Fr. Giuse Nguyễn Trọng Viễn, op.
Phụng vụ là việc cử hành ý nghĩa cuộc sống bằng những biểu tượng. Phụng vụ sẽ trở nên nghi thức rỗng hoặc có khi lại trở thành những biểu
tượng rỗng, không diễn tả được căn tính của cuộc sống, trở thành những qui định taboo vô nghĩa và áp đặt cách khiên cưỡng lên cuộc sống... Phụng vụ và sự sống có mối liên hệ mật thiết với nhau, phản ảnh bản chất của nhau, tương tác sức sống cho nhau… và cũng có thể cùng nhau làm tha hoá chính thân phận con người…
1.- Căn tính của Phụng vụ Kitô giáo
Ý nghĩa căn bản của đức Tin Kitô giáo
chính là tình yêu
và đó là thứ tình yêu chân
chính và trọn
vẹn nhất trong
mối tương quan ngã
vị. Do đó,
Phụng vụ Kitô
giáo cũng có thể gồm tóm
lại một cách
ngắn gọn và rõ ràng : Phụng
vụ là nơi cử hành những cuộc gặp gỡ. Đó là ý nghĩa
căn bản của Phụng vụ và vấn đề này cũng hàm chứa thách
đố căn bản
của phận người.
Phụng vụ Kitô
giáo luôn bao gồm hai chiều kích “tuy hai mà
một” : thờ phượng và hiệp thông.
Cũng thế, Công đồng
Vatican II đã trình
bày một cách
văn gọn hai
ý nghĩa căn bản
ấy của thân phận con người :
“Thực vậy, Thánh kinh dạy rằng con
người đã được tạo dựng “theo hình
ảnh của Thiên
Chúa” có khả năng nhận
biết và yêu mến Đấng Tạo Dựng mình, được Ngài đặt làm chủ mọi tạo vật trên trái đất để cai trị và sử dụng chúng mà ngợi
khen Thiên Chúa (MV 12) […].
“Nhưng Thiên
Chúa đã không
dựng nên con người cô độc : bởi vì từ khởi thủy : “Ngài đã tạo dựng
có nam và có nữ” (Stk 1, 2-7). Sự liên kết giữa họ đã tạo nên một thứ cộng đoàn
đầu tiên giữa người với người. Thực vây, tự bản tính thâm sâu của mình,
con người là một hữu thể có xã hội tính
và nếu không liên lạc với những người khác con người sẽ không thể sống và phát triển tài năng mình” (MV 12).
Phụng vụ là việc “cử hành thực
tại” bằng những
“biểu tượng” nên luôn mang tính “trang trọng”.
Biểu tượng được sử
dụng để làm toát lên
ý nghĩa siêu
hình của thực
tại, nhưng cũng có khi biểu
tượng lại che
mờ hoặc làm lệch lạc
ý nghĩa chân thật của thực
tại. Đặc biệt
trong lãnh vực phụng vụ, khi
mà những biểu tượng luôn phải mang tính “trang
trọng” và chính sự trang trọng
ấy luôn hàm chứa nguy
cơ “tự nhìn ngắm chính
mình”, đóng khung
trong chính mình,
chứ không còn hơi
ấm của gặp gỡ. Một khi Phụng
vụ không còn
thực sự là chính
“sự gặp gỡ”
và không còn khai thông
cho “cuộc gặp gỡ”
rộng mở, tuôn
tràn trong thực
tại thì Phụng
vụ đã đánh mất căn tính của mình. Tóm lại, tính
cách “trang trọng”
của Phụng vụ thật
ra không phải do những
hình thức hoành
tráng bên ngoài, mà chính yếu là do độ đậm đặc của nội hàm
ý nghĩa đích thực.
|
ngôi vị A |
sự vật trung gian X |
ngôi vị B |
1/ |
A |
X |
0 |
2/ |
0 |
X |
0 |
3/ |
A |
X |
B |
2/ Nếu một
hành động hoặc
một sự vật nào đó (X) tự nó đã hoàn toàn
có đủ ý nghĩa ; A và B bắt buộc
phải giữ đúng
chuẩn mực của X, theo
kiểu “Luật là Luật”, thì ta nhận
ra đây là thứ văn hoá sòng
phẳng.
3/ Nếu một hành động
hoặc một sự vật nào đó (X)
được sử dụng và được diễn giải ý nghĩa
trong mối tương tác thuận thảo giữa A và B, theo
kiểu “Luật do Ai – vì Ai”, và ta nhận
ra một nền văn hoá tôn
trọng.
Trong ba tình
huống ấy, ta chỉ thấy tình huống
thứ ba mới thực
sự cho yếu tố X trở nên sự gặp gỡ và khai mở một
cuộc gặp gỡ phong phú.
Dĩ nhiên, đó chỉ là một cách
diễn tả rất
khái lược và nếu
ta biến nó thành như một công
thức toán, hoặc phổ quát nó
trong mọi lãnh
vực thì chắc
chắn sẽ rơi vào những
sai lầm nguy hại.
Tuy nhiên, cách
trình bày ấy có thể
giúp chúng ta phác
thảo một dáng dấp đặc trưng của sự sống
Kitô giáo và soi
sáng phần nào để nhận
ra căn tính
Kitô giáo trong
mọi vấn đề. Một
lần nữa, chúng
ta thử đọc lại bản
văn của Vatican
II trong Hiến Chế Mục Vụ :
“…trật
tự xã hội và tiến bộ của nó phải luôn luôn nhằm ích lợi của các nhân vị, bởi vì
trật tự của muôn vật phải lệ thuộc vào trật tự của các nhân vị chứ không ngược
lại. Điều này chính Chúa đã ám chỉ khi Người nói rằng ngày nghỉ được lập ra vì
con người chứ không phải con người được dựng nên vì ngày nghỉ (x. Mc2,27)”
(MV 26, c).
Như thế, ta có thể ghi nhận
một vài nguy
cơ trong Phụng vụ Kitô giáo, khi
mà hoặc chính
những nghi thức
không còn diễn tả được sự gặp gỡ ; hoặc
người cử hành
cũng như người tham dự Phụng vụ không còn
cảm nhận và bộc lộ được độ đậm
đặc của ý nghĩa gặp gỡ …
Những nguy cơ này thật
ra không phải
chỉ là chuyện cá biệt của ai đó, và cũng
không phải chỉ là vấn đề của một giới hay
một hoàn cảnh
nào, nhưng là những nguy
cơ có gốc rễ từ “thách đố muôn thuở
của phận người”.
Bởi vì Phụng
vụ chính là biểu
tượng của sự sống, và dù Phụng
vụ như một món quà của
Thiên Chúa ban tặng1, thì con người đón nhận vẫn luôn có nguy
cơ làm biến
chất căn tính
của quà tặng
ấy. Một khi nhận
ra những nguy cơ của Phụng vụ xuất phát
từ thách đố muôn
thuở
của phận người,
chúng ta hiểu
rằng lệch lạc
trong Phụng vụ và lệch
lạc trong sự sống gắn
liền với nhau,
điều này tác động
lên điều kia,
và việc sửa điều kia cũng có thể điều
chỉnh được điều này… ; tựa như sửa tính tình
thì có thể sửa chữ viết
và sửa chữ viết cũng
có thể góp phần sửa tính tình
; hoặc giữ khiết tịnh thì phải
tôn trọng con người và việc tôn
trọng con người giúp giữ khiết tịnh…
1 X. Linh mục Edward McNamara, Đức Bênedicto XVI : Những Nguyên tắc Căn
bản của Phụng
vụ, Nữ tu Anna Ngọc
Diệp, op, Đa Minh Thánh
Tâm chuyển ngữ.
2.- Trên nền tảng linh đạo “sống với ai”
Đường nét đặt trưng căn bản của Kitô giáo,
cùng với hai tôn
giáo ngôn sứ khác cùng
phát xuất từ dòng dõi Xê-mít, Do Thái
giáo và Hồi giáo, chính
là linh đạo
“sống với ai”.
Các tôn giáo khác thuộc về linh đạo “sống thế
nào”. Linh đạo “sống với ai” đặt ý nghĩa
cũng như vận mạng của toàn bộ cuộc sống
vào mối tương quan
ngã vị. Đây là loại
“tôn giáo ngôn
sứ” vì tin tưởng rằng Thượng Đế muốn cứu độ con người bằng cách
trao ban các vị ngôn
sứ để đồng hành và trợ giúp con người. Nguyên lý cứu độ này khác
với các “tôn
giáo khôn ngoan”,
vốn chủ trương Thượng
Đế hay thần thánh là Đấng “dạy
ta ăn ngay ở lành”…
Đặc biệt Kitô giáo trình
bày Thiên Chúa
là tình yêu,
và con người được
sáng tạo nên “giống hình
ảnh Thiên Chúa”, nên con người cũng chỉ có thể tìm
thấy ý nghĩa
của sự sống
và khả năng hoàn
thành vận mạng cuộc đời trong tình
yêu. Tình yêu chính
là ý nghĩa căn bản của cuộc
sống, như đức
Gioan Phaolô II đã từng nói :
“Điều
tôi đã viết trong Thông điệp “Đấng Cứu Chuộc Con
Người” (s.10) được áp dụng độc
đáo và ưu tiên trước hết nơi gia đình : “Con người không thể sống mà không có
tình yêu. Con người sẽ là kẻ không thể hiểu được đối với chính bản thân
mình, cuộc sống con người mất ý nghĩa
nếu không nhận lấy mặc khải về tình yêu, nếu không có kinh
nghiêm về tình yêu và nếu không nhận lấy kinh nghiệm ấy làm của mình và hăng say
dự phần vào đó”. (Tông huấn Gia Đình, số 18).
Như thế, trong
sự sống Kitô
giáo, điều hiển
nhiên là đường nét “sống với ai” thực
sự là linh đạo căn bản của
đời sống con người.
Chính vì thế,
Đức J. Ratzinger nói con người
là hữu thể sống “bởi”
và sống “cho”2… Ta có thể tìm thấy thật nhiều dẫn chứng trong
Kinh thánh về ý nghĩa
căn bản của linh
đạo
“sống với ai”
như thế.
Sống với ai là linh
đạo căn bản của phận
người được sáng tạo nên “giống
hình ảnh Thiên
Chúa”, nên phẩm tính ấy cũng
phải thấm nhuần
trong tất cả ý nghĩa
của toàn bộ và từng thành phần trong sự sống con
người, chẳng hạn :
-
Ý nghĩa căn bản của lời nói không phải là nói cái gì mà
là nói với ai ;
-
Ý nghĩa căn bản của việc làm
không phải là sản xuất ra
cái gì mà là hành động diễn tả bản thân mình chuyển tới ai khác
;
Hơn nữa, trong
mọi lãnh vực
khác của cuộc
sống, ý nghĩa nhân bản Kitô giáo
cũng luôn phải hàm chứa đường nét căn
bản “với ai” như thế : niềm vui, nỗi buồn, hy vọng, hoặc
là việc học hành,
vui chơi, giải
trí…tất cả đều nằm trong
nền tảng của mối tương
giao ngã vị…
2.1.- Nguy cơ dừng lại nơi sự vật
Trình thuật cám dỗ trong
sách Sáng Thế chính là bước
đi lệch lạc căn bản
của nguyên tổ,
và cũng là cám dỗ căn bản của
con người nói chung, đó là từ chối nẻo đường sống
trung tín với Chúa,
để chọn phương
cách hoàn thành
cuộc đời mình bằng thái độ tự tin vào lý trí của mình.
Điều đó không
là gì khác hơn một sự chuyển đổi từ linh đạo “sống
với ai” trở
thành linh đạo “sống
thế nào”.
2 X. J. Ratzinger,
Đức Tin Kitô giáo, Hôm qua và Hôm nay, bản dịch của linh mục Athanasiô Nguyễn
Quốc Lâm và Phạm Hồng Lam, NXB Tôn Giáo, Hà Nội – 2009, tr. 195-199.
Quả thật “sống
với ai” luôn
khó khăn vì đó là một hành trình chưa có một đáp án và cũng
không có một thứ “công
thức có sẵn” luôn luôn đúng…
Nẻo đường “sống
với ai” là một cuộc phiêu lưu, một thái độ luôn cần phải sáng tạo, vì “điểm qui
chiếu” cho những chọn lựa
không phải chỉ là những
quy định rõ ràng,
những “chuẩn mực”.
Trong thái độ sống với ai, người ta như thể không
còn quyền tự quyết về vận mạng
của mình, nhưng tùy
thuộc vào phẩm
tính của cuộc gặp gỡ…
Chính đây là thách đố của “tội
tổ tông”, nó có mặt
trong mọi thứ lệch
lạc hư hỏng của bản chất người
và ẩn khuất dưới nhiều góc cạnh trong
cung cách sống
của con người,
đến độ nhiều khi ta thấy
những cách sống
đánh mất linh
đạo căn bản nhưng lại được nhiều
người đánh giá
là siêu thoát
hoặc anh hùng ; cũng như có nhiều
cách thức được
coi là khôn ngoan trong thế giới hiện
đại không đạt đến được
ý nghĩa sống
với như khát vọng
chân thật và căn bản
của phận người…
Thách đố ấy chắc
chắn cũng ẩn khuất trong
việc cử hành
Phụng vụ Kitô giáo.
Một nguyên nhân
của sự chuyển đổi từ linh đạo
“sống với ai” sang
linh đạo “sống
thế nào”, đó là con
người khao khát giành một chút quyền chủ động,
giành lại cho mình quyền quyết định đúng sai của sự việc.
Chẳng hạn Dân Israel được
Chúa gọi và được thánh
hoá thành Dân riêng
của Chúa. Tính
chất thánh thiện
của Dân Chúa được biểu lộ trong
vai trò tư tế và được gìn
giữ trong dòng tộc
Lê-vi. Đức
Hồng y Albert Vanhoye nói
: “Truyền thống tư tế giữ một vai trò quan trọng nhất.
Chức tư tế hẳn nhiên là một trong những phương diện chính yếu của mặc khải Kinh
Thánh. Điều này ắt phải có vì ơn gọi của Israel là trở nên Dân Thiên Chúa và chức
năng của tư tế chính là để bảo đảm cho có được mối tương
quan giữa dân với Thiên Chúa”3. Tuy nhiên, các tư tế Cựu Ước, là con người của các hy lễ trong đền thờ, thực
hiện việc tế tự
trong toàn bộ một hệ thống nghi
thức thanh sạch,
khiến cho việc tế tự chỉ
hoàn toàn dựa theo các
chuẩn mực bên ngoài mà không
có mối liên hệ nào
với tấm lòng.
Hồng y Vanhoye nhận xét rằng :
“Trong Cựu Ước, trái tim của nhà vua thường được nói đến
[…]. Còn trái tim của vị tư tế thì ngược lại, không bao giờ được nhắc đến ; việc
phụng tự cổ xưa không có một mối tương quan nào với trái tim. Lề luật quy định
việc phượng tự ; việc phụng tự được thực
hiện nhờ những nghi thức có tính cách quy ước, bề ngoài ; những việc sát tế các
súc vật phải được dâng tiến. Vị tư tế phải chu toàn những lễ nghi và không còn gì hơn nữa”4.
Chúng ta cũng
thấy thái độ khăng khăng
với lề luật
của người Biệt phái,
hoặc thái độ lấy hoàn
cảnh sung túc trong đời sống
xã hội của mình để biện minh cho đời
sống tôn giáo
nơi nhóm Xa-đốc cũng là những
biểu hiện của thái độ dừng lại nơi
sự vật…
Người Việt thường nói “của cho không bằng cách cho”, nhưng thật ra “của cho” hay “cách cho” cũng chỉ là những thứ trung gian mà thôi. Tuy nhiên, một người thấm nhuần tinh thần Kitô giáo, được dìm trong bầu không
khí Phụng vụ đặc trưng Kitô giáo, đáng lẽ phải nhạy bén để nhận thấy “của cho” hay “cách cho” đều không quan trọng bằng “Ai cho” và “cho Ai”…
3 Hồng y Albert
Vanhoye S.J. , Chúng ta hãy Tin Tưởng
Đón Nhận Đức Kitô,
Vị Thượng Tế của chúng ta, Các Bài giảng
tĩnh tâm mùa Chay tại giáo triều Roma, 10-16
tháng 02 năm 2008. Bản
dịch của Tỉnh
Dòng Đa Minh Việt Nam 2016, tr. 36-37.
Thế nhưng, trong
Phụng vụ Kitô giáo hiện nay, ta vẫn
thấy ý nghĩa “làm cái gì”, “nói
cái gì”, “làm
thế nào” cho đúng…lấn lướt
ý nghĩa “từ
Ai đến Ai”.
Dĩ nhiên ta không được quyền xét đoán về lương tâm
bên trong của
cá nhân người
cử hành hoặc người
tham dự, nhưng
ít ra ta vẫn có quyền nhận định rằng có những cung cách bên ngoài,
những lời đọc và
những cử điệu phụng vụ, khó làm
chứng cho người
khác về phẩm tính
“nói với ai” hay “hành
động cho ai”.
Mặt khác, ta cũng
có quyền phê
bình nhiều bản
dịch phụng vụ, bản chất
là những lời cầu nguyện, nhưng
lại không có được cấu
trúc bình thường của lối văn
nói với, diễn tả thái
độ nói với Chúa, nhưng lại trở nên như những bài suy luận
“nói cái gì”. Nhất là trong
tinh thần ngôn
ngữ Việt, vốn
không có cấu trúc văn phạm
chuẩn xác và tinh tế, thì lời cầu nguyện
nên phải lập lại chủ từ
hoặc động từ, làm sao gắn liền được chủ từ, động từ và túc
từ…, tránh bớt
những mệnh đề phụ xen kẽ,… Hoặc
trường hợp danh xưng Chúa được hiểu chung cho cả Ba Ngôi…
khiến nhiều khi chính người đọc, có bản văn trước mặt, mà cũng
không nhận ra mình đang
nói với Chúa
nào… ; và dĩ nhiên người nghe
thì không thể nào hiệp thông vào những lời cầu
nguyện “nói với ai” như thế…
Khi lời cầu
nguyện không còn diễn tả được tính
chất nói- với-ai, khi
cử điệu Phụng
vụ không còn
diễn tả được
tính chất hành-động-cho-ai…, thì sự trang trọng hay hoành tráng càng
dễ làm mất đi căn tính đích
thực của Phụng
vụ như là nơi gặp gỡ.
Điều đó không
khác gì người
nội trợ bận
tâm làm một
món ăn ngon ; và vì quá thú
vị với thành
quả ấy nên đặt nó trong tủ kính,
thắp đèn cho
sáng để chiêm
ngắm mà không
cho ai được động vào…
2.2.- Nguy cơ tắc nghẽn tương quan vì sợ hãi
Cựu Ước nhấn
mạnh đến vai
trò tư tế với tính
cách căn bản là sự tách
biệt, nghĩa là cần có một sự thánh hoá theo nghi thức để được “nâng
cao lên”… Lối nhìn của Cựu Ước chỉ đặt mối tương
quan của tư tế với Thiên Chúa,
và trong một vài
bản văn Cựu Ước, ta thấy điều
đòi hỏi nơi vị tư tế là sự nghiêm khắc đối với tội nhân, bởi vì sự thánh thiện
thì không thể nào
đi đôi với tội lỗi,
và tội nhân vốn được coi như là địch thủ của Thiên Chúa…
Đường nét này trong Cựu Ước khiến
cho ta thấy hình ảnh các tư tế mang
dáng vẻ khắc
nghiệt, thậm chí tàn bạo đối
với tội nhân,
chẳng hạn trình
thuật về cuộc
thảm sát ở sách
Xuất Hành, chương 32,29, hoặc thái độ của tư tế Pin-Khát trong sách Dân số, chương 25,6-12,
hay thái độ của vị tư tế và
thầy lêvi đối với người
bị cướp dọc
đường trong Luca,
chương 10,29-37…
Kitô giáo lại
chính là sự chuyển biến
từ khuôn mặt một
Thiên Chúa quyền năng có nhiều nét
“đáng sợ” để lộ diện
một Thiên Chúa nhân từ yêu thương. Nét chuyển biến này được thể
hiện nơi đức Giêsu, Đấng
mặc khải Lòng
Thương Xót của Chúa Cha, Đấng trở nên Vị Mục Tử Nhân Lành
và đưa đến
hoa trái làm nên dung môi căn bản của Nhiệm
Cục Mới, đó là Thần Khí Nghĩa Tử.
Thần Khí chính
là mối tương
quan đúng đắn và chân
thật giữa Chúa Cha và Chúa Con, sự “gặp gỡ” vừa tạo nên sự hiệp
nhất bản tính lại vừa bảo đảm nét độc
đáo của tính
ngôi vị. Cũng vậy,
Thần Khí Nghĩa
Tử giúp người
Kitô hữu vượt
qua các sự vật trung gian
để đi đến sự gặp gỡ ngôi
vị : “Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên
Chúa hướng dẫn,
đều là con cái
Thiên Chúa. Phần anh em, anh em đã không
lãnh nhận Thần Khí khiến
anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa,
nhưng là Thần Khí làm
cho anh em nên nghĩa
tử, nhờ đó chúng
ta được kêu lên : “Áp-ba ! Cha ơi !” Chính
Thần Khí chứng
thực cho thần trí chúng ta rằng chúng
ta là con cái Thiên
Chúa.” (Rm 8,14-16).
Thần Khí Nghĩa Tử, Đấng thánh hoá từ bên trong, Đấng soi sáng lương tâm, ban tặng sự tự do của con cái Chúa : “Chúa là Thần Khí, và ở đâu có Thần Khí của Chúa, thì ở đó có tự do” (2Cr 3.17).
Sự tự do ấy giúp người Kitô hữu có khả năng đánh giá sự
vật và vượt trên những quy định thuần tuý luật pháp và bên ngoài, vượt qua những yếu tố vũ trụ để đạt tới ngôi vị khác :
“Tôi thiết
nghĩ : bao lâu người
thừa kế còn là thiếu niên thì không khác gì một nô lệ, mặc dù là chủ mọi tài sản. Nó phải ở
dưới
quyền những người giám hộ và quản lý, cho đến khi mãn hạn
người cha đã định. Chúng ta cũng vậy, khi còn là thiếu niên, chúng ta phải làm nô lệ những yếu tố của vũ trụ.[…].
Trước kia, khi chưa biết Thiên
Chúa, anh em làm nô lệ những vật tự bản chất không phải là thần. Nhưng nay anh
em đã biết Thiên Chúa, hay đúng hơn được Thiên Chúa biết
đến, làm sao anh em còn trở lại với những yếu tố bất lực và nghèo
nàn ấy, còn muốn làm nô lệ chúng một lần nữa ? Anh em
cẩn thận giữ ngày, giữ tháng, giữ mùa, giữ năm ! Anh em làm tôi sợ rằng tôi đã vất vả uổng công vì anh em ! (Gl 4,1-3.8-11).
Dĩ nhiên, không
được đẩy cách
nói khá mạnh của thánh Phaolô đến mức độ loại trừ
mọi qui định,
làm cái này
và bỏ cái kia, như Chúa
đã từng nói : “Các
điều này vẫn
cứ phải làm,
mà các điều kia thì không
được bỏ” (Mt 23,23). Nhưng là cách thức cử hành mọi trong đức
ái : “Được phép làm mọi sự” ;
nhưng không phải mọi sự đều có ích. “Được
phép làm mọi sự”
; nhưng không
phải mọi sự đều có tính cách
xây dựng” (1Cr 10,23).
Nguy cơ thứ hai này cũng giống
và tương tác với nguy cơ thứ
nhất, chính là vì người
ta cảm thấy ai đó là một “ai đe doạ” chứ không phải
là một “ai cảm thông”.
Một khi cảm thấy
cần phải đối phó với ai đe doạ, người
ta sẽ tìm sự an toàn bằng cách qui chiếu hành
động và lời nói của
mình vào tính hợp lý, hợp
pháp… ; giống
như một mục
tử nhận ra mình không
được lòng con chiên
thì thế nào cũng bám vào luật
lệ và chỉ dùng tiêu chuẩn
luật lệ để giải quyết
mọi tình huống…
Cũng thế, đứng trước
một Thượng Đế đe doạ,
người ta chỉ
còn biết tập trung vào những sự vật trung
gian mà mình
có thể tự quyết định, tin vào chuẩn
mực luân lý của chính
mình hoặc “trọng lượng” của lễ vật.
Ta cũng thấy trong đời sống Giáo hội cũng như trong phụng vụ, chiều kích
danh giá vẫn cứ luôn
là một chuẩn
mực lớn ; người
ta quan trọng
hoá quá đáng
tính long trọng
của lễ nghi và những hình thức bên ngoài. Thánh lễ đồng tế được mọi
người, cả các đấng bậc,
xếp vào bậc thang danh giá (lễ an
táng của các ông bà cố…), lễ có đức
cha, hoặc nhiều
đức cha, lễ có
nhiều linh mục đồng tế… trở thành
những tiêu chuẩn
long trọng chứ không
thấy ý nghĩa của sự hiệp thông…
2.3.- Nguy cơ thiết lập mối tương quan hời hợt
Kitô giáo là đạo của
tình yêu, nhưng
đó là thứ tình yêu trao tặng và lãnh
nhận ngôi vị, gồm chứa
cả bản thân và cuộc đời của
nhau. Trong nhiệm
cục Kitô giáo,
bất cứ một hoạt động thờ phượng
nào cũng phải
dựa trên nền tảng các nhân đức đối
thần, nghĩa là các nhân đức nhằm đến “chính-Chúa”. Tin không phải
chỉ là tin
có Chúa ; và cũng
không phải chỉ
là tin vào quyền
năng và tình
yêu. Tin là chấp nhận
bản thân của nhau, với tất cả những gì làm nên
phẩm tính ngôi
vị của nhau. Tin không phải là một sự cân nhắc mua bán, đặt tha nhân
lên
bàn cân để tính toán,
nhưng là sống với một ngôi vị cụ thể,
có ý muốn, có lý trí và tự do. Tin cũng có nghĩa là khẩn cầu
nhau như là những
ngôi vị không
thể thay thế.
Do đó, nếu
không có đức Tin
như sự tôn trọng và đón nhận
chính ngôi vị của Chúa, thì đức Mến giống
như yêu con
thú cưng, và đức Cậy trở nên sự dựa dẫm vào một kho bạc.
Nhiệm cục cứu độ Kitô
giáo luôn hàm chứa một
chiều sâu của sự ban tặng
ngôi vị như thế. Ngay trong Cựu Ước ta đã
thấy những bước
khởi đầu như
thế :
- “Nghe đây, hỡi Ít-ra-en
! Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là
Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa,
Thiên Chúa của anh
(em), hết lòng hết dạ, hết sức anh (em)” (Đnl 6,4-5) ;
- “Vì Ta muốn tình
yêu chứ không
cần hy lễ, thích được các ngươi nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu”
(Hs 6,6).
- “Vì
vậy, chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu : Này đây người thiếu nữ sẽ
mang thai, sẽ sinh hạ con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en” (Is 7,14).
Để rồi trong
Tân Ước, nhiệm
cục ấy được
thể hiện một cách trọn
vẹn :
- “Thiên
Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi
phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3,16).
- “Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói : Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con
một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới
thưa : Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh
đã chép về con.” (Dt, 10, 5-7).
Thực sự, trong
Cựu Ước, Thiên
Chúa đã giao
ước với Dân của
Ngài và Ngài đã đi vào mối tương giao
thân tình với Dân.
Nhưng nhiệm
cục ấy, từ Cựu Ước sang Tân Ước, thật
sự là một sự dấn thân sâu xa hơn để có một sự gặp gỡ căn để hơn :
“Này sẽ đến những ngày, sấm ngôn của
Đức Chúa, Ta sẽ lập với nhà Ít-ra-en và nhà Giuda một giao ước mới, không giống
như giao ước Ta đã lập với cha ông chúng, ngày Ta cầm tay dẫn họ ra khỏi đất Ai
Cập ; chính chúng đã hủy bỏ giao ước của Ta, mặc dầu Ta là Chúa tể của chúng, sấm
ngôn của Đức Chúa. Nhưng đây là giao ước Ta sẽ lập với nhà Ít-ra-en sau những
ngày đó, sấm ngôn của Đức Chúa. Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào
tâm khảm chúng lề luật của Ta. Ta sẽ là
Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là Dân của Ta. Chúng không cần phải dạy bảo
nhau, kẻ này nói với người kia :“hãy học cho biết Đức Chúa”, vì hết thảy chúng,
từ người nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta, sấm ngôn của Đức Chúa. Ta sẽ tha thứ tội cho chúng và không còn nhớ
đến lỗi lầm của chúng nữa” (Gr 31,34).
Ta có thể thấy rõ đường nét này trong
sự chuyển hướng cách trình bày bản
chất của mạc
khải của Thiên
Chúa trong Công Đồng Vatican II. Bổ túc
cho quan điểm
mặc khải khách thể như trước đó, Hiến Chế Tín Lý về Mạc
Khải đã trình
bày quan điểm mặc khải chủ thể như đường nét căn bản ; điều chính yếu
không phải là Thiên Chúa mạc khải
những chân lý bất khả ngộ, nhưng
là mạc khải chính bản thân :
“Thiên Chúa nhân lành và khôn ngoan đã muốn mạc khải chính mình và tỏ
cho mọi người biết mầu nhiệm thánh ý Ngài (x. Ep 1,9). Nhờ đó, loài người có thể
đến cùng Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô, ngôi Lời nhập thể trong Chúa Thánh Thần, và
được thông phần bản tính của Thiên Chúa (x. Ep 2,18 ; 2P 1,4). Trong việc mạc
khải này, với tình thương chan chứa của Ngài, Thiên Chúa vô hình (x. Cl 1,15 ;
1Tm 1,17) ngỏ lời với loài người như với bạn hữu (Ga 15,14-15),
Ngài đối thoại với họ (x. Br.
3,38) để mời gọi và đón nhận họ hiệp nhất với Ngài” (MK 2a)5.
Công cuộc mạc khải này, Thiên Chúa thực hiện bằng hai cách, lời ngỏ và hành động.
Cần lưu ý rằng lời ngỏ thì khác với những lời “nói đông đổng” và hành động thì khác với việc
làm. Lời ngỏ và hành động
là cách thức bộc lộ bản thân, chuyển
giao chính bản thân mình,
thông qua lời nói và việc làm, để
chuyển cái tôi ấy tới ai khác.
“Công cuộc mạc khải này được thực
hiện bằng các hành động và lời nói liên kết mật thiết với nhau. Nên các việc Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử cứu rỗi bày tỏ, củng cố
giáo lý và những điều
được giải thích
qua lời nói.
Còn lời nói thì
công bố các việc làm và khai sáng mầu nhiệm chứa đựng
trong đó. Nhờ mạc khải
này, chân lý thâm sâu về Thiên
Chúa cũng như về phần rỗi
con người được sáng tỏ nơi Chúa
Kitô, Đấng trung gian,
đồng thời là sự viên mãn của toàn thể mạc
khải” (MK 2a).
Phụng vụ Kitô
giáo chắc chắn
hàm chứa thực tại và ý
nghĩa căn bản như thế,
nên ta hiểu một cách
nào đó, sau
biến cố Abraham
định sát tế Isaác,
Thiên Chúa đã ngăn cấm mọi
hành vi sát tế người
cho Chúa, để rồi ở đỉnh cao của nghi lễ Vượt
Qua, chính Thiên Chúa đã muốn “sát tế” Con Một của Ngài để
cứu
độ con người. Chính
vì thế mà Hy tế Thập Giá, Thánh Thể luôn luôn là trung tâm
của Phụng vụ Kitô Giáo
; hay nói cách khác, tất cả Phụng vụ bí tích Kitô
giáo luôn chỉ là một tiến trình
duy nhất từ Bí Tích
Rửa Tội (Nước) cho đến
Bí Tích Thánh
Thể (Máu). Đó không là gì khác
hơn tiến trình của Sự Sống
trở nên trọn vẹn trong Cái Chết và Sống Lại,
tiến trình từ “nước”
như
5 X. MK 21a : “Thực thế, trong các
sách Thánh, Chúa Cha trên
trời, bằng tất cả lòng
trìu mến đến gặp gỡ con cái
mình và ngỏ lời với họ”.
nền tảng của sự sống đến “máu” như là sự thành toàn trọn
vẹn của sự sống trong
tình yêu chân thật
nhất.
Quả thật mối
tương giao với Chúa không
bao giờ được dừng lại
ở mức độ lễ nghĩa
nhưng phải đạt đến mức độ của tình thân
; và cũng không phải là thứ
tình thân thời
vụ, nhưng đụng đến
tầng sâu của thực tại thuộc về nhau… Do đó, Phụng vụ Kitô giáo, dù Phụng vụ bí tích
hoặc những nghi thức của lòng sùng
mộ, vẫn luôn hàm chứa
một sự trọn
vẹn của tình nghĩa, thể hiện trong
cả thể xác, tinh thần
và trọn cả cuộc đời. Như
thế, Phụng vụ như là những cử hành “văn hoá gõ nhịp”
hoặc “văn hoá ướm” thì
đều là những thời điểm
và những tình tiết gắn liền với toàn thể
vận mạng của
người tín hữu.
Khi ý nghĩa
này của Phụng
vụ Kitô giáo
không được thấm nhuần, người
ta sẽ vô tình tách
rời cuộc sống
thường ngày khỏi các nghi thức
phụng vụ. Người
ta cử hành hoặc tham
dự Phụng vụ chỉ
như một phần
thánh thiêng chơi
vơi ; người ta bận tâm
về nghi lễ mà ít nhạy bén
với cuộc sống,
người ta không thấy
được Phụng vụ có tác động gì đến thân
phận toàn vẹn của con người.
Quả thật, một đất nước
có nhiều điều
“tế nhị” vì dính
dáng tới khía cạnh chính
trị cũng đã làm cho
đời sống đức Tin nói chung
của Giáo hội,
đặc biệt trong
sinh hoạt phụng vụ,
trở thành một thứ “đạo
thiêng liêng”.
3.- Chiều dọc và chiều ngang
Phụng vụ Kitô giáo luôn bao gồm hai chiều kích “tuy
hai mà một” : thờ phượng và hiệp
thông. Chính cái Chết của Đức Giêsu đã giao hoà con người với Thiên Chúa Cha và quy tụ nhân loại nên một ; nên chiều dọc của việc thờ
phượng Chúa và chiều ngang của sự hiệp thông đã luôn gồm chứa trong nhau.
Nếu so sánh
nghi lễ Giao Ước trên
núi Sinai với Giao Ước Thánh Thể, ta thấy
Giao Ước Cũ nổi bật chiều dọc.
Sách Xuất Hành, chương
24, cho thấy
ông Môsê đọc sách Giao Ước cho Dân và Dân chấp
nhận... Ông Môsê
lấy máu rẩy trên Dân…
Đó hoàn toàn là mối tương quan chiều
dọc giữa Chúa với Dân. Trong khi đó, trong bữa Tiệc ly, chiều kích chiều ngang lại được
biểu lộ một cách rõ ràng và phong phú. Trong bữa
Tiệc Ly, đức Giêsu
diễn tả chiều
dọc chỉ trong
một từ duy
nhất “khi đã tạ ơn” (eukharistêsas), một lần trên
bánh và một lần trên rượu ; rồi sau đó là một sự phong phú thân tình
được triển nở qua
việc bẻ bánh,
trao ban ; và qua việc cùng
thông chia một chén
rượu với nhau.
Chiều ngang như thế được
diễn tả trong bối cảnh một bữa ăn, là bối cảnh của sự hiệp thông
huynh đệ con người.
Rồi Ngài diễn
tả sự hiệp thông huynh
đệ ấy, một cách mạnh
mẽ và sâu sắc nhất,
không phải lấy máu rẩy xuống,
nhưng là trao
máu cho nhau
để uống… việc ăn thịt và uống máu như thế tạo nên một sự ở lại trong
nhau cách thân mật
tuyệt vời6…
Đức Giêsu, dĩ nhiên không
từ bỏ chiều dọc vốn luôn là chiều
kích căn bản,
những Ngài làm
cho chiều dọc ấy trở nên
cội nguồn sự sống phong
phú vô biên trong chiều
ngang, trong tình huynh
đệ của những người anh
em của Chúa Giêsu.
Mặt khác, Tin
mừng Matthêu ta thấy hai lần (Mt 9,13 và 12,7)
dẫn lời của ngôn sứ Hôsê 6,6 : “Ta muốn lòng
nhân chứ đâu cần lễ tế…”
để cho thấy
chiều hướng chính
yếu trong thái độ
của Thiên Chúa,
chiều hướng cúi xuống, chiều
hướng tuôn trào một tình yêu quảng đại, tha thứ đến cùng
đáy của thân phận con người. Như thế, Phụng
vụ Kitô giáo
không chỉ là nơi
gặp gỡ với Chúa, nhưng
còn là nơi nối kết sự hiệp thông sâu
xa giữa con người với
nhau và không
ngừng mở rộng
để bao gồm tất cả sự sống của cõi nhân sinh.
Chúng ta thấy
thực tế chính
ngôi thánh đường
cũng như những nghi lễ hiện nay quá nghiêng lệch về chiều
kích thờ phượng và gần như đánh mất,
ít là trong cách diễn
tả, chiều kích hiệp thông.
Tạm kết
Đức Joseph Ratzinger, khi đọc tác phẩm “Tinh Thần Phụng Vụ” của Romano Guardini, đã khám phá ra Phụng
vụ “là một khám phá về một thế giới mới, về Phụng vụ đích
thực…về Phụng vụ như một thế giới biểu tượng chứa đầy thực tại và ý nghĩa”7. Quả thật Phụng vụ là một thế giới
biểu tượng chứa đầy thực tại và ý nghĩa… và đó là một khám
phá về một thế giới mới.
Nhưng ta có thể thắc mắc : phải chăng
chính ngài, J. Ratzinger, khi chưa đọc tác phẩm
của Guardini, đã chưa nhận ra Phụng
vụ gồm chứa đầy thực
tại và ý nghĩa ? Và phải chẳng
có biết bao người Kitô
hữu, biết bao các linh
mục và tu sĩ, cả một
đời cử hành và tham dự phụng
vụ, mà vẫn không nhận
ra thế giới mới ấy chứa
đầy thực tại
và ý nghĩa ?
Phải chăng Phụng
vụ Kitô giáo
cũng rơi vào tình trạng nan giải mà đức J. Ratzinger, lấy lại chuyện
ngụ ngôn của Kierkegaard, để diễn tả về tình
trạng ngôn ngữ thần học Kitô
giáo nói chung : một
anh hề, kêu gọi người
ta đến chữa cháy cho đoàn
xiếc (thực tại) trong một bộ áo hề (ngôn
ngữ thần
học) và người nghe đã không làm sao nối kết được lời kêu gọi
của anh với thực tại,
để đến cứu
cho đoàn xiếc
khỏi cháy ?8
Quả thật Phụng
vụ Kitô giáo,
trong ngôn ngữ biểu tượng, hàm chứa một kho tàng mênh mông, bao gồm tất cả vũ trụ
cũng như tất cả Nhiệm
Cục Cứu Độ. Đức J Ratzinger cho
thấy Phụng vụ là như Quà Tặng của
Thiên Chúa, như hiện thân
của mầu nhiệm Đức Kitô, mang chiều kích
vũ trụ và thời gian, mang chiều
kích Giáo hội và chiều
kích Cánh Chung.
Nhưng trong thực tế,
có phải những
thực tại và ý nghĩa
ấy vẫn bị che
khuất bởi bộ áo diễn tuồng ?
Đức hồng y A. Vanhoye
S.J. thì cho rằng những
nghi lễ có tính
bí tích của việc thánh
hiến giám mục và truyền
chức linh mục, có một ý nghĩa
và hiệu lực nhờ “được đặt trong mối tương quan với việc thánh hiến tư tế
của Đức Kitô, việc thánh hiến được thực hiện nhờ vào sự vâng phục của tình con
thảo và tình liên đới huynh đệ…. Những
nghi lễ luôn luôn là cần thiết, xét một cách nào đó, nhưng chúng ta cần phải
xem hiệu lực của những nghi lễ ấy là gì : những nghi lễ ấy có đặt chúng ta ra để
thực hiện mối tương quan hay lại đặt chúng ta ra ngoài mối tương quan”9.
Hình như Phụng
vụ Kitô giáo gồm một “số vốn”
vô cùng phong phú do Thiên
Chúa tặng ban, nhưng Giáo
hội và bao nhiêu Kitô hữu vẫn loay
hoay không làm sao “giải
ngân” được.
Đăng nhận xét