Các mục tử của Hội
Thánh
phải can đảm ra khỏi dinh cơ an toàn và tiện nghi,
để cùng sát cánh với con chiên trên mọi nẻo đường lữ hành. Người mục tử phải chấp nhận
bị nhiễm mùi nước tiểu và phân của con chiên,
chứ không lo giữ cho mình sạch sẽ,
thơm tho như một viên chức bàn giấy.
phải can đảm ra khỏi dinh cơ an toàn và tiện nghi,
để cùng sát cánh với con chiên trên mọi nẻo đường lữ hành. Người mục tử phải chấp nhận
bị nhiễm mùi nước tiểu và phân của con chiên,
chứ không lo giữ cho mình sạch sẽ,
thơm tho như một viên chức bàn giấy.
Lm. P.X. Nguyễn Văn Nhứt, OP.
A. Đời Sống Hôn
Nhân-Gia Đình Trở Thành Mối Quan Tâm Hàng Đầu Của Hội Thánh Khi Bước Vào Thế Kỷ XXI
Tông Huấn
“Niềm Hạnh Phúc Trong Tình Yêu Gia Đình” do Đức Thánh Cha Phan-xi-cô công bố
hôm 8 tháng 4, năm 2016 vừa qua thực ra đã được ấn ký từ ngày 19 tháng 3, vào
thời gian truyền thống phụng vụ tôn kính Thánh Cả Giu-se, gương mẫu và bổn mạng
của các gia đình Ki-tô hữu.
Tông Huấn Và Các Tài Liệu Khác Của
Huấn Quyền
Tông Huấn (Apostolic Exhortation) là một tài
liệu giáo huấn do đức thánh cha ban hành để khích lệ cộng đoàn Ki-tô hữu nhiệt
tình dấn thân cho một sứ vụ đặc biệt nào đó, nhưng không nhắm giải thích một
điểm giáo thuyết của Hội Thánh. So sánh
với Thông Điệp của Đức Thánh Cha
(Papal Encyclical), Tông Huấn có thẩm quyền giáo huấn thấp hơn, nhưng lại quan
trọng hơn các Thư Chung Gởi Cho Hội Thánh
(Ecclesiastical Letters), Tông Thư
(Apostolic Letters) và các bài viết của đức thánh cha ( Papal Writings.)
Tài liệu có giá trị huấn quyền
của một Công Đồng Chung — cũng gọi là Công Đồng Đại Kết (Ecumenical Council) —
xét theo đẳng cấp đạo lý, gồm Hiến Chế (Constitution),
Sắc Lịnh (Decree), và Tuyên Ngôn (Declaration).
Tông Huấn được ban hành như
tài liệu đúc kết của một Công Nghị Giám
Mục (synod of bishops), do đó cũng được xem như Tông Huấn Hậu Công Nghị Giám Mục (Post-Synodal Apostolic Exhortation.)
Công Nghị Giám Mục
Công Nghị giám Mục là một định chế thường xuyên (permanent institution) của Hội Thánh do Đức Chân
Phước Giáo Hoàng Phao-lô VI thành lập năm 1965, chỉ một ít lâu sau khi
bế mạc Công Đồng Vatican II, nhắm duy trì tinh thần cộng đoàn và hiệp thông vốn
hiện diện sống động trong thời gian họp Công Đồng. Công Nghị là cuộc họp của các giám mục đến từ
khắp thế giới để cung cấp thông tin, tham mưu cho đức thánh cha về các vấn đề
quan trọng đang trực diện Hội Thánh, nhờ đó kiện cường giáo huấn và kỷ cương
nội bộ của Hội Thánh (xc Giáo Luật, số 342.)
Công Nghị Giám Mục nhóm họp theo yêu cầu của đức thánh cha, tùy lúc
người xét thấy cần phải tham vấn các giám
mục toàn cầu. Công Nghị Giám Mục làm
việc theo hình thức Đại Hội Tổng
Quát (General Assembly/ Session) để bàn những chủ đề liên quan đến toàn thể
Hội Thánh. Các phiên họp như trên có thể
là Thường Kỳ (ordinary) hoặc Ngoại Thường (extraordinary). Công Nghị
Giám Mục cũng có thể làm việc theo hình thức Đại Hội Khu Biệt (Special Assembly/Session) khi những chủ đề bàn
luận được giới hạn vào một vùng miền nào
đó. Vậy một Đại Hội Tổng Quát của Công Nghị Giám Mục Thường Kỳ (Ordinary General Assembly of the Synod of
Bishops) sẽ bàn luận các chủ đề
phục phục công thiện của Hội Thánh Hoàn Vũ, cần đến viện nghiên cứu, thận trọng
và tham mưu của tất cả các giám mục toàn cầu (xc Quy Chế Công Nghị Giám Mục, số
4), trong khi một Đại Hội Tổng Quát của Công Nghị Giám
Mục Ngoại Thường (Extraordinary General Assembly
of the Synod of Bishops) được triệu tập để
ứng phó với với những vấn đề cần có giải pháp nhanh chóng và buộc phải
quan tâm tức khắc đến thiện hảo (the good) của toàn thể Hội Thánh (xc Giáo
Luật, số 346, 2; Quy Chế Công Nghị Giám Mục, số 4.)
Hiện
nay, Chủ Tịch Công Nghị Giám mục là Đức Thánh Cha Phan-xi-cô và Tổng Thư Ký là
Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri.
Tháng 10 năm 2014 diễn ra Đại Hội Tổng Quát
của Công Nghị Giám Mục Ngoại Thường Lần Thứ III về Gia Đình và sau đó là Đại Hội Tổng Quát của Công Nghị Giám Mục Thường Kỳ Lần Thứ XIV về Gia Đình vào tháng 10 năm
2015.
Dựa vào những thông tin bên trên, có thể nhận ra được tầm
mức quan trọng của Công Nghị Giám Mục trong đời sống của Hội Thánh. Công Nghị Giám Mục, xét về thẩm quyền phán
quyết những vấn đề có liên quan đến đức tin và luân lý, cũng đóng vai trò thiết
yếu như các công đồng trong lịch sử Hội Thánh, với điểm khác biệt dễ nhận thấy
là trong khi một công đồng bàn thảo nhiều vấn đề thì một công nghị chỉ tập
trung nghiên cứu một vấn đề.
Như vậy, qua 2 Công Nghị Giám Mục liên tiếp thảo luận cùng
một chủ đề Gia Đình, Hội Thánh bước vào thế kỷ thứ 21 nầy với mối quan tâm hàng
đầu là phải tiếp cận các vấn đề của đời sống hôn nhân-gia đình trong hoàn cảnh
có nhiều biến đổi nhanh chóng của thế giới, đồng thời cống hiến cho các Ki-tô
hữu—và cho cả nhũng người thành tâm, thiện chí—một đường hướng mục vụ hôn
nhân—gia đình thích đáng và hữu hiệu.
B. Tông Huấn “Niềm Hạnh
Phúc Trong Tình Yêu Gia Đình”
Tông Huấn
nầy gồm có 9 Chương, với phần mở đầu mang tiểu đề “Niềm Vui Của Tình Yêu” và
kết thúc bằng một lời cầu nguyện dâng kính Thánh Gia. Sau đây là toàn bộ Dàn Bài của Tông Huấn:
Niềm
Vui của Tình Yêu (các số 1-7)
Chương Một
Trong Ánh Sáng Lời Chúa (số 8)
Trong Ánh Sáng Lời Chúa (số 8)
Anh
Và Hiền Thê Của Anh (các số 9-13)
Con
Cái Anh Chị Là Chồi Lộc Ô-liu (các số 14-18)
Một
Lộ Trình Đau Khổ Và Đẫm Máu (các số 19-22)
Lao Động Của Đôi Bàn Tay Anh Chị Em (các số 23-26)
Nét
Dịu Dàng của Một Vòng Tay (các số 27-30)
Chương Hai
Những Kinh Nghiệm Và Thách Đố Của Các Gia Đình (số 31)
Những Kinh Nghiệm Và Thách Đố Của Các Gia Đình (số 31)
Thực
Trạng Hiện Nay Của Gia Đình (các số 32-49)
Một
Vài Thách Đố (các số 50-57)
Chương Ba
Ngắm Nhìn Chúa Giê-su:
Ơn Gọi Sống Trong Gia Đình (các số 58-60)
Ngắm Nhìn Chúa Giê-su:
Ơn Gọi Sống Trong Gia Đình (các số 58-60)
Chúa
Giê-su Phục Hồi Và Hoàn Thành Kế Hoạch Của Thiên Chúa (các số 61-66)
Gia
Đình Xuất Hiện Trong Các Tài Liệu Của Hội Thánh (các số 67-70)
Bí
Tích Hôn Phối (các số 71-75)
Hạt
Giống Lời Chúa Và Những Cảnh Đời Bất Toàn (các số 76-79)
Việc Lưu Truyền Đời Sống Và
Công Cuộc Nuôi Dưỡng Con Cái (các số 80-85)
Gia Đình Và Hội Thánh (các số
86-88)
Chương Bốn
Tình Yêu Trong Hôn Nhân (số 89)
Tình Yêu Trong Hôn Nhân (số 89)
Tình Yêu Thường Nhựt Của Chúng
Ta (số 90)
Yêu Thì Nhẫn Nhục (các số 91-92)
Yêu Thì Phục Vụ Tha Nhân (các số 93-94)
Yêu Thì Không Ghen Tương (các số 95-96)
Yêu Thì Không Tự Phụ (các số 97-98)
Yêu Thì Không Thô Bạo (các số 99-100)
Yêu Thì Hào Phóng (các số 101-102)
Yêu Thì Không Tức Giận Hay Chì Chiết (các số
103-104)
Yêu Thì Tha Thứ (các số 105-108)
Yêu Thì Chia Vui Với Tha Nhân (các số 109-110)
Yêu Thì Cưu Mang Tất Cả (các số 111-113)
Yêu Thì Tin Tưởng Tất Cả (các số 114-115)
Yêu Thì Hy Vọng Tất Cả (các số 116-117)
Yêu Thì
Chịu Đựng Tất Cả (các số 118-119)
Trưởng
Thành Trong Tình Yêu Phu Phụ (các số 120-122)
Chia Sẻ Suốt Một Đời (các số 123-125)
Niềm Vui Và Nhan Sắc (các số 126-130)
Kết Hôn Vì Tình Yêu (các số 131-132)
Một Tình Yêu Tự Hiển Thị Và Tăng Triển (các số
133-135)
Đối Thoại (các số 136-141)
Tình Yêu Cuồng Nhiệt (các số
142)
Thế Giới Cảm Xúc (các số 143-146)
Thiên Chúa Yêu Thích Hạnh Phúc Của Con Cái Mình (các số 147-149)
Chiều Kích Sắc Dục Của Tình Yêu (các số 150-152)
Bạo Hành Và Thủ Đoạn (các số 153-157)
Hôn Nhân Và Trinh Tiết (các số 158-162)
Cuộc Biến Hình Của Tình Yêu
(các số 163-164)
Chương Năm
Tình Yêu Sinh Hoa Kết Trái (số 165)
Tình Yêu Sinh Hoa Kết Trái (số 165)
Đón Chào Một Đời Sống Mới (các
số 166-167)
Tình Yêu Và Việc Mang Thai (các số 168-171)
Tình Yêu Của Cha Mẹ (các số 172-177)
Một Thành
Quả Không Ngừng Triển Nở (các số 178-184)
Nhận Định Về Thân Xác (các số
185-186)
Đời Sống Trong Một Gia Đình Mở
Rộng (số 187)
Vai Trò Con Trai Và Con Gái (các số 188-190)
Người Cao Tuổi (các số 191-193)
Vai Trò Anh Em Và Chị Em (các số 194-195)
Một Tấm Lòng Quảng Đại (các số 196-198)
Chương Sáu
Một Vài Phương Hướng Mục Vụ (số 199)
Một Vài Phương Hướng Mục Vụ (số 199)
Công Bố Tin Mừng Gia
Đình Hôm Nay (các số 200-204)
Giúp Các Đôi Đã Đính Hôn
Chuẩn Bị Cử Hành Hôn Nhân (các số
205-211)
Chuẩn Bị Cử Hành (các số
212-216)
Đồng Hành Trong Những
Năm Đầu Của Đời Sống Hôn Nhân (các số 217-222)
Một Số Trợ Lực (các số
223-230)
Làm Sáng Tỏ Các Cơn
Khủng Hoảng, Lo Âu Và Khó Khăn (số
231)
Thách Đố Của Các Cơn Khủng Hoảng (các
số 232-238)
Những Vết Thương Xưa Cũ (các số 239-240)
Đồng Hành Sau Lúc Đổ Vỡ Và Ly Hôn
(các số 241-246)
Một Vài Hoàn Cảnh Khó Xử (các số 247-252)
Khi Tử Thần Khiến Chúng
Ta Cảm Nhận Được Nọc Độc Của Hắn (các số 253-258)
Chương Bảy
Xây Dựng Một Công Cuộc Giáo Dục Tốt Đẹp Hơn Cho Con Cái (số 259)
Xây Dựng Một Công Cuộc Giáo Dục Tốt Đẹp Hơn Cho Con Cái (số 259)
Con Cái Chúng Ta Đâu Cả
Rồi? (các số 260-262)
Công
Cuộc Đào Tạo Luân Lý Cho Con Cái (các số 263-267)
Giá
Trị Khuyến Thiện Của Việc Sửa Dạy (các số 268-270)
Giá Trị Thực Tiễn Của
Tính Kiên Nhẫn (các số 271-273)
Đời Sống Gia Đình Là Một
Môi Trường Giáo Dục (các số 274-279)
Cần Phải Giáo Dục Giới
Tính (các số 280-286)
Chuyển Giao Đức Tin (các
số 287-290)
Chương Tám
Đồng Hành, Nhận Định Và Hội Nhập Nhược Điểm (các số 291-292)
Đồng Hành, Nhận Định Và Hội Nhập Nhược Điểm (các số 291-292)
Bước
Tiệm Tiến Trong Công Tác Chăm Sóc Mục Vụ
(các số 293-295)
(các số 293-295)
Nhận Định Các Hoàn Cảnh “Khác Thường” (các số 296-300)
Những
Nhân Tố Giảm
Khinh Khi
Nhận Định Theo Mục
Vụ (các số 301-303)
Quy
Luật Và Việc Nhận Định (các số 304-306)
Lý
Lẽ Của Lòng Thương Xót Về Phương Diện Mục Vụ (các số 307-312)
Chương Chín
Tinh Thần Sống Đạo
Của Đời Sống Hôn Nhân và Gia Đình (số 313)
Tinh Thần Sống Đạo
Của Đời Sống Hôn Nhân và Gia Đình (số 313)
Một
Tinh Thần Sống Đạo Nhờ Việc Hiệp Thông Siêu Nhiên (các số 314-316)
Họp
Nhau Cầu Nguyện Trong Ánh Sáng Phục Sinh (các số 317-318)
Một
Tinh Thần Sống Đạo Nhờ Tình Yêu Độc Chiếm và Tự Do (các số 319-320)
Một
Tinh Thần Sống Đạo Biết Chăm Sóc, An Ủi Và Khích Lệ (các số 321-325)
Lời Cầu Nguyện Dâng Kính Thánh
Gia.
C. Một Vài Nhận
Xét Về Tông Huấn
“Niềm Hạnh Phúc Trong Tình Yêu Gia Đình”
“Niềm Hạnh Phúc Trong Tình Yêu Gia Đình”
Theo tác giả Sebastian Gomes,[1] Tông Huấn “Niềm Hạnh Phúc Trong Tình Yêu Gia Đình”
có 5 đặc điểm sau:
2. Tông
Huấn thứ 2 về đề tài Gia Đình, sau Tông Huấn “Familiaris Consortio” của Thánh
Gio-an Phao-lô II. [3]
3. Tông
Huấn phát biểu lập trường đạo lý chính thức của Hội Thánh Công Giáo.
4. Tông
Huấn trình bày một bước chuyển đổi rõ ràng trong cung cách và đường hướng đối với
những giải pháp thần học và mục vụ quan trọng.
5. Tông
Huấn còn đề cập rất nhiều điểm quan trọng khác nữa chứ không chỉ bàn về vấn đề
lãnh nhận các Bí Tích của những anh chị em Công Giáo đã ly dị và đã tái hôn
theo luật dân sự.
Theo một
góc cạnh khác, Linh Mục James Martin, thuộc Dòng Tên, khám phá từ Tông Huấn
“Niềm Hạnh Phúc Trong Tình yêu Gia Đình” 10 điểm quan trọng sau đây:[4]
1.
Hội
Thánh cần thấu hiểu các gia đình và các cá nhân trong toàn cảnh những hoàn cảnh
éo le của họ. Chủ chăn tránh cách xét xử
cứng nhắc theo nguyên tắc luật lệ, chẳng cần quan tâm đến những trường hợp hết
sức ngang trái, đớn đau (xc số 296).
2.
Vai
trò của lương tâm phải được tôn trọng khi ra quyết định có liên quan đến vấn đề
luân lý (xc số 303). Lương tâm là trọng tài chung cuộc của đời sống luân lý. Hội Thánh cần quan tâm đào
tạo—chứ không thay thế—lương tâm của người tín hữu (xc số 37).
3.
Những tín hữu Công Giáo
ly hôn và tái hôn cần được hội nhập đầy đủ hơn vào trong Hội Thánh. Họ phải được đón nhận, giúp đỡ tham gia vào
đời sống Hội Thánh, bởi lẽ “họ vẫn là thành viên của Hội Thánh chứ không phải
là những người đã bị án tuyệt thông” (xc số 243).
4.
Tất cả mọi thành viên của
gia đình phải được khuyến khích sống như những Ki-tô hữu tốt lành: chẳng những
đôi vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh chị em, mà cả các cặp vừa đính hôn, người
góa bụa, cho đến các bậc ông bà, cô dì, chú bác (xc các số 165-198).
5.
Xin đừng bao giờ nói về
một ai đó như là “kẻ sống trong tình trạng
tội lỗi” (xc số 301). Trái lại, Hội
Thánh cần tỏ ra “am hiểu, an ủi và đón nhận” (xc số 49).
6.
Một giải pháp áp dụng
được ở nơi nầy có thể không hữu hiệu ở nơi khác. Mỗi địa phương cần tìm ra đường hướng phù hợp
hơn với truyền thống văn hóa và cảm thức riêng (xc số 3).
7.
Giáo huấn truyền thống về
hôn nhân vẫn tiếp tục có giá trị. Tuy
nhiên Hội Thánh không bắt mọi người vác gánh năng của những mục tiêu quá lý
tưởng mà lại xa rời thực tế (xc các số 36, 122 và 202).
8.
Trẻ em phải được giáo dục
về giới tính và tính dục trong khung cảnh bao quát của một tình yêu biết trao
tặng cho nhau chính con người của mình (xc số 280).
9.
Người đồng giới cần phải
được tôn trọng với đầy đủ phẩm giá và quyền lợi như mọi người. Hội Thánh không cho phép hôn nhân đồng giới,
nhưng kêu gọi phải hướng dẫn mục vụ ân cần cho các gia đình có thành viên mang
khuynh hướng đồng tính nam hay nữ, lưỡng giới và chuyển giới (xc số 250).
10. Mọi người đều được chào đón: bất kể họ thuộc hoàn cảnh nào, tình trạng
nào, mọi người đều được Thiên Chúa yêu thương ngay trong những nỗi bất toàn của
họ, và họ cũng có thể giúp người khác cảm nhận được tình yêu của Người. Rốt cuộc, Hội Thánh là “gia đình mẹ của tất
cả mọi gia đình” (xc số 80).
C.
Sứ Vụ
Đồng Hành Trong Công Tác Mục Vụ Dành Cho Đời Sống Hôn Nhân-Gia Đình
Từ số 217 đến số 230, Tông
Huấn “Niềm Hạnh Phúc Trong Tình Yêu Gia Đình” chỉ rõ một chuyển hướng quan
trọng trong công tác mục vụ của Hội Thánh, đặc biệt là mục vụ hôn nhân gia
đình. Công tác mục vụ từ nay được thực
hiện như là việc đồng hành của chủ chăn với đàn chiên, cả trong vai trò lãnh
đạo, giáo huấn hay thánh hóa. Khúc ngoặc
nầy là lựa chọn kiên quyết của Hội Thánh trong việc thi hành 3 sứ vụ của Chúa
Ki-tô Vương Giả, Ngôn Sứ và Tư Tế.[5]
Đồng Hành Như Một Đường Lối Lãnh Đạo
Thông thường, vai trò người
lãnh đạo được hình dung như một vị tướng lãnh dẫn đầu ba quân xuất trận, hoặc
từ tổng hành dinh ra lịnh cho quân sĩ xông lên trận tiền chiến đấu. Đã có thời
hình ảnh “tướng lãnh” hoặc “tư lịnh” như vừa nói trở nên quen thuộc nơi các
lãnh đạo của Hội Thánh. Trên toàn thể Hội Thánh thì có đức giáo hoàng—theo
nghĩa chữ là “ông vua đạo”—và các vị hồng y, tựa các quan đại thần trong hoàng
triều. Xuống cấp giáo phận thì có các
tổng giám mục và giám mục, tựa các tổng đốc cai trị các tỉnh thành. Và ở họ đạo
thì có các cha xứ nắm quyền như các quan cấp huyện. Một khi chú trọng đến việc
quản trị sao cho hữu hiệu và thành công, cơ chế lãnh đạo của Hội Thánh không
thể tránh khỏi nạn trì trệ, cứng nhắc theo nguyên tắc luật lệ và nghi thức. Từ
đó, trong con mắt giáo dân, các vị không còn là mục tử mà đã biến thành những
viên chức bàn giấy, làm việc ăn lương theo giờ hành chánh, hoặc đáng buồn hơn,
thành những ông quan cửa quyền, quen quát nạt và trừng trị đám thảo dân.
Nhưng vai trò mục tử không chỉ
đi trước như người tiên phong, để dọn một lối đi an toàn cho đàn chiên, để chỉ
phương hướng chính xác dẫn đến cỏ non, suối mát, mà còn phải đi bọc hậu, vừa đề
phòng sói dữ tấn công con chiên từ phía sau, vừa nâng đỡ những con chiên yếu
sức, thương tật, giúp chúng bước kịp nhịp đi của cả bầy. Đôi lúc, vị mục tử chuyên cần đối với lợi ích
của con chiên phải ghé thăm bên cánh trái hoặc vòng qua phía cánh phải, kịp
thời uốn nắn—nhẹ nhàng nhưng cương quyết với chiếc gậy chủ thăn tượng trưng cho
quyền bính phục vụ của Chúa Ki-tô[6]—kịp thời chấn chỉnh, không để
xảy ra tình trạng thiên tả hay thiên hữu trong cộng đoàn tín hữu.[7]
Từ khi nhận vai trò lãnh đạo
Hội Thánh, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nhiều lần kêu gọi—và không chỉ bằng lời nói
suông, nhưng bằng hành động nêu gương—các mục tử của Hội Thánh phải can đảm ra
khỏi dinh cơ an toàn và tiện nghi, để cùng sát cánh với con chiên trên mọi nẻo
đường lữ hành. Người mục tử phải chấp nhận bị nhiễm mùi nước tiểu và phân của
con chiên, chứ không lo giữ cho mình sạch sẽ, thơm tho như một viên chức bàn
giấy.
Đồng Hành Như Một Phương Pháp Giáo Dục
Chúa Ki-tô ủy thác trọng trách
giáo huấn cho Hội Thánh, dùng chính thẩm quyền của mình bảo lãnh giá trị lời
giảng dạy của các vị chủ chăn: “Ai nghe lời anh em là nghe lời Ta.”[8] Thái độ vâng phục của giáo dân đối với lời
giảng dạy của các chủ chăn quyết định hậu vận của họ, tùy vào việc chấp nhận
hay từ chối lời giáo huấn của các vi mà họ được hạnh phúc hay phải trầm luân
muôn đời: “Ai nghe lời Ta và tin vào Đấng đã sai Ta thì có sự sống đời đời.”[9] Một khi đã nghe “lời phán quyết trang trọng
của Hội Thánh”[10] có nghĩa là vấn đề đã xếp
lại. Nhưng quyền lực phát biểu qua ngôn
từ cũng có sức cám dỗ lạm dụng và khả năng tha hóa con người như quyền lực lãnh
đạo. Vì vậy, công cuộc giáo huấn theo chức
năng ngôn sứ của các chủ chăn dần dà biến thành những công thức, những bài
giảng, những bảng đáp số soạn sẵn, áp dụng được cho mọi người, mọi trường hợp,
mọi thời gian—tương tự như thuốc trị bá bịnh—không cần phải thích ứng, cập
nhựt. Chỉ có Lời Đức Chúa Trời mới có
giá trị trường tồn bất biến.[11] Nhưng cho dầu có thẩm quyền tối thượng như
vậy, Sứ Điệp Lời Chúa vẫn phải thường xuyên được Hội Thánh học hỏi và truyền
đạt sao cho vừa chuẩn xác vừa dễ được tiếp nhận trong từng môi trường văn hóa,
xã hội cụ thể.[12] Hiến Chế Tín Lý Về Mạc Khải Của Thiên Chúa số
12 dạy:
Tuy nhiên vì trong Thánh Kinh, Thiên Chúa đã nhờ con người và dùng cách nói
của loài người mà phán dạy, nên để thấy rõ điều chính Người muốn truyền đạt cho
chúng ta, nhà chú giải Thánh Kinh phải cẩn thận tìm hiểu điều các thánh sử thật
sự có ý diễn đạt và điều Thiên Chúa muốn bày tỏ qua lời lẽ của các vị ấy.
Vậy thì sao các chủ chăn, dầu
đứng trên cấp độ tòa giảng nào, thì rốt cục cũng chỉ là con người phàm và nói
lời phàm tục, lại có thể “vĩnh cửu hóa” những công thức giáo lý thần học bất
toàn, giới hạn, hết sức chủ quan, hết sức thiên vị và nặng cảm tính của mình,
biến chúng thành những mô đất, hầm hố cản trở và gây tai nạn cho con chiên,
thậm chí còn dùng những phán quyết thô cứng và nặng nề ấy như những gông ách
không thể mang nổi mà cột vào cổ họ,[13] hoặc tệ hơn dùng chúng như
những khối đá thẳng tay ném vào cuộc đời của bao con chiên yếu đuối, bịnh tật
đáng thương.[14]
Tông Huấn “Niềm Hạnh Phúc
Trong Tình Yêu Gia Đình” mặc nhiên xác nhận trong Hội Thánh vốn tồn tại cung
cách giảng dạy trái ngược với tinh thần Tin Mừng của Chúa Ki-tô và quyết định
trở về với cung cách giáo huấn gần gũi con người cụ thể đang không ngừng nỗ lực
để sống còn trong bao thách đố của cuộc đời:
Trong lịch sử
Hội Thánh có 2 cách suy nghĩ luân phiên nhau: dứt nghĩa đoạn tình và phục hồi
tái hợp. Đường lối của Hội Thánh, từ
thời Công Đồng Giê-ru-sa-lem, vẫn luôn là đường lối của Chúa Giê-su, con đường
thương xót và phục hoàn… Đường hướng của Hội Thánh không phải là kết án chung
thân bất kỳ ai; trái lại, đó là nghĩa cử rưới ngập dầu thương xót của Thiên
Chúa trên tất cả những ai thành tâm xin lãnh nhận linh dược ấy…Bởi lẽ đức ái
chân chính không bị lệ thuộc vào công trạng, không đặt điều kiện và hoàn toàn
miễn phí. Do đó, cần phải tránh lối xét
xử không chút quan tâm đến tính cách éo le của bao cảnh ngộ khác nhau, và, do
tính chất khẩn thiết đó, phải chú ý đến tình trạng con người bị tuyệt vọng vì
hoàn cảnh của họ.[15]
Đồng Hành Như Một Sứ Vụ Truyền Giảng Tin Mừng
Qua Tông Huấn “Niềm Hạnh Phúc
Trong Tình Yêu Gia Đình”, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã thực sự “xoay trục” đường
hướng mục vụ của Hội Thánh dành cho đời sống hôn nhân gia đình nói riêng, và
cho toàn thể đời sống và hoạt động của Dân Chúa nói chung. Từ đây, công cuộc
đồng hành của Hội Thánh là cung cách mới, như sứ vụ công bố Tin Mừng Cứu Độ của
Chúa Ki-tô cho nhân loại.
Tương tự như sứ vụ truyền
giảng Tin Mừng, một sứ vụ phải được Hội Thánh cần mẫn, chí thú thi hành với tất
cả nhiệt huyết, bất kể điều kiện thiên thời, địa lợi nhân hòa ra sao,[16] thì sứ vụ đồng hành cùng đàn
chiên Chúa phải là ưu tiên hàng đầu của các mục tử đang phục vụ trong toàn thể
Hội Thánh:
Vào lúc nầy,
công cuộc chăm sóc mục vụ dành cho các gia đình phải mang tính chất sâu xa như
của sứ vụ truyền giảng Tin Mừng, nghĩa là ra đi tìm đến tận nơi con người đang
sinh sống. Chúng ta không còn có thể
hành xử như một xưởng máy, ồ ạt sản xuất ra những khóa huấn luyện song phần lớn
trong số đó bị bỏ mặc cho phẩm chất yếu kém.[17]
Đã là sứ vụ thì không còn là việc
làm hành chánh, theo lịch cố định, theo thời vụ, theo sự kiện, càng không chạy
theo thành tích, chỉ tiêu, hay bất kỳ mục tiêu vụ lợi phàm tực nào.
Đơn giản vì việc thi hành sứ
vụ Tin Mừng là cuộc sống và lý do hiện hữu của Hội Thánh:
Chúa Ki-tô là ánh sáng của nhân loại; do đó, Thánh Công Đồng nầy, cùng nhóm
họp trong Chúa Thánh Thần, luôn thiết tha mong ước có thể đem đến cho mọi người
ánh sáng của Chúa Ki-tô được nhìn thấy chiếu tỏa rạng ngời từ Hội Thánh, nhờ
công cuộc công bố Tin Mừng của Người cho tất cả mọi thụ tạo. Bởi lẽ, trong Chúa Ki-tô, Hội Thánh vốn tự
bản tính là một bí tích—một dấu hiệu và một khí cụ giúp cho đời sống hiệp thông
với Thiên Chúa và cho công cuộc hiệp nhứt giữa loài người với nhau—cho nên ở
đây, vì thiện ích của các tín hữu và của
toàn thể thế giới, và theo truyền thống do các Công Đồng cố cựu thiết
lập, Hội Thánh chủ trương trình bày hết sức minh bạch bản tính và sứ vụ phổ
quát của mình.[18]
[1] Xc http://saltandlighttv.org/blog/life-family/6-things-to-consider-ahead
-of-pope-francis-exhortation-on-the-family
[2] “Niềm Vui Tin Mừng” nhắm thu hoạch hoa trái từ Công Nghị Giám Mục
Năm 2012 về đề tài Tân Phúc Âm Hóa dưới thời Đức Thánh Cha Biển Đức XVI.
[3] Ban hành năm 1980.
[4] Xc http://americamagazine.org/issue/top-ten-takeaways-amoris-laetitia
[5] Xc Hiến Chế
Tín Lý “Ánh Sáng Muôn Dân”, các số
25, 26, và 27; Sách Giáo Lý Hội Thánh
Công Giáo, các số 888 đến 896.
[6] Xc Mt
20:24-28.
[7] Xc tài liệu
nến tảng giúp hình thành Tông Huấn Niềm
Hạnh Phúc Trong Tình Yêu Gia Đình là “Bản
Tường Trình Chung Kết Công Nghị Giám Mục Về Gia Đình 2015”, số 77: “Bằng
một chia sẻ đầy cảm xúc, Hội Thánh coi như đó là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và
lo lắng của chính mình, những niềm vui và hy vọng, những ưu sầu và lo lắng của các
gia đình. Đối với Hội Thánh, đứng cạnh các gia đình như một người đồng hành có
nghĩa là chấp nhận thái độ biết khôn ngoan thích ứng: có lúc cần phải ở bên
cạnh và in lặng lắng nghe; có lúc cần tiên lên phía trước để chỉ con đường phải
bước đi; có lúc phải đi phía sau, hỗ trợ và khích lệ.”
[8] Lc 10:16.
[9] Ga 5:24.
[10] Theo thành
ngữ La Tinh “ex cathedra”, nghĩa chữ là “lời phán quyết công bố từ ngai tòa”,
biểu tượng của quyền làm thầy dạy muôn dân, gọi là “Magisterium.”
[11] Xc Mt
24:35.
[13] Xc Mt 23:4.
[14] Xc Niềm Hạnh Phúc Trong Tình yêu Gia Đình,
số 122.
[15] Niềm Hạnh Phúc Trong Tình Yêu Gia Đình,
số 296.
[16] Xc 2 Tm
4:1-5.
[17] Niềm Hạnh Phúc Trong Tình Yêu Gia Đình,
số 230.
[18] Ánh Sáng Muôn Dân, số 1.
Đăng nhận xét