Fr. Phêrô Nguyễn Văn Năng, op.
Dẫn nhập
Trong thời gian của Năm phụng vụ của Giáo
hội, Chúa nhật là ngày lễ quan trọng
có địa vị trổi vượt hơn những ngày
lễ thường. Vì “theo truyền
thống Tông đồ, bắt nguồn
từ chính ngày
Chúa Kitô sống
lại, Hội thánh cử hành mầu nhiệm Vượt qua vào mỗi ngày thứ
tám, ngày thật đáng gọi là ngày
của Chúa hay Chúa nhật”1.
Quả thế, truyền
thống Phụng vụ về Chúa
nhật mang đầy ý nghĩa
thần học cả về phương
diện cử hành lẫn lịch
sử của nó. Xuyên
suốt hơn hai ngàn năm qua, Hội
thánh không ngừng mời gọi con
cái của mình
tái khám phá ý nghĩa
sâu xa của ngày
lễ đặc biệt
này, đồng thời,
Hội thánh cũng
mời gọi các tín hữu tham
dự trọn vẹn Phụng vụ Chúa nhật
để : một đàng, họ kín múc ân sủng của Thiên Chúa
qua bàn tiệc
Lời
1 Vaticanô II, Sacrosanctum Concilium (SC), 106.
Chúa và Thánh Thể ; đàng khác,
họ thiết lập một “thói
quen” tốt đến nhà
thờ vào ngày thánh này như là dấu chỉ của gặp gỡ, giao hòa, niềm
vui và trao ban…
Bài suy tư dưới đây sẽ trình bày 3 mục sau
: 1). Chúa nhật – ngày hướng
về Thiên Chúa
; 2). Chúa nhật – ngày của sự
gặp gỡ và mừng
vui ; 3). Chúa nhật – ngày của tình liên đới.
1.- Chúa nhật – ngày hướng về Thiên Chúa
Khi tham dự Phụng vụ Chúa Nhật,
các tín hữu quy tụ trong thánh đường, cùng
với vị chủ tế, làm thành một cộng
đoàn cử hành, công bố và “lắng
nghe Lời Chúa
và tham dự Hiến
lễ Tạ ơn”. Trong ngày
này, “họ kính
nhớ cuộc Thương Khó, sự Sống lại và cuộc
tôn vinh của Chúa Giêsu,
đồng thời cảm tạ Thiên Chúa,
Đấng đã ‘tái
sinh họ trong
niềm hi vọng sống động nhờ sự phục sinh
từ trong cõi
chết của Chúa
Giêsu Kitô’ (1Pr 1,3)”2. Bởi
đó, cộng đoàn
tham dự Phụng
vụ Chúa nhật luôn hướng về Thiên Chúa qua việc tập trung
đối đáp, ca hát và thinh
lặng.
Thiết tưởng, chúng
ta cũng phải
nêu lên giá trị thần
học của Chúa nhật
để qua đó làm lộ ra ý nghĩa của việc tham dự
Phụng vụ trong
ngày thánh này.
Từ truyền thống
các Tông đồ đến các
Giáo phụ, Chúa
nhật mang hai
ý nghĩa đặc biệt : tưởng nhớ ngày Chúa
sống lại và nhớ đến ngày “nghỉ
ngơi” trong công trình
sáng tạo của Thiên Chúa.
Trước hết, Chúa nhật là ngày của
Chúa, ngày các
tín hữu tưởng
nhớ Chúa Kitô sống lại. Đây được
xem là sự đóng góp
to lớn của Giáo phụ Ignatiô Antiôkia. Ngài nói : “Việc tuân giữ ngày
Sabát của người Do Thái được
thay thế bởi
Ngày của Chúa,
là ngày lễ
phục sinh như là dịp lễ của niềm vui khi mọi người không phải quỳ
gối, không phải
ăn chay. Mọi người không
còn phải giữ Sabát
nhưng là sống
theo Ngày của Chúa, là ngày mà sự
sống của chúng ta được
trỗi dậy nhờ
Chúa Kitô và cái chết của Người.”3 Cho nên,
Chúa nhật là ngày thánh
hằng tuần bởi vì đây là ngày
của Chúa chúng
ta phục sinh.
Điều thứ hai,
Chúa nhật là ngày “nghỉ
ngơi” để hướng về
Thiên Chúa với tâm tình
chúc tụng và thờ phượng.
Đặt nền trên truyền thống và lịch sử ngày Sabát
của Do thái giáo, chúng ta dành thời
gian cho Chúa
nhật để cử hành và tham
dự Phụng vụ Chúa nhật
với một tâm tình tạ ơn và chúc tụng. Giáo phụ Eusebe thành
Cêsarê, trong một bản văn viết sau năm
330, đã khẳng
định ngày Chúa
nhật là ngày
Sabát của Kitô giáo4. Cùng
với đó, thánh
Grêgôriô Cả đã nhấn mạnh rằng : “Đối với chúng ta,
ngày Sabát đích
thực chính là con
người của Đức Giêsu Kitô,
Đấng Cứu Độ của chúng
ta”5. Điều đó cho
thấy, ý nghĩa
của việc “nghỉ
ngơi” ngày Chúa
nhật là để tưởng
niệm đến ngày
Đức Kitô sống
lại.
Như vậy, Chúa
nhật là thời
gian thánh thiêng
của cộng đoàn Phụng
vụ trong tâm tình hướng
về Thiên Chúa
để ca khen, chúc
tụng và cầu xin Người.
Cộng đoàn Phụng
vụ tham dự Chúa
nhật một cách
năng động và thánh hóa
chính mình khi được kết hợp
với toàn thể Hội thánh.
Là thân phận
thụ tạo và là con cái của Thiên
Chúa, chúng ta diễn tả niềm tin cá
nhân hòa chung niềm tin với toàn
thể Hội thánh
trong việc
3 Philip H. Pfatteicher, Journey into
the Heart of God : Living the Liturgical
Year (Madison Avenue, New
York : Oxford University Press 2013), tr. 18.
4 X. Enzo
Bianchi, Ngày của Chúa : canh tân ngày chúa
nhật, Saint André, (không rõ năm xuất
bản), tr. 76.
5 St. John Paul II, Apostolic Letter : Dies Domini, 31/5/1998, số 18.
2.- Chúa nhật – ngày của sự gặp gỡ và mừng vui
Phụng vụ là nơi của gặp gỡ và trong
Phụng vụ diễn ra
cuộc gặp gỡ. Qua việc tham dự Phụng vụ, cộng đoàn
mở ra một tương
quan với ba chiều kích
của gặp gỡ : gặp gỡ Thiên Chúa, gặp gỡ tha nhân và gặp gỡ chính mình.
Vào ngày Chúa nhật, cộng đoàn cùng quy tụ cử hành
Phụng vụ. Trước
hết, đây là một cuộc gặp gỡ của con cái Chúa, và tất cả đều được Thiên Chúa kêu mời.
Đây là cuộc gặp gỡ không chỉ biểu lộ niềm
tin tôn giáo
(Công giáo) với nhau, nhưng
nó còn mang một sứ vụ khác
là “loan truyền”
điều cử hành
cho những người khác
(chưa có đức tin) về một Thiên
Chúa Tình yêu.
Được quy tụ bằng Lời, nhưng cuộc gặp gỡ trọn vẹn
và thiêng liêng nhất
được diễn tả qua bí tích Thánh
Thể : “Việc cử hành Thánh
Thể chính là đi vào
cuộc gặp gỡ cá vị với Chúa Kitô”6. Thánh
Giáo hoàng Gioan
Phaolô II đã quảng diễn
và tha thiết kêu
mời các tín hữu hãy hiệp thông
Thánh Thể khi tham dự thánh lễ Chúa Nhật.
Ngài nói : “Việc qui tụ Thánh Thể Chúa nhật là một việc thể hiện
tình huynh đệ, một tình huynh đệ cần phải
thể hiện một cách rõ ràng nơi việc cử hành
này”7. Như vậy, cộng đoàn Phụng
vụ là dấu chỉ biểu
lộ gặp gỡ trong tình huynh
đệ của con cái Chúa.
Vậy, đây là một ngày của
niềm vui, ngày
cuộc cộng đoàn
bác ái. Niềm vui gặp gỡ
này được đặt trên nền tảng của sự phục sinh của Đức Kitô Giêsu, Đấng cứu độ đã chết và trỗi
dậy, mang lại
và gắn kết
6 Phêrô Nguyễn
Văn Khảm (Lm),
Thánh Thể trong đời sống Kitô
hữu, lưu hành nội
bộ, 2005, tr.
101.
tất cả sự khác biệt lại thành
một cộng đoàn
đức tin. Nhờ cuộc
phục sinh của Đức Kitô,
ngày Chúa nhật là “ngày vui theo cách đặc biệt của nó, là thời gian thích hợp mà chúng
ta phải học cho biết cách
biểu lộ niềm
vui và tái khám phá bản chất đích thực và nguồn
cội sâu xa của niềm
vui”8.
Quả vậy, niềm
vui của cộng
đoàn Phụng vụ được tỏ lộ
và khởi đi từ niềm
vui phục sinh.
Vì rằng, cuộc
phục sinh của Đức
Giêsu là nền
tảng của đức
tin Kitô giáo
như thánh Phaolô đã diễn tả : “Nếu Đức
Kitô đã không
trỗi dậy, thì lời rao
giảng của chúng tôi
trống rỗng, và cả đức tin của
anh em cũng
trống rỗng” (1Cr 15,14).
Cho nên, tác giả thánh
vịnh đã diễn
tả rất đẹp : “Đây là ngày Chúa
đã làm ta, nào ta hãy vui
mừng hoan hỉ” (Tv 118, 24). Giáo huấn của Công
đồng Vaticanô II nhấn
mạnh rằng : “Chúa nhật là ngày lễ rất đặc biệt phải được
đề cao và in sâu vào lòng đạo đức của
các tín hữu đến độ cũng
trở thành ngày cho niềm vui và nghỉ ngơi”9. Và trong tinh thần
đức tin, ngày
Chúa nhật thật sự là một lễ hội, một ngày
Thiên Chúa dành
cho con người
lớn mạnh về nhân bản
và đạo đức.
3.- Chúa nhật – ngày của tình liên đới
Các Kitô hữu sum vầy bên nhau chung quanh bữa tiệc Lời Chúa và Thánh Thể. Đó là nguồn lương thực thiêng liêng nuôi sống đời sống Kitô hữu. Nhưng xét khía cạnh bên ngoài, ngày Chúa nhật cũng là một cơ hội thuận lợi để con người sống tình liên đới với nhau qua việc bác ái (diakoina) và tông đồ (missio).
Thánh Gioan Phaolô
II diễn tả rằng : “Ngày Chúa
nhật cũng là cơ hội cho các tín hữu dâng mình cho công cuộc
bác ái, lòng thương
xót và việc
tông đồ. Để cảm nghiệm
niềm vui thực sự của Đức
Kitô phục sinh
chính là chia
sẻ tình thương được thúc đẩy bởi con tim
chính mình : sẽ không
có niềm vui nếu
thiếu đi tình
thương !”10 Như vậy,
cộng đoàn Phụng
vụ được mời gọi chia sẻ niềm vui của ngày
lễ với tất cả những
ai mà họ gặp gỡ và tương quan,
cách đặc biệt hướng đến những
người nghèo khổ và những
kẻ cơ cực, vì điều
đó đẹp lòng Chúa và đúng ý Hội Thánh : “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy
đã yêu thương
anh em” (Ga 15,12).
Cha Timothy Radcliffe, một tu sĩ dòng Đa Minh, đã nhìn
nhận rằng :
Ngày Chúa nhật
không làm cho
các tín hữu xa rời bổn phận bác ái của họ, nhưng trái lại thúc
đẩy họ tham gia mọi công
việc bác ái, đạo đức
và tông đồ, đó là bằng chứng
hùng hồn của việc
các tín hữu dù sống trong thế gian, nhưng
họ lại không thuộc
về thế gian
mà lại là ánh sáng
để cho thế gian
nhận biết và tôn vinh
Thiên Chúa Cha.11
Tạm kết
Chúng ta vừa
đi qua những
yếu tố chứng minh : ngày
Chúa nhật là ngày của cộng đoàn
phụng vụ. Bởi tầm quan trọng mang tính đặc thù và nền tảng
Phụng vụ giàu
ý nghĩa của ngày
thánh này, ngày
Chúa nhật “là một học
đường thực sự, một chương trình
kéo dài cho
việc giáo dục của Giáo
Hội
– một khoa giáo dục bất khả thay thế, nhất là với những điều
10 St. John Paul II, Op.
Cit., 69.
11 Timothy Radcliffe, “Không
có ngày Chúa nhật, chúng
tôi không thể sống
được,” đăng trên daminhvn.net. Truy cập ngày 30/12/2022.
kiện xã hội hiện nay càng ngày càng bị phân mảnh
và đa văn hóa liên lỉ thử thách
lòng trung thành
của cá nhân người Kitô hữu đối với những
đòi hỏi cụ thể theo
đức tin của họ.”12
Như vậy, với sự tham dự cách sinh động và đầy đủ, cộng đoàn Kitô
hữu luôn xác tín luôn
được mời gọi giữ ngày
Chúa nhật trong tâm thức
là ngày hướng
về Thiên Chúa
với tâm tình
chúc tụng, thờ lạy,
và ngợi khen
Thiên Chúa, là Đấng làm chủ thời gian và không gian.
Cùng với đó,
ngày Chúa nhật
là thời gian của gặp gỡ và niềm vui,
niềm vui sâu xa nhờ cuộc phục sinh
của Con Thiên Chúa, Đức
Giêsu Kitô. Và sau hết,
khi được chung phần
với nguồn lương
thực Lời Chúa
và Thánh Thể, người Kitô hữu được
mời gọi sống
tình liên đới qua việc
chia sẻ tình thương
và niềm vui lẫn vật chất cho mọi người
chung quanh, kể cả những người
không cùng tôn giáo.
Tắt một lời, đời sống Kitô hữu luôn được gìn giữ và thăng tiến qua từng năm phụng vụ, trong đó, việc tham dự cử hành Phụng vụ Chúa nhật minh chứng một giá trị chứng từ và loan báo. Vì qua các ngày Chúa Nhật, được soi động bởi Chúa Kitô, Hội thánh tiến tới một Ngày Chúa nhật khôn cùng của Giêrusalem thiên đình, một Giêrusalem “không cần mặt trời mặt trăng tỏa sáng trên nó, vì vinh quang của Thiên Chúa là ánh sáng của nó và Con Chiên là đèn soi của nó” (Kh 21,23).
Đăng nhận xét