Mùa Chay, Có Thể Bạn Chưa Biết

 Fr. Joseph Nguyễn Văn Hiển, op.

Dẫn nhập

Năm mươi ngày ca mùa Phục Sinh được chun b bi một thời gian bn mươi ngày (Quadragesima) để cử hành s kin đó[1]. Chúng ta gi đây là thi k tin Vượt Qua, hoặc theo cách gọi sau này là Mùa Chay. Tuy nhiên, nếu trong by tun l hi Phục Sinh, thì thi gian dành cho vic chun b cho vic c hành này không mang cùng mt tm quan trng.

I.- THỜI GIAN TRƯỚC LỄ PHỤC SINH

Chúng ta s thy Mùa Chay Rôma xuất hiện cùng vi nhng yếu t thc hành liên h cht chẽđến các d tòng, và chúng ta gi đó là “thi gian sát hch. Đây cũng là thi gian dành cho các ti nhân thc hành vic phi đền ti công khai, đểđược giao hòa vào chiu ngày Th Năm Tun Thánh. Nhng thc hành thu ban đầu bao gm c vic ăn chay cách nghiêm ngt.

1.- Ăn chay – cầu nguyện

Lúc ban đầu, vic ăn chay trong Tun Thánh đãđược thiết lp và nó cho thy s chun b này được đánh giá cách tích cực và phù hp (thế k th III) trong hoàn cảnh. Vic ăn chay được tuân gi cách nghiêm túc : chỉăn mt ba trong mt ngày vào lúc kết thúc ca ngày; ngoài ra vào ngày th Sáu Tun thánh thì không dùng bt k mt th thc phm nào, và vic này kéo dài sang c ngày th By Tun thánh.

Rôma cũng nhn biết vic ăn chay trong 3 tun trước khi gn kết vào 40 ngày vn đã được thc hành ti Ai cp và mt s nơi khác vào thế k th IV[2]. Thời gian bt đầu việc ăn chay trong 3 tun là t ngày 1 tháng 3 cho đến c hành Vượt Qua[3]. Nhưng vào thế k th V hình thc ăn chay dường nhưđược kéo dài ra trong 40 ngày (tc trong 6 tun)[4]. Điu này được chng thc qua chng tá ca Đức Leo C (+ 461), khi ngài đã cho thc hành Rôma sáu Chúa nht trước l Vượt Qua, 40 ngày trn vi Chúa nht, dĩ nhiên vào Chúa nht thì không ăn chay[5]. Vào thế k kế tiếp, người ta đã mun lit kê 40 ngày ăn chay mt cách hiu qu vàđã bt đầu vào ngày th 4 trước đó. Vic thc hành này được thc hành cách tích cc trong c 10 thế k[6], ngoi tr nhng trường hp bnh tt cn phi được chăm sóc theo s cân nhc ca người có thm quyn (bác sĩ và giáo quyền).

Lịch sử cũng cho biết rằng, vic ăn chay trong 40 ngày đã được thực hành vi mt s người vào ngay ngày hôm sau của l Hin Linh, nhm tưởng nh 40 ngày Đức Giêsu được dẫn vào trong hoang địa sau khi đã lãnh nhn phép thanh ty của Gioan Tiền hô. Tuy nhiên, người ta đã nhanh chóng tách vic thc hành này ra khi biến c Hin Linh, và lo lng hướng đến biến c Vượt Qua. Mùa Chay kết thúc vào ngày Th Năm Tun thánh, vì nhường ch cho vic c hành Tam Nht Vượt Qua (Triduum pascal).

Sáu tun l cu nguyn vàđền ti ca Mùa Chay to ra mt khung cnh cho vic chn la nhng giai đoạn kế tiếp ca vic chun b cho nhng d tòng, nhng người s nhn lãnh bí tích thanh ty trong đêm Phục Sinh. Vì thế, Mùa Chay tr thành đối vi tt c các cng đoàn kitô hu, mt hành trình tâm linh vi nhng thành viên d tòng ca h, được theo dõi bi nhng người có trách nhim và nhng bài giáo lý.

2.- Vic chia s

Vic chia s vi người khác trong thi gian Mùa Chay được coi như là mt bn phn. Và nó kết hp vi vic ăn chay và cu nguyn. Hình thc này vn còn được thc hin ngày nay trong đời sng kitô hu chúng ta. Vic thc hành chia sẻđược thy t thi Đức Giáo hoàng Lêo C khi ngài đề cp đến nhng giáo hun ca thánh Augustino (350-430) hay ca thánh Gioan Kim Khu (344-407) đối vi tín hu là“đừng làm ngơ vi 3 khía cnh mà nó không th tách ri ra khi nhng giáo hun ca Chúa” (Mt 6,1-18).

Nhng cuc t hp cu nguyn và lng nghe Li Chúa được nhân lên gp bi. Cui cùng, vic ăn chay vàđền ti đôi khi có th kéo dài cho đến 9 tun l trước l Vượt Qua[7].

3.- Khai mở Mùa Chay bằng thứ Tư Lễ tro

Ở Rôma, yếu tố đặc trưng căn bản của Mùa Chay được bắt đầu bằng một cuộc rước[8] trước khi diễn ra thánh lễ. Cuộc rước này bao gồm những người sẽ lãnh nhận việc giao hòa vào ngày thứ Năm Tuần Thánh và cả những dự tòng, những người sẽ lãnh nhận bí tích khai tâm Kitô giáo vào đêm Vượt Qua. Đó là cuộc rước đèn tội.

Thật vậy, một cuộc rước đền tội hướng dẫn dân chúng đến nơi quy tụ, hoặc đó là “một sự qui tụ” tại vương cung thánh đường vào khu vực cử hành thánh thể. Sách lễ Rôma cho đến năm 1974 vẫn còn giữ một đề nghị dành cho nhà thờ chính cho mỗi ngày của Mùa Chay, vốn đã bị bỏ quên trong nghiên cứu từ thế kỷ XII.

Thánh lễ ngày thứ Tư lễ Tro cũng là lúc bắt đầu cho việc ăn chay (in capite ieiunii) bao gồm trước hết là lời mời gọi của ngôn sứ Giô-en cho một cuộc cử hành cộng đoàn về sự sám hối và sự hoán cải (Ge 2,12-18), kế đến là lời huấn dự của thánh Phaolô về việc giao hoà với Thiên Chúa vì, “đây là thời gian thuận tiện và là thời gian của ơn cứu độ” (2Cr 5,20; 6,2). Cuối cùng, là dựa vào bản văn Tin Mừng, vốn cần phải được đặt nền cho một sự tuân giữ với ba việc cần làm của Mùa Chay : bố thí, ăn chaycầu nguyện (Mt 6,1-18). Trong những quốc gia gần với Đức, nơi dân chúng chẳng bao giờ hiểu tiếng latin, ngay từ thế kỷ IX và X, người ta đã hài lòng thêm vào tiến trình những bản văn Phụng vụ : Đó là những việc thăm viếng ngôi mộ của các thánh nữ vào buổi sáng Phục Sinh và cũng như việc bỏ tro lên đầu vào khởi đầu Mùa Chay: “Hãy thay đổi trang phục, hãy phủ lên thân mình tro bụi và thắt lưng, hãy ăn chay và khóc than trước Thiên Chuá”.

Ở Rôma, người ta đã hát trong cuộc rước hướng về vương cung thánh đường Santa Sabina. Ở đó, hát trở thành hành động hiệu quả của việc đền tội.

Người ta dành riêng trước tiên cho các hối nhân, những người đang chờ cho việc hoà giải vào thứ Năm Tuần Thánh, cử chỉ tiếp nhận tro; kế đến là toàn dân, bao gồm cả hàng ngũ linh mục với giám mục nhận lãnh tro trên đầu. Người ta cũng nhanh chóng đón nhận hình thức này tại Rôma, và hình thức này cuối cùng đã tồn tại cho đến ngày nay.

4.- Năm Chúa nhật của Mùa Chay

Trong mỗi Chúa nhật của năm Chúa nhật Mùa Chay bày tỏ một đặc tính riêng. Giống như người ta đã làm thời thánh Léon Cả, vào Chúa nhật thứ nhất, người ta đọc trích đoạn Tin Mừng Đức Giêsu bị cám dỗ trong sa mạc. Trong Chúa nhật thứ hai là bản văn về Chúa biến hình (theo thánh Matthêu hoặc Marcô hoặc Luca). Bóng tối và ánh sáng, sự tiếp cận là một biểu tượng của việc bước đi của dân Thiên Chúa đến biến cố Vượt Qua.

Ba Chúa nhật tiếp theo trong năm A được tiếp tục bởi những bản văn Tin Mừng căn bản về giáo lý của việc rửa tội: 1).- cuộc gặp gỡ Đức Giêsu của người Samaria (Ga 4,5-42), chung quanh chủ đề Nước hằng sống; 2)- việc chữa lành người mù từ thuở mới sinh (Ga 9,1-41), xoay quanh chủ đề ánh sáng; 3)- biến cố Phục Sinh của Lazare (Ga 11,1-45), xoay quanh chủ đề sự sống vĩnh cửu.

Hẳn nhiên các bài đọc Tin Mừng này có thể được thay thế bởi những năm khác như phần ơn gọi về việc siêu tôn Đức Kitô trên thánh giá (B) và lòng thương xót mà Người trao tặng kẻ tội lỗi (C) qua bài Tin Mừng Người cha nhân hậu.

Trong mỗi Chúa nhật, bài đọc thứ nhất nhằm nhắc lại những bước chính của lịch sử cứu độ, nguồn gốc về các ngôn sứ. Bài đọc trong thư Tông đồ theo các Chúa nhật làm sáng tỏ bài đọc Tin Mừng. Mỗi Chúa nhật của Mùa Chay được đi kèm theo với một Kinh Tiền tụng liên quan đến Tin Mừng của năm A. Một kinh nguyện khác tóm lược tất cả sự nhiệm mầu của Mùa Chay.

Hằng năm, lạy Chúa, Người ban cho dân kitô hữu việc sửa soạn để mừng lễ Vượt Qua trong niềm vui của trái tim tinh tuyền; trong mọi hoàn cảnh, khi chuyên tâm vào lời cầu nguyện và làm chứng cách tốt nhất về tình yêu của Chúa cho người bên cạnh, các tín hữu trung thành với các bí tích mà nhờ đó họ được tái sinh, xin cho họ được hưởng trọn ân sủng mà Người đã chuẩn bị cho con cái Người.

Những dự tòng không thể bị quên trong lời cầu nguyện của Giáo hội. Trong các Chúa nhật thứ 3, thứ 4 và thứ 5 có một lời cầu nguyện riêng, đặc biệt nói về họ.

Phụng vụ của các tuần trong Mùa Chay cũng phong phú như các Chúa nhật. Người ta đã cố gắng cung cấp những bản văn tốt nhất cho việc suy niệm hằng ngày qua những bản văn của các Giáo phụ, và được đề nghị trong các bài đọc Kinh Sách.

II.- TUẦN THÁNH

Như một cầu nối của Mùa Chay và Tam Nhật Vượt Qua, Tuần Thánh là một sự Vượt Qua từ cái này qua cái kia được xác định vào Kinh Chiều của ngày thứ Năm Tuần Thánh. Tuần Thánh được mở ra cùng với Chúa nhật Thương Khó và Lễ lá.

1.- Chúa nhật Thương khó và Lễ Lá

Tại Rôma vào giữa thế kỷ thứ V, đã cử hành vào Chúa nhật thứ 6 Mùa Chay như là một Chúa nhật Thương Khó. Trong lễ cử hành này, một bài giảng về sự thương khó của Chúa được công bố, điều này được lặp lại vào ngày thứ tư và thứ sáu tuần thánh. Bài đọc về cuộc Thương Khó theo một trong ba Tin Mừng nhất lãm tạo nên trung tâm của Phụng vụ Lời Chúa. Nó được chuẩn bị bởi cùng một trong những “bài ca của Người Tôi Trung” (Is 50,4-7), với thánh vịnh 21 và bởi bài thánh thi Vượt Qua về sự khiêm nhường cao cả của Đức Kitô và việc siêu tôn của Người được trình bày trong thư của thánh Phaolô gởi cho tín hữu Philippe (Ph 2,6-11). Những lời nguyện khai mở đầu và kết thúc cùng những lời Kinh Tiền Tụng dẫn vào Kinh Nguyện Thánh Thể dường như được nối kết trong cùng một điều đã được cho thấy trước : chết và Phục Sinh của Chúa.

Tại Giêrusalem, vào cuối thế kỷ thứ IV, dân kitô hữu đã tái diễn việc sống điều này trong khi cử hành việc tiến vào một cách đầy vinh thắng của Đức Giêsu vào thành Giêrusalem. Người ta đã tự quy tụ lại tại đồi Oliu vào khoảng từ giữa buổi chiều. Một phó tế đọc bài Tin Mừng của ngày hôm đó. Kế đến, là một cuộc rước dài đến Thành Thánh, và các trẻ em thì cầm cành lá trên tay.

Cuộc cử hành lễ hội này tạo sự ảnh hưởng lớn ở Tây Phương, đặc biệt tại Tây Ban Nha, ở Pháp và ở Đức. Nó cũng được đón nhận tại Rôma từ khoảng thế kỷ thứ X. Dĩ nhiên, người ta chỉ đưa ra những đánh giá chắc chắn có tính giới hạn trong thời gian cải tổ của Đức Giáo hoàng Pio XII về Tuần Thánh vào năm 1955.

Nếu như Phụng vụ được làm mới lại đã muốn thực hiện một cuộc rước bước vào thánh lễ Thương khó, như một sự tôn vinh trọng thể hướng về Đức Kitô, Vua được thể hiện qua bài ca : Gloria laus et honor tibit sit, thì những khó khăn của việc di chuyển và tính chất trần tục của xã hội đã tạo tâm lý e dè và không muốn thực hiện việc đầy mong ước này.

2.- Tam nhật Vượt Qua – Triduum Pascal

Rõ ràng, nền tảng của Năm Phụng vụ Kitô giáo được thiết lập dựa trên Tam Nhật Vượt Qua. Ba ngày thánh : Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chúa Nhật Phục Sinh. Tuy nhiên, Tam Nhật Vượt Qua ấy được bắt đầu vào chiều tối ngày Thứ Năm Tuần thánh khi Giáo hội cử hành Thánh lễ Tiệc Ly.

Thánh Ambrôsiô viết rằng : “Hãy xem về sự thánh dường nào của ba ngày : đóng đinh, an táng trong mồ và Phục Sinh. Những gì biểu tỏ trong ngày thứ nhất của ba ngày chính là thập giá, tựa như những gì chúng ta hoàn thành trong đời sống hiện tại; nhưng những gì biểu hiện nơi ngôi mộ và sự Phục Sinh, đó là những gì chúng ta chuẩn bị từ đó bởi niềm tin và niềm hy vọng”[9].

Tuy nhiên, thành ngữ "Tam Nhật Vượt Qua" chỉ được nhận biết cách rộng rãi từ những năm 1930. Thành ngữ này được thấy trong cuốn Liber sacramentorum[10] của Đức Hồng y Schuster ở Milan năm 1929; và cũng nhờ đó, thành ngữ được sử dụng trong bản văn Phụng vụ từ năm 1969 với cuộc cải cách các chuẩn tác của Năm Phụng vụ[11]. Nhưng như đã nói ở trên, ngay cuối thế kỷ thứ IV, thánh Ambrôsiô và thánh Augustinô đã nói đến Tam Nhật Thánh (Triduum Sacrum) hay Tam Nhật Vượt Qua (Triduum Pascal). Thánh Lêô Cả (440-461) cũng đã bàn đến "đêm thánh", "lễ Vượt Qua" và "bí tích Vượt Qua", và tất cả được hiểu đó là những ngày lễ trọng Vượt Qua nói chung. Cũng kể từ đó, khái niệm về Mầu Nhiệm Vượt Qua và việc cử hành Mầu Nhiệm đã đi vào trong đời sống tín hữu.

a.- Quy Chế Sách lễ Rôma trong phần “Quy luật phổ quát về Năm Phụng vụ và Niên Lịch”[12] xác định chung về Tam Nhật Vượt Qua như sau :

“Chúa Kitô đã hoàn tất trọn vẹn công trình cứu chuộc nhân loại và tôn vinh Thiên Chúa Cha, trong mầu nhiệm Vượt Qua, khi Người chịu chết để tiêu diệt sự chết và sống lại để khôi phục sự sống cho chúng ta. Tam nhật Vượt Qua tưởng niệm cuộc Thương khó và Phục Sinh của Chúa chính là đỉnh cao của Năm Phụng vụ. Nếu Chúa nhật là ngày trọng nhất trong tuần, thì Phục Sinh là lễ trọng nhất trong năm Phụng vụ” (SLRM, số 18).

Ở số 19 nói về Tam Nhật Vượt Qua:

“Tam nhật Vượt Qua tưởng niệm cuộc Thương khó và Phục Sinh của Chúa, bắt đầu từ chiều Thứ Năm Tuần Thánh với Thánh lễ Tiệc Ly, điểm trung tâm là đêm Canh thức Vượt Qua, và kết thúc sau giờ kinh Chiều Chúa nhật Phục Sinh”.

Đối với ngày Thứ Sáu Tuần thánh, số 20 khẳng định :

“Trong ngày Thứ Sáu tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa và nếu hoàn cảnh thuận tiện, cả trong ngày Thứ Bảy thánh cho tới giờ Canh thức Vượt Qua, khắp nơi phải giữ chay thánh Vượt Qua”.

Số 21 nói về giá trị của Đêm Canh Thức :

“Lễ Vọng Vượt Qua, trong đêm thánh Chúa sống lại, được coi là “Mẹ của các lễ vọng”. Trong lễ này, Hội Thánh canh thức để đón chờ Chúa Kitô sống lại và cử hành mầu nhiệm Phục Sinh trong các bí tích. Vì thế, lễ Vọng phải được cử hành trọn vẹn trong đêm: khởi sự khi đêm tối bắt đầu và kết thúc trước rạng đông Chúa nhật”.

b.- Ba điểm nổi bật của ngày Thứ Năm Tuần Thánh

Sách Bí tích Gelasio cổ (Reginensis 316)[13] đề cập đến 3 thánh lễ cử hành vào ngày này : thánh lễ thứ nhất liên quan đến việc hoà giải các tội nhân - “Reconciliatio poenitentis”, thánh lễ thứ hai liên quan đến lễ : Làm phép dầu - “Missa Chrismatis” và thánh lễ thứ ba vào buổi chiều tối : Bữa ăn tối - “Missa ad vesperum”. Tuy nhiên, hình thức này không còn biết đến vào thời Đức Giáo hoàng Grêgôriô, khi mà ngài chỉ nói đến 3 thánh lễ được cử hành vào cùng ngày của Noel. Trong Sách Bí tích mang tên của ngài chỉ chứa đựng duy nhất một thánh lễ vào buổi sáng liên quan đến việc chúc lành và thánh hiến dầu thánh, và một thánh lễ khác vào buổi tối. Vì những lý do bên ngoài và cần một yếu tố đặc trưng nên thánh lễ để giao hòa các tội nhân bị quên lãng[14].

b.1.- Sự giao hoà của các tội nhân

Ngày thứ Năm Tuần Thánh bao gồm một phần của việc giao hoà của các tội nhân hay còn gọi là ngày hối tội công cộng. Những Sách bí tích cũ còn để lại dấu vết về một thánh lễ đặc biệt cho việc giao hoà này. Ngày nay, Tuần Thánh được coi là thời gian đặc biệt cho những việc cử hành hoà giải và việc chuẩn bị cho việc đón nhận bí tích[15].

b.2.- Thánh lễ truyền dầu

Theo truyền thống, Thánh lễ truyền dầu hay chúc lành và thánh hiến dầu được chủ tế bởi Đức giám mục, được cử hành vào sáng Thứ Năm Tuần Thánh đã làm nổi bật và phong phú về đặc tính của ngày này và của Mùa Chay trong việc chuẩn bị các dầu thánh cho việc cử hành bí tích thánh tẩy vào đêm Vượt Qua.

Cho đến năm 1955, việc chuẩn bị dầu và việc chúc lành dầu dự tòng, cũng như dầu cho bệnh nhân, có một vị trí trong thánh lễ Tiệc ly của Chúa được cử hành vào sáng thứ năm. Đến năm 1955, chúng được ấn định bởi một thánh lễ riêng, theo một nghi thức của thời Trung cổ.

b.3.- Ngày thứ Năm Tuần Thánh,
                     ngày lễ của các linh mục

Vào năm 1969 (1970), thánh Giáo hoàng Phaolo VI đã muốn cử hành một thánh lễ Truyền dầu với việc đồng tế để tưởng nhớ việc Chúa thuyết lập ơn gọi tư tế và ở đó, tất cả các tư tế của Chúa lập lại lời hứa trung thành trong chức tư tế thánh mà họ đã lãnh nhận trong ngày truyền chức. Thần học về chức tư tế duy nhất của Đức Kitô; chức tư tế hoàng cung của các tín hữu và của hàng tư tế thánh, được diễn tả trong lời cầu nguyện Thánh Thể. Sau đó, phần Phụng vụ Lời Chúa đã công bố những điều căn bản: Đức Giêsu là Tư Tế cao nhất (Is 61,1-9; Lc 4,16-21), nhưng Người cũng đã làm cho chúng ta trở thành một vương quốc và những tư tế của Thiên Chúa, Cha của Người (Kh 1,5-8).

Và vì thế ngày Thứ Năm Tuần thánh cũng được gọi là ngày lễ của các linh mục. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II luôn gởi đến cho các linh mục một lá thư vào ngày này.



[1] Từ tiếng La-tinh là Quadragesima mà có cụm từ Mùa Chay trong ngôn ngữ chúng ta. Dường như chỉ cho đến thế kỷ thứ IV, nhất là vào thời gian của Công Đồng Nicea năm 325, Giáo hội Rôma mới đề cập đến khái niệm Mùa Chay. Và vào năm 360, Công Đồng Laodecia đã khẳng định về việc giữ Mùa Chay.

[2] Chúng ta tìm thấy điều này trong một khoản luật của Công Đồng Nicea. Và 40 ngày trở thành một thời gian Phụng vụ đặc trưng với những thực hành nhiệm nhặt, điển hình là Giáo hội tại Giêrusalem đã tuân giữ cách kính trọng 40 ngày này bằng một hình thức ăn chay trong 8 tuần và trong thời gian đó, thứ bảy và Chúa nhật thì không ăn chay. Điều này cũng được thực hành tại Ai Cập. Vào thế kỷ thứ V, tại Rôma và Gaule (Pháp ngày nay), người ta bắt đầu ăn chay vào ngày thứ bảy và Mùa Chay kéo dài trong 6 tuần. Tuy nhiên, thứ Tư lễ Tro chưa thực sự nối kết với sự khởi đầu của Mùa Chay (chỉ được tính vào từ thế kỷ VII vì lo lắng đến con số 40 ngày). Trước hết, đó là việc “dứt phép thông công tạm thời” hoặc loại ra khỏi cộng đoàn những ai đã phạm tôi nặng. Vào thế kỷ thứ VII, những tội nhân sau khi đã xưng thú các tội của mình cách riêng tư, thì được chứng thực trước giám mục và họ sẽ đứng vào hàng ngũ những người hoán cải. Họ sẽ sống tình trạng cô tịnh, không liên hệ với gia đình hay cộng đoàn kitô hữu trong thời gian 40 ngày và theo một cách nói là để từ bỏ tất cả tội lỗi của họ và chuẩn bị để được xá tội vào ngày thứ Năm Tuần thánh. Việc thực hành này kéo dài cho tới thế kỷ XI.

Cũng cần thêm rằng, việc ăn chay này cũng được coi như một cơ hội để dành những thực phẩm khi mùa đông đến và tránh tình trạng bị rơi vào đói kém.

Đặc biệt vào thứ Sáu và thứ Bảy Tuần thánh, người ta sẽ không ăn gì. Hơn nữa, trong hai ngày này còn kèm theo việc hoán cải đối với thân xác, tâm hồn và con tim (kìm hãm tất cả những gì có hại cho thân xác, tâm hồn và trái tim). Các tín hữu được mời gọi ngủ ít hơn và dùng thời gian đó để cầu nguyện nhiều hơn; nói ít hơn hoặc chỉ nói về Chúa và tĩnh tâm trong thinh lặng trọn vẹn.

Việc ăn chay đã có sự thay đổi bắt đầu từ thế kỷ XII. Những người được nhận biết là “yếu nhân” được ăn trứng, cá hay uống sữa và uống ít rượu vang. Đây là những sự nới lỏng đầu tiên của việc thực hành chay tịnh. Hơn nữa, việc dùng bữa không còn vào cuối ngày nhưng là vào giữa trưa (tk. XIII), nhưng vẫn trong tinh thần của hoán cải. Tuy nhiên lại được một “lót dạ vào buổi tối” hay được uống một ly rượu để cho cơ thể ấm và để có thể đọc kinh đêm. Vào thế kỷ XVII, đươc dùng súp nhẹ. Từ năm 1949, Giáo hội Công giáo chỉ ghi hai ngày chay buộc cho tất cả tín hữu là thứ Tư lễ Tro và thứ Sáu Tuần thánh. Các tín hữu được mời gọi sống tinh thần chay tịnh theo chính khả năng của mình, cũng như thực hành những điều hữu ích cho đời sống thiêng liêng.

[3] Đây là 3 tuần trước lễ Vượt Qua và thật là quan trọng (từ Chúa nhật thứ 4 Mùa Chay), vì đó là thời gian kiểm tra cách nghiêm ngặt đối với những dự tòng để họ lãnh nhận phép rửa trở thành kito hữu vào đêm Vượt Qua, và đối với các hối nhân để được giao hòa vào chiều thứ Năm Tuần thánh.

[4]Xem trong Cyrille Vogel, Introduction aux sources de l’histoire du culte chrétien au moyen Age, Centro Italiano di studi sull’alto Medioevo, Spoleto, 1966, tr. 334-335.

[5] Cũng cần biết rằng, vào thời của Đức Giáo hoàng Gregorio, việc ăn chạy thực sự sẽ chỉ bắt đầu vào thứ hai đầu tiên của Mùa Chay, nghĩa là ngay sau Chúa nhật I, Mùa Chay, điều này vẫn còn được chứng tỏ trong lời cầu nguyện của Chúa nhật I : « Sacrificium quadragesimalis initii » cho sự khởi đầu của 40 ngày.

[6] Nhưng trước theo một lá thư của thánh Irênê, giám mục tại Lyon gởi cho Đức Giáo hoàng Victor (189-199) vào thời gian này đã đề cập đến việc ăn chay : thời gian ấy thì rất ngắn từ 1 đến 2 ngày trước lễ Vượt Qua và không dùng bất kể thực phẩm nào cả. Sau đó là tất cả Tuần Thánh ở Alexandria vào thế kỷ thứ III.

[7] Xem trong Cyrille Vogel, Introduction aux sources de l’histoire du culte chrétien au Moyen Âge, Centro Italiano di studi sull’alto Medioevo, Spoleto, 1966, tr. 334-335.

[8]Ngày nay, việc cử hành Mùa Chay vẫn còn kèm theo cuộc rước khởi sự. Trong cuộc rước này có Đức Giáo hoàng và đoàn đồng tế và dĩ nhiên là cả dân chúng nữa. Cuộc rước khởi đi từ nhà thờ Thánh Anselmô, Dòng Biển Đức và đi bộ đến nhà thờ Thánh Santa Sabina của Dòng Đaminh (khoảng 250m) để cử hành Thánh Lễ.

[9]Robert Fery, Jours de fêtes. Histoire des celebrations chretiennes, Paris, Seuil, 2008, tr.71.

[10]Liber sacramentorum = cuốn sách các bí tích

[11]Hẳn nhiên, dưới thời của Đức Pio XII, khi ngài tiến hành việc cải tổ về Phụng vụ Tuần Thánh cũng đã bàn đến những yếu tố này trong các văn bản từ 1951-1955. Chẳng hạn, ngài đã đề cập đến thứ Năm và thứ Sáu Tuần thánh trong Công bố “Maxima Redemptionis nostrae mysteria’ (16 novembre 1955). Xem trong Cf. AAS, t. 47, 1955, p. 838-841. Traduction française dans La Documentation Catholique, n° 1214, t. 52, 1955, c. 1537-1541.

[12] Xin xem bản dịch mới của UBPT/HĐGMVN năm 2019.

[13] Hay còn gọi là Liber sacramentorum Romanae ecclesiae. Sách được gắn tên của Đức Giáo hoàng Gelasio thứ I và bản copy vào khoảng năm 750 tại Paris. Sách có tên đầy đủ : « In nomine Domini nostri Jesu Christi salvatoris, incipit liber sacramentorum Romanæ Ecclesiæ ordinis anni circuli ». Cuốn sách này gồm có 3 phần hay là gồm 3 tập : Cuốn thứ nhất nói đến thời gian cử hành trong năm : « In nomine Domini nostri Jesu Christi salvatoris, incipit liber sacramentorum Romanæ Ecclesiæ ordinis anni circuli » ; cuốn thứ 2 về các thánh : « Incipit liber secundus. Oraciones et præces de nataliciis sanctorum » ; cuốn thứ ba về Canon của thánh lễ, những lời nguyện và cầu nguyện khác nhau : « Incipit liber tertius. Oraciones et præces cum canone per dominicis diebus ».

[14] Xem trong Emmanuel Bourque, Etude sur les Sacramentaires romains. Les textes primitifs. Cita del Vaticano, Rome 1949, tr. 209 tt.

[15] Sđd, tr. 209-214.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn