Fr. Giuse Nguyễn Đình Chiến, op.
phần nội dung để nói về “Phụng vụ, nơi ưu tiên cho Lời Chúa” (các số 52-71). Phụng
vụ được coi là nơi ưu tiên
cho Lời Chúa, vì
đây là nơi Lời Chúa
được công bố, được lắng
nghe, và được cử
hành một cách
đặc biệt, đến nỗi có thể được
nhìn nhận như là nơi chốn
gặp gỡ giữa Thiên Chúa và các tín hữu (VD 72)1. Cuộc gặp gỡ này không chỉ diễn ra cách ưu tiên nơi Phụng vụ, nhưng còn là nét đặc thù trong cuộc
sống Kitô hữu của họ nữa,
một cuộc sống được xây dựng cách thiết yếu trên nền tảng
Lời
Chúa.
1 Ý tưởng
này đã được đức Gioan
Phaolô II đề cập trong
Tông thư Vicesimus Quintus Annus (04/12/1988) nhân kỷ niệm 25 năm công
bố Hiến chế về
Phụng vụ thánh Sacrosantum Concilium :
“Phụng vụ là ‘nơi’ ưu tiên để các Kitô hữu gặp gỡ Thiên Chúa,
và với Đấng
mà Người đã sai đến,
là Đức Giêsu Kitô (x. Ga 17,3)”
(số 7).
Sau khi trình bày tổng quát về “Lời
Chúa trong Phụng vụ”, với điểm nhấn
xoay quanh tính
nền tảng của
Lời Chúa đối với
hoạt động Phụng
vụ, Tông huấn
còn chỉ ra cụ thể tương
quan giữa Thánh Kinh
với các Bí tích (số 53). Xét như là hệ
quả của việc xem xét tương
quan giữa Lời
Chúa và Thánh
Thể, Tông huấn trình
bày thêm “tính
bí tích của
Lời” (số 56) cũng
như các khía cạnh cử hành liên quan đến việc phục
vụ Lời (các số
57-60)2. Tiếp
đến là “Lời Chúa, bí tích Hoà Giải và Xức Dầu bệnh
nhân” (số 61),
“Lời Chúa và Các Giờ
Kinh Phụng vụ” (số
62), “Lời Chúa và Sách Các Phép”,
cùng với “những
gợi ý cho việc linh hoạt mục vụ” (các
số 64-71).
Dựa
trên những quan sát khởi đầu trên
đây, phần trình bày của chúng
ta trước hết muốn
nhìn lại khái
niệm “gặp gỡ Lời
Chúa trong Phụng vụ” theo
giáo lý của Công đồng
Vaticanô II qua hai văn kiện
: Hiến chế về Phụng
vụ thánh Sacrosantum Concilium (SC) và Hiến
chế tín lý về Mặc
khải Dei Verbum (DV). Việc xem xét bước đầu như
thế sẽ giúp chúng ta thấy rõ được
sự phong phú thần học
mà Phụng vụ – tuy không được nhấn
mạnh cách sâu sắc – dành cho Lời Chúa như DV ghi nhận, tầm quan
trọng và tính mới mẻ của Lời Chúa
đối với Phụng vụ mà
SC muốn nêu bật. Có thể nói, đây là những
khẳng định nền tảng,
vốn trở thành điểm khởi
hành cho những
thực hành áp dụng của Giáo hội3, cũng như những triển
khai liên quan của các văn kiện Huấn quyền
sau đó4. Cấu trúc
trình bày của chúng ta dưới
2 Những khía
cạnh này liên
quan đến “Thánh
Kinh và Sách Bài đọc”
(số 57), “công bố Lời và thừa tác vụ đọc sách” (số
58), giảng lễ và cẩm
nang giảng lễ (số 59-60).
3 Chẳng hạn OLM : Ordo Lectionum Missae, editio
typica altera (Città
del Vaticano : Libreria Editrice
Vaticana, 1981) của Thánh Bộ Phụng Tự.
4 Ví dụ : Văn kiện Giải thích Lời Chúa trong
Giáo hội (1993) của Ủy Ban Kinh
Thánh Giáo
Hoàng, hay Tông huấn về Lời Thiên Chúa trong đời sống và
đây – khi xem xét một đàng DV (Lời Chúa) và Phụng vụ, còn
đàng khác SC (Phụng vụ) và Lời Chúa – không đơn giản trình
bày tương
quan qua lại giữa Lời Chúa và Phụng
vụ, nhưng chính yếu nêu bật tầm quan trọng của Lời Chúa
trong Phụng vụ, vốn là nơi ưu tiên để các tín hữu có thể gặp gỡ Thiên Chúa5.
1.- “Gặp gỡ Lời Chúa” trước Công đồng Vaticanô II
Khái niệm
“gặp gỡ” cách
chung gợi lên trong tâm trí
chúng ta một sắc thái của sự gần
gũi, tiếp xúc,
và thậm chí cả
việc đối thoại. Vậy trước
Công đồng Vaticanô II, tình trạng
và cách thức các tín hữu gặp gỡ Lời Chúa
diễn ra như thế nào ?
Liệu đã thực sự có một sự gần gũi, tiếp xúc, và đối thoại không ? Chúng
ta thử xem xét sơ lược ở đây tương
quan giữa Thánh Kinh
và dân Thiên Chúa qua các văn kiện của Giáo hội.
Trong tác phẩm La lecture
chrétienne de la Bible (1957), Célestin Charlier đã mô tả một tình trạng
đáng buồn về tương
quan giữa Thánh Kinh và dân Thiên Chúa trong
Giáo hội vào thời phong trào Jansenism6. Thánh Kinh
là một sách bị cấm
đọc đối với các tín hữu. Ngay
cả các linh mục đạo
đức cũng khuyên những người đến tham vấn họ không nên đọc toàn bộ Thánh
Kinh, đặc biệt là Cựu Ước. Và thực tế,
rất khó gặp được một linh mục hay một tu sĩ đã một lần đọc qua toàn bộ Thánh
Kinh.
5 Trong bài viết, chúng
ta quy định một vài chữ viết
tắt như sau : x. (xin
coi), bt. (biên
tập), Av. Vv. (Nhiều tác giả), Lm. (Linh mục).
Việc viết tắt các
sách Kinh Thánh
đi theo quy
tắc của Nhóm
Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, x. Kinh Thánh
: ấn bản 2011, bản dịch của Nhóm
Phiên Dịch Các giờ Kinh Phụng
Vụ (Hà Nội : Tôn
Giáo, 2017).
6 X. C. CHARLIER, La lecture chrétienne de la Bible
(Livre de vie
46-47 ; Paris
:
Éditions
de Maredsous, 1957) 25.
Trong Tông hiến
Dominici gregis custodiae (24/03/1564), Đức Piô
IV đã xác định danh sách các sách bị cấm
đọc. Theo đó,
thể lệ thứ ba của Tông hiến
chỉ cho phép những người “có học và đạo đức” được
đọc bản dịch
Cựu Ước nhưng phải ở dưới sự giám sát
của giám mục.
Các tín hữu không được đọc các bản dịch Tân Ước của những tác giả đã bị
kết án đích danh7. Đàng khác, thể lệ thứ bốn xác định rằng, mọi người có thể đọc các bản dịch
Thánh Kinh với sự giám
sát của giám mục
hay của các
thẩm phán tòa tra cùng với ý kiến
tích
cực của cha sở hay
cha giải tội8.
Đức Clêmentê XI, trong Hiến chế Unigenitus
Dei Filius (08/09/1713),
đã kết án những
sai lầm của Pasquier Quesnel, là thủ lãnh của nhóm người
theo Jansenius. Các
mệnh đề bị kết
án đều liên quan đến khẳng định rằng, việc đọc Thánh Kinh là dành cho tất cả mọi người9.
Với Hiến
chế Auctorem fidei (28/08/1794), Đức Piô VI đã
tuyên bố những
mệnh đề sai lầm của Thượng Hội đồng
Pistoja (18-28/09/1786), trong đó có mệnh
đề ghi nhận việc
7 “Regula III : … Librorum autem Veteris Testamenti versiones
viris tantum
doctis et piis
iudicio episcopi concedi
poterunt, modo huiusmodi versionibus… Versiones vero
Novi Testamenti ab auctoribus primae classis huius indicis factae
nemini concedantur, …” (Denz 1853). Denz :
H. DENZINGER, Enchiridion symbolorum definitionum et declarationum de rebus fidei et morum
(Freiburg : Herder, 371991). Chúng ta tham khảo thêm bản dịch Việt ngữ
của Lm. Nguyễn
Văn Hoà, O.P.
: H. DENZINGER, Các tín biểu,
định tín và tuyên bố của Giáo hội Công giáo trong lãnh vực đức tin và phong hóa (Hà Nội
: Tôn Giáo, 2019).
8 “Regula IV : “Cum
experimento manifestum sit,
si sacra Biblia
vulgari lingua passim sine discrimine permittantur, …, hac in parte iudicio episcopi aut inquisitoris stetur, ut cum consilio parochi vel
confessarii…” (Denz 1854).
đọc Thánh Kinh dành cho tất cả mọi người. Lời
kết án này cũng nhắc
lại sai lầm
của Pasquier Quesnel
trước đó : “… là sai
lầm, táo bạo, gây xáo trộn
sự yên ổn của các linh hồn,
đã bị kết án nơi Quesnel”10.
Tiếp đến,
Thông điệp Inter praecipuas machinationes (08/05/1844) của Đức Grêgôriô XVI nêu lên những sai lạc đã được
đưa vào trong
việc dịch Thánh
Kinh theo ngôn
ngữ bình dân do các dịch
giả “ngu dốt
và lừa đảo”11 thực hiện. Trái
lại, việc đọc các
bản dịch Thánh
Kinh trong ngôn
ngữ bình dân
– theo Giáo hội – chỉ dành
cho người “mà việc đọc như thế
sẽ giúp họ tăng trưởng
trong đức tin và đời sống đạo đức”, hay nếu muốn, mọi người chỉ có thể
đọc những bản
dịch được Huấn quyền
cho phép12.
Cùng một quan điểm
như vậy, Đức Piô IX,
trong Thông điệp
Qui pluribus (09/11/1846),
đã kết án các hội Thánh Kinh xảo quyệt liên
quan đến việc
dịch Thánh Kinh
trái với những quy định của Giáo hội, giải thích
Thánh Kinh sai
lạc, cách riêng là bắt ép mọi người
đọc Thánh Kinh.
Chúng ta gặp thấy những
10 “… falsa,
temeraria, quietis animarum
perturbativa, alias in Quesnellio
damnata” (Denz 2667).
11 “… ut nihil proinde
facilius contigat, quam ut in eorundem versionibus per societates biblicas multiplicatis gravissimi ex tot interpretum vel imprudentia vel fraude inserantur errores
; …” (Denz 2771). Những
từ in đậm là của chúng ta.
12 “… ut Biblia vulgari
sermone edita non aliis permitterentur, nisi quibus illorum lectio
ad fidei atque
pietatis augmentum profutura iudicaretur… ut permissa
porro habeatur lectio
vulrarium versionum, quae ab
Apostolica Sede approbatae, aut cum
annotationibus desumptis ex sanctis Ecclesiae Patribus vel doctis catholicisque viris
editae fuerint” (Denz 2772).
lời kết án được
đúc kết như sau : “Các hội này… Đức Grêgôriô
XVI… đã khiển trách,
và chúng tôi cũng muốn
kết án chúng”13.
Chúng ta cũng không
quên nhắc đến cái gọi
là chủ nghĩa hiện đại, vốn đã tác động không ít đến việc
tiếp cận Thánh Kinh dành cho các tín hữu. Trong
Thông điệp Pascendi Dominici gregis (08/09/1907), Đức
Piô X đã chỉ ra những
sai lầm liên quan
của phong trào
này, khi họ cho rằng,
các sách Thánh Kinh chỉ là những
biểu hiện của tình cảm và kinh nghiệm của các tác giả14, và như vậy phủ nhận tính linh hứng của các sách đó15.
Dĩ nhiên,
trong trong Giáo
hội Công giáo đã xuất hiện
nhiều hình thức đối phó
với chủ nghĩa
hiện đại, trong
đó có vài khuynh
hướng mang sắc thái cực
đoan16. Điều này đã vô
tình tạo điều kiện cho chọn lựa đọc Thánh Kinh theo nghĩa
thiêng liêng hơn là theo nghĩa mặt chữ. Vả lại, nhiều
nỗ lực
15 “Quaerremus, quid tum de inspiratione ? Haec, respondent,
ab impulsione illa, nisi forte vehementia, nequaquam secernitur, qua credens ad fidem suam verbo scriptove aperiendam adigitur. Simile quid habemus in poetica
inspiratione ; …” (Denz 3491).
16 Như một ví dụ điển hình,
chúng ta có thể nói đến cái
gọi là Sodalitium pianum hay Sapinière, tạm hiểu là một mạng lưới thông tin của Toà Thánh. Cơ quan này – dưới
sự điều hành
của Đức cha Umberto Bugnini và được sự tài trợ của Đức Piô X – gồm 50 thành
viên, cùng với nhiều
cộng sự viên đến từ Châu âu. Họ có nhiệm vụ báo cáo ngay lập tức với Toà
Thánh bất kỳ người nào có tư tưởng mang
sắc thái chủ
nghĩa hiện đại, dù chỉ bị nghi ngờ hay
biểu hiện công khai.
giúp các tín hữu có thể tiếp cận với Thánh
Kinh cũng được thực hiện từng bước
trong Giáo hội17.
Việc khuyến
khích mọi tín
hữu trước là đọc và sau là học
hỏi đầy đủ các sách
Tin mừng, sách
Công vụ Tông
đồ, và các Thư được Đức
Bênêđitô XV công
bố chính thức
trong Thông điệp Spiritus Paraclitus (15/09/1920)18.
Với Thông điệp
Divino afflante Spiritu (30/09/1943), Đức Piô XII đã khích
lệ các giám
mục trợ giúp và nâng
đỡ những hiệp
hội đạo đức phổ biến
các ấn bản
Thánh Kinh, ngõ hầu các gia
đình Kitô giáo
có thể sốt
sắng tiếp xúc
thường xuyên với Lời Chúa mỗi ngày.
Hơn nữa, khi luật Phụng
vụ cho phép, các
vị hãy trình
bày cho các tín hữu
cách hữu hiệu
Sách Thánh đã được
dịch trong ngôn
ngữ hiện đại.
Đồng thời, các lớp
học và các cuộc hội thảo về Thánh Kinh
cần được tổ chức,
vì đó là những cách
thức cụ thể để các tín hữu có thể gần gũi với Lời Chúa19. Những lời khích lệ này của Đức Piô XII đã
17 “Trong thời kỳ này, một phong
trào phổ biến
Thánh Kinh (bắt
đầu với sách Tin
Mừng) đang khởi
động… Một hiện
tượng như thế cho thấy
sự ý thức (về Thánh Kinh)
đã đạt đến mức trưởng
thành… Proto Zambruni… là người phổ biến
việc đào tạo
cho các gia đình thường
xuyên đọc sách Tin Mừng cách sốt sắng…”
: G. GHIBERTI, “Lettura e interpretazione della Bibbia dal Vaticano I al Vaticano II”, La Bibbia nell’epoca moderna e contemporanea, bt. R. FABRIS (Bologna : Edizioni Dehoniane Bologna [EDB], 1992) 237.
18 “Quod autem in Nobis est, Venerabiles Fatres, Christifideles omnes auctore
Hieronymo cohortari numquam desinemus, ut sacrosancta praesertim Domini Nostri Evangelia, itemque Acta Apostolorum et Epistulas cotidiana lectione volutare et in sucum et sanguinem convertere studeant” (EB 477). EB : Enchiridion Biblicum. Documenti della Chiesa sulla Sacra Scrittura, bt. A. FILLIPI –
E. LORA (Bologna :
EDB, 1993).
thoáng cho thấy một tương quan
nào đó giữa
Lời Chúa và Phụng vụ.
Kể từ đây, người
ta bắt đầu thấy xuất
hiện ngày càng nhiều những nghiên
cứu về tương quan giữa
Thánh Kinh và Phụng vụ. Trong số đó, có thể kể đến Đại hội toàn
quốc Bible et Liturgie được tổ chức tại Strasbourg (25-28/07/1957)20, vốn đã nêu bật
tầm quan trọng
của tương quan
này cũng như việc áp dụng mục
vụ. Tương quan giữa Thánh
Kinh và Phụng vụ
tiếp tục được
triển khai rộng
rãi và sâu xa, rồi đi đến đỉnh
cao
với khẳng định
rằng, chính qua Lời Chúa,
chúng ta có được
sự hiện diện
gần gũi của Chúa Kitô ở giữa chúng ta :
“Phụng vụ, đặc biệt Phụng vụ bí tích,
với đỉnh cao
là Phụng vụ Thánh Thể,
hiện tái hóa cách hoàn hảo các
bản văn Thánh Kinh, vì Phụng vụ sắp xếp việc công bố (các bản
văn Thánh Kinh) giữa
cộng đoàn tín hữu đang
tụ họp quanh Chúa Kitô để tiến
lại gần Thiên
Chúa. Chính khi ấy,
Chúa Kitô ‘hiện diện trong Lời Người’, vì chính Người
nói khi Sách
Thánh được đọc trong Giáo
hội”21.
Trên đây,
chúng ta vừa
quan sát thoáng
qua tiến trình tiệm tiến cuộc “gặp gỡ” Lời Chúa từ phía các tín hữu, khởi từ sự
cấm đoán nghiêm
ngặt cho đến
việc cổ võ tiếp xúc
thường xuyên, và đỉnh
cao là việc công bố Lời Chúa
trong Phụng vụ. Như
một sự tiếp
nối, tiến triển,
và canh tân, chúng ta xem xét
21 PONTIFICIA COMMISSIONE
BIBLICA, L’interpretazione della Bibbia nella Chiesa (Città del Vaticano : Libreria Editrice
Vaticana, 1993) 110-111.
sau đây giáo
lý của Công
đồng Vaticanô II về tương
quan giữa Lời Chúa và Phụng vụ trước là qua DV22 và sau là trong SC.
Trong khóa
VIII (18/11/1965), cùng
với Sắc lệnh
về Tông đồ giáo dân Apostolicam
actuositatem, Hiến
chế tín lý về
Mặc khải Dei Verbum
đã được Đức Phaolô
VI công bố,
sau bao nỗ lực quan tâm đến quan
niệm về Truyền
Thống, tính đầy đủ
của Thánh Kinh, khái niệm
về linh hứng,
cũng như phong
trào Thánh Kinh
trước Công đồng.
Tầm quan trọng
và tính tích
cực của DV, liên quan đến vấn đề đang
bàn, hệ tại
việc giúp các
tín hữu gần gũi
hơn với Lời Chúa, như đã được
ghi nhận như sau :
“Bản văn này phải thúc đẩy các nhà
thông thái nghiên
cứu Thánh Kinh
và giúp tín hữu say
mê Thánh Kinh…
Việc khuyến khích
đọc Thánh Kinh
đã tạo nên một nền tảng
vững chắc đưa các Kitô hữu xích lại gần nhau hơn, vì họ cùng lắng nghe một Lời Chúa”23.
Bản văn DV 8, thuộc chương
II của Hiến chế, đề cập đến việc lưu truyền
mạc khải của Thiên Chúa.
Khi tiếp nối
các tông đồ, Giáo hội
cũng “gìn giữ và truyền
lại” cho các tín hữu
mọi thời “tất cả những gì là thực
chất của mình,
tất cả những gì mình tin”,
vốn được hiểu
như là Thánh Truyền. Giáo
hội thực thi sứ vụ này không chỉ qua “giáo
lý và đời sống”, nhưng
còn qua “việc
phụng tự”.
Khi khẳng
định như vậy,
Hiến chế cách
nào đó ám chỉ đến một thành ngữ cổ kính
nói về tương quan giữa
phụng tự và đức tin, như
đã được Prospêrô
Aquitanô (390-463) đề cập : legem credendi lex statuat supplicandi (quy luật cho cầu nguyện cũng
là quy luật cho đức
tin)24. Theo
đó, Công đồng tiên vàn muốn coi phụng
tự như một locum thelogicum (nguồn tri thức thần
học). Sau này (1992), Giáo
hội sẽ khẳng
định rõ hơn rằng
: “Phụng vụ là yếu tố cấu thành của Truyền Thống thánh thiện
và sống động”
(CCE 1124)25.
Bản văn DV 21 mở đầu chương VI – “Thánh
Kinh trong đời sống Giáo
hội” – và được móc nối với các số liên quan kế
tiếp (DV 23-25).
23 Thánh Công đồng chung Vaticanô II, 483-484.
24 X. Denz 246. Chúng
ta cũng biết đến một công thức
khác tương tự : lex
orandi,
lex credenti.
25 CCE : Catechismus Catholicae Ecclesiae (Città del Vaticano : Libreria Editrice Vaticana, 1997) : “Liturgia elementum est constituens sanctae et vivificae Traditionis” (số 1124).
Trước hết, Thánh Kinh,
xét như là lương thực nuôi
dưỡng các tín hữu,
được đặt ngang
hàng với Thánh
Thể26. Với xác
tín này, Công
đồng cho thấy,
Lời Chúa27 chiếm một vị trí
ưu
tiên trong Phụng
vụ, cách riêng
trong Thánh lễ.
“Giáo hội luôn tôn kính Thánh Kinh giống như tôn kính
Thánh Thể. Đặc biệt,
trong Phụng vụ thánh, Giáo hội
không ngừng được nuôi
dưỡng và phân
phát cho các
tín hữu bánh
sự sống từ bàn tiệc
Lời Chúa và Thánh Thể”.
Tiếp đến, xét như là Lời Chúa nói với các
tín hữu trong sự
gần gũi (“gặp gỡ và trò chuyện”),
Thánh Kinh còn chứa
đựng tự thân sức mạnh tác động
hiệu quả và tích cực,
khi đem lại sự nâng đỡ và sức
sống cho Giáo
hội, khi giúp
cho đức tin của
các tín hữu được vững
mạnh, khi nuôi
dưỡng linh hồn và
đời sống thiêng liêng
của họ. Công
đồng còn trích
dẫn hai đoạn Thánh Kinh làm nền tảng cho giải
thích trên đây của mình
:
26 VD 54 nhấn mạnh đặc
biệt đến tương
quan này khi
sử dụng kiểu
nói “sự hiệp nhất
sâu xa giữa Thánh Kinh
và Thánh Thể”,
đồng thời trình
bày ở ghi chú 191 – ngoài một vài tác phẩm – một chuỗi văn kiện liên quan, chẳng hạn : SC 48.51.56 ; DV 21.26 ; AG 6.15 (AG : Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo
của Giáo hội Ad Gentes
[07/12/1965]) ; PO 18 (PO : Sắc lệnh về chức vụ và đời sống linh mục Presbyterorum Ordinis
[07/12/1965]) ; PC 6 (PC : Sắc lệnh về canh tân và thích nghi đời sống tu trì Perfectae Caritatis [28/10/1965]).
Về phần mình, A.M.
Traccia, khi đề cập tương
quan giữa Thánh
Kinh và phụng vụ theo quan
điểm của Công đồng Vaticanô II, cách riêng
trong DV và SC, đã khởi đầu
bằng một đề xuất về “sự song song thiết yếu giữa
bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc
Thánh Thể” trong
DV 21. X. “Bibbia e liturgia”, Nuovo dizionario di liturgia, bt. D.
SARTORE – A.M. TRIACCA (Cinisello Balsamo
[Milano] : San Paolo, 1988)
166.
27 Để nói về “các
sách được viết
dưới sự linh
hứng của Thánh
Thần”, chúng ta sẽ sử dụng cách tương đương các hạn từ sau : “Sách Thánh”,
“Lời Chúa”, “Cựu Ước và Tân Ước”, Bài đọc (các
Bài đọc) Lời Chúa, Bài đọc
(các Bài đọc) Sách Thánh,
cử hành (các
cử hành) Lời
Chúa, … (x.
OLM 2 [được kèm với ghi chú 6]).
“Bởi thế, những khẳng
định sau đây
là hoàn toàn
đúng về Thánh Kinh
: ‘Thật vậy, Lời Chúa
sống động và hiệu quả’ (Hr 4,12), ‘có sức xây dựng
và ban gia tài cho tất cả những
người đã được thánh
hóa’ (Cv 20,32
; x. 1 Tx 2,13)”.
Sức mạnh tác động
hiệu quả và kỳ diệu
của Lời Chúa
như vậy có thể được diễn
tả qua kiểu nói của Is 55,10-11 :
“… 10 Như mưa tuyết rơi xuống
từ trời và không trở về
(trời) nếu chưa làm ướt đất, chưa
làm cho đất
phì nhiêu và đâm chồi,
ngõ hầu đem lại hạt giống cho người gieo và bánh cho kẻ ăn, 11 Lời Ta cũng vậy, một khi phát
xuất từ miệng
Ta, sẽ không trở về với Ta cách vô ích, nếu chưa
thực hiện điều Ta mong muốn, chưa
hoàn tất việc Ta sai làm”.
Việc không
ngừng nuôi dưỡng
các tín hữu
bằng Lời Chúa là một trong
những nhiệm vụ của Giáo
hội. Để thi
hành nhiệm vụ này,
Giáo hội cần phải đào sâu sự hiểu biết
về Thánh Kinh. Một trong những cách
thức giúp Giáo hội đạt tới mục tiêu này là nghiên cứu Phụng vụ, nghiên cứu các giáo phụ Đông phương và Tây
phương. Xem ra Công đồng đã nhìn thấy nơi Phụng vụ và các
giáo phụ – như được
ghi nhận trong
các tác phẩm giải
thích Thánh Kinh
của các vị – một
nơi chốn đặc thù
cho việc nghiên cứu và trình bày Lời Chúa,
nhằm góp phần cung cấp “lương
thực Thánh Kinh”
cho các tín hữu.
Bản văn
DV 24 cho biết rằng, thừa
tác vụ Lời không chỉ bao gồm việc giảng thuyết
của các mục tử và dạy giáo lý,
nhưng còn ám chỉ mọi hình thức giáo huấn Kitô
giáo, trong đó bài
giảng Phụng vụ phải được
ưu tiên. Thừa tác vụ này được Lời Chúa nuôi dưỡng
và làm cho tiến triển.
Thật vậy, là thành
phần tất yếu của Phụng vụ (SC 52), bài giảng
sẽ diễn giải các
Bài đọc được rút ra từ Thánh
Kinh, làm cho
Lời Chúa trở nên
rõ ràng và cụ thể trong
bối cảnh cuộc
sống hiện tại28. Hơn nữa, bài giảng còn “trình bày các mầu nhiệm đức tin và những quy tắc của đời sống Kitô
hữu” (SC 52).
Khẳng định
trên đây của DV 24 đưa đến hệ quả rằng,
những người thi hành thừa tác vụ Lời – trước là các linh
mục và sau
là phó tế hay giáo
lý viên – được khích
lệ gặp gỡ29 thường xuyên với Lời Chúa,
qua việc siêng
năng đọc và ân cần học hỏi.
Thực hành như thế sẽ giúp họ, khi truyền
đạt Lời Chúa cho các tín
hữu – nhất là trong Phụng
vụ – sẽ trở nên những
người rao giảng hữu
ích nhờ biết
“lắng nghe” Lời Chúa trong lòng.
Riêng các
tín hữu – đặc biệt
các tu sĩ – được
mời gọi năng tiếp cận với bản văn Thánh
Kinh, không chỉ nhờ “sốt
sắng đọc Thánh Kinh” hay “những sáng kiến thích
hợp cũng như những
phương thế khác”, mà còn qua Phụng vụ vốn chứa
đựng Lời Chúa cách dồi dào, nhằm
hiểu biết Chúa Kitô sâu xa hơn. Đàng
khác, để có thể gặp gỡ bằng lời
với Thiên Chúa,
họ cần đặt việc đọc Lời Chúa
trong bầu khí cầu nguyện
và suy niệm.
Tóm lại,
với một nhận
thức sâu xa và phong
phú, DV cho thấy Phụng
vụ có nhiều chức năng
đối với Thánh
Kinh.
– Bài giảng Phụng
vụ hiện tại hóa Lời Chúa trong
bối cảnh cụ thể của cuộc sống
(tính sống động).
– Phụng vụ giúp
các tín hữu có cơ hội thường
xuyên tiếp xúc với Thánh Kinh
: đây là một chức năng hết sức đặc biệt.
– Giữa Lời Chúa và Thánh Thể có một sự hiệp lực qua lại : cả hai cùng nuôi dưỡng Giáo hội ; cả hai cùng ban phát bánh sự sống cho các tín hữu. Và như thế, Lời Chúa không chỉ hệ tại việc “thông tri” (tính mạc khải) mà còn chứa đựng sự “hoạt động” nội tại (tính hiệu quả).
– Sau cùng, có một sự liên hệ sâu xa giữa Phụng
vụ và Lời Chúa
: Phụng vụ là nơi ưu tiên
cho Lời Chúa được
giải thích. Nói cách khác,
Phụng vụ là dụng cụ giải
thích Lời Chúa.
Những trình
bày trên đây của DV – các chức
năng mà Phụng vụ dành cho Thánh Kinh
– chủ yếu nghiêng về khía
cạnh giáo thuyết thần học, và không quan tâm nhiều
đến khía cạnh mục vụ, mà cử hành Phụng
vụ là một trong những
yếu tố nền tảng.
Cách riêng, với điểm kết luận sau cùng, chúng
ta có thể tự hỏi : Phụng vụ sẽ đón
nhận Lời Chúa
như thế nào ? Bằng cách nào Phụng vụ sẽ giúp các tín
hữu có thể
gặp gỡ và cảm nghiệm Lời Chúa như là Lời sống động,
Lời cứu độ, Lời nuôi dưỡng và hướng dẫn
? Khiếm khuyết
này của DV – có thể nói
như vậy – được bổ túc phần nào bởi
SC, cũng
như bởi các
văn kiện liên quan sau Công đồng30.
30 Chẳng hạn,
như một bổ túc về khía cạnh
mục vụ cho DV 24, văn kiện L’interpretazione della Bibbia nella Chiesa, 113-116
trình bày cụ thể về “thừa tác vụ mục vụ” theo
ba loại chính
: huấn giáo, giảng thuyết,
và tông đồ Thánh Kinh.
3.- Sacrosanctum Concilium và Lời Chúa
Kết thúc
kỳ họp thứ
hai của Công
đồng Vaticanô II, cùng
với Sắc lệnh về Truyền
thông Inter Mirifica, Hiến chế về Phụng vụ thánh Sacrosanctum Concilium được công bố vào ngày 04/12/1963. Đây
là thành quả
đầu tiên của Công đồng, sau nhiều cố gắng canh
tân Phụng vụ, cùng với những thành
tựu đạt được của phong trào Phụng vụ trước đó31 trong các
nghiên cứu hàn lâm cũng như
qua những dấn thân mục vụ.
Nhận xét đầu tiên
mà chúng ta có thể rút ra được khi đọc
cẩn trọng SC là : với
sự quan tâm đặc biệt
và liên tục đến
Thánh Kinh, Hiến chế ra như
muốn nêu bật tầm quan trọng
của Lời Chúa trong cử hành Phụng
vụ. Quả vậy,
trong khi SC 48 nêu bật
sự liên kết chặt chẽ giữa Phụng
vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh
Thể, thì SC 7.24 lại là hai số quan trọng
trình bày về Thánh
Kinh. Tiếp đến,
SC 33 đề cập đến đặc tính giáo dục đức tin của việc đáp
lại Lời Chúa trong Phụng
vụ. Về phần mình, SC 35(1).51.92
dành cho Thánh Kinh một vị trí quan
trọng trong cử hành Phụng
vụ. Dưới đây, chúng ta lần lượt
tìm hiểu nội
dung chí tiết
của từng số đã được
nêu lên.
Để có thể thấy
rõ được tầm quan trọng
của Lời Chúa trong Phụng vụ,
chúng ta bắt đầu với
một khẳng định của Công đồng về tương
quan chặt chẽ và sâu xa giữa
Lời Chúa và Thánh
Thể trong Phụng vụ, như đã được trình
bày trong DV 21.
31 X. Chúng
ta đọc thêm một trình
bày vắn tắt về “phong
trào phụng vụ” trong Thánh Công đồng chung Vaticanô II, 61. Đức Piô XII đã đề cập những quan tâm thao thức
của phong trào
phụng vụ trong
Thông điệp Mediator Dei (20/11/1947). Thông điệp này được coi là Huấn quyền đầu tiên của Giáo hội trình bày về bản chất của phụng vụ,
đồng thời là nguồn mạch thiết
yếu cũng như nền tảng về thần
học phụng vụ.
Ngoài lời khích lệ các tín hữu cần
tham dự Thánh
lễ “cách ý thức, thành
kính và tích
cực”, SC 48 còn lưu
ý đến việc họ được
Lời Chúa giáo
huấn, bên cạnh sự dưỡng
nuôi của Thánh Thể. Thật
vậy, như được nhấn mạnh
bởi SC 56, Thánh lễ gồm hai phần
thiết yếu là Phụng vụ Lời Chúa và Phụng
vụ Thánh Thể. Sự liên kết chặt chẽ giữa hai phần này “làm nên một hành vi thờ phượng
duy nhất”32. Qua tính “giáo
huấn” của Lời Chúa và sự “dưỡng
nuôi” của Thánh
Thể, các tín
hữu được hiệp nhất trọn vẹn với
nhau trong Thiên
Chúa.
Bản văn SC 7 mô tả bốn cách
thức hiện diện của Chúa Kitô trong cử hành Phụng
vụ : đó là “Hy tế Thánh
lễ”, “các Bí tích”, Lời được
công bố, và “Giáo hội cầu nguyện
cùng ca hát”. Trong bốn cách
thức này, cách thức thứ ba (Lời
được công bố)
– mà chúng ta quan tâm ở đây – là thành phần của thần học
Tân Ước và phù hợp
với cái nhìn
sâu xa về Thánh Kinh33 : Chúa Kitô hiện diện
trong Lời Người,
vì “chính Người
nói khi người ta đọc Thánh Kinh
trong Giáo hội”.
32 Không dừng lại ở đây, sự liên kết chặt chẽ giữa hai phần được nói đến một
lần nữa trong
SC 106 : vào Chúa nhật,
“là nền tảng
và cốt lõi của cả năm
phụng vụ”, các tín hữu sẽ họp nhau để cùng nhau lắng nghe Lời
Chúa và tham
dự Thánh Thể.
33 Có lẽ chúng ta được nhắc
nhớ về thần học của Mc 16,20
(“Các Tông đồ đi
rao giảng khắp nơi. Chúa
cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo
mà xác nhận lời các ông rao giảng”), hay của Mt 28,20
(“[Anh em hãy] dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền
cho anh em. Và đây, Thầy
ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”). Với một cái nhìn rộng lớn hơn,
bản văn cách
nào đó cũng đã đọc lại Ga 1,1-18 (Ngôi Lời ở giữa nhân loại)
và Is 55,10-11 (hiệu quả của Lời Chúa được thể
hiện giữa con người).
Sự hiện diện của Chúa Kitô
trong cử hành Phụng vụ, cách
riêng trong Lời của
Người được công
bố, là để thực hiện
công trình cứu độ nhân loại
: Người thánh
hóa nhân loại
và tôn vinh Chúa Cha. Hơn thế nữa,
công trình cứu độ này,
vốn luôn được Lời Chúa nhắc nhớ và công bố, sẽ đạt được ý nghĩa
đầy đủ của nó
trong cử hành
Phụng vụ. Và như vậy, “việc cử hành Phụng vụ
trở thành việc công bố Lời Chúa
cách liên tục,
đầy đủ, và hiệu quả”34.
Nếu SC 7 tập trung
vào khía cạnh
thần học của Phụng vụ, thì trái lại,
SC 33 sẽ đào
sâu khía cạnh
huấn giáo và mục vụ. Chỉ
xoay quanh nội dung Lời Chúa được
công bố như là cách thức hiện diện của
Chúa Kitô, Công
đồng viết : “Trong Phụng vụ, Thiên Chúa nói với dân Người ; Chúa Kitô
tiếp tục loan
báo Tin mừng của Người35. Còn dân chúng
đáp lại Lời Chúa qua tiếng hát lời kinh”.
Qua việc đáp lại Lời Chúa như thế, đức tin
của
các tín hữu sẽ được
đào sâu ; tâm trí họ quy hướng về Thiên Chúa ; ngõ hầu họ có thể thờ phượng Người
trong tinh thần, và đón
nhận dồi dào
ân sủng.
35 Thánh Âu-tinh, Sermo 85, 1 : “Tin
Mừng là miệng
Chúa Kitô. Người
ngự trên trời, nhưng
vẫn không ngừng
nói ở dưới đất” (x. thêm In Ioanis
Evangelium Tractatus XXX, 1. Sách Pontificali Romano Germanico có câu : “Người ta đọc Tin
Mừng, trong đó Chúa Kitô
nói với dân chúng… để Tin
Mừng vang lên
trong Giáo hội,
như thể chính
Chúa Kitô nói
với dân chúng” (x. V. VOGEL – R. ELZE, bt. Le Pontifical Romano-germanique du dixième siècle. Le Texte, I
[Città del Vaticano : Biblioteca Apostolica
Vaticana, 1963] XCIV,
18, 334). “Khi
Chúa Kitô đến, tức là Tin Mừng, chúng ta hãy bỏ gậy, vì chúng ta không cần sự nâng đỡ của nhân loại nữa” (ibid. XCIV,
23, 335). Những
trích dẫn này được lấy lại trong
OLM 4, ghi chú 10.
Trên nền tảng đó, Công đồng
đề nghị một quy tắc liên
quan đến Lời Chúa cần được thực hiện trong
việc canh tân Phụng
vụ (x. SC 35,1 dưới đây).
Cũng vậy, OLM 12 đã sử dụng
trích dẫn “‘Thiên Chúa nói với dân
Người’ qua Lời
Người được trao ban
trong Sách Thánh”
như là lý do cho việc giữ
nguyên các Bài đọc đã được
ấn định trong
phần Phụng vụ Lời Chúa
:
“Không được bỏ hay bớt các Bài đọc Thánh Kinh,
cùng với những bài ca được lấy từ Sách Thánh,
và nghiêm trọng hơn, không được thay
thế bằng những
bài đọc không
phải là Kinh Thánh”.
Còn trong
OLM 44, SC 33 được trích
dẫn để nói về phận vụ
thiết yếu của
các tín hữu
trong khi lắng nghe Lời
Chúa : họ cần
đáp lại Lời Chúa bằng
lời kinh, tiếng
hát, và cử chỉ36, bằng một niềm tin sống
động và ngời
sáng (SC 47).
Thuộc về phần “canh
tân Phụng vụ”,
bản văn SC 24 trình
bày tầm quan trọng đáng
kể của Thánh Kinh trong
cử hành Phụng vụ qua hai dữ kiện.
Dữ kiện thứ nhất là tầm quan trọng về thần học văn chương và thần học nghi thức. Về thần học văn chương, Thánh Kinh là nguồn mạch của các Bài đọc, các bài Thánh vịnh, và bài giảng37. Trong khi đó, về thần học nghi thức, “các lời kinh, những
36 Với đức Phanxicô, tham
gia vào việc
cử hành qua cử chỉ và lời nói là một
biểu hiện
của nghệ thuật cử hành (ars celebrandi) (DD 51). Mỗi
cử chỉ và lời nói của cử hành phụng
vụ, khi được thực hiện
cách nghệ thuật,
sẽ tạo nên chiều
sâu nội tâm của mỗi
cá nhân và của mỗi cộng đoàn
(DD 53). DD : Tông thư về việc đào tạo phụng vụ cho dân
Thiên Chúa Desiderio Desideravi (29/06/2022).
37 X. OLM 11 (thành phần của Phụng
vụ Lời Chúa). 12 (các
Bài đọc Kinh Thánh). 13 (Bài
Tin Mừng). 19 (Thánh vịnh
đáp ca). 24 (Bài giảng).
lời nguyện, và những bài phụng ca” đều được gợi hứng chủ yếu từ Thánh Kinh38. Thậm chí, cả “những động tác và dấu chỉ trong Phụng vụ” cũng được Thánh Kinh đem lại cho một ý nghĩa39.
Tiếp đến,
như là hệ quả của dữ kiện
thứ nhất, dữ kiện
thứ hai nhấn mạnh đến việc “canh tân, phát triển, và thích ứng” đối với Phụng
vụ. Đòi hỏi này sẽ được đáp
ứng qua việc nỗ
lực trình bày sự ngọt ngào và sống động của Thánh
Kinh40, vốn đã được truyền thống Đông phương
và Tây phương chứng minh trong
các nghi thức
của họ.
Ba bản văn này bàn về tính phong
phú của các Bài đọc Thánh Kinh trong
Phụng vụ.
38 Nói cách
khác, Thánh Kinh
hiện diện trong
“các lời kinh,
những lời nguyện, và những bài phụng ca”.
Sự hiện diện này được ghi nhận
hoặc dưới dạng trích
dẫn hoặc theo
kiểu ám chỉ.
Về một ví dụ điển hình cho mỗi trường hợp (trích dẫn :
bản văn 1333 của Sacramentarium Veronense ; ám chỉ : Lời nguyện
Nhập lễ của Chúa nhật
II Mùa Chay
trong Missal of Paul VI), chúng
ta có thể xem phân
tích chi tiết
trong R. DE ZAN, “Bible and Liturgy”, Introduction to the Liturgy, bt. ANSCAR J. CHUPUNGCO,
O.S.B. (Handbook for Liturgical Studies I ; Collegeville, MN : The
Liturgical Press, 1997), tr. 43-45.
39
X. OLM 6 : “… Corporis habitus, gestus et verba, quibus
actio liturgica exprimitur et fidelium participatio manifestatur, …, sed ex Dei verbo et ex oeconomia salutis,
ad quam referuntur, significationem accipiunt, …”. 40 Như một ví dụ, điều này được chứng
minh qua ấn bản Litrurgia Horarum iuxta ritum Romanum (1971) do Thánh Bộ Phụng Tự xuất bản với một sắc lệnh ký ngày 11/04/1971. Trước đó, sách đã được đức Phaolô VI phê chuẩn với Tông hiến Laudis canticum (01/11/1970). Tông hiến, khi trích dẫn SC 24, đã viết
như sau : “Quo autem
apertius haec orationis nostrae indoles
elucescat, necesse est, ut ille suavis et vivus sacrae Scripturae
affectus, quem Liturgia Horarum aspirat, in omnibus reviviscat, ita ut sacra Scriptura fons praecipuus totius orationis
christianae reapse evadat”.
Trước hết,
do bản chất huấn giáo
và mục vụ của Phụng vụ, trong chiều hướng
canh tân, Công
đồng yêu cầu tu chỉnh việc đọc Thánh Kinh
sao cho “dồi dào hơn,
đa dạng hơn,
và thích hợp hơn”
(SC 35,1). Việc tu chỉnh như thế là nhằm cho thấy rõ sự nối kết chặt chẽ sâu xa giữa nghi
thức và lời đọc
trong các cử hành
Phụng vụ41. Việc công bố Lời Chúa
chứa đựng nghi thức
; và ngược lại, nghi thức không
thể được hiểu nếu không tương
quan với Lời Chúa.
Về Thánh
lễ, việc đọc những phần chính yếu của Thánh Kinh trong một vài năm nhất định cần được
lưu ý, ngõ hầu phần Phụng vụ Lời Chúa trở nên phong phú thêm đối với các tín hữu, và nhờ đó, họ được
nghe đọc những
nội dung quan trọng của Thánh Kinh (SC 51)42.
Liên quan
đến Kinh Nhật Tụng : “Việc đọc Thánh Kinh cần được sắp xếp sao cho những
kho tàng Lời Chúa có thể
được tiếp cận dễ dàng
và trọn vẹn nhất” (SC 92a)43.
Tóm lại,
ngoài những trình
bày thần học về Thánh
Kinh trong Phụng vụ (x. Các số 7.24.48),
SC còn lưu ý nhiều đến chiều kích mục vụ và canh tân
(x. Các số 24.33.35.51.92a). Qua đó, chúng ta nhận thấy
nỗ lực của Công đồng để giúp
các tín
41 Theo ghi nhận của OLM 59, yêu cầu tu chỉnh việc đọc Thánh
Kinh (SC 35,1) và lưu ý đến việc
đọc những phần
chính yếu của Thánh Kinh
trong vài năm nhất
định (SC 51) đã được thực
hiện.
42 Cần lưu
ý rằng, trong
phụng vụ Rôma
trước cuộc canh
tân của Công
đồng Trentô, nhìn chung
chỉ có hai Bài đọc trong Thánh
lễ, và các Bài đọc được
sắp xếp cho
chu kỳ một năm.
43 Yêu cầu này đã được thực
hiện qua ấn bản Litrurgia Horarum iuxta
ritum Romanum (1971). Việc
sắp xếp các Bài đọc Kinh Thánh
được nói ở các
số 140-158 (“De lectione sacrae Scripturae”) trong Institutio generalis de Liturgia
Horarum (11/04/1971) của Thánh Bộ Phụng Tự.
hữu có thể gặp gỡ Lời Chúa thường
xuyên hơn và dễ dàng
hơn trong đời sống đức tin.
Trong khi chờ đợi việc thực
thi những đề xuất canh tân
trên đây, Công đồng đặc biệt nhắc nhớ các tín hữu
rằng, họ đang được
chính Lời Chúa hướng dẫn.
Và nhắc nhớ này không những ám chỉ việc học hỏi Thánh Kinh mà Giáo hội – qua các giám
mục – phải chăm lo cho các tín hữu
(DV 25), nhưng còn khích lệ họ – về phía
bản thân – tích cực lắng nghe,
suy gẫm, và cầu nguyện
với Lời Chúa (x. SC 109).
4.- “Gặp gỡ Lời Chúa”
trong Phụng vụ như là tương quan giữa
Thánh Kinh và Phụng vụ
Công đồng
Vaticanô II, qua hai hiến chế DV và SC, đã cho chúng ta lời giải
thích và cách hiểu mới
mẻ về tương quan giữa Thánh Kinh và Phụng
vụ. Cụ thể, DV nỗ lực trả
lời cho những vấn đề thần học và giải thích liên
quan đến Thánh
Kinh. Và do vậy, DV không tập trung
nhiều vào Phụng
vụ, trừ một vài
trường hợp liên quan phụ
thuộc. Trái lại,
SC dành cho Lời Chúa được công
bố trong Phụng
vụ một sự tôn kính
sâu sắc và ưu
tiên. Và bởi vậy, SC không những cổ võ sự tham gia
tích cực của dân Thiên Chúa
trong cử hành
Phụng vụ, mà còn đề cao
những quan tâm canh tân Phụng
vụ từ phía Công đồng44.
Qua DV và SC, tương quan qua lại giữa Thánh
Kinh và Phụng vụ hệ tại những
chức năng độc đáo của mỗi thực tại : một đàng, Lời Chúa “chuẩn
bị” cho Phụng
vụ (SC và Lời
44 OLM 5 : “Quo autem profundius liturgica celebratio percipitur, eo etiam altius verbi Dei
momentum aestimatur, quod
vero de altera
dicitur, de altero rursus affirmari
potest, cum utroque
Christi mysterium recolatur et proprio utrique
modo perpetuetur”.
Chúa)45 – hay cụ thể hơn,
Thánh Kinh là yếu tố nền tảng của
Phụng
vụ (SC 24)46
; và đàng khác,
Phụng vụ47 là Lời Chúa được công bố, được cầu nguyện, và được hiện
tại hoá (DV và Phụng
vụ), qua việc giải thích
(DV 24) và qua sức mạnh tác
động nội tại của Lời Chúa
(DV 21).
Như vậy,
việc tìm hiểu
“gặp gỡ Lời Chúa” trong
Phụng vụ cũng chính là xem xét tương quan chặt chẽ
giữa Thánh Kinh và Phụng vụ. Công đồng đã trình
bày tương quan đó vừa phong phú về khía cạnh thần học vừa cụ thể về mặt huấn giáo-
mục vụ. Cách riêng,
cần ghi nhận một giáo
huấn nền tảng rằng,
Thánh Kinh và Phụng
vụ là những phần cấu thành của mầu
nhiệm cứu độ duy nhất,
trong đó con người được thánh hóa và Thiên Chúa
được tôn vinh
(SC 7). Đối với các tín
hữu, để việc gặp gỡ Lời Chúa
trong Phụng vụ,
nhất là trong
Thánh lễ, đem lại sự tiến triển,
sự sống, sức mạnh, sự nâng đỡ và đổi
45 Lời Chúa “chuẩn bị”
cho phụng vụ được hiểu
rằng, nhờ Lời Chúa cộng đoàn tín hữu được
quy tụ để cử hành
phụng vụ (x.
SC 106). Khi
Lời Chúa được công bố giữa
cộng đoàn được
quy tụ, chính
Thiên Chúa đang nói
với họ (SC 7.33). Lời Chúa là nguồn mạch
cho các Bài đọc trong
phụng vụ (SC 24).
46 Và hơn thế nữa,
Thánh Kinh còn là một phần hiển nhiên của khoa phụng vụ. Thật vậy, trong
Hội Đồng Giáo Hoàng về cải tổ phụng vụ Commissio piana (1948-1960) do đức Piô XII thành lập,
ngoài các nhà
phụng vụ, còn có
những nhà Thánh
Kinh (A. Bea,
H. Jenni, B. Botte, và H. Kahlefeld).
Trong Hội nghị
quốc tế lần
thứ nhất về phụng vụ mục vụ diễn ra tại Assisi (18-22/09/1956), có sự tham dự của các nhà phụng vụ (chẳng hạn : A. Jungmann trình bày về “La Pastorale, chiave della storia
liturgica”) và những nhà
Thánh Kinh (A. Bea nói về “Il
valore pastorale della
parola di Dio nella liturgia”). X. AA.
VV., La restaurazione liturgica nell’opera di Pio
mới (DV 21) trong đời sống thiêng
liêng, cần phải
có sự thành kính bên trong
cũng như bên ngoài (SC 48), với đức tin sống động và lòng hoán cải
(x. SC 9), với ý thức sự hiện diện
của Chúa Kitô (SC 7), và với sự hiểu biết nhất
định về Thánh
Kinh (DV 23). Tâm tình này cần được tiếp
nối bằng việc
đọc và cầu nguyện với
Lời Chúa (DV 25)48, cũng như với ý thức để cho
Lời
Chúa được thấm nhuần trong
cuộc đời bản thân (SC 10).
Để kết thúc, như một diễn tả mới mẻ về tương quan
giữa Thánh Kinh và Phụng vụ được ghi nhận trong Tông thư
Desiderio Desideravi, chúng ta có thể nói thêm
rằng, việc gặp gỡ
Thiên Chúa và Đức Kitô
trong Phụng vụ49 là một vẻ đẹp thực sự của cử hành Kitô
giáo (DD 10), một vẻ đẹp khiến chúng ta ngỡ ngàng và thán phục
(DD 24), và như vậy quả là
một vẻ đẹp cần được
khám phá lại mỗi ngày
(DD 21). Và để có
được sự khám phá ấy, việc đào tạo đích thực
về Phụng vụ, cũng như sự hiểu biết
về tầm quan
trọng của nghệ
thuật cử hành (DD 62) là điều
cần thiết.
48 Ủy Ban Kinh Thánh
Giáo Hoàng đã cụ thể hóa đề xuất của DV 25 qua việc
trình bày lectio divina
như một cách
thức đọc và cầu nguyện
với Lời Chúa (x. L’interpretazione della Bibbia nella Chiesa, 112-113).
49 Ở đây,
chúng ta cũng có thể hiểu về việc gặp gỡ Lời
Chúa trong phụng vụ, vì “trong phụng
vụ, Thiên Chúa
nói với dân Người ; Chúa Kitô tiếp tục loan báo Tin Mừng của Người”
(SC 33). Vả lại, chính
Chúa Kitô hiện diện
trong Lời Người
được công bố trong Thánh
Kinh (SC 7).
Đăng nhận xét