Nt. Maria Giuse
Nguyễn Thị Mai,
FMSR1.
“Thánh lễ là Nguồn
mạch của đời sống Giáo
Hội” (LG 11),
là trọngtâm và
tộtđỉnhmọisinh hoạt
củangười Kitô
hữu”
(SLRM, 16).
Dẫn nhập
con người tự bản chất là một
loài có tính
tôn giáo và như
thế từ trong sâu thẳm
nội tâm của họ luôn
hàm chứa một khao khát
khôn nguôi hướng
về Đấng Tạo
Hóa của mình. Chính niềm
khao khát đó lôi kéo con người
đến với những cuộc
gặp gỡ với thế giới thần linh
hầu thỏa mãn được nỗi khát vọng
đó. Với niềm
tin Kitô giáo,
Thánh lễ là nơi
xứng hợp và cao trọng
nhất để con người được
gặp gỡ và tương quan với Thiên Chúa
là Đấng Tạo
Thành.
Thánh lễ có vai trò quan trọng
không thể so sánh trong đời sống của người Kitô
hữu nói chung,
cách riêng với những người sống
đời thánh hiến.
Nhờ Thánh lễ, người tu sĩ được gặp
1 Thuộc Hội Dòng Mân Côi Chí Hoà.
gỡ Chúa cách nhiệm mầu qua Bí tích Thánh
Thể. Nhờ cuộc gặp gỡ
ấy, tất cả cùng
đón nhận nguồn sức mạnh để vững bước,
“lội ngược dòng” trước những
thách đố và khó khăn của
đời sống chứng tá. Vì thế, Giáo
hội định nghĩa : “Thánh lễ là Nguồn mạch
của đời sống Giáo Hội” (LG, 11), là trọng
tâm và tột đỉnh
mọi sinh hoạt của người
Kitô hữu” (SLRM, 16). Rõ ràng, khi tham
dự Thánh lễ là chúng
ta đến với Chúa Giêsu
hiện diện trong Lời Chúa và trong Bí tích Thánh
Thể. Linh hồn chúng ta được nuôi
dưỡng bằng chính Mình và Máu Thánh của Người.
Bài viết dưới đây
như một bài
suy niệm cá nhân về sự gặp gỡ Thiên
Chúa trong Bí tích Thánh
Thể ngang qua Thánh lễ.
1.- Bí Tích Thánh Thể - nơi tình yêu trao ban và tự
hiến
Bí tích Thánh Thể biểu hiện
một sáng kiến
vĩ đại của tình yêu Thiên
Chúa đối với con người. Đó là tặng
phẩm siêu phàm đã được chuẩn bị lâu dài và chu đáo từ Cựu ước qua : “bánh và rượu của Thượng
tế Melkisêđê mang tế trời” (St 14,16),
“bánh lễ đầu mùa” (Lv 23,17),
“bánh nuôi sống Elia đủ sức đi bốn
mươi ngày về núi Horeb” (2V 19,5-8), nói chung là từ Hy tế Cựu ước
và
Manna dùng để nuôi
dân trong sa mạc.
Rồi đến Tân ước, Bí tích Thánh Thể, biểu tượng qua phép lạ hóa bánh ra nhiều
và lời tuyên bố của Chúa Giêsu rằng : Người chính
là Bánh bởi trời đích thực mà Chúa Cha ban cho thế gian
được sống. Để tiếp tục cho
kế hoạch yêu thương
của Chúa Cha sau này, Chúa Giêsu đã tuyển chọn mười hai
tông đồ, dạy họ bằng
chính lời nói
và việc làm của Người. Chính
Người, qua việc thiết
lập Bí tích Thánh
Thể và chức linh
mục trong bữa Tiệc
ly trước khi hoàn tất chương trình Khổ nạn
và Phục sinh
để cứu độ nhân loại,
Người nói với họ : “Hãy
làm việc này để nhớ đến Thầy”.
Chính Người nói với đám dân chúng
rằng : “Tôi là bánh
hằng sống từ trời xuống.
Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn
đời.
Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”
(Ga 6,51). Bởi vì Người
chính là “chiên hiến
tế thực sự, được ấn định nơi dự án của Cha từ khi thành
hình thế gian” (1Pr 18-20), để canh
tân lịch sử và toàn
thể vũ trụ.
Công Đồng Vaticano
II khẳng định : “Bí tích
Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Kitô giáo” (LG, 11) ; là nơi mà các bí tích và hoạt động
của Giáo hội
đều quy về và
phát xuất. Bí tích Thánh
Thể chứa đựng
“tất cả kho tàng thiêng
liêng của Giáo Hội, là chính Đức
Kitô, Đấng tự hiến và trở nên lương thực cho Giáo hội được sống, tăng trưởng và
hiệp nhất” (GL, 897 ; x. PO, 5,1 ; 14,2).
Bí tích Thánh
Thể còn là một bảo chứng chắc chắn cho vinh quang
Nước Trời sau
này, cho việc Phục Sinh thân
xác chúng ta. Là con
người, chúng ta cần lương thực trần thế để sống nhưng sự sống ấy cũng có giới hạn.
Hơn nữa, là con cái Thiên
Chúa, chúng ta cần được
lương thực thần linh để sống và tồn tại mãi mãi.
“Nếu Đức Kitô chỉ là người
thì Thịt Máu Ngài cũng chỉ là lương thực trần gian, song Đức Kitô còn là
Thiên Chúa, và hai bản tính này không tách biệt nhau nên Thịt Máu Ngài cũng chính là sự sống thần linh”2.
“Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của Người
đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13). Bí tích Thánh Thể mang một ý nghĩa gì
rất quan trọng trong đời sống Kitô giáo,
vì đây là Bí Tích
của tình yêu,
một tình yêu trao ban đến tận cùng. Chính
trong Bí Tích
này, Chúa Giêsu hiện diện qua : “Cộng đoàn phụng vụ ; nơi linh mục chủ tế ;
trong Lời của Ngài và trong Thánh Thể” (PV, 7).
2 Tủ sách giáo
lý giáo phận
Tp.HCM : Sách Giáo
Lý Dự Tòng. Bài 15 : Bí Tích Thánh Thể.
Khi nói Bí Tích Thánh
Thể là nơi trao ban tình yêu,
chúng ta thấy rằng “trong bữa tiệc cuối cùng, chính Đức Giêsu
đã muốn dùng những dấu chỉ bên ngoài để quảng diễn sự dâng hiến toàn thân của Người lên Cha và cho toàn
thể những ai thuộc về Người”3. Trong
bữa tiệc cuối
cùng ấy, cử chỉ “bẻ bánh” và dâng “chén
chúc tụng” có ý nói
lên việc Đức Chúa
Giêsu chấp nhận vô điều kiện đề nghị của Chúa Cha với Người trong giờ phút này.
Những lời dứt khoát của
Đức Giêsu cho thấy điều Người truyền
là : “Này là Mình Thầy
sẽ bị nộp vì anh em ; này là chén Máu Thầy, Máu Giao
Ước mới, Giao Ước vĩnh cửu sẽ đổ ra cho anh em và nhiều người được tha tội.”
(Mt 26,26-28 ; Mc 14,22-25).
2.- Bí Tích Thánh Thể - nơi của những
dấu chỉ làm lan tỏa tình yêu
Bí Tích Thánh Thể là dấu chỉ
chúng ta được
hiệp thông với Chúa Ki-tô và với nhau vì cùng
được kết hiệp
với Mình và Máu Thánh Chúa, để nhờ đó chúng ta được “thông phần
bản tính Thiên Chúa” (2Pr 1,4). Trong Thánh
Lễ, tôi được
mời gọi sống tinh thần sẻ chia với
mọi người trong
thân mình Chúa Kitô “Bởi vì chỉ có một tấm bánh,
và tất cả chúng ta chia sẻ cùng
một bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể”
(1Cr 10,17) nên chúng
ta trở thành “chi thể của
thân thể ấy”,
và “mỗi người là chi thể của nhau”
(x. 1Cr 12,27), “vì đây
là bí tích tình yêu, dấu chỉ sự hiệp nhất, mối dây bác ái” (PV, 47). Nhờ Bí Tích
Thánh Thể nuôi
dưỡng, chúng ta cũng làm lan tỏa tình yêu đến
với mọi người.
Bởi lời mời gọi của Đức
Kitô
hôm qua cũng
như hôm nay và vang vọng cho đến mãi
3 Lm Gioakim Nguyễn
Đức Việt Châu,SSS. Hy Lễ Tạ Ơn (Lưu hành nội bộ), tr. 64.
muôn đời : “Chính anh em hãy cho họ ăn” (Mt 14,16).
Ơn gọi đích thực của mỗi người chúng
ta hệ tại ở việc
trở nên tấm bánh được bẻ ra cho sự sống của
thế giới cùng
với Chúa Giêsu.
Khi truyền lệnh : “Các
con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”, Chúa Giêsu không chỉ truyền cho ta cử hành Thánh
lễ trong nhà thờ, nhưng Người còn muốn chúng ta “cử hành” Thánh lễ trong đời thường của mình : nghĩa là phải chia
sẻ, chịu mọi đau khổ, biết
nhẫn nhục, tạo đoàn kết yêu thương, sống cho nhau, vì nhau. Vì sự hiến
thân của Chúa Giêsu cho nhân loại
mang tính toàn diện, là để mọi người “được sống
và sống dồi dào” (Ga 10,10)4.
3.- Bí Tích Thánh Thể trong đời sống thánh hiến
a.- Nguồn sống của đời thánh hiến
Kết hợp với Chúa Kitô
trong Bí Tích
Thánh Thể là tham
dự ngay từ đời này vào đời
sống thần linh
của Thiên Chúa
Ba Ngôi, vì ở đâu có Chúa Con
thì ở đó có Chúa
Cha và Chúa Thánh Thần. Thánh
Thể, nơi biểu
lộ tình yêu của Chúa với con
người cách trọn vẹn, nơi mà tình yêu của Người
chạm vào trái
tim tôi và cũng
là con đường
để tôi tiến bước chạm
vào trái tim tình yêu của Người.
Có thể nói rằng, Thánh
Thể như nguồn sống cho người tận hiến, ta có thể sánh ví vai trò của Bí Tích
Thánh Thể với người sống đời thánh
hiến : như cá cần
nguồn nước, cây cần nhựa sống,
đèn cần có dầu và xe cần nguồn năng lượng… ; người sống
đời thánh hiến
cần năng đến với Chúa Giêsu Thánh Thể để tâm hồn
được tưới gội và nuôi
sống, vì : “nếu chúng ta
không ăn Thịt và uống Máu Con Người, chúng ta
4 Tủ sách giáo
lý giáo phận
Tp.HCM : Sách Giáo
Lý Dự Tòng. Bài 15 : Bí Tích Thánh Thể.
không có sự sống nơi mình” (Ga 6,53). Còn “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì ở lại trong Tôi, và Tôi
ở lại trong người ấy. Như Chúa Cha là Ðấng hằng sống đã sai Tôi, và tôi sống nhờ
Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn Tôi, cũng sẽ nhờ Tôi mà được sống như vậy” (Ga 6,56-57). Nhờ việc rước
lễ nơi Bí Tích Thánh
Thể, tôi được hiệp
nhất với Đức Giêsu Kitô
một cách thâm
sâu nhất.
Cuộc đời người thánh hiến
là một của lễ tạ ơn dâng lên
Thiên Chúa. Qua việc tuyên
khấn, tôi được
liên kết mật thiết
với Đức Kitô để hiến
dâng cho Thiên
Chúa trọn cả thân xác
và linh hồn. Để từ đây, mọi quyết
định, chọn lựa,
con tim và cả
những ước muốn của tôi được quy hướng về Chúa là nguồn
mạch thiện hảo. Để sống
giao ước tình
yêu cao quý
này, tôi phải có một đời sống liên lỉ kết hiệp mật thiết với nguồn sống tình yêu nơi Bí Tích
Thánh Thể đến nỗi : “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Nguồn sống này đã được Đức Cha Tổ phụ Đa Minh-Maria Hồ Ngọc Cẩn dạy cho các nữ tu trong Dòng
của ngài về “sự sống
bề trong”. “Sống bề trong” giúp nữ tu Mân Côi “hằng sống liên
mãi trước mặt Đức Chúa Trời và
kết hợp cùng Người liên”5. Đức Cha sánh ví linh hồn hằng kết hợp với Chúa Giêsu
như “con thơ với mẹ, như
trò bé với thầy, lại như bạn cố tri, như người cố vấn”6, linh hồn
được sống trong
ơn thánh mà tiến
trên con
đường nhân đức.
Nếu có được
sự “sống bề trong”, tôi sẽ
an vui cho dù gặp nhiều khó khăn thử thách trong
cuộc đời, vì một
khi tâm hồn có Chúa
thì nỗi buồn
cũng sẽ trở
thành niềm vui.
Khi hiệp nhất với Chúa Giêsu Thánh
Thể, đời sống
tâm linh của tôi trở nên vững mạnh,
giúp tôi vượt
thắng và xa lánh
5 Dòng Mân Côi- Chí Hòa. Gia
Sản Dòng I, Đoạn 6, số 1, tr.247.
6 Dòng Mân Côi- Chí Hòa.
Gia Sản Dòng I, Đoạn 6, số 2, tr. 249.
tội lỗi. Tôi biết rằng,
cuộc sống trên trần gian
này sẽ còn gặp nhiều thử thách, sẽ còn phải
chiến đấu rất nhiều, nhưng
có ơn Chúa soi
dẫn, có nguồn
trợ lực là Bí Tích
Thánh Thể và có Mẹ Maria
đồng hành, tôi hy vọng
đi đến đích điểm của tình yêu. Nhờ ơn soi dẫn của Chúa
Thánh Thần tôi sẽ nhận ra điều
đẹp ý Chúa trong những chọn lựa hàng ngày, nhận ra thời gian
Chúa ban như cơ hội để khám
phá những vẻ đẹp Chúa
làm trong mỗi giây
phút hiện tại.
Qua mỗi hoàn cảnh, mỗi con
người cùng chung sống, để tạ ơn,
để sám hối,
để biết từ bỏ
chính mình, để sống trong
niềm vui và hạnh phúc trên con đường
theo Chúa. Bí tích Thánh
Thể chính là giao ước,
là bằng chứng lòng thương xót vô biên của Chúa đối với con người, cách riêng là với chính bản
thân tôi. Như người Cha giàu lòng nhân hậu xót thương,
Chúa vẫn sẵn chờ tôi trở về, để ôm tôi
vào lòng, Chúa đã ôm tất cả tội lỗi của tôi,
cảm hoá tôi bằng
tình yêu và lòng bao dung của
Chúa, Chúa đã chờ đợi tôi từng giây phút để biểu
lộ tình yêu ấy bằng
muôn ngàn sáng
kiến khác nhau, tất cả cũng
chỉ là để cho tôi được hạnh
phúc.
b.- Điểm hẹn tâm linh có sức biến đổi đời sống
Đường đi của trái tim là tình
yêu. Ai sinh
ra cũng mang trong mình một trái
tim để duy trì sự sống và để yêu
mến mọi người. Thiên
Chúa cũng vậy, trái tim Người luôn hướng về con
người, luôn
yêu thương con người : Thiên Chúa yêu thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Người để
chịu đau khổ, chịu chết trên thập giá vì tội lỗi chúng ta. Và chính nơi Bí Tích
Thánh Thể, biểu lộ lòng thương xót
và sự hiện diện tròn
đầy của tình yêu của Người trong
người Con là Đức Giêsu
Kitô. Như thế, chúng ta đón nhận
tình yêu ấy vào trong
trái tim mình.
Nhờ đó, đời sống chúng
ta và nhất là người
sống đời thánh
hiến được biến đổi.
Tình yêu nơi
Bí Tích Thánh
Thể đem lại nguồn sống thiêng liêng
trong tâm hồn,
tôi được nên một trong
Mình và Máu Thánh
Chúa, được lớn lên trong
tình yêu tự hiến của Người. Khi chọn bước theo Chúa Kitô, tôi nhận biết rằng chọn lựa
này là cơ hội để tôi họa lại chính
đời sống của
Đức Giêsu qua ơn gọi mà tôi đang theo đuổi.
Vì yêu thương
tôi, nên Chúa muốn và sẵn sàng ở lại mãi nơi Bí Tích Thánh Thể,
trước là làm của
ăn thiêng liêng
nuôi sống linh
hồn tôi, sau
là để tôi được kết hợp với Người
luôn mãi trong
mọi cảnh huống
của đời sống. Với tất cả tình yêu và lòng
trung thành, tôi đặt để cuộc đời mình trong
sự dẫn dắt của Chúa
bằng việc chọn
khấn và sống giữ ba lời khuyên Phúc
âm : Khiết tịnh - Nghèo khó
và Vâng phục.
Với lời khấn
Khiết tịnh, tôi
có cơ hội trở nên dấu chỉ
của sự thánh thiện,
chia sẻ và lan tỏa niềm vui Tin mừng tình yêu Chúa
bằng trái tim rộng mở, yêu thương
mọi người bằng một
tình yêu vị tha và cứu độ. Với lời khấn Nghèo
Khó, tôi biết buông bỏ mọi sự thuộc về thế gian
để đặt trọn đời mình
trong bàn tay
Chúa. Vì khi “ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Ngài, Ngài sẽ ra tay” (Tv 36,5).
Hơn hết, tôi biết đồng
cảm với những người có cuộc
sống khó khăn, biết
chia sẻ, biết
quên đi những
lợi ích của mình mà nghĩ đến người khác.
Với lời khấn Vâng phục, tôi biết sống
theo ý Chúa chứ không
phải sống theo ý riêng tôi. Tôi tin rằng “Thánh
ý Chúa làm con vui sướng
thỏa thuê, chỉ bảo con như những người cố vấn” (Tv 119,24).
Với lòng trung thành
và tình yêu sống
ba lời khấn,
tôi hy vọng cuộc sống của tôi là hiện thân của
một Thiên Chúa tình
yêu, ân cần phục vụ cho hạnh phúc của tha nhân,
là một tấm bánh luôn được bẻ ra để chia sẻ sự sống
yêu thương, nối
kết mọi người thành
một cộng đoàn
huynh đệ, một gia đình của
Thiên Chúa. Như bao hạt lúa phải chịu nghiền nát
để trở nên tấm
bánh thơm tho, tôi
cũng phải chịu
nghiền nát như Chúa
trong hy sinh, tự hủy, tự hiến trong
yêu thương phục vụ và bẻ tấm
bánh đời mình cho ý định của Chúa và tha nhân.
Từ nguồn sống của Chúa,
tôi có được sự bình an, hạnh phúc,
vững vàng trong
đức tin và nồng
nàn trong đức mến. Thế nên, trong mọi sự, tôi luôn
hỏi ý Chúa qua cầu nguyện để xin Chúa hướng
dẫn, soi sáng cho
tôi trong mọi lúc. Và như vậy dù vui hay buồn,
dù thành công hay
thất bại, tôi tin rằng
Chúa vẫn luôn đồng
hành với tôi.
Thánh Thể ở trung tâm
đời sống thánh
hiến của cá nhân
và cộng đoàn. Đó là của ăn đàng mỗi ngày và nguồn mạch
linh đạo cho các
cá nhân và hội dòng,
làm cho chúng
ta có thể thánh hiến cuộc
sống chúng ta cho Chúa.
Bởi lẽ : “Chẳng ai đến với
tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy” (Ga 6,44).
Chúng ta cũng
có thể nhận thấy rõ điều này nơi
hình ảnh của Mẹ thánh
Têrêxa Calcutta, Mẹ đã kết hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể mỗi ngày,
trong công việc,
trong mỗi người mà Mẹ gặp gỡ ; nhờ thế mà Mẹ vượt qua được đêm tối
trong tâm hồn hay cả những khó khăn trong
đời sống sứ vụ
của Mẹ.
Cuộc đời dâng hiến của người tu sĩ luôn
gắn bó mật thiết và chặt
chẽ với Chúa
Giêsu Thánh Thể.
Vì cuộc đời của người dâng hiến phản ánh rõ nét cuộc đời Chúa Giêsu
hơn cả. Những người sống
đời dâng hiến
là những môn đệ của Chúa Kitô.
Do vậy, tất cả những người
tu sĩ đã chọn Đức
Kitô làm lý tưởng
cuộc sống của mình đều mong muốn
mình trở nên đồng hình đồng dạng
như Người. Những
người sống đời dâng hiến là dấu chỉ của Chúa trong
những môi trường
khác nhau của cuộc
sống, là men để làm
dậy lên trong
xã hội sự công chính
và tình anh em, là lời tiên báo của
việc chia sẻ với người
nhỏ bé nghèo khó. Nếu được hiểu
và sống như thế thì
đời sống thánh
hiến sẽ thật sự là món
quà của Chúa,
món quà của Thiên Chúa cho
Giáo Hội, là món quà của Chúa
cho dân Người.
Giữa một thế giới đang
dần loại trừ Thiên Chúa mà chạy theo một lối sống
buông thả và hưởng thụ, đời
sống thánh hiến
của tôi phải
thể hiện niềm
vui qua tình yêu hiệp thông. Nhờ sức
mạnh của Bí Tích Thánh
Thể, tôi có đủ can đảm để lội ngược dòng, dám
từ bỏ, sẵn sàng ra đi – đến với – sống cùng
mọi người ở mọi nơi.
Bên cạnh đó, tôi luôn được thôi
thúc để kiến
tạo một thế giới khác trong
thời đại hôm nay qua cách sống và phục vụ. Để làm được điều
này, một điều
không thể thiếu
là trong tôi phải có Chúa, từ đó, tôi
mới lan tỏa tình yêu của Chúa đến với tất
cả mọi người.
Vì thế, Bí Tích Thánh Thể
sẽ giúp tôi xa tránh
điều xấu để chỉ qui hướng
về một mình Thiên Chúa, như
cỏ cây luôn hướng về mặt trời, như nước luôn
chảy vào chỗ trũng.
Con người với bản tính tự nhiên
rất dễ bị chi phối bởi điều xấu nên tôi luôn cần một sự trung
thành trong cuộc
đua vào Thiên Đàng, đó là luôn giữ đời sống kết
hợp mật thiết
với chúa Giêsu Thánh
Thể trong mọi nơi, mọi lúc.
c.- Nơi xây dựng tình thâm huynh đệ
Thánh Thể Chúa
là nguồn suối
mát vô tận,
người sống đời dâng hiến được
ví như nai khát tìm về “suối
nguồn” vô tận và
được thỏa mãn cơn khát
hầu hưởng niềm vui hoan
lạc tràn trề. Và khi có niềm vui hoan lạc
từ Thánh Thể,
họ sẽ là người mang niềm vui đó cho những
người chung quanh.
Hơn nữa, Bí tích
Thánh Thể mời gọi tôi xây dựng tình hiệp
thông và các mối
quan hệ hài
hoà với các chị em trong cộng
đoàn. Khi tôi rước Mình Thánh Chúa
là giây phút
tôi đón nhận tình yêu của
Ngài và khi Thánh lễ kết thúc,
là lúc chính
tôi sống hoa trái của Bí tích Thánh Thể bằng
cách làm triển
nở tình yêu thương và lòng
quảng đại nơi mình. Thánh
Thể không những
mang tính hiệp thông
mà còn đem lại sự hiệp nhất
với nhau. Với ý thức thuộc về Hội Dòng,
cùng là con cái Mẹ Mân Côi,
tôi được cùng chung sống với nhiều
chi thể của Chúa, được
cùng chung một lý
tưởng sống đời thánh hiến,
nơi đây tất cả cùng gọi nhau
là chị là em,
nhưng đôi lúc cũng thật
khó để diễn tả cho đúng ý nghĩa
như chị em trong một nhà… Nhưng
nhờ tình yêu Thánh
Thể khích lệ, tôi biết
đón nhận sự khác biệt của chị em về :
trình độ học vấn, tuổi tác, vùng miền, tính cách, khả năng,
quan điểm sống để có thể cùng
nhau xây dựng
cộng đoàn yêu thương và sống hiệp
nhất với nhau.
Qua mỗi Thánh
lễ, tôi được tháp
nhập để trở nên một với Chúa
Kitô, để từ đây không phải là tôi sống mà là chính Chúa
Kitô đang sống và đang làm
điều đó ngang qua cuộc
đời tôi.
Kết luận
Đặt mình trước Thánh Thể Chúa trong thinh lặng nội
tâm, tôi cảm nhận được
sự bình an và tâm
hồn trở nên
nhẹ nhàng, dù rằng
có khi công
việc vẫn còn ngổn ngang
hay đè nặng trong
tâm trí. Thật
lạ khi về bên Chúa
mọi gánh nặng nơi
tôi như được Người gánh
đỡ cho vậy,
tôi chợt nhớ đến câu Lời
Chúa mời gọi tôi
“Tất cả những ai đang vất vả mang
gánh nặng nề hãy đến cùng
Tôi, Tôi sẽ cho nghỉ
ngơi bồ dưỡng”
(Mt 11,28). Bên cạnh đó, tôi biết
rằng khi chọn
bước theo Chúa
Ki-tô, là tôi chọn
lấy Thánh Giá,
chọn lấy sứ mạng của Người, là chọn
lấy
cuộc sống như Người, theo
bước chân Người
và họa lại chính đời sống
của Người. Đây quả là một thách
đố cho chính bản thân tôi cũng như những người đang bước theo con đường của Ngài.
Chính tôi phải
trở nên “Alter Christus” để có thể đồng hành, thông
cảm và yêu mến tha
nhân trong sứ vụ của đời thánh hiến. Tôi phải trở nên hiện thân của một Thiên Chúa tình yêu bằng
một cuộc đời ân cần phục vụ cho hạnh phúc của
tha nhân, tựa như tấm
bánh luôn được bẻ ra để chia sẻ
yêu thương, nối kết nhau thành một
cộng đoàn huynh
đệ, một gia đình
của Thiên Chúa.
Cuối cùng, với
sức mạnh từ Bí
Tích Thánh Thể,
tôi sẽ cố gắng để trở nên một người
nữ tu sống thánh
thiện và trung
tín với Chúa
cho đến cùng.
Tôi hy vọng niềm hạnh
phúc Thiên đàng
sẽ đến với tôi trên con đường tìm
kiếm, khi tôi gắn bó với Chúa ngay trong thực tại ở trần gian
này“Hạnh phúc thay những tâm hồn tìm
kiếm Thiên Chúa” (Tv 105,3).
Tài liệu tham khảo
1.
Kinh Thánh
Trọn Bộ. Nhóm
phiên dịch CGKPV,
Nxb. Tôn Giáo. Hà Nội, 2011.
2.
Công Đồng Vaticano
II. Hiến chế về Phụng Vụ Thánh. Nxb. Tôn Giáo. Hà Nội, 2012.
3.
Công Đồng Vaticano II. Hiến chế Lumen
Gentium. Nxb.
Tôn Giáo. Hà Nội, 2012.
4.
Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi- Chí Hòa. Gia Sản Dòng
I.
Lưu hành nội bộ. Năm 2011.
Đăng nhận xét