh Thần (Thần Khí) trong Giáo hội.[12]
Cấu trúc ấy cho thấy niềm tin Kitô giáo không phải chỉ là một hệ thống tín điều, nhưng chính là một dòng sự sống. Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong Giáo hội và hoạt động của Chúa Thánh Thần làm cho sự hiện diện của Chúa Giêsu được liên tục ở cùng Giáo hội cho đến tận thế. Đức Giêsu đã chết và Phục Sinh; Ngài "lên trời" để, trong quyền năng vĩnh cửu, Ngài hội nhập toàn bộ vũ trụ và thế giới vào biến cố chết và phục sinh như một nguyên lý mới của vũ trụ và của lịch sử con người. Hoạt động ấy của Đức Giêsu được thực hiện qua Thần Khí hoạt động trong Giáo hội.
Như thế, chúng ta có thể nhận diện rõ hơn “thế trận” của cuộc chiến đang diễn ra trên thế gian. Chắc chắn rằng vấn đề thế tục hoá không phải là việc phân chia những “bậc sống” khác nhau như thời Trung cổ đã hiểu. Vấn đề thế tục hoá, một cách chính yếu, cũng không phải là những “phong thái sống” hoặc những “phương thức hành động”, mặc dù phong thái và phương thức liên quan mặt thiết với cội nguồn của vấn đề là những “tinh thần”. Hoặc “não trạng”. Mặt trận chính yếu của trong cuộc chiến của Đức Giêsu mà các môn đệ cần phải nhận ra đó là cuộc chiến với Xa tan, cuộc chiến để tìm được mối tương quan ngã vị thuận thảo trong “Thần Khí Thiên Chúa”. Bởi vì sám hối, một cách chính yếu không phải chỉ là “tẩy rửa định kỳ”, không phải chỉ là “thay đổi lối sống”, nhưng thiết yếu là “thay đổi não trạng” (métanoia), và cuộc thay đổi não trạng này chỉ có thể thực hiện được trong sự “hứng theo thần khí” nào.  Chúng ta thử xác định một vài đường nét chính nói lên sự khác biệt hoặc đối lập giữa Thần Khí Thiên Chúa và thần khí thế gian.
3.2.4. Thần Khí của Cha
Đức Tin Kitô giáo xác định Chúa Thánh Thần "nhiệm xuất" từ mối tương quan tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Khi Đức Giêsu mặc khải cho nhân loại biết về Chúa Cha, Ngài cũng cho thấy đường nét tinh thần mang đường hướng Thần Khí của Chúa Cha :
Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính (Mt 5,45).
Dĩ nhiên là không thể giới hạn hoạt động của Chúa Cha trong một lãnh vực nào. Tuy nhiên, trong ý nghĩa cả nhân loại có một Đấng là Cha chung, chúng ta cũng có thể nhận ra một đường nét tinh thần đặt biệt, đó là nét rộng mở, là chân trời "tứ hải giai huynh đệ". Đường nét này chống lại não trạng cục bộ, chống lại thái độ đòi hỏi những hàng rào giới hạn, thích đặt ra ranh giới ưu tiên theo cấp bậc...
Niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất là Cha không phải chỉ là bài học tín lý, và càng không phải là lý do để loại trừ những kẻ bất tín hoặc những kẻ có một niềm tin khác. Những ý nghĩa mục vụ chính yếu của niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất chính là xác tín mọi người đều là con của Cha và là anh em với nhau. Niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất không phải là một đường ranh giới để phân biệt và loại trừ, nhưng ngược lại là thái độ tháo bỏ những ranh giới để rộng mở đôi tay chào đón mọi người, dù là khác biệt niềm tin...
Một khi không hứng theo Thần Khí của Chúa Cha, người ta sẽ dễ dàng để cho thần khí thế gian chi phối, và khi đó, người ta rớt vào tinh trạng cục bộ, tạo nên chia rẽ ngay trong chính cộng đoàn của mình, với nhiều lý do trần tục : địa phương, tuổi tác, giới tính, hoặc sở thích... Cách sống ấy không thể làm thoả mãn được khát vọng yêu thương, khát vọng hiệp nhất, khát vọng “tứ hải giai huynh đệ”, cũng như không đưa con người đến tầm mức ơn gọi và sứ vụ được. Thần Khí của Chúa Cha thể hiện trong ý nghĩa "Công giáo" của Giáo hội.
3.2.5. Thần Khí của Đức Giêsu
Ngôi Hai Thiên Chúa thực hiện nhiệm cục cứu độ bằng đường lối hạ giáng (X. Pl 2, 6-8). Đức Giêsu khởi đầu kiếp sống trần gian như một người lao động thấp hèn. Đức Giêsu khai mạc Nước Thiên Chúa bằng Hiến Chương dành ưu tiên cho những người nghèo (Xc Lc 6.20-26). Đức Giêsu đã công bố trong hội đường Nagiarét Thần Khí mà Ngài lãnh nhận :
Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa (Lc 4, 18-19).
Ngài thi hành sứ vụ công khai bằng lựa chọn đi về phía những người nghèo khổ, những người thấp kém, những người bị khinh dể, bị loại trừ...
Chúng ta có thể thấy rõ ràng đường nét tinh thần trong cuộc đời Đức Giêsu, đó là Thần khi hạ giáng, thứ Thần Khí nhậy bén với những uẩn khúc trong tâm hồn con người (Xc. Ga 2,25). Đức Giêsu nhận ra nhiều lý do để bênh vực những người rơi vào tình huống khó khăn (Xc. Mt 12,7), Ngài bênh vực không phải người bị kết tội oan uổng mà là một phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội (Ga 8); Ngài đánh giá cao thái độ của một bà goá nghèo (Xc. Lc 21,3); Đức Giêsu ăn uống với những người thu thuế; Ngài chấp nhận để cho người đàn bà tội lỗi đụng chạm đến mình....
Thần Khí của Đức Giêsu thúc đẩy những người Kitô hữu "cúi xuống" chứ không phải "ngửa mặt lên", mời gọi người Kitô hữu chọn nếp sống có thể hiểu và cảm thông, đồng hành và liên luỵ với những người bé mọn,... Đó không phải là phong thái muốn khẳng định một đẳng cấp riêng, chọn nếp sống đầy những mối tương quan lễ nghĩa, nể vì hoặc đầy tính danh giá hão...
Thần Khí của Đức Giêsu được thể hiện trong ý nghĩa Giáo hội thánh thiện. Đây không phải là tính cách biệt của sự thánh thiện nhưng chính là tính nhập thể. Một Giáo hội thánh thiện chính là Giáo hội làm chứng cho sự thánh thiện của Chúa, luôn nâng đỡ từ chân những con người tội lỗi...
Thần Khí của Chúa Cha rộng mở và Thần Khí hạ giáng của Đức Giêsu giống như hai cánh tay ôm trọn con người, ôm trọn tất cả mọi kiếp người ở mức độ tối đa của tình thương cứu độ.
3.2.6. Thần khí thế gian
Cuộc sống hứng theo xác thịt, tức là cách ứng xử bình thường của con người : có tiền thì xài, có niềm vui thì hưởng thụ, cố gắng có càng nhiều của cải càng tốt…; sống với tha nhân thì bạn ra bạn thù ra thù, anh chơi xấu tôi thì tôi chơi xấu anh,… Cách sống ấy đưa con người dần dần lún sâu vào những quy luật khắc nghiệt của cuộc sống đời thường; sự ác xuất hiện dần dần như một mạng lưới “xã hội đen” trói buộc mà con người không thể nào thoát ra được; dấu hiệu của sự chết càng ngày càng lấn lướt những dấu hiệu của sự sống.
Nếu không nhận ra "đường hướng" căn bản trong sự tác động của Thần Khí, Giáo hội nói chung và mỗi người Kitô hữu nói riêng, sẽ vô tình che khuất hoặc làm lệch lạc Tin mừng Cứu Độ của Đức Giêsu.

4. Vài vấn đề c th

4.1. Tách rời đức Tin và cuộc sống thường ngày
Hiến chế Mục Vụ nhận định rằng một trong những nguy cơ lớn nhất của thời đại chính là thái độ tách lìa đức Tin và đời sống thường ngày :
Sự trợ giúp mà Giáo hội cố gắng nhờ các Kitô hữu mang đến cho sinh hoạt nhân loại 47*. Công Đồng khuyến khích các Kitô hữu, công dân của cả hai đô thị, hãy nỗ lực và trung thành chu toàn những bổn phận trần thế của họ dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc Âm. Thực sai lầm cho những ai biết rằng chúng ta không có một quê hương trường tồn ở trần thế nhưng phải kiếm tìm một quê hương hậu lai, mà lại tưởng rằng mình có thể xao lãng các bổn phận trần gian,13 như thế là không nhận thấy chính đức Tin buộc phải chu toàn các bổn phận đó hoàn hảo hơn, mỗi người tùy theo ơn gọi của mình.14 Ngược lại, cũng sai lầm không kém đối với những ai nghĩ rằng có thể dấn thân hoàn toàn vào các sinh hoạt trần thế như thể các sinh hoạt ấy hoàn toàn xa lạ với đời sống tôn giáo, vì cho rằng đời sống tôn giáo chỉ hệ tại những hành vi phụng tự và một vài bổn phận luân lý phải chu toàn. Sự phân ly giữa đức Tin mà họ tuyên xưng và cuộc sống thường nhật của nhiều người phải kể vào số những sai lầm trầm trọng nhất của thời đại chúng ta. Và gương mù này ngay trong Cựu Ước các Tiên Tri đã mạnh mẽ tố cáo15 và trong Tân Ước chính Chúa Giêsu Kitô còn ngăm đe nhiều hơn nữa bằng những hình phạt nặng nề. 16 Vậy, không được tạo đối nghịch giả tạo giữa sinh hoạt nghề nghiệp và xã hội với đời sống tôn giáo. Đối với Kitô hữu, xao lãng bổn phận trần thế tức là xao lãng bổn phận đối với tha nhân và hơn nữa đối với chính Thiên Chúa, khiến phần rỗi đời đời của mình bị đe dọa. Theo gương Chúa Giêsu đã sống như một người thợ, các Kitô hữu hãy vui mừng vì có thể thi hành mọi sinh hoạt trần thế mà đồng thời có thể liên kết trong một tổng hợp sống động duy nhất: các cố gắng nhân loại, gia đình, nghề nghiệp, khoa học hay kỹ thuật với các giá trị tôn giáo. Dưới sự điều hướng tối cao của các giá trị tôn giáo này, mọi sự được qui hướng về vinh quang Thiên Chúa. [MV 43a].
Những người Kitô hữu Tây phương mới tới Việt Nam chắc hẳn phải trầm trồ khen ngợi về sinh hoạt đạo sầm uất của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Tính chất sầm uất ấy giờ đây cũng lan đến cả những Giáo hội Âu Mỹ, qua những cộng đồng người Việt di tản. Người Công giáo Việt Nam đi đến đâu đều làm cho những sinh hoạt tôn giáo phát triển : lễ lạy, đọc kinh, xưng tội, xây dựng nhà thờ và ơn gọi tu trì đông đảo … Trong khi đó, sinh hoạt đạo nơi những nước Kitô giáo kỳ cựu của Tây phương càng ngày càng trở nên èo uột, trở nên đạo của trẻ con và những ông bà già…
Tuy nhiên với một hướng nhìn khác, chúng ta lại có thể nhận thấy rằng : đời sống đức Tin nơi những người Kitô hữu Việt Nam triển nở phong phú nơi sinh hoạt đạo, thì lại rất ít trổ sinh hoa trái trong đời sống nhân bản, trong đời sống bác ái thường ngày. Ngược lại, “đức Tin” nơi nhiều Kitô hữu tại các nước Âu Mỹ Tây phương, tuy không, hoặc ít triển nở trong sinh hoạt thuần túy tôn giáo, sinh hoạt hoạt phượng tự, nhưng nói chung và với một số người, lại triển nở nhiều hơn trong những giá trị nhân bản. Nếu phải lựa chọn một trong hai thứ hoa trái ấy, sinh hoạt đạo và những giá trị nhân bản, chúng ta sẽ lựa chọn điều nào ?
4.2. Lỗ hổng của giá trị nhân bản Kitô giáo
Vatican II được ghi nhận như một bước ngoặt mới mà có người gọi là bước ngoặt của trào lưu nhân bản. Với Vatican II, Giáo hội lại một lần nữa, nhận ra những thiết sót của mình trong việc quan tâm đến những “chuyện đời”. Hiến chế mục vụ Vui Mừng và Hy Vọng, lần đầu tiên, hướng nhìn về những chuyện đời người với một cái nhìn có trách nhiệm, với một lời mở đầu thật ấn tượng :
Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ… (Gs. 1)
Thế nhưng, đời sống đức Tin của Giáo hội Việt Nam có vẻ như vẫn là một khối “đặc sệt chuyện đạo”, những giá trị Tin mừng ít được thể hiện trong đời sống thường ngày của chính người Kitô hữu, những giá trị nhân bản Tin mừng không mấy khi trở nên được những khái niệm sống căn bản của người Kitô hữu, và dĩ nhiên càng không phải là những khái niệm sống lan toả đến cuộc sống của xã hội, của thời đại.
- Các hội đoàn Công giáo tại Việt Nam hầu hết là những hội đoàn đạo đức, nghĩa là tập trung chính yếu vào việc tổ chức và huấn luyện các việc đạo đức chứ ít tạo được một sức mạnh để có thể đem đạo vào đời, gieo men Tin mừng vào cuộc sống trần gian…
- Các giáo trình nhân bản được biên soạn và sử dụng trong giới Công giáo thường dựa theo những giá trị chung chung, hoặc dựa trên giá trị nhân bản của một triết học khác, trong một nền văn hóa hoàn toàn khác. Chẳng hạn nhiều giáo trình nhân bản dựa theo Khổng giáo để trình bày những đức tính: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; hoặc : công, dung, ngôn, hạnh; hoặc có người lại dựa trên một số kỹ thuật sống theo kiểu “Đắc Nhân Tâm”; hoặc hoàn toàn theo nội dung của các phương pháp khoa học của tâm lý thực nghiệm; hoặc là những thích ứng rời rạc để giải quyết những vấn đề trước mắt một cách thực dụng… chứ không có được một “nguyên lý” cơ bản, một “hệ giá trị” nền tảng, một tinh thần thấu suốt của Tin mừng Đức Kitô… Dĩ nhiên, người ta có thể nêu lên nhu cầu hội nhập văn hóa như một lý do quan trọng, nhưng hình như trong những kiểu “hội nhập văn hóa” ở các giáo trình giáo dục nhân bản ấy, không còn bóng dáng của giá trị Kitô giáo.
- Có lẽ vì không cảm được các giá trị đặc trưng của nền nhân bản Kitô giáo, nên các nghệ sĩ Công giáo, hoặc diễn tả những cảm xúc nghệ thuật của mình trong “phạm vi” thuần túy nhà đạo; hoặc không còn một chút bản sắc Kitô giáo nào trong các cảm xúc ra ngoài phạm vi tôn giáo. Các thành quả nghệ thuật của giới Công giáo rất ít truyền tải được đến công chúng những giá trị nhân bản đặc trưng của Kitô giáo…
- Không có hoặc có rất ít người bên ngoài Kitô giáo tìm được một niềm đam mê nghiên cứu Kitô giáo như một giá trị nhân bản, sống tinh thần Kitô giáo như một lựa chọn nhân bản; quả thật người Kitô hữu có rất ít điều thú vị trên “mảnh đất đời người” có thể chia sẻ với những người ngoài Kitô giáo, ngoại trừ việc truyền đạo một cách “thẳng thừng”… Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi đếm các đầu sách tôn giáo trong các nhà sách hiện nay. Chúng ta chỉ có những nhà trí thức là người Công giáo chứ chẳng có, hoặc có rất ít, nhà “trí thức - Kitô giáo”… Hình như, trong tình hình hiện tại của Giáo hội, chỉ có “nhân bản” và “Kitô giáo” đứng cạnh nhau chứ không có “nhân bản - Kitô giáo”; “Kitô giáo là giáo lý Kitô giáo”, và “nhân bản là nhân bản”... Chúng ta cũng có thể thấy, trong những nhà sách công giáo, những bức ảnh nghệ thuật, những hình thêu chữ thư pháp... đầy những chữ : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín… mà chẳng hề có được những khái niệm diễn tả giá trị căn bản của Kitô giáo như : “sống với”, “trung tín trong dòng lịch sử”, “dấn thân”, … 
- Nguy hiểm hơn cả, chúng ta có thể thấy rất nhiều những người Kitô hữu, và cả các “chức sắc” Công giáo, trong cuộc sống hằng ngày, đã chọn lựa lập trường, trình bày những suy tư, thể hiện trong ứng xử về những chuyện đời thường theo một tinh thần, theo tôi, chẳng có một chút gì là tinh thần Kitô giáo cả. Điều muốn nói ở đây, không phải là những hành vi xấu xa, tội lỗi, nhưng là những điều tốt, hoặc những điều bình thường. Chẳng hạn vẫn có những nhà giảng thuyết cho rằng : hôn nhân giết chết tình yêu; sau khi cưới, người ta chỉ còn sống với nhau vì cái “nghĩa”…; chẳng hạn vẫn có những người Kitô hữu tìm sự bình an bằng cách chọn lối sống “đừng đụng gì đến ai” để khỏi phiền hà; hoặc chọn sống cuộc đời mình, một cách chính yếu, theo một kỹ thuật sống nào đó chứ không phải là khả năng sống-với người khác trong một cuộc phiêu lưu; chẳng hạn có nhiều người vẫn hãnh diện vì có những “thằng lính” của tao, tao nói gì là nó làm răm rắp…
Có một lần, trong một lớp của các tu sĩ, tôi ra đề tài thi cho một lớp Triết Học Nhập Môn như sau : “Hãy nói lên châm ngôn sống của bạn và giải thích tại sao bạn chọn câu châm ngôn ấy”. Thật đáng buồn khi hơn một nửa lớp trình bầy những châm ngôn sống của mình đại khái như : “Học, học nữa, học mãi”; “Đi một đàng học một sàng khôn”; “uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói”… nghĩa là những châm ngôn sống chẳng hề có một chút gì là nẻo đường của tình yêu, hoặc phát xuất từ tình yêu của Chúa Kitô, mà chỉ là những kỹ thuật sống cho riêng mình.
Trong bầu không khí ấy, tư tưởng của cha Anthony de Mello được mặc sức tung hoành. Theo tôi, trừ một vài cuốn như “Tiếp Xúc Với Thiên Chúa” …, tư tưởng của cha Anthony nói chung tràn ngập thứ linh đạo “giác ngộ” chứ không phải linh đạo “sống-với”, khai mở con đường giải thoát bằng đường lối “trầm mặc” chứ không phải đường lối liên đới, hiệp thông của truyền thống Do Thái - Kitô giáo… Quả thật là liều lĩnh khi động vào một “tượng đài” như Anthony de Mello, nhưng tôi không thể ngăn được cảm nghĩ về một sự trống vắng giá trị nhân bản Kitô giáo khi thấy “hiện tượng Anthomy de Mello” trong sinh hoạt của Giáo hội Việt Nam.
Ơn cứu độ duy nhất nơi Đức Giêsu Kitô chắc chắn không phải là một lô cốt ngăn chận dòng văn hóa của nhân loại, cũng không phải là một con đường song song với chuyện đời thường, song song với những diễn tiến chính trị, kinh tế, khoa học, môi trường,… và nhất là song song với văn hóa của con người. Ơn cứu độ duy nhất nơi Đức Kitô chính là trục cứu độ có khả năng khai mở con đường thành tựu chân chính cho tất cả thực tại trần gian. Khẳng định ơn cứu độ duy nhất nơi Đức Giêsu không có nghĩa là coi những sự khác như một thứ “không cần thiết cho phần rỗi”; nhưng là khăng định chính Thần Khí của Chúa Kitô giúp con người có thể tìm được một nguồn mạch phong phú và chân chính cho những giá trị nhân bản của đời sống con người.
Riêng với người Kitô hữu, tình trạng thiếu một hệ giá trị nhân bản Kitô giáo, đời sống đức Tin dễ rơi vào tình trạng “Hồn Trương Ba da Hàng Thịt”, hoặc tình trạng sống “nhân đức chịu vậy”; nghĩa là sống đời sống đức Tin như một dị vật trong chính tâm hồn của mình; sống đức Tin không phải bằng một sự thú vị của tinh thần Kitô giáo, không phải bằng một lòng khát khao do “nét đẹp” của đời sống con Chúa, nhưng bằng một sự ép uổng khiên cưỡng của “nhân đức chịu vậy”.
4.3. Thiếu nền tảng cá nhân trong sự sống đức Tin
Trong đời sống Giáo hội Công giáo Việt Nam hiện nay, sự tự do của con cái Chúa gần như đã biến mất. Một số nhỏ tín hữu mắc bệnh bối rối, nhìn đâu cũng thấy tội; một số đông hơn giữ luật một cách hình thức, tin cậy một cách máy móc vào các nghi thức, vào những phương cách kiếm được ơn phúc mà không để ý đến tấm lòng thành; phần lớn các tín hữu Công Giáo Việt Nam sống đạo như một khuôn khổ phải chấp nhận chứ không phải là niềm vui được là con cái Chúa và thể hiện trách nhiệm của mình với cộng đoàn Giáo hội.
Trong đời sống đạo, người tín hữu không được dành cho một khoảng tự do nào để có thể nhận định bằng suy tư của mình, để sáng tạo thái độ trung tín của mình với Chúa, để sống với Chúa bằng chính cá tính và hoàn cảnh riêng của mình. Mọi sự đều được qui định sít xao. Không lạ gì khi người tín hữu Việt Nam chỉ biết đọc kinh mà không biết cầu nguyện, không sống nổi những giây phút thinh lặng vắn vỏi[13] và phải lấp đầy bằng một sinh hoạt nào đó.
Những điều ấy làm cho người Kitô hữu sống đạo dúm dó như một kẻ nô lệ, đành phải tính toán chi li tội phúc, đành chọn thái độ nhắm mắt chu toàn lề luật để bảo đảm an toàn... Nỗi sợ giết chết tự do; và không có tự do, con người không còn sống xứng đáng phẩm giá làm người, nhất là phẩm giá những người con cái tự do của Thiên Chúa[14]. Thật là sỉ nhục cho một đất nước tự do dân chủ khi mà những người dân phải giải quyết những vấn đề bình thường của mình bằng đủ thứ “chui” ! Cũng thế, thật là sỉ nhục cho Giáo hội Chúa Kitô khi mà người tín hữu sống sợ hãi, dúm dó trước mặt Chúa; giáo dân sợ hãi, dúm dó trước các đấng bậc; các tu sĩ sợ hãi, dúm dó trước các vị có trách nhiệm !
Trong khi đó, đỉnh cao của ơn cứu độ chính là Thiên Chúa cho con người được trở nên con cái, được đồng thừa tự với Đức Kitô. Phẩm giá ấy phải làm cho người Kitô hữu được sống hiên ngang như con cái tự do của Thiên Chúa :
Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. Vì Thần Khí mà anh em đã lãnh nhận được, đâu phải là tinh thần nô lệ, khiến anh em phải sợ sệt như xưa; nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên : ‘Áp-ba ! Cha ơi ! chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa. Vậy đã là con, thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế, thì tức là đồng thừa kế với Đức Kitô. . . [Rm 8, 14-17]

4.4. Nguy cơ trong thái độ của các linh mục
- Giản lược vai trò người mục tử trở thành nhà quản trị như một công chức.
- Giản lược chức năng mực tử thành tổ chức sự kiện.
- Khẳng định lập trường của mình với giáo dân như một sự đối đầu hàng ngang
- Không nhận ra hoạt động của Thánh Thần nơi “cảm thức đức Tin trong Giáo hội”.
4.5. Vài đề nghị nhỏ
* Tìm lại khả năng “cử hành cuộc sống”
Con người là tinh thần nhập thể, con người không phải là thiên thần mà cũng không phải là con vật; con người không thể chỉ là "vật" mà cũng không thể chỉ là "tâm"... Có nhiều khi yếu tố "vật" ảnh hưởng sâu xa; và cũng có khi yếu tố "tâm" giúp người nào đó vượt thắng được thách đố khó khăn. Mỗi người có trải nghiệm riêng của mình và không dễ tìm được một thái độ đúng đắn trong nền tảng siêu hình của phận người.
Thực sự, nơi con người, vẫn có một sự "tôn nghiêm" sâu ẩn. Chỉ có yếu tố "tâm" mới gợi mở được cho sự "tôn nghiêm" nơi phẩm giá con người, nên "tâm" luôn phải quan trọng hơn "vật". Sức sống “tự nhiên” của con người lệ thuộc nhiều vào cách tìm được giao điểm chính xác giữa "tâm" và "vật".
Tuy vậy, với niềm tin Kitô giáo, "tâm" của con người không phải toàn quyền tự do sáng tạo ý nghĩa cách vu vơ, theo kiểu tự do ngẫu hứng, vì trong con người còn có yếu tố "linh". Con người là "hình ảnh Thiên Chúa" và con người cần khám phá ý nghĩa chân thực mà Chúa đã ghi khắc trong chính mình và nơi sự vật. Trên bình diện ơn cứu độ, theo Thánh kinh và Truyền thống Kitô giáo, vị thế con người còn có một sự tế nhị đặc biệt khác - sự tế nhị cần phân biệt nhưng lại không được tách biệt - giữa trật tự siêu nhiên và trật tự tự nhiên nơi con người. Đứng trước hai khuynh hướng, khuynh hướng bi quan của thần học Tin Lành và khuynh hướng duy tự nhiên của thế giới hiện đại, thần học Công giáo khẳng định vận mạng con người thiết yếu cần được cứu độ do ơn huệ tặng không có tính siêu nhiên của Thiên Chúa (ân sủng); ơn huệ siêu nhiên ấy không phản lại tự nhiên, nhưng bổ túc và hoàn thiện đối với tự nhiên.
Trong đời sống của người Kitô hữu, chắc chắn cần phải đề cao ơn huệ tặng không và tính ưu việt của ân sủng; nhưng điều đó không có nghĩa phải hạ thấp trật tự tự nhiên. Người Kitô hữu và cũng không được coi trật tự siêu nhiên như một yếu tố xa lạ, bên ngoài hoặc bên cạnh trật tự tự nhiên; cũng như không được lấy siêu nhiên thay thế tự nhiên. Thực ra không thể có siêu nhiên nếu không dựa trên tự nhiên...
Đây cũng là một vị thế vô cùng tế nhị của "thân phận" con người... Đã có thời người ta "làm thánh mà quên làm người"; rồi người ta lại thay đổi để "làm người trước khi làm thánh", như thể con người có thể làm người được mà không cần tới sức mạnh của ân sủng ... Không ít trường hợp người tín hữu lựa chọn, tính toán cuộc đời mình hoàn toàn theo lẽ tự nhiên; và cũng không ít hơn những trường hợp người ta lạc vào yếu tố siêu nhiên mà quên đi thực tại tự nhiên, biến đạo của Chúa thành một thứ "đạo thiêng liêng" ...
Như thế, trong hành trình đức Tin, người Kitô hữu vừa phải rất tôn trọng những quy luật trong trật tự tự nhiên, lại vừa khao khát, luôn mở ra với những khao khát siêu nhiên mà tự sức con người không thể đạt tới được. Người Kitô hữu vừa phải nỗ lực, tập nhân đức, giữ luật lệ... nhưng lại vẫn luôn mong chờ "thời cơ" (kairos) Chúa ban, mở ra với huyền nhiệm của ân sủng nơi cộng đoàn cũng như nơi cá nhân mỗi người.
Ở đây, chúng ta nhận ra tính toàn diện trong “cơ cấu” của thái độ tin. Trong “qui chế hiện hữu” của con người, sự sống thật được thể hiện trong khả năng tìm được “ý nghĩa nội tâm” hàm chứa trong “chất liệu” ít nhiều có tính vật chất. Trong “qui chế hiện hữu” của một Kitô hữu, sức sống phong phú của được thể hiện khi con người tìm gặp được giao điểm giữa “vật”, “tâm” và “linh”.
Trước sự xô bồ của cuộc sống hôm nay, người Kitô hữu nói chung và các linh mục nói riêng cần tìm được một phương cách “cử hành cuộc sống” để tìm thấy nguồn sức sống chân thực.
* Tìm lại phương pháp đọc dấu chỉ
Trong nhiệm cục cứu độ Do Thái – Kitô giáo, Thiên Chúa dấn thân vào lịch sử, cũng vào từng bước hành trình của mỗi cá nhân. Điều chính yếu để sống đức Tin là khả năng đọc dấu chỉ để khám phá ra thánh ý của Chúa trong hành trình cuộc đời, qua những thách đố, những sự kiện, những vấn đề của đời sống thường ngày.
Làm sao ta có thể biết đâu là ý Chúa ?
Câu hỏi này toát lược vị thế căn bản của đời sống đức Tin theo truyền thống Do Thái - Kitô giáo. Một cách nào đó, ta có thể nói lối sống của đức Tin chính là lối sống lần mò trong đêm tối của trần gian, nhưng được ánh sáng của Chúa như ánh chớp lập loè soi lối. Vinh quang của Chúa không thường trực và sáng ngời nhưng chỉ là “dấu chỉ” lấp lánh trên hành trình trần gian. Thái độ của đức Tin khác với, hay đúng hơn là ngược với lối nắm bắt một sự hiểu biết vững bền như một nguyên tắc hay như một khái niệm trừu tượng có khả năng toát lược toàn bộ những sự việc đơn lẻ. Thái độ của đức Tin chính là khả năng đọc dấu chỉ nơi sự kiện đơn lẻ và tìm thấy ánh sáng lập loè của Chúa trên hành trình của đêm tối.
Dấu chỉ là một từ ngữ quan trọng trong lịch sử ơn cứu độ và trong đời sống Giáo hội, đặc biệt từ Công đồng Vatican II. Khả năng đọc dấu chỉ là một biểu lộ cụ thể của sức sống đức Tin. Tuy nhiên, trong thời đại Tân ước, việc đọc dấu chỉ luôn phải thể hiện một tiêu chuẩn căn bản, đó là đọc mọi dấu chỉ dưới ánh sáng của dấu chỉ chính hiệu là “dấu chỉ Giôna”, dấu chỉ Đức Giêsu trong cuộc Tử nạn và Phục Sinh.
Tất cả Kinh thánh đều hướng tới Đấng Mêsia. Trong cuộc đời Đức Giêsu là Đấng Mêsia Thiên Chúa trao ban, điều quan trọng nhất chính là cuộc Tử nạn và Phục sinh của Ngài. Do đó, trình thuật Tử nạn và Phục sinh chính là trọng tâm của toàn bộ Sách thánh; và tất cả lời rao giảng Kitô giáo có thể nói không là gì khác hơn loan báo Đức Giêsu đã chết và đã phục sinh. Cũng vậy, mọi bí tích không là gì khác hơn “ướm” mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh của Đức Giêsu Kitô vào những thực tại khác nhau trên hành trình đức Tin.
Do đó, chính khi ướm mọi biến cố, mọi sự việc vào cuộc Tử nạn và Phục sinh của Đức Giêsu mà người tín hữu có thể đọc ra được ý nghĩa dấu chỉ chân chính nơi những biến cố và mọi sự việc trần gian.
* Tìm lại ý nghĩa đức Cậy
Thiếu chất liệu cuộc đời, thiếu quá trình lịch sử, thiếu bề dầy nghĩa tình được đan bện bằng những sự kiện và biến cố thật, đức Tin và cả tình yêu của người tín hữu luôn có nguy cơ lãng mạn. Chiều kích đức Cậy chính là khám phá ra một Thiên Chúa đồng hành với mình, nâng đỡ, soi sáng, chữa trị vết thương cho mình trên hành trình gai góc của cuộc đời. Với đức Cậy, người Kitô hữu mới "đặt chân mình xuống đất", khám phá ra sự hiện diện của Chúa trong mảnh đất đời người; đồng thời có thể khám phá những hạt men Nước Trời trong địa tầng cuộc sống thật.
Người tín hữu thường đến với Chúa, đến với Đức Giêsu với lòng Tin và Mến, nhưng bỏ quên đức Cậy. Niềm Tin-yêu ấy không có chân đứng trên "mặt đất", nên rất thường là những tình cảm bay bổng nhưng luôn có nguy cơ ngẫu hứng và có thể dễ dàng gẫy cánh. Thứ tin-yêu ấy giống như tình yêu trong chuyện cổ tích. Trong khi đó, đức Tin trong truyền thống Sách thánh thiết yếu mang tính lịch sử.
Một hoàng tử kia, nhìn thấy bức hình một nàng công chúa  tuyệt đẹp nên đem lòng yêu mến. Hoàng tử lên đường tìm kiếm. Hành trình ấy trải qua bao nhiêu khó khăn, gian khổ và cả hiểm nguy tới tính mạng. Cuối cùng hoàng tử tìm được cô công chúa trong mộng của mình...  Đó là tình yêu cổ tích !
Chuyện đời chân thật hơn là thế này : chàng hoàng tử vào rừng săn bắn. Chàng bị ngã ngựa, gẫy chân bên bờ suối... Một cô thôn nữ đã đưa chàng về nhà, chăm sóc vết thương, tận tụy lo cơm nước...  Rồi hai người yêu thương nhau... Đây là tình yêu chân thật !
Trong nhiệm cục cứu độ của Thiên Chúa, con người chỉ là mình trong dòng lich sử; và Thiên Chúa cũng tỏ chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa cứu độ trong dòng lịch sử. Dân Israel luôn được các ngôn sứ kêu gọi : hãy nhớ lại những kỳ công dấu lạ Thiên Chúa đã làm đối với cha ông họ (Xc : 1 Sb 16,12; Dnl 7,18; 8,2; 32,7; Gdt 8,26...; và Thiên Chúa cũng luôn nhớ đến những gì Ngài đã giao ước để tiếp tục phù trợ dân (Xc. St 9,15; Xh 2,24; 6,5; Lv 26,45;... ). Thiên Chúa trong Kinh thánh không chỉ là một Thiên Chúa siêu việt. Ngài siêu việt nhưng lại dấn mình vào dòng lịch sử, Ngài siêu việt nhưng lại kiên nhẫn từng bước đồng hành với con người để con người được lớn lên, lớn lên một cách lịch sử, lớn lên như một sự trưởng thành đích thực, lớn lên từ chính đôi chân của mình. Ơn cứu độ của Thiên Chúa không từ trên trời rớt xuống, nhưng được gieo mầm, sinh sôi và lớn lên trong dòng lịch sử. Chính trong dòng lịch sử cụ thể ấy, ơn cứu độ của Thiên Chúa được tỏ hiện và dân cũng thể hiện lòng trung tín chân thật với Chúa. Đó cũng luôn là cách thức sống đức Tin của người Kitô hữu trong chế độ Tân ước; với mỗi người cùng vậy và với toàn thể nhân loại cũng vậy.
Để có một đức Tin vững mạnh, không thể chọn thái độ “đóng cửa”, đóng cửa nghi lễ phụng vụ với những diễn biến thực của cuộc sống hằng ngày; đóng cửa đời sống thánh hiến với những vui buồn rất thực của một đời người; đóng cửa đời sống đều đặn của tu viện với máu và nước mắt trong cuộc sống xã hội; đóng cửa đời tu với những tình nghĩa gia đình…

Kết luận

Chân thiện mỹ không phải ở trên cõi cao xa mà chỉ có ai tài hơn người, đức hơn người, địa vị hơn người mới đạt được. Chân thiện mỹ nằm ở địa tầng sâu xa trong cuộc sống. Trong cái ăn, cái ở, cái chơi, cái vui, cái sống, cái làm việc; và cả trong cái đau, cái sợ, cái ghen ... thường ngày đã đầy tràn ánh sáng chân thiện mỹ mà nhiều người không nhìn thấy. Ăn với lòng tri ân, sống như một niềm vui, ghen như khát vọng được chấp nhận ngã vị của mình, làm việc như một sức sống đang vươn lên... tất cả những điều đó quá đầy đủ giá trị chân thiện mỹ. Một cái nhìn thanh thản và đơn sơ có thể cho ta thấy một nét đẹp trong người nông dân lấm lem bùn lầy; có thể cho ta thấy sự thiện tinh tuyền trong hình ảnh bà mẹ với những công việc phù du nhất; có thể cho ta thấy chân lý là niềm vui rộn ràng khi người cha hiểu ra quy luật "con hơn cha là nhà có phúc"... Chân thiện mỹ thật ra quá đơn giản, quá mộc mạc, quá gần gũi; chân thiện mỹ có dáng vẻ quá bình thường hoặc quá tầm thường trong một xã hội tranh đua để thăng tiến.
Đức Phanxicô, trong thông điệp Laudato Si đã viết những lời tuyệt diệu như sau :
Linh đạo Kitô giáo đề xuất một cách nhìn khác về phẩm chất cuộc sống, khích lệ một lối sống ngôn sứ và chiêm niệm, có khả năng vui hưởng cách sâu xa sự tự do thoát khỏi nỗi ám ảnh về tiêu thụ. Chúng ta cần học lấy bài học cổ xưa trong các truyền thống tôn giáo cũng như trong Kinh thánh, xác tín nguyên tắc "ít là nhiều" (less is more). Cơn lũ liên tục của những hàng hóa tiêu dùng mới có thể làm hư hỏng tâm hồn và cản trở chúng ta trân trọng mỗi sự vật và mỗi khoảng khắc. Hiện diện cách thanh bình với mỗi thực tại, cho dù nó nhỏ bé thế nào, đều mở ra cho chúng ta những chân trời hiểu biết và hoàn thiện bản thân. Linh đạo Kitô giáo đề nghị một sự trưởng thành mang dấu ấn tiết độ và hạnh phúc với những gì bé nhỏ (LS số 222).
Đời sống như thế diễn tả một thái độ đặc biệt của người tín hữu, thái độ trung tín trong việc nhỏ, trong khả năng và giới hạn của mình; và những điều đó được thực hiện trong lòng khao khát, ước mơ những chuyện lớn lao mà Thiên Chúa sẽ làm. Thái độ trung tín như thế làm cho người môn đệ không phải “cúi gầm mặt” vào những sự vật, những sự vật “buồn nôn” của cuộc sống, mà là ngẩng cao đầu để trông chờ Tôn Chủ của mình. Người ta có thể thấy một thứ “nội lực đan tu” nơi những đan sĩ chân chính. Sức mạnh được thể hiện ở chỗ, thay vì ngóng chờ hiệu năng của công việc và rơi vào tình trạng sốt ruột hay nản chí, thì người đan sĩ dâng lên cho Chúa mọi công việc nhỏ nhặt của mình. Người đan sĩ có khả năng "cử hành" từng chi tiết của cuộc sống, có khả năng "gồm gói" giá trị siêu việt, chân trời tuyệt đối vào trong từng bước chân, từng lời nói, từng hành vi nhỏ bé thường ngày. Chính sự “gắn liền” từng bước hành trình với trời cao giúp cho người đan sĩ trân trọng từng công việc và tìm thấy một sự nhẫn nại vô bờ.
Một cách nào đó, cung cách ấy không khác lắm với thái độ của người thiền sư. Tuy nhiên, đối với người Kitô hữu, đây không phải là một hành vi phát xuất thuần tuý từ nội lực, được soi sáng nhờ ánh sáng giác ngộ về tính cách hoà đồng của toàn thể vũ trụ, mà là một thứ nội lực phát xuất từ lòng trung tín “hướng thượng” và từng bước vươn lên đến Đấng là nguồn cội của bản ngã.

 

Tài liệu tham kho


Johann Figl, đề mục « Sécularisation » trong Dictionaire de Théologie, sous la direction de Peter Eicher, Les Éditions du Cerf, Paris 1988.
Joseph Ratzinger, ĐứcTin Kitô giáo, Hôm qua và Hôm nay. NXB Tôn giáo, Hà Nội 2009
Lê Minh Thông, Yêu và Ghét trong Tin mừng Gioan.
Nguyễn Xuân Nghĩa, Tôn giáo và quá trình thế tục hóa, Tạp Chí Xã Hội Học số 1 [53], 1996, trang 8-14
Piana Giannino, đề mục Sécularisation trong Dictionaire de Théologie chrétienne, Édition francaise dirigée par Joseph Doré, Desclée.
Tài liệu Khoá Thường Huấn 4 cho các nhà đào tạo ứng sinh linh mục tại Việt Nam, đề tài “Thế tục hoá và việc đào tạo linh mục tại Việt Nam”, từ 6-18/7/ 2014 tại Đà Lạt, Việt Nam.





[1] Bài này tác giả đã chia sẻ thường huấn tại Gp. Xuân Lộc 5-6/02/2018
[2] X. Johann Figl, đề mục « Sécularisation » trong Dictionaire de Théologie, sous la direction de Peter Eicher, Les Éditions du Cerf, Paris 1988, p. 695.
[3] X. T Goffi, đề mục « Homme spirituel », Dictionaire de la vie spirituelle, Cerf, Paris 1987.
[4] X. Johann Figl, Sđd, trang 696.
[5] Xc.  Joseph Ratzinger, Chân Lý của Kitô giáo, bài nói chuyện tại buổi hội thảo do Đại học Paris IV- Sorbonne, từ 25 đến 27 /11/1999.
[6] Joseph Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, NXB Tôn giáo, Hà Nội 2009, trang 143
[7] Joseph Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, sđd, tr. 155
[8] Gilles Berceville, OP. Khái Niện Thế Tục hoá và những vấn đề liên quan, bài thuyết trình trong hội thảo Đà Lạt
[9] X. Kinh thánh, sách Sáng Thế, chương I.
[10] Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục V Vui Mừng và Hy Vọng, số 36; bản dịch của Giáo Hoàng Học Viện Pio X, 1972.
[11] Phần này, xin coi Giuse Lê Minh Thông OP, YÊU và GHÉT trong Tin mừng Gio-an, phần I, Trung Tâm Học Vấn Đa Minh 2009, trang 78-160.
[12] Joseph Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo Hôm Qua và Hôm Nay, Nxb. Tôn Giáo, trang 355-359
47* Chú thích theo bản văn Công Đồng :
Sống trong thế giới tín hữu phải tránh hai thái độ sai lầm : 1) bỏ sót công việc trần thế để chỉ lo cho việc đạo đức; 2) chìm đắm trong công việc trần thế và coi công việc này như không có liên quan gì đến việc đạo đức.
Qua cả hai sự sai lầm trên, người ta tách biệt đời sống tôn giáo và đời sống nghề nghiệp hay đời sống trần thế nếu nói rộng hơn (cuộc giải trí, văn hóa…) và lại hành động theo luân lý cá nhân (số 30).
Đức Tin phải ảnh hưởng trên cả đời sống và ta phải đem tinh nhần Phúc Âm vào công việc trần thế: vào nghề nghiệp, vào giao thiệp với người khác, vào văn hóa, vào cuộc giải trí v.v… “Đối với người Kitô hữu, xao lãng bổn phận trần thế tức là xao lãng bổn phận đối với những người lân cận và hơn nữa đối với chính Thiên Chúa, khiến phần rỗi đời đời của mình bị đe dọa”: vì bổn phận trần thế là phương tiện để thực hành đức mến đối với anh em và đối với Thiên Chúa. Không thực hành đức mến tức là phạm đến toàn thể bộ luật (x. Gal 5,14). Cho nên kẻ nào xao lãng bổn phận trần thế hay là tách rời nó khỏi ảnh hưởng của tinh thần Phúc âm tức là người không sống đạo, họ không phải là người Công giáo.
13 Xem Dth 13, 14.
14 Xem 2Th. 3, 6-13 ; Eph 4, 28.
15 Xem Is 58, 1-12.
16 Xem Mt 23, 3-33 ; Mc 7, 10-13.
[13] Chẳng hạn, trong Thánh lễ, phút thinh lặng sau các bài đọc, sau bài giảng, sau rước lễ.
[14] Xc. Nguyễn Trọng Viễn, Những Căn Bệnh Trầm Kha trong Đời sống Đức Tin, trang 116-119.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn