Những ý tưởng căn
bản trong
Tông thư Desiderio Desideravi của Đức Phanxicô
Juan Jose Silvestre
Ngày 29 tháng 6
năm 2022, Đức giáo hoàng Phanxicô đã công bố Tông thư Desiderio desideravi (DD) về việc đào tạo Phụng vụ cho Dân Chúa. Trong lá thư gồm 65 số, Đức giáo hoàng
không có ý định đào sâu về hình thức
trong Phụng vụ, nhưng cung cấp cho
chúng ta một số khía cạnh suy tư, để chiêm ngắm vẻ đẹp và sự chân thật của việc cử hành Phụng vụ Kitô giáo.
1.- “Hôm nay…” của Phụng vụ
Điểm đầu tiên được
nhận biết trong
tài liệu là “Phụng vụ như ‘hôm nay’
của lịch sử ơn cứu
độ”. Với tên gọi đầu tiên này,
Đức Giáo hoàng
đặt
chúng ta vào trong
trong tương quan
của Mầu Nhiệm
Vượt Qua, trọng
tâm của thần
học về Phụng vụ của Hiến chế Phụng
vụ (Sacrosanctum Concilium), được công bố bởi Công đồng Vatican II, năm
1963. Bữa Tiệc ly, Thánh
giá và sự Phục sinh của Đức Kitô cũng
như Mầu nhiệm
Vượt Qua, xuất
hiện như một hình
thức tôn thờ duy nhất
chân thật và hoàn hảo, làm hài lòng Chúa Cha.
Phụng vụ trở thành
phương tiện mà Thiên Chúa
để lại cho chúng
ta để tham dự vào biến cố duy nhất
và đáng kính trọng này của
lịch sử Ơn cứu độ. Và đó là phương
tiện mà chúng ta sống
trong Giáo hội.
Từ khởi thuỷ,
Giáo hội đã hiểu,
làm sáng tỏ bởi Thánh
Thần, những gì được hiển
thị trong Đức Giêsu, những gì có thể thấy
bằng mắt thường
và đụng chạm với đôi tay, cảm nhận từ các ngôn từ, cử chỉ của
Người, đó là những
khía cạnh đặc trưng của Ngôi Lời nhập thể…,
được chuyển tải trong cử hành các bí tích
(DD, số 9).
2.- Gặp gỡ Đức Kitô
Điểm thứ 2 của
Tông thư liên hệ trực tiếp đến
những gì chúng ta đã nói cho đến lúc này : Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức
Kitô. Tựa đề mang
tính giải thích
này nhắc chúng
ta về một cách diễn tả rất ý nghĩa về Tông thư mà Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã viết cách đây 25 năm sau khi công
bố Hiến chế Sacrosanctum Concilium. Phụng vụ là nơi xứng đáng
nhất cho việc
gặp gỡ với Thiên Chúa và với Đấng mà Chúa Cha đã
sai đến là Đức Giêsu Kitô1. Đức Phanxicô
quảng diễn rằng
: Chính nơi Phụng vụ cử hành
biểu tỏ tất
cả sức mạnh và sự rạng
rỡ của Phụng
vụ : đó là một
cuộc gặp gỡ chân thật
với Đức Kitô. Đối với Đức Giáo hoàng, đừng bao giờ quên điều này
: “Niềm tin Kitô giáo là điểm
gặp gỡ sống
động với Đấng ấy hoặc nó không hiện
hữu” (DD, số 10).
Phụng vụ kiến tạo một cuộc gặp gỡ chân thật với Đức Kitô
: đây chẳng phải là một sự tưởng nhớ đơn giản được lặp lại.
Cuộc gặp gỡ này đã bắt đầu với Bí tích Rửa tội, một sự kiện đánh dấu đời sống
của từng người
giữa chúng ta. Và cuộc
gặp gỡ này với Đức Kitô
trong phép Rửa
tội, đó là một cái chết thật và
phục sinh, làm cho chúng
ta thành những
con cái của Thiên
Chúa và thành những chi
thể của Giáo
hội. Vì thế,
nó chỉ còn một hành
động duy nhất
đó là sự tôn thờ,
hoàn hảo và đẹp
lòng Chúa Cha ; cũng như biểu tỏ sự vâng
phục của Chúa Con
mà được thể hiện qua cái chết
của Người trên
thập giá. Chỉ một
điều khả thể duy nhất
có thể làm
cho chúng ta tham dự vào
hiến lễ của Chúa Con đó là trở nên “con trong
Người Con”. Đó là quà tặng
mà chúng ta đã nhận
được. Điều đã được thực hiện trong Phụng vụ thì luôn
luôn và duy nhất thuộc
về Đức Kitô-Giáo hội,
Thân thể mầu nhiệm của
Đức Kitô” (DD,
số 15).
3.- Được tưới gội từ Phụng vụ
Như đã được thực hiện trong
Công đồng Vatican
II và từ các phong
trào Phụng vụ trước đó, Đức Giáo hoàng cũng
nhắc chúng ta rằng, Phụng
vụ là “nguồn mạch đầu tiên và cần thiết mà từ đó,
tín hữu cần phải được
tưới gội nhờ tinh thần
kitô giáo chân thật”
(HCPV, số 14).
1 X. Thánh Gioan Phaolo II, Vicesimus quintus annus, số 7.
Đức Phanxicô diễn tả rằng : “Với Tông thư này, tôi chỉ muốn mời gọi toàn thể Giáo hội tái khám phá lại, bảo toàn và sống những ý nghĩa xác thực, cũng như sức mạnh của cử hành kitô giáo. Tôi muốn vẻ đẹp và những hiệu năng cần thiết của các cử
hành cho đời sống Giáo hội không thể bị hiểu một cách hời hợt và giản lược về giá trị hay tệ hơn nữa là bởi một cách hiểu : biến Phụng vụ thành một thứ phục vụ cho một ý thức hệ” (DD, số 16). Một cách rõ ràng, bản văn cũng cho thấy tính khách quan của Tông thư mà nó vượt qua những cách hiểu của cảm tính.
Đối diện với
nguy hiểm của thuyết ngộ giáo (gnosticismo) và thuyết Pelagiô (pelagianismo), Đức Giáo hoàng đã không ngần
ngại trưng dẫn nhiều lần và dài những
ý tưởng trong Tông
thư Evangelii gaudium. Bản văn
đã làm cho chúng ta nhận ra giá trị trong hành
động của Uỷ ban Châu âu về Phụng
vụ. Vẻ đẹp chân thực của cử hành kitô giáo.
“Phụng vụ là (thực
hiện) chức năng
tư tế của Đức Kitô,
được mặc khải
và trao ban cho chúng
ta trong Mầu Nhiệm Vượt
Qua, làm biến
đổi tất cả các chiều
kích của đời sống chúng
ta và làm cho chúng ta được nên đồng hình
đồng dạng với Người” (DD, số 21).
Đoạn
văn này chứa đựng tất cả vẻ đẹp và sự sâu thẳm của Phụng vụ : mầu nhiệm mà trong đó, chúng ta tham dự, ở đó làm hiện
tại qua những dấu chỉ khả giác, mà nó làm cho chúng ta nên đồng hình với Đức Kitô, chết và phục sinh, biến đổi chúng ta trong Người.
Theo cách nói của Đức Giáo hoàng, một vẻ đẹp,
không chỉ đơn giản thuộc về nghi thức, hay những
lo lắng về những hình thức bên ngoài của nghi thức hoặc của các quy luật.
4.- Cần phải lưu ý đến Phụng vụ
Cần
phải lưu ý đến Phụng vụ. Hẳn nhiên,
điều này thì cần thiết để “đừng để bị lẫn lộn giữa sự đơn giản với một hình thức cào
bằng bất cẩn, giữa điều căn bản với sự mơ hồ thiếu
hiểu biết, hoặc ngay cả khía cạnh rõ ràng của hành động nghi thức với thái độ duy chức năng trong thực hành (DD, số 22). Vậy, cần phải lưu ý đến tất cả những khía cạnh của cử hành, gìn giữ tất cả những quy tắc, nhưng đừng quên rằng, cần phải khuyến khích và khuếch tán sự : ngỡ ngàng tán dương trước mầu nhiệm vượt qua là phần căn bản của hành động Phụng vụ (DD, số 24).
Một sự lo lắng
trước cách diễn tả của ý nghĩa về mầu nhiệm. Rõ ràng, nét đẹp luôn luôn sinh ra sự khâm phục,
và khi điều đáng khâm phục này liên hệ đến mầu nhiệm
Thiên Chúa, nó dẫn chúng ta đến sự tôn thờ (DD, số 25). Sự lo lắng
là một phần căn bản của hành động
Phụng vụ, vì nó là thái độ của ai đó nhận
thức trước sự thực
hành của các cử chỉ biểu tượng.
Sau phần thứ nhất dẫn vào, Đức Giáo hoàng đề nghị : “Làm
sao tìm lại được khả năng sống
cách tròn đầy hành động Phụng vụ ?” Và câu trả lời đó là : “Điều đó đã được
bày tỏ trong phần cải tổ của Công
đồng” (DD, số 27). Nhưng
Đức Giáo hoàng không chỉ muốn rằng
việc không chấp nhận việc cải tổ, hoặc một sự hiểu biết
mơ hồ, lại mời gọi
chúng ta hướng
đến sự tìm kiếm
câu trả cho
câu hỏi mà chúng ta đã đưa ra trước đó
: làm sao để chúng
ta có thể được tăng
thêm khả năng
để sống tròn đầy hành động
Phụng vụ ? Làm sao chúng ta có thể tiếp tục thán
phục, tán dương
về điều đã xảy ra trước mắt chúng ta trong
cử hành ? Và câu trả lời
của Đức Phanxicô
là thế này : “Chúng
ta cần một sự đào tạo về Phụng vụ cách
nghiêm túc và năng động”
(DD, số 31).
5.- Đào tạo Phụng vụ
Đào
tạo cho Phụng vụ và đào tạo từ Phụng vụ là hai
khía cạnh được
bàn đến trong
những phần tiếp theo của Tông
thư. Trong sự đào tạo này, việc
học, nghiên cứu chỉ là bước đầu tiên để
có thể đi vào trong mầu nhiềm cử hành, vì để có thể hướng dẫn những người khác trên con đường,
chúng ta phải
trước tiên là người thông biết.
Cần lưu ý rằng, việc đào tạo Phụng vụ “không là một điều
mà chúng ta có thể đạt được một lần cho
tất cả”. Bởi vì quà tặng của mầu nhiệm cử hành vượt
xa khỏi khả năng của chúng
ta để nhận biết nó. Nỗ lực này rõ ràng cần
phải được đồng hành với một sự đào tạo liên tục đối với tất cả, với sự khiêm
nhường của những
người bé nhỏ, thái
độ mà nó mở lối đến với sự thán phục
ngưỡng mộ” (DD, số 38).
Đối với việc đào tạo từ Phụng vụ,
cần được hình thành
bởi chính Phụng vụ, giải thích một thực tại rõ ràng,
hiện diện với con người
của Đức Kitô.
Trong ý nghĩa
này, Phụng vụ không liên hệ đến “sự nhận biết”
và sự mang vác của nó không phải là tính sư phạm căn bản, ngay
cả khi nó có một giá trị
sư phạm lớn lao.
Ngược lại, Phụng
vụ là một lời ca tụng, một hành
động tạ ơn vì sự Vượt
Qua của Người
Con, mà sức mạnh và quyền năng cứu độ đụng
chạm đến cuộc
đời chúng ta (DD, số 41).
Cũng vậy, việc cử hành
liên hệ đến “thực trạng
của chúng ta, trong sự cư trú của hành
động của Chúa
Thánh Thần, Đấng hiện diện trong
Phụng vụ, cho đến khi Đức Kitô được hình thành trong chúng
ta (x. Gl 4,19). Sự tròn đầy
của việc đào tạo
của chúng ta là một sự đồng
hình dạng với Đức Kitô.
Tôi nhấn mạng rằng
: ở đây không có một tiến
trình trừu tượng
trong tâm trí, nhưng
đó là việc trở nên chính Chúa Kitô” (DD,
số 41)
6.- Sự hiệp nhất giữa trời và đất
Sự tham
dự vào sự thực hành
này diễn ra mang tính
bí tích : ngang qua những dấu chỉ được
thiết lập mà chúng
chuyển tải và đặt vào sự phục vụ cho việc gặp gỡ với Ngôi
Lời nhập thể,
đóng đinh, chết,
phục sinh, lên trời. Đức Giáo hoàng sử dụng một câu rất hay khi nhắc rằng “Phụng vụ diễn tả vinh
quang Thiên Chúa bởi vì nó cho phép
chúng ta, ở đây, dưới mặt đất này
thấy Thiên Chúa
trong cử hành
các mầu nhiệm” (DD, số 43).
Và làm thể nào để chúng ta có thể có được
khả năng đón nhận những
biểu tượng ấy ? Làm
thế nào để chúng
ta học biết lại cách
đọc và cử hành để sống những
thực tại ấy ?
Trước tiên, hãy tìm lại sự tin tưởng của chúng ta trong sự sáng
tạo. Và trong việc đào tạo cần
thiết để đạt
được thái độ nội tâm mà
nó cho phép chúng ta đứng vững
và hiểu được
những biểu tượng Phụng
vụ.
Một trong
những khía cạnh
mà Tông thư ghi nhận
và vì thế chúng
ta cần có để bảo
vệ và làm cho nó được nhận
biết cách sống
động về các biểu tượng
của Phụng vụ là cần có nghệ thuật cử hành – ars celebrandi. Nghệ thuật
này diễn giải
việc hiểu biết sự linh
động mà nó được trình
bày trong Phụng
vụ, được hoà hợp với hành động của Thánh Thần, cũng như để
nhận biết sự linh động
của ngôn ngữ biểu tượng,
đặc tính và hiệu quả của nó (x. DD, số 48-50).
7.- Những thinh lặng Phụng vụ
Đức Phanxicô
nhắc lại rằng, nghệ thuật
cử hành này cũng liên hệ đến tất cả các
tín hữu, và nó được
diễn tả với một
yếu tố chung là cùng làm : bước đi trong đoàn
rước, cùng ngồi, cùng đứng lên, cùng
quỳ, cùng hát,
và cùng thinh
lặng, ngắm nhìn và lắng nghe….
Mọi tín hữu
cần được học biết những
cử
chỉ này để tái khám phá sự duy nhất linh
động của nhân
vị, không phải
với những thái
độ cá nhân, nhưng cùng với ý thức
chung là trở nên một thân
thể của Giáo
hội.
Một cử chỉ đặc
biệt quan trong
Phụng vụ là sự thinh
lặng. Nó được bày tỏ như một sự chuẩn bị trước bởi những quy tắc
(trong các nghi thức
Khai mở, trong Phụng vụ Lời Chúa, trong kinh nguyện Thánh thể và sau khi Rước lễ).
Sự thinh lặng không phải là một sự từ chối để tự giấu mình trong
một sự co cụm
cô quạnh, trong
khi nghi thức
đề nghị như
một hoạt động của một sự kín đáo : sự thinh lặng
là biểu tượng
của một sự hiện
diện cũng như hành động
của Chúa Thánh
Thần.
8.-
Nghệ thuật cử hành
Mặc dù, nghệ thuật
cử hành liên
hệ đến mọi tín hữu, nhưng Đức Giáo hoàng
nhấn mạnh rằng,
điều này liên
hệ trước tiên
và trực tiếp
đến những thừa
tác viên bí tích. Họ cần
được đào tạo cách
kỹ càng. Dù có những
sự hiện diện
khác nhau của
việc chủ sự, nhưng yếu tố căn bản để tránh đó là chủ nghĩa cá nhân sáng
tạo trong cung
cách cử hành.
Để việc cử hành
được hoàn thành
cách tốt nhất,
vị linh mục cần phải
ý thức về chính mình, trong chính mình, là một trong những hình mẫu của sự hiện
của Thiên Chúa.
Điều này
sẽ dẫn đưa vị linh
mục không quên
rằng Chúa Phục sinh
vẫn tiếp tục là chủ, hiện diện
như trong Bữa Tiệc Ly, trên
cây Thánh Giá, và trong
sự Phục Sinh.
Cần phải chỉ ra
trong cử hành Phụng vụ là Thiên
Chúa, chứ không
phải người cử hành,
là chủ của cử hành
Phụng vụ : “Linh mục cần được đào
tạo để chủ sự những
lời và cử chỉ mà qua đó Phụng vụ đặt
vào môi miệng của ngài
và trong đôi tay của ngài” (DD, số 60). Cần luôn phải gìn giữ tinh thần
là những ngôn từ và cử chỉ
9.-
Mục tiêu của tài liệu
Cũng như những vị tiền nhiệm
của ngài là thánh Gioan Phaolo II, và Đức Biển Đức XVI, Đức Phanxicô trong
khi kết luận cũng
khuyến khích chúng
ta, tái khám
phá sự phong
phú vượt trội của Hiến
chế Phụng vụ thánh Sacrosanctum Concilium của Giáo hội.
Cũng vậy, ngài
cũng nhắc lại như ngài đã
làm lúc khởi
đầu và được lặp lại trong nội dung của
Tông thư một
sự tiếp tục
– leitmotiv
ấy. Sợi chỉ dẫn lối là ước muốn mà Tông thư
giúp chúng ta để “làm
sống lại sự khâm phục
của chúng ta từ vẻ đẹp chân thật của cử hành Kitô giáo, nhắc
nhở chúng ta về sự cần thiết của
một sự linh
động trong đào tạo
Phụng vụ ; nhận ra tầm quan
trọng của nghệ
thuật cử hành trong việc phục vụ chân lý của Mầu Nhiệm Vượt
Qua, và từ việc tham dự của mọi tín hữu,
mỗi người theo ơn gọi của
mình” (DD, số 62). Khởi đi từ đó, và không phải những thứ khác, cho việc
đào sâu Tông thư. Một sự đụng chạm cuối
cùng nhắc nhở chúng
ta về tầm quan trọng
của Năm Phụng
vụ và ngày Chúa Nhật.
Đức Giáo
hoàng mời gọi chúng ta hãy từ bỏ những
tranh luận đa chiều
để cùng lắng nghe những
gì Thần Khí nói trong Giáo hội. Hãy gìn giữ, bảo
vệ sự hiệp thông của chúng ta.
“Hãy tiếp tục ngỡ ngàng và tán dương
trước vẻ đẹp của Phụng
vụ” (DD, số 65).
Đăng nhận xét