Một góc nhìn về tính dục của các bạn trẻ Việt Nam hôm nay


Chỉ dưới ánh sáng của các kinh nghiệm nhân bản nguyên thuỷ và các phẩm chất đích thật của thân xác con người,
chúng ta mới hy vọng hiểu được ý nghĩa và giá trị của tính dục, cùng các hành động gắn liền với nó.
Nếu bị bứng khỏi bối cảnh đích thực của nó,
tức trong tương quan lành mạnh, bền vững
và trên cơ sở một sự dấn thân nào đó,
tính dục sẽ chỉ con là một thứ đồ chơi đơn thuần.
Giuse Phạm Công Hiến,
Tu Đoàn Thừa Sai Thánh Mẫu

DN NHP
Trong thế giới Dothái cổ, chịu ảnh hưởng của Cựu và Tân ước, thân xác con người mang một ý nghĩa rất khác. Cũng thế, nhiều nền văn hoá hiện nay, thường không được hiểu đúng hoặc bị khước từ, có cái nhìn về thân xác rất khác với văn hoá Tây phương. Quan niệm theo triết học Hy lạp, tách biệt thể xác với linh hồn và coi khinh thể xác; một khi chịu ảnh hưởng của quan niệm nhị nguyên này, nền đạo đức Kitô giáo thường gạt những gì liên quan đến trai gái, tính dục, tình dục sang bên lề cuộc sống, coi nó như một hành động thấp hèn, không xứng với phẩm giá con người; hoặc như một phương tiện bất đắc dĩ phải cho phép để bảo tồn nòi giống như trong thiên nhiên, để xoa dịu cơn khát tình dục. Nhu cầu và sự đòi hỏi tình dục là một nhu cầu đi liền với con người. Đối với những người có hay không có gia đình, tình dục vẫn là một cái gì rất thu hút và rất hấp dẫn. Thi sỹ Trần Tế Xương đã viết:
Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta
Chừa được cái gì hay cái nấy
Có chăng chừa rượu với chừa trà.
Ngày nay, cuộc cách mạng tình dục ảnh hưởng trào lưu văn hoá từ các nước phát triển đang cổ võ cho một lối sống tính dục ích kỷ, buông thả, coi tình dục là tình yêu, hoặc tách biệt tình dục khỏi tình yêu và lạm dụng tình dục trong nhiều phương thế. Tính dục bị lạm dụng chỉ để phục vụ cho sự tìm kiếm khoái lạc ích kỷ.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã trả lời cách tuyệt vời cho hoàn cảnh mới của ngày hôm nay.[1] Ngài đã đặt tính dục trở lại trong bối cảnh sâu rộng hơn của thần học về thân xác. Chỉ dưới ánh sáng của các kinh nghiệm nhân bản nguyên thuỷ và các phẩm chất đích thật của thân xác con người, chúng ta mới hy vọng hiểu được ý nghĩa và giá trị của tính dục, cùng các hành động gắn liền với nó. Nếu bị bứng khỏi bối cảnh đích thực của nó, tức trong tương quan lành mạnh, bền vững và trên cơ sở một sự dấn thân nào đó, tính dục sẽ chỉ con là một thứ đồ chơi đơn thuần. Thế nên, chúng ta bắt đầu suy tư này bằng một lời mời gọi khám phá tính dục như là một sức mạnh đưa các bản năng tiềm ẩn vào hoạt động, một kho tàng phong phú, một nguồn mạch của niềm vui, của vẻ đẹp, một ân ban quí giá, một thực tại mầu nhiệm không ngừng thắc mắc, một thực tại phức tạp chúng ta không thể giản lược một cách dễ dãi.
I. TÍNH DC LÀ GÌ?
            Từ ngữ “tính dục” theo văn hoá của người Việt Nam vẫn còn là một điều gì đó tế nhị, ngại ngùng không được sử dụng tự nhiên như người Tây phương. Vì thế, nên từ ngữ này còn rất hàm hồ khi sử dụng. Theo từ điển ngôn ngữ học Việt Nam định nghĩa:
Tính dục là đòi hỏi sinh lý về quan hệ tính giao[2]. Sách Giáo lý Công giáo Cần Thơ thì nói rằng: con người “linh vật hơn con vật”, nghĩa là có những cái khác hẳn mọi vật nên con người không dừng lại ở giai đoạn theo bản năng giới tính, mà con người dùng trí tuệ, ý chí, tự do để vận dụng, hướng dẫn bản năng giới tính theo ý muốn của mình, để quan hệ với người khác.
            Theo nhân học tính dục Kitô giáo:
Giới tính là thần phần cơ bản của nhân cách, là cách thế hiện hữu, thể hiện, giao tiếp với người khác, cảm nhận, bày tỏ và sống tình yêu của con người… Giới tính là đặc điểm của đàn ông, và đàn bà không chỉ trên bình diện thể lý, mà còn trên bình diện tâm lý và tâm linh, ghi dấu trên mọi biểu hiện của họ.[3]
            Như thế tính dục là tổng thể con người, bao gồm mọi khía cạnh đặc trưng của người nam hoặc người nữ. Tính dục chính là việc truyền thông trong tình yêu. Tính dục phản ánh tính cách con người, chứ không chỉ là bản chất sinh dục. Vì là một biểu đạt tổng thể của nhân cách, tính dục liên quan đến yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tinh thần và văn hoá của đời sống. Nó chính là một dạng thức căn bản của cách ta liên hệ với người khác, với chính mình và với Thiên Chúa. Nên chỉ khi nào tính dục nói lên được và trở thành một lời yêu thương, thì khi ấy tính dục mới đạt được sự giải thoát trọn vẹn[4].    
     1. Tính dục như một ân ban
Sách Sáng Thế nói mọi sự Thiên Chúa tạo dựng đều tốt đẹp (x. St 1,31). Tính dục là một trong những ý tưởng sáng tạo được Thiên Chúa đặt để nơi con người, loài vượt trổi trong các loài thọ tạo được Thiên Chúa tạo nên. Như vậy tính dục nơi người là một kiệt tác trong chương trình của Thiên Chúa. Tính dục được Thiên Chúa ban cho con người như một cách thức để nhân hoá chính mình, để làm người, để thể hiện chính mình. Do vậy tính dục chỉ thực sự có tính người khi ngang qua tiến trình nhìn nhận người khác, nam hoặc nữ, trong ước muốn phái tính của mình. Mục đích của ân ban tính dục chính là sự sống: sự sống của tình yêu, được diễn tả trọn vẹn nơi Đức Giêsu, Đấng “là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6).
Nhiều nhà khoa học đồng ý với quan điểm rằng, xu hướng tính dục đã hình thành rất sớm trong con người, ngay từ khi còn nhỏ tuổi, và những tác động qua lại phức tạp của các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội. Thế nhưng, tìm ra nguồn gốc sâu sa thật là khó khăn. Dưới con mắt đức tin, ta biết rằng tính dục là một hồng ân, là món quà Chúa ban. Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI giải thích:
Con người một cách nào đó không trọn vẹn, nên phải đi tìm kiếm nơi người khác phần nào đó cho sự toàn vẹn của mình, nghĩa là con người trong sự hiệp thông với phái tính mới có thể trở nên “trọn vẹn”, đó chính là điều tìm thấy trong Kinh thánh.[5]
Bởi vậy, “con người ở một mình không tốt. Ta sẽ làm một trợ tá tương xứng với nó” (St 2,18). Thế nên Thiên Chúa đã sáng tạo ra người đàn bà và dẫn đến với người đàn ông, để “người đàn ông lìa cha mẹ mình mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt” (St 2,24). Chúng ta phải thấy rõ ngay rằng, tính dục không phải là sinh dục chỉ nói đến những bộ phận sinh sản, trong khi tính dục nói lên toàn bộ hữu thể con người, trong cách thế tương quan với người khác, bày tỏ chính mình và giải thích các sự vật. Trong ý nghĩa đó, chúng ta có thể biết rằng từ tính dục con người có những phẩm chất đặc biệt về sinh lý, tâm lý và tinh thần. Những phẩm chất này làm nên người nam hoặc người nữ, điều kiện mang tính chất quyết định cho sự tăng trưởng của con người.[6]
Thánh Giáo hoàng Phaolô II, trong triều đại giáo hoàng của ngài đã có nhiều bài viết về tính dục - tình yêu - hôn nhân -gia đình, tất cả đã tổng hợp thành một thứ thần học về thân xác. Có người nói Đức Gioan Phaolô II là nhà cách mang tính dục làm đảo ngược lại cuộc “cách mạng tình dục” thế kỷ vừa qua, đổi hướng nó về nguồn gốc và cùng đích của nó. Ngài trình bày về các phẩm chất của thân xác nhân vị như sau:
Thân xác con người có tính “biểu tượng”[7]. Từ kinh nghiệm đơn độc nguyên thuỷ, con người nhận thấy mình vừa là thành phần thế giới tạo thành này vừa vượt trên thế giới. Như muôn loài, con người có một thân xác là “xác đất vật hèn”. Nhưng thân xác thì khác, vì còn có những gì đó trong ta còn hơn thân xác đất vật hèn này. Chúng ta có khả năng tư duy khác các loài vật. Chúng ta có thể hướng về Thiên Chúa và thông giao với Ngài, còn các loài vật thì không thể. Hơn nữa con người còn có thể thiết lập quan hệ thân mật với nhau, kết hợp cái hữu hình và cái vô hình. Thân xác vật lý hữu hình của con người hướng đến bờ bến tình yêu thiêng liêng và vô hình bên kia của nhân vị. Khi ta nghĩ đến một người bạn, ta không chỉ nghĩ đến thân xác người bạn ấy, mà nghĩ đến chính người ấy, đến cá tính người ấy, đến khả năng trí tuệ tinh thần người ấy.
“Thân xác con người có tính hợp hôn”[8]. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II muốn nói rằng chúng được tạo dựng nên cho tình yêu, để sống tương giao. Đó là một hệ luận bản tính biểu tượng của thân xác con người. Đàn ông và đàn bà hấp dẫn nhau. Có hấp dẫn thể xác bên ngoài mà cũng có hấp dẫn tinh thần bên trong. Họ kết hôn và hợp hoan nên một. Hành động vừa thuộc tinh thần, bởi thân xác con người có tính biểu tượng. Họ âu yếm trên da thịt, trao đổi với nhau những lời yêu thương, bằng cách ấy họ thông truyền tình yêu cho nhau. Như thế, giao hoan là một hành động vừa tuyệt diệu vừa mầu nhiệm. Đó không phải là một thứ “thể thao ngẫu hứng trong nhà”. Vì thân xác con người có tính biểu tượng và hôn phối, cho nên khi một người đàn ông và một người đàn bà diễn tả tình yêu của họ trong quan hệ tình dục, đó là họ thông giao, tức là trao đổi với nhau.
“Thân xác chúng ta tự do những cũng rất dễ sa ngã”[9]. Thân xác con người hay nhân vị vốn được tự do nghĩa là không bị nô lệ cho tội lỗi cùng những dục vọng của nó. Tự do ấy của thân xác là sự tự do của tặng phẩm dành trao hiến cho nhau, đây là nền tảng cần thiết để yêu thương như Thiên Chúa yêu thương. Không có tự do người nam và người nữ không thể trao ban cũng không thể đón nhận tình yêu. Thế nhưng thân xác của con người bị lôi cuốn bởi tội lỗi, thân xác không còn là nguyên nhân của tội. Nhưng vì chúng ta là hữu thể thống nhất của hồn và xác, và tội lỗi xuất phát từ sự lạm dụng tự do vốn thuộc lãnh vực tâm linh, nên thân xác bị ảnh hưởng. Một hậu quả khác của tội nguyên tổ là dục tình dâm loạn. Chẳng hạn, một người đàn ông ó thể đem lòng thèm muốn một người đàn bà. Xem họ như một món đồ chơi để thoả mãn khoái lạc dục vọng trong chốc lát rồi bỏ; hay nhìn người phụ nữ chỉ ở vẻ đẹp thể chất với ánh mắt nhục cảm, mà không chạm tới ngã vị vốn vô hình của một chủ thể. Vì thế, tội lỗi ngăn trở chúng ta hiểu thân xác con người thuộc phạm trù biểu tượng. Ta có thể thấy  hình ảnh phiến diện nô lệ trong thế giới ngày nay. Các phương tiện truyền thông toàn cầu rao ráo phơi bầy bao nhiêu hình ảnh -nhất là của phụ nữ - tôn vinh chỉ duy chiều kích thể lý của xác thân con người. Chúng phản bội sự thật của nhân vị.
“Thân xác con người được cứu chuộc”[10]. Khởi đi từ kinh nghiệm nguyên thuỷ và kinh nghiệm tội nguyên tổ, chúng ta có thể hiểu rằng thân xác con người vốn có tính biểu tượng và hôn phối, thân xác ấy vốn tự do nhưng là một thân xác đã ở trong tình trạng sa ngã nhưng đã được Đức Kitô cứu chuộc. Và từ đó ta biết được chúng ta được tạo dựng để yêu thương chứ không để phục luỵ dục vọng thấp hèn. Chúng ta khám phá ra ý nghĩa sâu thẳm rằng thân xác là để tương giao hơn là để cho khoái lạc tính dục. Tính dục chỉ quan trọng trong mức độ khi nó phục vụ cho sự tương giao. Sau cùng trong Đức Kitô và nhờ Đức Kitô mà chúng ta ý thức sâu sắc rằng thân xác chúng ta được cứu chuộc. Vinh quang của thân xác chính là biết và yêu mến Đức Kitô, cụ thể, sẽ giúp ta bước vào các kinh nghiệm nguyên thuỷ, từ đó có thể biết bản thân mình sâu hơn và biết cuộc sống mình như thế nào[11].
Như vậy, con người không chỉ thuần tuý có một tính dục, nhưng nó là một hữu thể tính dục, được cấu trúc trong sự khác biệt bổ túc cho nhau giữa người nam và người nữ. Bởi vậy tính dục không phải là một thực tại bên ngoài con người, một cái gì đó tuỳ ý con người tháo bỏ, nhưng đó là cấu trúc cơ bản của hữu thể con người, tác động đến biểu lộ của cuộc sống, đặc biệt trong tương quan liên vị. Từ nơi bản tính con người đã được Thiên Chúa ban cho tự do, có ý thức về những quyết định của mình, có khả năng yêu  thương.
2. Tính dục theo quan điểm xã hi
Giới tính và tính dục ngày nay được hiểu biết nhiều hơn thời gian chỉ trước đây không lâu. Bởi khoa học hiện đại, với các những quan sát nghiêm ngặt không có liên hệ gì đến các truyền thống thần thoại văn hoá tôn giáo, mà ngày nay người ta ít có khả năng gán những điều ấy cho sức mạnh siêu nhiên. Chỉ cần nghĩ đến hai điều này là đủ: chỉ mới đầu thế kỷ mười chín này người ta mới biết rõ quá trình sinh sản xẩy ra thế nào, và thế kỷ hai mươi mới biết mối tương quan chặt chẽ giữa tính dục và ngôi vị tính hay nhân cách. Qua đó tính dục được hiểu theo nhiều chiều kích khác nhau. [12]
Sự khác biệt giới tính giữa nam và nữ được thể hiện nơi sự khác biệt nhiễm sắc thể (chromosomes). Nam, 44A +; Nữ, 44A + XX . Tổng số nhiễm sắc thể của người là 46 hay 23 đôi, trong đó chỉ có một đôi quyết định giới tính là nam (XY) hay nữ (XX). Noãn trứng luôn mang 22A+X, còn tinh trùng mang 22A+X hay 22A+Y. Khi kết thành hợp tử (zigote) sẽ cho kết quả là 44A+XX (nữ) hay 44A+XY (nam)[13].
Sự khác biệt hóc-môn sinh dục (sex hormones): vào tuổi dậy thì, các hóc-môn sinh dục được sản xuất dồi dào làm nổi bật sự khác biệt giới tính. Buồng trứng sản sinh hóc-môn sinh dục nữ (estrogen/progesterone) và tinh hoàn sản xuất hóc-môn sinh dục nam (testosterone). Từ thời điểm này, sự phân biệt giới tính được thể hiện rõ nét với cá đặc tính đi kèm. Thuộc tính riêng của nam giới đặt họ vào cái thế phải có sáng kiến, thám hiểm, phóng tới, trao tặng. Họ không để cho đời sống cảm xúc hay tình cảm khống chế và làm tê liệt mình, trong khi lại thích sống theo những ý tưởng nhất định khả dĩ áp đặt và thôi thúc con người hành động[14].
Nữ giới có vẻ mầu nhiệm hơn và cũng phức tạp hơn. Cơ quan sinh dục của họ không thấy được, ở trong cơ thể họ. Hơn nữa người nữ xem ra bị chìm ngập trong tính dục của mình: những hoạt động của kích thích tố (hormone) phức tạp hơn, những chu kỳ kinh nguyệt, việc làm mẹ. Trong quan hệ tình dục người nữ bị đi vào trong thâm cung của mình; bởi thế là kẻ lãnh nhận. Người nữ làm việc trong âm thầm, dễ tuân thủ cảm xúc; nhận biết bằng trực giác và linh cảm hơn bằng lý trí và suy tư.
Sinh lý học tính dục: hoạt động tính dục được thực hiện bởi một chuỗi những tác nhân nắm vai trò điều khiển và tạo nên vòng hóc-môn não, là cơ chế điều khiển chức năng sinh dục. Ngoài chức năng của cơ quan sinh dục, hành vi tính dục bao hàm hai khía cạnh: sự thúc đẩy bên trong, thôi thúc cá nhân tìm kiếm bạn phối ngẫu, và hành vi giao hợp. Hoạt tính của hành vi này là sản phẩm của não bộ, còn hoạt tính thực sự của việc giao hợp bắt nguồn trực tiếp từ trung tâm thần kinh ở vùng dưới tuỷ sống. Có thể nói sinh học là chiều kích căn bản của tất cả các cấu trúc giới tính của con người. Người ta có thể bảo rằng nó là “sinh lực” của con người. Trong thực tế, hành vi tính dục được sinh sản từ năng lực của những thúc đẩy sinh học, và do đó nền tảng sinh học đóng vai trò quan trọng quyết định trong việc thực hiện hành vi này. Ý nghĩa của việc truyền sinh nếu chỉ thu hẹp trong chiều kích sinh học thôi thì tính dục người chẳng khác gì tính dục loài vật, ví dụ: thứ tính dục cho việc sinh sản[15].
Do nhiều đòi hỏi khác nhau, hành vi tính dục con người không bị giới hạn trong nhịp sinh học hướng tới sinh sản. Hơn nữa, nơi loài người việc sinh sản không thể theo sự thúc đẩy máy móc của bản năng, nhưng phải được điều khiển bởi tinh thần trách nhiệm, xứng với phẩm giá con người. Ý nghĩa của khoái lạc; tính dục con người không phải là “trò chơi” hay công cụ để tìm khoái lạc tối đa. Đàng khác, cũng không thể xem khoái cảm tình dục như “điều xấu xa tội lỗi” cần phải được biện minh hay như cái “bẫy tình” (trappola amorosa) Thiên Chúa giăng ra, để bắt con người thực hiện nhiệm vụ truyền sinh. Khoái cảm luôn đồng hành với tính dục, nó là một trong các chức năng chính của hoạt động tình dục và là chiều kích liên quan đến toàn bộ hiện tượng tính dục của con người. Về mặt luân lý tính dục nơi con người khác với loài vật, con người cần phải có sự tự chủ và yêu thương trong quan hệ tính dục. Nếu không nguy cơ trở thành một hành vi phi nhân, đồi bại, bởi đây là một quan hệ liên vị cho-và-nhận trong yêu thương.
Chiều kích tâm lý: khác với loài vật, tính dục người không bị đóng khung trong chiều kích sinh học, mà còn mở ra cho một nhu cầu cao hơn của loài người: nhu cầu tâm lý. quả thực, không phải cách tuyến hóc-môn sinh dục đóng vai trò quyết định, mà là hệ thống thần kinh trung ương nơi những phần phát triển hơn cả. Hành vi tính dục là hành vi trải nghiệm (vissuto) và trở thành cung cách ứng xử của con người. Chiều kích tâm lý làm sáng tỏ ý nghĩa của hành vi tính dục nơi con người: từ đây, bản năng tính dục mở ra với ánh sáng, mở ra các mối quan hệ, chuyển hoá thành hành vi, mặc lấy ngôn ngữ, hoá thân nơi các biểu tượng và các hình thái văn hoá xã hội. Trong lãnh vực này, chúng ta phải mang ơn Simon Freud, người tiên phong trong nỗ lực tìm hiểu tính dục con người. Freud đã giải phóng tính dục khỏi hai sự giảm thiểu: giảm thiểu vào chức năng sinh dục (không chỉ có thức đẩy sinh dục mà còn có tình yêu…) và giảm thiểu về thời gian (không phải thình lình xẩy ra vào lúc dậy thì, mà bao hàm cả tiến trình lịch sử của đời người). Theo quan điểm bày, bản năng tính dục (libido) chuyển hoá thành đòi hỏi tâm lý, thành tình ái (eros) hay thành ước vọng của con người. [16]

3. Hiểu tính dục trên nền tảng luân lý Kitô giáo
Kinh thánh là khởi điểm cho việc suy tư của Kitô hữu. Tuy nhiên. Kinh thánh lại không quan tâm nhiều tới giới tính.[17] Những nỗ lực nhằm trình bày cách hệ thống nền luân lý giới tính, mới chỉ là mơ ước. Cả Cựu ước lẫn Tân ước đều không có nhiều hướng dẫn đặt biệt. Trong khi Kinh thánh bao hàm nhiều tài liệu liên quan đến giới tính và một số đòi hỏi cụ thể như “Hãy sinh sôi nẩy nở cho đầy mặt đất” (St 1,28), hoặc Người sẽ không ngoại tình” (Xh 20,14).
Thời Cựu ước, chung chung dân Dothái nhìn Tạo Thành như công trình của Thiên Chúa. Họ coi tạo thành là tốt đẹp, kể cả giới tính. Giới tính không phải là một cái gì đó đáng xấu hổ hoặc làm người ta phải lúng túng. Các trình thuật về Tạo Thành trong sách Sáng thế không hề có sự khinh miệt thiên nhiên hoặc giới tính. Nhưng Cựu ước cũng không ca ngợi việc theo đuổi khoái lạc giới tính, là đặc điểm của một trong những suy nghĩa của người xưa.[18] Người Dothái nhìn giới tính cách đơn giản như một quà tặng, một khía cạnh của cuộc sống, kết hợp giới tính với các mối tương quan của con người và nhu cầu khắc phục sự cô đơn. “Đàn ông ở một mình không tốt, Ta sẽ làm cho nó một người phối ngẫu” (St 2,18). Dưới ánh sáng này, giới tính được nhìn như việc phát triển tình bằng hữu. Giới tính là một quà tặng của Tạo Hoá.
Hôn nhân ở Israel chấp nhận chế độ đa thê, ví dụ như trường hợp các tổ phụ (St 4,19; 16; 29).[19] Tuy vậy, chế độ một vợ một chồng được xem như hình thức lý tưởng nguyên thuỷ (St 2,21-24; 7,7). Thái độ của Cựu ước hướng về giới tính chịu ảnh hưởng của những khái niệm quan trọng liên quan đến gia phả, hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên lề luật bảo vệ sự trung thành trong hôn nhân (St 20,1-6); lên án tử cho kẻ phạm tội ngoại tình (Lv 20,10), nhưng lại cho phép chồng ly dị vợ (Đnl 24,1-4).[20] Phụ nữ bị coi là thấp kém, ít giá trị và cũng có những vị trí pháp lý và xã hội thấp kém hơn. Vì hôn nhân là phương thế duy trì nòi giống, nên phụ nữ được yêu cầu phải sinh con, nhất là con trai, nếu không người vợ phải cho chồng lấy vợ kế để viết tiếp gia phả của mình (St 30,1-13). Trong sinh hoạt hàng ngày còn có những đòi hỏi về đạo đức tính dục cá nhân, chẳng hạn như: khuyên tránh xa những phụ nữ nguy hiểm (Cn 2,16-19), cấm những hành vi đồi bại như đồng tính luyến ái (Lv 18,22;20,13), giao cấu với súc vật và cấm quan hệ với gái mãi dâm (Đnl 23,17; St 38,15-16).[21] Có những tập tục không trực tiếp liên hệ đến luân lý, mà liên hệ đến tính chất lễ nghi về thanh sạch và ô uế, chẳng hạn: những quy định về kinh nguyệt phụ nữ (Lv 15,17.24) về việc sinh nở (Lv 12,1-6) về sự lây nhiễm (Lv 15,1-17), về việc giao hợp (Lv 15,18), loạn luân (Lv 18).
Trong Tân ước, Chúa Giêsu ít nói về giới tính.[22] Tuy vậy, giáo huấn Tân ước về luân lý tính dục không vì thế mà mất đi tầm quan trọng và có thể tóm lược trong những nét sau: Tân ước lấy lại giáo huấn của sách Sáng Thế 1-2, nhấn mạnh sự bình đẳng, sự lôi cuốn và hỗ tương giữa hai giới. Chúa Giêsu nói: “Anh em nghe người xưa bảo ‘chớ ngoại tình’, còn Thầy, Thầy bảo anh em ai nhìn người phụ nữ mà ước ao phạm tội thì đã ngoại tình trong lòng rồi” (Mt 5, 27-28). Chúa Giêsu bảo tiếp: “Còn thầy, thầy bảo anh em, ai ly dị vợ (trừ phi là cuộc hộn nhân bất hợp pháp) thì làm cớ cho vợ ngoại tình và ai cưới người phụ nữ bị ly di ấy cũng phạm tội ngoại tình” (Mt 5, 32). Chúa Giêsu cấm ly dị, việc người khẳng định sự thuỷ chung trong hôn nhân đối với cả hai giới, việc người nhấn mạnh đến sự bình đẳng giữa nam và nữ và việc người dành ưu tiên cho giới luật yêu thương. Người xác nhận phẩm giá con người. Còn thánh Phaolô trong (Gl 3,28) không còn phân biệt Dothái hay Hylạp,… đàn ông hay đàn bà…[23] Đây có lẽ là hoàn cảnh thánh Phaolô đang sống: Đĩ điếm lan tràn. Đàn ông có gia đình và không có gia đình, thường quan hệ với các nô lệ và gái điếm.[24] Ngài phản đối, cảnh cáo chuyện này. Hơn nữa ngài còn tin rằng thế giới này chẳng mấy chốc sẽ chấm dứt và Đức Kitô phục sinh sẽ trở lại. Sự thần thiêng hóa tính dục của dân ngoi phần nào đã ảnh hưởng đến các nghi thức trong sạch hay không trong sạch của Israel (Lv 12,6). Điều đó cho thấy có sự hàm hồ giữa thần thiêng hóa tính dục và việc tế tự trong tương quan với Thiên Chúa. Sách Thánh đã chẳng bao giờ nghi ngờ sự tốt lành và giá trị tương giao tính dục trong hôn nhân (Dc 4,1; Cn 5,18; Ed 24,15; Hc 26,16t…).
            Thời kỳ đầu của các Kitô hữu tiên khởi: Ảnh hưởng của các phái Stoicism (khắc kỷ), cho nên Clêmentê, thành Alexandria, Augustinô và cả Kitô giáo thưở ban đầu, đã có quan niệm hẹp hòi về tính dục gắn với mục tiêu duy nhất là sinh sản. Các giáo phụ thường viện cớ dẫn sách Sáng thế (St 1,28) “hãy sinh sôi nảy nở và thống trị mặt đất”. Họ dẹp bỏ việc tìm kiếm khoái lạc, củng cố lý tưởng giới hạn hoạt động giới tính trong khuôn khổ hôn nân, nghi ngời mọi khoái lạc nhục dục, đến độ hôn nhân cũng bị nghi ngờ, coi trọng độc thân như lý tưởng cao cả. Sau nay các Kitô hữu và những người khác bắt đầu nhìn hôn nhân như một sự nhượng bộ đối với người không thể đạt đựợc lý tưởng độc thân. [25]
            Do ảnh hưởng của Ngộ giáo, họ cho rằng cần có được sự bình an nội tâm để chế ngự nếu không muốn nói là dẹp bỏ các khát vọng giới tính, sợ hãi và giận dữ. Những người theo Ngộ giáo dạy rằng hôn nhân là xấu, và sinh con cái là phương tiện truyền bá các thê lực xấu. Họ bi quan và suy nghĩ theo hai chiều hướng, một mặt chống lại toàn bộ việc giao hợp, mặt khác lại ấp ủ mọi kinh nghiệm giới tính cả khi giao hợp không phải để sinh con. [26]
            Rồi do ảnh hưởng của thuyết nhị nguyên Hylạp và Tân Platon, họ coi thường vật chất, khoái lạc tính dục coi là điều xấu, họ xa lánh tất cả những gì liên quan đến xác thịt, ngay cả trong đời sống hôn nhân. Điều này dẫn đến cái nhìn bi quan yếm thế về hôn nhân, tính dục, và đế cao thái qua lý tưởng sống trinh khiết, khổ hạnh. Hậu quả là trong suốt lịch sử của mình, thần học Kitô giáo phải đối mặt với không ít khó khăn trong nỗ lực tìm chỗ đứng hợp pháp cho khoái lạc trong một quan niệm toàn diện hơn về tính dục. [27]
            Tính chất độc đáo của mạc khải Thánh kinh về tình yêu và tính dục thể hiện rõ nét nơi sự tuyệt giao giữa người Dothái và các tôn giáo xung quanh. Trong khi các tôn giáo lân cận bộc lộ quan điểm tính dục qua các huyền thoại và các lễ nghi, niềm tin căn bản của Israel loại trừ tất cả huyền thoại và lễ nghi tính dục này. Đối với Israel, Giavê là Thiên Chúa duy nhất (Ds 6,4), không có thần nào khác ngoài Ngài. Tất cả mọi sự đều do Ngài dựng nên, chúng ta đều là thụ tạo của Ngài. Ngài là Đấng siêu việt, vượt trên tất cả. Các quy định lễ nghi của Israel, trong mối quan hệ giao ước, ngăn cấm mọi hình thức thần thánh hoá tính dục thực hành nơi các tôn giáo chung quanh. Trong Israel, không có hôn nhân thiêng thánh giữa các vị thần; mãi dâm thánh bị ngăn cấm với án tử hình (Ds 23,18-19). Tuy vậy, dân Chúa luôn bị cám dỗ tham gia vào các lễ nghi tính dục ngoại giáo (Xh 23,6; 1V 14,24; 2V 23,7). Tóm lại niềm tin Dothái đoạn tuyệt với quan niệm thần bí mà các tôn giáo cổ xưa có về tính dục, không chấp nhận việc thần thánh hoá tính dục con người.[28]
Khoa thần học Thánh Kinh đã cung cấp cho chúng ta một vũ trụ quan Kitô giáo khá hoà hợp và quân bình về thực tại tính dục nơi con người: mọi hành vi nhân linh đều đòi hỏi tính đạo đức; hành vi tính dục cũng là một hành vi nhân linh, do đó không phải là một ngoại lệ. Nếu bỏ qua chiều kích đạo đức của tính dục, người ta có nguy cơ rơi vào tình trạng phân hoá mất tính người. Chiều kích đạo đức không phải là một đòi hỏi xa lạ đối với thực tại tính dục. Ngược lại, nó chính là thể thức hoà nhập các năng lực vốn có tính dục con người. [29]
            Nguồn căn tính cách quy chuẩn của luân lý tính dục Kitô giáo đến từ một nguồn kép: “mạc khải và nhân học”. Truyền thống luân lý Công giáo luôn thừa nhận hai nguyên tắc căn bản này: Bản tính con người, được khám phá qua nhiều hình thức đa dạng của tri thức nhân loại, và Lời của Thiên Chúa tìm thấy trong Thánh Kinh, được lưu truyền trong truyền thống Kitô giáo và được đón nhận bởi đức tin. Vũ trụ quan Kitô giáo là một “môi trường thần học”, của đạo đức tính dục, không ở mức độ mang nơi mình một tập hợp các quy luật cụ thể, nhưng ở mức độ nó cung cấp một vũ trụ quan về con người và về việc hiện thực hoá con người trong lịch sử. Đây là yếu tố quyết định và có giá trị trường tồn cho việc thiết lập một nền đạo đức tính dục. Một “môi trường thần học” khác của quy chuẩn tính dục đó là hiểu biết con người vế tính dục. Trong lúc tính cách riêng của mạc khải là nhằm cung cấp một vũ trụ quan cho đạo đức như các giá trị đặc thù, nhân học về tính dục mang lại sự cụ thể hoá cho bổn phận luân lý. Nhận thức con người về tính dục không thể được giải bày bằng những môi giới hay biểu thức cổ xưa. Chính vì thế, thay vì sử dụng môi giới của “luật tự nhiên”, người ta có thể dùng môi giới của “nhân học tính dục”.
II. BIỂU HIỆN ĐỜI SỐNG TÍNH DỤC TRONG XÃ HỘI VN
Khiêu dâm là một đặc điểm của tính dục người. Điều này bắt nguồn từ sự thôi thúc tính dục dư tràn nơi loài người. Loài vật không biết khiêu dâm. Đây là nét đặc trưng của loài người.
1. Hiện trạng đời sống tính dục của bn trẻ Việt Nam
Chỉ cần thoáng qua, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những hiện trạng về đời sống tính dục diễn ra trong xã hội Việt Nam hôm nay. 
1.1. Ảnh hưởng văn hoá Phương tây
Cuộc cách mng tình dc t phương Tây tràn vào Việt Nam, ngay thi đim đt nưc mở cửa hi nhp văn hoá, xã hi, hp tác giáo dc vi các nưc láng ging trong khu vc và thế giới. Hậu quả là, nhiều bạn trẻ Việt Nam sống lệch chuẩn, bỏ qua những truyền thống luân lý, văn hóa tốt đẹp, sống các tương quan giới tính cách dễ dàng, phóng túng, nhiều giá trị của hôn nhân gia đình bình coi nhẹ, đảo lộn. [30]
Sng thlà mt hin tưng không còn mi, nhưng cũng chưa bao giờ lại ngày càng trở nên phổ biến trong cuc sng như hin nay. Bên cnh nhng ý kiến phn đi vic sng th  thì cũng có không ít ý kiến đng tình và cho rng đó là điu cn thiết trong cuc sng. Trong nhng năm gn đây,  các thành phố ln, các khu công nghip, đã xut hin mt li sng mi ca gii trẻ, đó là nhng đôi nam nữ  sng chung như vợ chng không có đăng ký kết hôn. Sau mt thi gian, nếu thy phù hp thì họ tiến ti hôn nhân chính thc, sẽ đăng ký kết hôn theo pháp lut; còn nếu thy không phù hp, họ sẽ chia tay nhau, không cn đến pháp lut.
      1.2. Sng tính dục buông thả
      Hiện tượng thay đổi về phong hoá tính dục là một điều không thể chối cãi, nhưng có thể giải thích được. Mc dù chúng ta biết tình dc là mt phn trong công trình sáng to ca Thiên Chúa, nhưng sự xuyên tạc của nó trong thế giới đa dng hôm nay rt dễ làm cho ngưi ta nghĩ về tình dc hoàn toàn khác. Tình dc là sự thin lành mnh là nhng khía cnh quan trng trong hôn nhân nhưng cũng rất mong manh.[31] Sc hp dn ban đu gia mt ngưi nam và mt ngưi nữ thưng tràn đy ý tưng và cm xúc liên quan đến tính dc. Trong khi các bn trẻ ngc nhiên hơn vì đưc biết thêm rng, mc dù tình dc chc chn mang li sự vui thích và thú v, nhưng nó cũng có thể trở thành môn nan đề trong hôn nhân. Tình yêu và tình dc là hai mt tn ti song song cn thiết cho la đôi, tuy nhiên sự thếu hiu biết về tính dc và sự cám dỗ của nó cũng làm tn hi đến hôn nhân. Tht ra không chỉ những người trẻ còn đc thân mà nhng ngưi ln tui còn đc thân hay ngưi ln tui đã có gia đình cũng thưng phi đi din vi cám dỗ này hàng ngày.
      Có gii tính và làm tình không ging nhau. Tình dc chỉ trở thành mt hành đng ca tình yêu trong trưng hp nó liên kết vi nhng hành đng khác ca tình yêu, mà nó đi trưc và đi sau đnh chế tình yêu.[32] Trong xã hi phương Tây cũng như phương Đông ngày nay, khuynh hưng chung ca nhiu nhiu ngưi không xem trng vn đề đạo đc và luân lý. Nhng ngưi không phi là vợ chồng sng chung vi nhau cũng không bị dư lun lên án gt gao như xưa và ngưi trong cuc nhiu khi cũng không xem đó là ti. Ngưi ta thưng ví tình dc gia nam và nữ như ngn la. La có thể giúp ích và sưi m trong nhà nhưng nếu dùng sai ch, nó sẽ làm cho nhà cháy tan. Nếu chúng ta dùng la mt cách ba bãi, la sẽ làm tn hi và tiêu hủy cuộc đi chúng ta.
Khi chúng ta đng trưc cám dỗ tình dc, mt số bạn trẻ thường nghĩ: sự kết hợp thể xác sẽ khiến mình yêu nhau nhiu hơn và gn bó vi nhau hơn. Điu này chỉ đúng trong hôn nhân, gia vợ với chng. Tình dc nam nữ đúng chỗ là tình dc trong hôn nhân. Nếu chúng ta sử dụng món quà này ngoài hôn nhân hay trưc hôn nhân, chúng ta sẽ không tránh đưc nhng hu qu. Có ngưi nói rng: trong Kinh thánh không có chỗ nào rõ ràng cm tình dc trưc hôn nhân; vì thế, chuyện đó không nht thiết là ti. NgưI nói như thế là chưa hiu rõ li Chúa dy: Tình dc là món quà Chúa dành cho hôn nhân, để ràng buc và cng cố tình yêu gia vợ và chng. Tình dc ngoài hôn nhân, dù dưi hình thc nào, cũng là mt điu ghê tm mà chúng ta phi tránh xa.[33]

2. Lạm dụng tính dục
     2.1. Mi dâm và mãi dâm
Trong Kinh thánh, đặc biệt trong Cựu ước, chữ “thông dâm” thường dùng để chỉ hình thức vô luân này. Bất kể đó là mại dâm trong thế giới phàm tục hay trong phạm vi tôn giáo.[34] Mại dâm là bán thân thể mình cho những lạc thú giới tính của kẻ khác để kiếm tiền và lấy đó làm nghề sinh sống. Thời nào cũng có những người dễ dãi buôn bán nhan sắc hoặc trong một thời gian ngắn hoặc một nghề chuyên nghiệp. Ở đây, chúng ta muốn nói đến một thứ nghề thương mại được tổ chức giữa những tên ma cô và các cô gái. Các cô gái sẵn sàng trao thân cho một người nào đó sau khi thoả thuận về giá cả, và họ trở thành một món hàng được mua bán như những người nô lệ hay những vật dụng. Điều mà giới răn thứ tám lên án sự bắt cóc các thiếu nữ và phụ nữ cho sự nô lệ hoá làm phẩm giá và tác hại nhất. Các mụ tú bà bắt cóc họ, các khách hàng khai thác họ, tất cả đã đẩy những con cái Thiên Chúa vào một sự suy đốn tâm linh và thể xác trầm trọng. Họ biết điều đó nhưng không sao có thể thoát ra được.[35]
Hiệp hội Tin lành Pháp tuyên bố chỉ có 3% gái điếm là tự chọn nghề, còn 97% là vật dụng của những tú bà, những tên ma cô. Chúng huỷ diệt ý chí của các cô gái bằng rượu, đòn roi và ma tuý. Họ tìm các cô gái, gạt gẫm họ, rồi bắt họ tiếp khách. Họ coi “thân xác như công cụ thương mại hoá”.[36] Thật đáng buồn, có rất nhiều “nhu cầu” cá nhân ấy nằm dưới mức nhân bản và làm hạ phẩm giá của người phụ nữ cũng như trẻ em, là những người hoàn toàn không có khả năng tự vệ: thật đáng tiếc, sứ điệp Kitô giáo về phẩm giá phụ nữ lại bị đối nghịch do một tâm thức nhất định nhìn con người không phải ngôi vị, nhưng như một đồ vật, một món hàng mua bán, để phục vụ cho lợi thú ích kỷ và lạc dục mà thôi. Nạn nhân đầu tiên của tâm thức ấy là người phụ nữ. Tâm thức ấy gây ra những kết quả thật cay đắng, như sự khinh rẻ người nam và người nữ, tình trạng nô lệ, việc áp bức những người yêu đuối, nhất là khi biến nó thành tổ chức và tất cả những hình thức kỳ thị người ta gặp phải trong lãnh vực giáo dục, nghề nghiệp và phân phối công việc.[37] Đồng thời họ cũng coi “Thân xác nơi gợi sự thèm muốn” trước tiên chúng ta cần phải lưu ý không khi nào được đề cao thân xác quá mức và cũng không khi nào được thương mại hoá nó, để thoả mãn sự ích kỷ ngay tức khắc khi điều đó đối lập với tình yêu chân chính. Bởi vì trong các việc làm đó, thân xác con người chỉ đơn thuần là một dụng cụ khích thích sự thèm muốn, chúng ta tạo dịp cho sa-tan xâm chiếm và làm hại tâm hồn chúng ta qua việc làm giảm đi các giá trị nhân văn của thân xác con người. Mại dâm là cội nguồn sinh ra sự bất an và suy sụp còn sâu sa hơn bất cứ quan hệ tính dục nào ngoài hôn nhân. Mại dâm là một việc đựơc làm mà không hề có một chút yêu thương nào xứng đáng giữa một người đàn ông và một người đàn bàn.[38]
   2.2. Nô lệ tình dc
Nô lệ tình dc hay nói rộng ra là việc cưỡng bức một cách có tổ chức của những nhân, tổ chức này đối với những người khác tham gia thực hiện những hành vi tình dụcnhiều góc độ khác nhau trái với ý chí và ý muốn của họ. Nô lệ tình dc là những người có thân phận bị lệ thuộc như một nô lệ và thường xuyên bị cưỡng ép tình dục hoặc buộc phải thực hiện các hoạt động mại dâm. Việc chống lại chế độ nô lệ tình dục và buôn ngườing như giải thoát cho các nô lệ tình dc là sự quan tâm ca cả cộng đồng quốc tế, nht là liên quan đến các quyn của phụ nữ và của trẻ em gái. Nô lệ tình dục có hình thức rất đa dạng, phong phú và ngày nay có nhiều hình thức trá hình khác nhau.[39]
Buôn người là việc mua bán con người với mục đích lao động cưỡng bức, nô lệ tình dục, hoặc bóc lột tình dục đem lại lợi ích tài chính cho kẻ buôn người hoặc những người khác. Điều này có thể bao gồm việc kiếm cô dâu trong bối cnh n nhân bị ép buộc, hoặc dùng để lấy nội tạng hoặc mô, bao gồm cviệc thay thế và loại bỏ trứng. Nạn buôn người có thể xảy ra trong một quc gia hoặc đa quc gia. Nạn buôn người là tội ác chống lại con người vì đã vi phm quyn di chuyn của nạn nhân thông qua cưỡng chế và vì khai thác con người đó theo góc độ thương mại,
Thật vậy, khi tính dục bị làm giảm giá bằng cách tìm khoái lạc thuần tuý thì tính dục sẽ đi tới chỗ giết chết ước muốn khoái lạc.[40] Con người ngày nay có khuynh hướng xem việc giải phóng tính dục khỏi các ràng buộc như một nỗ lực cần thiết để giải phóng con người. Tự nó việc này không hoàn toàn xấu, nhưng có nhiều lạm dụng đã làm cho tình dục có thể bị biến dạng nên xấu xa. Thay vì giải thoát con người, giúp họ nên nhng nhân vị tự do như trong hôn nhân lành mạnh, thì lại biến người ta thành nô lệ. “Văn hóa” khiêu dâm và nạn thủ dâm hủy diệt đi ý nghĩa hôn phối của thân xác con người. Hình nh khiêu dâm hướng cái nhìn tập chú vào sắc tướng bên ngoài và kích thích dục vọng. Nhân vị bị giảm thiểu chỉ còn là những gì thuộc bề ngoài của thân xác có thể xem thấy được. Không có dấu chỉ nào hướng đến mặt vô hình của tình thân và sự thiêng liêng của nhân vị. Họ sống trong một thế giới huyễn tưởng của bóng hình, không thực sự có con người mà chỉ có thể là những cái bóng phi ngã vị, chứ không là nhân vị.[41]
3. Ý thc sai lch về tính dục
3.1. Đồng giới
Thuật ngữ tính dục đồng giới (homosexuality) được giới thiệu bởi một bác sĩ người Hung-ga-ri vào cuối thế kỷ XIX ám chỉ thực tại toàn diện của những người có khuynh hướng tính dục hướng về đối tượng cùng giới tính. Trong xã hội, thuật ngữ này thường được hiểu theo một nghĩa tiêu cực, khiến những người trong cuộc phản ứng và họ đã tự tạo ra những tên gọi khác, như “omofilia”, “omotropia” “gay”...[42]
Khi chúng ta đề cập đến đồng tính luyến ái, chúng ta đề cập đến hậu quả của một sự quyến rũ tình ái đặc biệt, muốn được yêu và chiếm đoạt trọn vẹn với người đồng giới. Đây là tình trạng nhân loại của một cá nhân, ở bình diện tính dục cảm thấy mình tự bản chất như được đặt để trong một hình thức biểu lộ riêng biệt, trong đó “bạn tình” là người cùng giới. Tình trạng đồng tính luyến ái có đặc điểm là tự biết mình được đặt để cách riêng biệt, trong hấp lực hướng về bạn đồng giới.
Trên thực tế, chúng ta cần phải phân biệt những trường hợp đồng tính luyến ái thực sự và những trường hợp đồng tính luyến ái trong xu hướng.[43]
Xu hướng đồng tính luyến ái khác sự thực hành đời sống này.[44] Các bạn không nên nghĩ mình là người đồng tính luyến ái chỉ đơn giản bởi vì bạn nhận thấy một sự cuốn hút đồng giới trong bản thân bạn. Đó có thể là một sự rối loạn nào đó trong quá trình phát triển tâm lý, bởi vì bạn chưa đạt đến giai đoạn chín muồi của quá trình trưởng thành và ổn định. Có thể bạn thấy bạn có sự khác biệt giữa xu hướng tiềm tàng trong tâm thức và quá trình hiện thực hoá xu hướng ấy. Nếu bạn cảm thấy mình có xu hướng đồng tính luyến ái nhưng bạn không bao giờ thực hành xu hướng này, rất có thể nó sẽ biến mất hoặc ngủ yên trong tiềm thức sâu thẳm của bạn, để nó không còn là vật cản nơi đời sống tình cảm của bạn. Ngược lại nếu bạn cứ bám víu vào những cám dỗ và sự quyến rũ của xu hướng này, nó sẽ càng chiếm ngự và nhấn chìm bạn khiến bạn thực sự thành người đồng tính luyến ái.
Cũng cần phân biệt việc thực hành đồng tính và cá nhân đồng tính luyến ái. Thánh Augustinô khi ngài nói: “Thiên Chúa căm ghét tội lỗi nhưng Ngài yêu mến người tội lỗi”. Điều này thật phù hợp với lòng Chúa yêu thương trong Kinh thánh cũng như giáo huấn của Giáo hội về vấn đề đồng tính luyến ái. Bởi trước khi là người đồng tính luyến ái, họ là một con người như chúng ta. Bởi vậy, chúng ta được mời gọi yêu thương và kính trọng họ trong tình huynh đệ và tình bác ái. Trên thực tế, nhiều khi họ cũng phải gánh chịu nhiều đau khổ trong đời sống bởi những hệ quả của xu hướng hay việc thực hành đồng tính luyến ái.
Linh mục Jeffrey Keefe, một nhà tâm lý từng làm việc với những người đồng tính nam, khám phá từ những thân chủ của mình điều này: trong khi tình bạn đích thực phát triển giữa hai bạn tình, phong cách đồng tính luyến ái lại bị mất tự nhiên đi. Sự suy thoái ham muốn tình dục đưa nhiều cặp đồng tính đến những hành vi tình dục càng cực đoan hơn. Đặc biệt là những đòi hỏi đồng tính nam chỉ có thể ân ái với nhau khi hiện diện một người thứ ba, hoặc khi họ đã lên cao trào nhờ ma tuý. [45]
Thật vậy khi người ta sống trong một môi trường xã hội tự do quan hệ tính dục quá trớn, coi thường các giá trị hôn nhân, sống dâm dật và phóng đáng, người ta sẽ đâm ra nhàm chán và mất hết cảm giác trước sự quan hệ tính dục với người khác phái và sẽ ngược chiều về một quan hệ tính dục ngược lại. Tất nhiên, cũng có những người vốn sinh ra với sức khoẻ và tâm lý bình thường, nhưng do hoàn cảnh đưa đẩy đã thực hành quan hệ đồng tính như một sinh kế hay sống chung lâu với những người đồng tính nên bị ảnh hưởng và dân dà đã trở thành những người có thói quen đồng tính.[46]
Đồng tính luyến ái làm mất đi sự bổ túc cần thiết giữa người nam và người nữ, họ không học được “ngôn ngữ” khác biệt của người khác phái, có một nỗi sợ hãi người khác phái, sợ việc chấp nhận và đánh giá sự đa dạng của giới tính, và thiếu tin tưởng rằng người khác phái có một cái gì đó để nói với họ. Vì từ chối kẻ khác, họ sẽ thu mình lại với chính mình. Nhưng có người sẽ nói, “vẫn có tình yêu mà”. Không phải mọi tình yêu giới tính đều hợp với luân lý, chỉ tình yêu giữa hai người khác phái trong hôn nhân hợp pháp mới hợp với luân lý thôi. Hôn nhân của những người đồng tính luyến ái không bền, vì không có khả năng sinh sản, đó là thử thách nặng nề nhất đối với mọi người.[47]
Trên thế giới nhiều nơi đã chấp nhận hôn nhân đồng tính hay ít ra là được được thông cảm hay được nhân nhượng, nhưng tại nhiều nơi khác lại bị cấm đoán và bài trừ như một tệ nạn xã hội. Từ khoảng thế kỷ thứ 18 trở về trước hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi hiện tượng đồng tính là một sa đoạ ghê tởm về luân lý đạo đức.[48]
Nhưng ngày nay, não trạng và tư duy con người đã thay đổi nhiều, đã cởi mở và thông thoáng hơn, một số quốc gia cũng chấp nhận hay thông cảm chấp nhận những người đồng tính như một hình thức sống chung mang tính riêng tư giữa những người có chung một chí hướng, một ý muốn, một quan điểm hay một lập trường. Ngoài ra về mặt tôn giáo có ba tôn giáo độc thần chống đối, tức là những tôn giáo thờ một mình Thiên Chúa là vị thần linh tối cao duy nhất, đó là Kitô giáo, hay đúng hơn là Giáo hội Công Giáo, Dothái giáo và Hồi giáo. Dựa theo giáo huấn trong Sách thánh của mình - Kinh thánh, sách Tora và sách Koran - cả ba tôn giáo độc thần này đều coi sự quan hệ tính dục giữa những người đồng tính là “tội lỗi” và sẽ không bao giờ chấp nhận.
Quan điểm đạo đức về tính dục đồng giới của Công giáo được trình bày rõ ràng trong tuyên ngôn “persona umana” của Thánh Bộ Giáo Lý và Đức Tin (1975):
Giữa những người đồng tính, có người mang khuynh hướng này bắt nguồn từ những nền gíao dục sai lầm, từ sự thiếu phát triển tính dục bình thường, từ thói quen trái ngược, từ gương mù gương xấu hay từ những nguyên do tương tự, đây là khuynh hướng nhất thời, hay ít nhất có thể chữa được; và có những người đồng tính dứt khoát là như thế, như một thứ bản năng bẩm sinh hay do cấu tạo bệnh lý, được xem là không thể chữa trị (số 8). Tuy nhiên, vẫn coi cấu trúc đồng tính luyến ái như một hình tình trạng “bệnh lý”, là quan điểm trái ngược với kết luận của khoa tâm lý.[49]
3.2. Thủ dâm
Thủ dâm” là một hành vi con người thể hiện qua việc thực hành tính dục một mình hoặc không có quan hệ liên vị đúng nghĩa.[50] Thủ dâm nhấn mạnh đến việc tự thủ cho chính bản thân mình trong cô đơn và tìm đến sự thoả mãn qua việc kích thích có chủ ý vào các bộ phận tính dục. Trong bản tính tự nhiên của nó, thủ dâm đi ngược lại với luân lý Kitô giáo về sinh hoạt đời sống tính dục. Trong hoạt động thủ dâm chúng ta không thấy được sự trao hiến giữa hai bên và sự phong phú trong giao ước giữa Chúa Giêsu và Giáo hội.[51] Cũng như các vấn đề tính dục khác, trước khi đưa ra phán quyết luân lý về vấn đề này, cần phải xem xét hiện tượng này từ quan điểm nhân học. Các thống kê cho thấy: thủ dâm là một hiện tượng phổ biến và xẩy ra khá thường xuyên, nhất là trong một số giai đoạn nào đó đời người.
Từ quan điểm sinh học, nhiều bác sĩ cho rằng hiện tượng thủ dâm, nhất là nơi thanh thiếu niên, là một hoạt động bình thường hoặc chẳng có gì đáng quan tâm. Oraison cho rằng, “ngoại trừ các trường hợp thái quá, thủ dâm không gây ra bất cứ nguy hiểm hay phiền phức nào cho sức khoẻ thể lý”.[52]
Từ quan điểm tâm lý học, thủ dâm được coi là một hiện tượng tâm lý. Đây là một thực tại có mặt trong cấu trúc và trong sự tiến hoá tâm lý con người. Thông thường môi trường không phù hợp là nguyên nhân phổ biến dẫn tới việc thủ dâm nơi vị thành niên. Nếu trẻ con và thiếu niên không tìm thấy bầu khí an toàn trong gia đình, thay vì mở ra cho tha nhân, chúng sẽ khép kín nơi chính mình và sẽ sử dụng các năng lực tâm lý để tìm sự thoả mãn bù trừ trong thế giới riêng của mình. Dung mạo của cha mẹ cũng có một ảnh hưởng lớn trên trẻ con. Như một người mẹ đòi hỏi uy quyền thái quá cũng tạo ra nơi đứa trẻ tình trạng nữ hoá về tâm lý và thái độ rụt rè đối với người khác phái; tất cả điều này ảnh hưởng trên sự hình thành của hành vi thủ dâm thay thế. Một môi trường học đường thù nghịch làm cho trẻ sống khép kín, và những cám dỗ bạn bè đồng trang lứa cũng là những nguyên nhân dẫn tới việc thực hành thủ dâm. [53]
Trong Kinh thánh, đoạn văn duy nhất của Cựu ước thỉnh thoảng được trưng dẫn để nói về thủ dâm thì không rõ ràng và khập khiểng, đó là Huấn Ca 23,16-17. Tân ước cũng không có lời ám chỉ rõ ràng minh bạch về thủ dâm. Các sách giáo khoa luân lý thường trưng dẫn vài đoạn sau: 1Cr 6,9-10; Ep 5,3; Gl 5,19-71, nhưng không đoạn nào trực tiếp lên án thủ dâm. Các thánh Giáo phụ cũng giữ thái độ thinh lặng tương tự trong Kinh thánh. [54]
Tuy nhiên khi khảo sát tài liệu của các tu sĩ tiên khởi, Plé tìm thấy bản văn của Cassiano ám chỉ rõ ràng đến thủ dâm: chung chung có ba thứ thủ dâm: loại thứ nhất hệ tại nơi kết hợp giữa đàn ông và đàn bà;  loại thứ hai là làm sự dâm dục mà không tiếp xức với phụ nữ; và loại thứ ba là tội ham muốn dâm dục trong tư tưởng. Các tác giả Kitô giáo đầu tiên đã quan tâm đến cái gọi là “sự ô uế về đêm”.
Hướng quan điểm gần đây phân biệt giữa “tội cố tình” và “tội cứ sự”. Theo Plé, hai luận cứ thần học dựa trên hai nguyên tắc: thủ dâm là hành động chống lại tự nhiên; và thủ dâm là một “khoái lạc rối loạn”. Chống lại tự nhiên, theo nghĩa truyền thống là cố tình xuất tinh ngoài mục tiêu sinh sản, chống lại tự nhiên, đi tìm kiếm khoái lạc ngoài phạm vi duy nhất được phép, nghĩa là ngoài hôn nhân, ích kỷ hưởng thụ một mình, không mở ra với tha nhân, không ở trong trật tự hướng tới một người khác rối loạn hướng về chính mình.
Theo ngôn ngữ phân tâm học, thủ dâm là tội “tự yêu mình” hay “tự thoả mãn”. Tính cách vô luân của hành vi này hệ tại ở chỗ làm tổn hại đến sự tiến triển hài hoà và năng động của cá nhân.[55] Thủ dâm làm tổn hại sự trưởng thành tiệm tiến của nhân cách và của sự hội nhập toàn diện con người, sự hội nhập trong mối tương quan liên vị và siêu việt. Về mặt khách quan, việc thủ dâm đi ngược lại với đạo đức và luân lý Kitô giáo trên phương diện tình yêu hôn nhân cũng như sinh hoạt đời sống tính dục. Để không bị chìm đắm trong ngục tù của sự tối tăm, bạn nên thoát khỏi thói quen xấu đó bằng việc thánh hoá bản thân và hãy coi đó là một tội. Bạn nên tạo cho mình một đời sống quân bình, cởi mở với môi trường xung quanh để từ đó bạn cởi mở tâm hồn với Thiên Chúa, với thế giới, với nhân loại và với những nhiệm vụ mà bạn nhận lãnh.[56]
III. VẺ ĐP CA TÍNH DC THEO QUAN ĐIM KITÔ GIÁO
 1. Tính dục mở ngõ cho huyền nhiệm
            1.1. Tính dc ngôn ngữ ca loài ngưi
Từ ngàn xưa tính dục đã được xem như một thực tại thánh thiêng, cấm kỵ, được thần thánh hoá trong các tôn giáo (chẳng hạn như các tôn giáo phồn thực), được giải thích bằng những huyền thoại thần thiêng và được cử hành bằng những nghi lễ truy hoan tập thể mang mầu sắc tôn giáo.[57]
Ngày này, các quan niệm trên được giải mã, giải thiêng và hầu như hoàn toàn bị bác bỏ bởi cái nhìn khoa học vế tính dục. Tuy nhiên từ sự xuất hiện rất phổ biến của chúng trong các nền văn hoá và tôn giáo, người ta phải thừa nhận rằng nơi con người, tính dục có cái gì đó bí nhiệm, nó không chỉ là cửa ngõ mở ra với tha nhân trong thế giới hữu hạn, mà còn mở ra trong thế giới vô hạn. Như chúng ta thấy, đối thoại là thành phần của chiều kích tâm lý tính dục. Sự hợp nhất bản thân và mối quan hệ liên vị tạo nên một động lực duy nhất. Bởi đó, sẽ không có sự trưởng thành cá nhân nếu không có sự trưởng thành trong mối quan hệ liên vị và ngược lại[58].
Con người là một cấu trúc mở. Hiện sinh con người được cấu thành trong mối quan hệ liên vị với tha nhân. Mỗi mối quan hệ với tha nhân đều được ghi dấu bởi tính dục, và do đó tính dục tô điểm mọi quan hệ liên vị của con người. Sự mở ngõ cho đối tượng trong giới tính được xác định rõ là một trong những cuộc mạo hiểm quan trọng và là nhiệm vụ căn bản của con người. Nơi con người, sự hấp dẫn sinh học giữa hai giới mở đường cho sự gặp gỡ liên vị. Đặc biệt nơi con người, sự kết hợp hai giới tính không xẩy ra theo mùa. Đây là một thực tại lệ thuộc vào sự năng động tiến hoá của con người.
Giao hợp tính dục là một ngôn ngữ đặc biệt để có thể nói “anh yêu em hoặc em yêu anh” trong một cách thức mà không có thể làm cho hợp”.[59] Hoạt động tình dục có thể đầy lùi vui thú, cảm xúc hoặc chỉ là một dữ kiện, và thậm trí chỉ là một công việc hàng ngày. Nó cũng có thể được sử dụng làm chỗ dựa hoặc để yêu thương người khác. Nhưng tình dục cũng có thể bị dùng như phương thế để làm nô lệ, sửa phạt, chỉ huy và lạm dụng. Thật vậy ý nghĩa của tình dục tuỳ thuộc vào thời gian, không gian, phương thế, lý do và đối tượng. Chúng thông truyền với nhau qua tình dục của mình. Cũng như khi chúng dùng ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời để liên lạc với người khác, chúng ta có thể sử dụng ngay cả ngôn ngữ tình dục. Ngôn ngữ tình dục được tạo dựng nhằm mục đích truyền thông những cảm giác mạnh và sức thuyết phục của tình yêu. Nó không chỉ là ngôn ngữ của tình yêu, nhưng còn là một yếu tố rất quan trọng trong hôn nhân.
       1.2. Tính dc đưa con ngưi vào mi tương quan
   Tính dục làm cho con người có khả năng gặp gỡ những người khác. Nó là đường ra lối vào của mỗi cá nhân trong thế giới loài người. Con người là một hữu thể “mở”. Trước hết và trên hết, không phải mở ra cho thế giới sự vật, mà mở ra với những người khác và với Thiên Chúa. Tự căn bản, con người là người trong tương quan, nó thúc đẩy con người mở ra và ra khỏi chính mình. Nhờ đó, con người khám phá ra “đối nhân” và đồng thời khám phá ra “chủ thể” là chính mình. Hơn nữa, sự mở ra của con người không dừng lại trong mối tương quan “tôi-anh/em”, mà con vươn tới mối quan hệ “chúng ta”.
Theo Merleau-Ponty,[60] nhận thức về thế giới và nhận thức về tha nhân xẩy đến trực tiếp ngang qua gần gũi thân xác. Những gì vốn gắn liền với con người được nhận biết ngang qua thân xác. Giống như lời nói là biểu hiện của tư tưởng, thân xác là sự biểu lộ hay biểu hiện sự hiện hữu của con người. Giới tính hay tính dục cũng là hình thức biểu lộ sự hiện hữu. Chính tính dục “mang lại ý nghĩa” cho sự hiện hữu. Mà nếu tính dục làm cho sự hiện hữu có ý nghĩa, “dấu hiệu” của nó chính là ước muốn của con người được biểu lộ qua thân xác. Do đó thân xác không phải nhà tù hay mồ chôn của tâm hồn theo cái nhìn nhị nguyên, mà thuộc về và là trung tâm của nhân tính. Có thể nói, tính dục là ngôn ngữ giao tiếp giữa người với người trong chiều kích sâu xa nhất của tương giao liên vị. Tình yêu tính dục có khả năng tạo ra một cộng đoàn. Nó ràng buộc con người lại với nhau, thân xác và linh hn càng tham gia vào tình yêu đó nhiều, thì khả năng ràng buộc của tình yêu đó càng lớn. Tình yêu ấy sẽ tạo ra một bầu khí yêu thương, gợi lên những tâm tình biết ơn, quảng đại và vui tươi.
2. Chiu kích xã hội của tính dc
          2.1. Tính dục lý giải và định dạng thực tại xã hội
                Cuộc sống tính dục con người đặt trên nền tảng nhân học xã hội. Sự hiện hữu của thượng tầng kiến trúc văn hoá xã hội nơi hành vi tính dục của con người bắt nguồn từ tính chất riêng của thôi thúc tính dục nơi con người. Sự khác biệt lớn lao giữa hành vi tính dục của con người và của con vật. Nó được đặt trên ba nét khác biệt và đặc thù sau: [61]
            Thôi thúc tính dục dư thừa: khác với con vật, thôi thúc tính dục nơi con người xuất hiện liên tục và không bị trói buộc trong giới hạn của một chu kỳ cố định. Đây chính là nguyên nhân của sự dư tràn năng lực dục tính nơi con người, và nó cần phải hướng tới những mục tiêu không trực tiếp liên quan đến tính dục. Chính vì thế, các cấu trúc và thể chế xã hội được định ướng bởi các năng lực dư thừa của bản năng, cách riêng của bản năng tính dục. Theo nghĩa này, tính dục mang chiều kích xã hội.
            Tính cách “không thể đoán trước được”. Bản năng tính dục nơi loài vật hoạt động theo bản năng cố định và “rất an toàn”, ngược lại, nơi con người bản năng này lại mang tính cách “không thể đoàn trước được”. Do tính cách đặc thù này cuộc sống tình dục của con người có nguy cơ hướng tới những xu hướng sai lạc. Chính vì thế, cần phải có sự hiện diện của cấu trúc thượng tầng, để giúp con người sắp xếp những thôi thúc bản năng vào trong những hành vi có ý thức, có văn hoá.
            Giải phóng khoái cảm tính dục. Con người có khả năng giải phóng khoái cảm tính dục ra khỏi sự nô lệ mục tiêu thuần tuý sinh học. Điều này dẫn tới hệ quả tích cực cũng như tiêu cực. Chính vì thế, cần phải có sự hiện diện của cấu trúc xã hội thượng tầng nhằm điều tướng hành vi tính dục của con người; và những hình thức khoái cảm tính dục tách rời khỏi mục tiêu sinh học phải phù hợp với khuôn khổ và với cấu trúc văn hoá xã hội tương ứng.
   2.2. Chiu kích văn hoá xã hi ca tính dc
            Con người có một lịch sử, là một lịch sử, và nắn đúc nên lịch sử. Họ là một phần của lịch sử này nhờ ý thức, nhờ biết ơn và đồng thời phê phán lịch sử. Theo một quy luật tự nhiên, sự thu hút nhau do bản năng tính dục của hai người nam và nữ khi gp gnhau.[62] Nhưng nếu việc kết hợp tính dục chỉ dựa theo bản năng này thì chưa phải là tình yêu nhân loại đúng nghĩa. Bên cạnh hay thậm chí trước cả khi có nhng biu hin của tình yêu tính dục ấy, quan hệ giữa các phái tính phải là một sự giao tiếp cá nhân, biết kính trọng, yêu thương và quan tâm đến nhau.
            Tính cách đặc thù của tính dục người là nguồn gốc và nguyên nhân của thượng tầng kiến trúc xã hội về tính dục. Trước tiên, cấu trúc xã hội này có nhiệm vụ bảo toàn mục tiêu của thôi thúc tính dục dư thừa, bằng việc ổn định và chuẩn hoá xã hội. Thứ đến, nó định hướng cho sự dư tràn năng lực tính dục nơi con người, ví dụ như: tránh xa sự lang chạ bừa bãi…, sau cùng nó cung cấp những nguyên tắc xã hội phù hợp với việc thể hiện năng lực dục tính trong đời sống con người.[63]
            Hành vi tính dục người cần có một định dạng văn hoá và xã hội. Cần lưu ý rằng các hình thức văn hoá tính dục rất đa dạng và tương tác với các nhân tố xã hội và môi trường. Một đàng, tính dục điều kiện hoá việc hình thành cấu trúc xã hội và cũng ảnh hưởng trên cách biểu lộ của hành vi tính dục.
            Định dạng xã hội có thể mang các hình thức rất đa dạng. Do đó, không đồng hoá một hình thức nhất định với tính cách hợp lệ đạo đức, đàng khác, cũng không thể đồng hoá luân lý với mọi hình thức văn hoá xã hội hiện có. Luân lý có nhiệm vụ đánh giá và phê bình chiều kích văn hoá xã hội như nó đã làm ở mức độ sinh học tâm lý.
            Trong xã hội ngày nay, tính dục được xem như một sự bù trừ ngày càng cần thiết đến mức, mối quan tâm về nó có thể biến con người thành nô lệ. Tình dục sản sinh sự thất vọng triệt để hơn cả, đó là sự thất vọng vế “ý nghĩa”. Khi mọi sự hầu như trở nên vô nghĩa, chỉ con lại khoái cảm tức thời và những gì tạo ra. Ở mức độ này, tình dục đánh mất mọi ý nghĩa nhân văn, trở nên tầm thường đến nỗi người ta có thể thương mại nó mà không biết xấu hổ. Theo Schelky,[64] vai trò và ý nghĩa mà tính dục đảm nhận luôn bị điều kiện hoá bởi cấu trúc toàn thể của bối cảnh xã hội.
Chính vì thế, trong xã hội tiêu thụ, tính dục được xem một thứ khoái lạc cần phải hưởng thụ, như một thứ hàng hoá có thể buôn bán, đổi chác, hưởng thụ sở hữu càng nhiều càng tốt. Một xã hội phát triển không ngừng con người cũng theo đà tiến tới sự hoàn thiện trong ý thức, lối sống và nhân cách. Tuy nhiên tệ nạn xã hội cũng sẽ tăng theo chiều hướng phát triển của xã hội. Đời sống tính dục trong tình yêu dư tràn tăng theo xu hướng xã hội, sự phóng túng trong tương giao tính dục là sự thoả mãn các ước muốn cá nhân tăng cao và nó được giải phóng khỏi những ràng buộc áp đặt bởi xã hội. Con người tự xem mình như một hữu thể tìm kiếm khoái lạc hoặc được phép tìm kiếm khoái lạc thực hành việc “yêu hết mình” được xem như một đòi hỏi bình thường.
3. Chiu kích hin sinh ca tính dc
 3.1. Tính dc như hình thái hin hu cá nhân
 Giới tính là thành phần của con người và có mặt trong tất cả hiện sinh của con người. Con người hiểu, cảm nhận, suy tư và ước muốn như đàn ông hay như đàn bà. Vì thế, tính dục là cấu trúc định dạng sự hiện hữu của con người.[65]
Theo Paul Ricoeur, con người phải sống mối bất cân xứng giữa giới hạn và vô hạn; phải hợp nhất “sinh lực” và “nhân tính “những gì là đặc thù của con người. Cấu trúc tính dục là nơi chốn ưu tiên, trong đó con người trải nghiệm sự vượt qua hay sự hiện hữu bất xứng giữa sinh lực và nhân tính. Chính vì thế, tính dục người vừa có chiều kích bản năng, vừa có chiều kích nhân bản. Theo triết gia này “không thể giảm thiểu thoả mãn tính dục nơi khoái cảm thể xác. Ngang qua khoái cảm, hữu thể người tìm thoả mãn những đòi hỏi khác vượt trên bản năng đơn thuần; như thế sự vô hạn thâm nhập vào con người, đồng thời nhân cách hoá con người, như thế, bản năng mất dần tính cách chu kỳ mở ra cho vô hạn. Tính dục của con người chỉ đạt tới sự phân biệt đặc thù khi nó mở ra với tha nhân[66].
Nếu thôi thúc tính dục chỉ được sống ở mức độ quy ngã, con người tự giam hãm nơi chính mình trong vòng cương toả của sự thoả mãn và tự chiếm hữu. Chính sự mở ra với tha nhân làm cho tính dục con người mang một cung cách riêng và người hơn. Hành vi tính dục là hành vi con người trong mức độ nó là hành vi đối thoại. Nói cách khác, chìa khoá để giải thích hành vi tính dục của con người là việc giải thích chiều kích hiện hữu và đối thoại của nó.
Về phương diện tâm lý, tính dục không phải là một thực tại định sẵn bất di bất dịch, mà là một năng lực phải được hoà nhập và trưởng thành. Do đó, tính dục là sức mạnh xây dựng cái tôi, kiến tạo nên con người. Con người tự thể hiện mình qua tính dục. Đúng hơn, tính dục là hình thức biểu lộ ưu tiên con người, như một thứ ngôn ngữ của con người.
   3.2. Đi mt vi tính dc ca chúng ta
Tính dục hiện nay là thứ “tính dục tiêu thụ”, hướng tới việc hưởng thụ càng nhiều càng tốt, và do đó mất chất lượng. Nếu xem tính dục bao hàm ba cấp độ từ thấp lên cao: sesso, eros, agàpe, thì ngày nay người ta có nguy cơ giảm thiểu tính dục vào mức độ thấp nhất: sesso, tính dục ấu trĩ, sự thống trị của thứ tình dục tiêu thụ biến con người thành những con nghiện khiêu dâm, ngày càng đòi hỏi nhiều hơn, nhưng không bao giờ thoả mãn[67].
Cách sống tính dục trong xã hội hiện đại ngày nay cho thấy một sự phá sản sâu xa nơi những giá trị cá nhân. Đằng sau “làn sóng tình dục” ẩn chứa vấn đề nghiêm trọng khiến nhiều người quan ngại: đó là thứ tình dục dồn nén, không trưởng thành và trong nhiều trường hợp, có sự mù quáng.
Tính dục là nơi trải nghiệm của sự sống và sự chết. Tính dục xuất hiện như một thực tại bí nhiệm, vừa hấp dẫn vừa đáng sợ. Nó biểu hiện của sự sống, bởi lẽ tính dục thể hiện hai chiều kích căn bản đó là sự kéo dài và mở rộng. Hai chiều kích này được biểu hiện lộ ngang qua chức năng truyền sinh của tính dục, nhắm tới việc kéo dài và mở rộng giống nòi. Bởi đó, tính dục là lễ hội của sự sống; là trải nghiệm niềm vui của sự sống. Nó cũng là biểu hiện của sự chết, bởi lẽ tính dục, con người kinh nghiệm được mầu nhiệm của sự chết. Chức năng sinh sản của tính dục vừa biểu lộ sự kéo dài và mở rộng của sự sống, vừa chỉ ra giới hạn và thân phận phải chết của con người. Do đó, tính dục có liên hệ mật thiết với sự chết cũng như sự sống. [68]
KT LUN
            Tính dục là một năng lực sáng tạo rất kỳ diệu nơi con người, nhưng cũng là một điều đáng sợ và rất mỏng manh do sức mạnh tiềm tàng của nó. Bản năng tính dục thúc đẩy con người tìm cách duy trì nòi giống như bản năng tự bảo tồn đã thúc đẩy con người duy trì sự sống của mình bằng cách ăn uống. Thiên Chúa đã cho khoái lạc đi kèm việc thoả mãn các bản năng ấy, nhưng lạc thú không phải là mục tiêu và cứu cánh của việc thể hiện bản năng. Một khi tách rời tương giao tính dục ra khỏi tình yêu, con người sẽ vấp phải sai lầm và phải đối diện với sự dữ. Nếu con người biết đón nhận tính dục như món quà cao quý mà Thiên Chúa tặng và sử dụng tính dục một cách hợp lý, chính đáng, trong phạm vi cho phép, thì nó sẽ đem lại niềm vui, hoan lạc và hạnh phúc cho họ. Ngược lại, nếu con người sử dụng tính dục chỉ để thoả mãn những đam mê dục vọng của mình, thì nó sẽ gây ra cho họ những hậu quả khó lường. [69]
            Không bao giờ có thể làm cho tính dục hoạt động một cách có ý nghĩa, nếu chcoi đó là một giá trị chỉ quy về mình. Trái lại, con người phi nhìn tính dục trong thế giới tương quan vi người khác”. Hai giới biểu lộ sự lôi cuốn và yêu thương nhau mt cách thâm sâu, xác thịt và ngây ngất trong hành vi yêu thương của tính dục. Tự bản chất, tình yêu tính dc làm cho một người tìm cách trở thành kẻ đối ngu của người khác giới với mình. Mọi hình thức khác của việc hoạt động tính dục đều bất toàn, nếu không muốn nói là chưa trưởng thành hay là đồi bại. Mục tiêu hay cu cánh của tình yêu hoặc tính dục theo như thần học luân lý truyền thống thì đều hướng tới vai trò truyn sinh của hành vi tính dục. Bất cứ mục tiêu nào khác mà con người nhắm tới khi thể hiện tình yêu vợ chồng, đều đặt bên dưới vai trò cơ bản ấy.
            Để giữ được vẻ đẹp của đời sống tính dục theo đúng ý định ban đầu của Thiên Chúa, mỗi người chúng ta cần phải biết và sống đúng mục đích của tính dục mà Thiên Chúa đã trao ban, đồng thời cũng phải nghe theo giáo huấn của Giáo hội về những giá trị, hành vi của đời sống tính dục. Có như vậy, chúng ta mới có thể có được đời sống tính dục đúng đắn và lành mạnh, đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống trần thế và hạnh phúc vĩnh cửu mai sau.


[1] Gioan Phaolo II. Thần học về thân xác. Chuyển ngữ: Luis Nguyễn Anh Tuấn. Nxb Tôn Giáo. 2018. tr 10
[2] Viện ngôn ngữ học. Từ điển tiếng việt, tr. 999
[3] Xc. Lê Đình Phương, CSsR. Luân lý giới tính chuyên biệt. Lưu hành nội bộ. Nk 2016-2017. Tr 85
[4] Nguyễn Đức Thông. Luân lý giới tính. Nxb Phương Đông. 2015. Tr 90
[5]  Chia sẻ, nội san thần học-muc vụ-tu đức LTSTP. “Đồng hành với giới trẻ giai đoạn tiền hôn nhân”. Số 85. Tr 119
[6] Xc. Nguyễn Văn Dụ. Để có được cái nhìn Kitô giáo về tính dục. Tài liệu, ban mục vụ TGP Sài Gòn. Tr 9
[7] Xc. Gioan Phaolô II. Thần học về thân xác. Tr 19
[8] Xc. Ibid., tr 22
[9] Xc. Ibid, tr 24
[10] Xc. Gioan Phaolô II. Thần học về thân xác. Tr 25
[11] Xc. André Jos Léonard. Thân xác để yêu thương. Lm Nguyễn Thái Tài. Nxb Đồng Nai. 2019. Tr 25
[12] Xc. Equipes Notre-Dame - Italia. Tình yêu hôn nhân. Nxb Tôn Giáo. 2008. Tr 22
[13] Xc. Lê Đình Phương, CSsR. Luân lý giới tính chuyên biệt. Tr 6
[14] Xc Equipes Notre-Dame - Italia. Tình yêu hôn nhân. Tr 25
[15] Xc Lê Đình Phương, CSsR. Luân lý giới tính chuyên biệt.  Tr 7
[16] Xc Ibid. Tr 9
[17] Xc. Thần học luân lý chuyên biệt III. Tủ sách chuyên đề. Tr 16
[18] Nguyễn Đức Thông. Luân lý giới tính. Nxb Phương Đông. 2015. Tr 13
[19] Xc Lê Đình Phương, CSsR. Luân lý giới tính chuyên biệt.  Tr 19
[20] Xc. Nguyễn Đức Thông. Luân lý giới tính. Tr 14
[21] Lê Đình Phương, CSsR. Luân lý giới tính chuyên biệt. Tr 19
[22] Xc. Nguyễn Đức Thông. Luân lý giới tính. Tr 15
[23] Lê Đình Phương, CSsR. Luân lý giới tính chuyên biệt. Tr 20
[24] Xc. Nguyễn Đức Thông. Luân lý giới tính. Tr 16
[25] Xc. Lê Đình Phương, CSsR. Luân lý giới tính chuyên biệt. Tr 22
[26] Xc. Nguyễn Đức Thông. Luân lý giới tính. Tr 19
[27] Xc.. Lê Đình Phương, CSsR. Luân lý giới tính chuyên biệt. Tr 21-22.
[28] Ibid. Tr 29
[29] Xc. Lê Đình Phương, CSsR. Luân lý giới tính chuyên biệt.  Tr 33
[30] Xc. Nguyễn Văn Dụ. Giải đáp thắc mắc về luân lý. TT MV Việt Nam - Italia. 2018. Tr 47.
[31] Xc Equipes Notre, - Dame. Tình yêu hôn nhân. Tr 47.
[32] Xc John L. Thomas, SJ. Bước vào đời sống hôn nhân. Nxb TG, 2007.  Tr 100.
[33] Nguyn Đình Nhơn. Những góc khuất trong tình yêu hôn nhân gia đình, Nxb Phương Đông, 2006. Tr 202.
[34] Thần học luân lý chuyên biệt III. Tủ sách chuyên đề. Tr 93
[35] Théodule Rey-Mermet, CSsR. Một lối nhìn mới về luân lý. Nguyễn Đức Thông. Tr 273
[36] Xc André Jos Léonard. Thân xác để yêu thương. Lm Nguyễn Thái Tài. Nxb Đồng Nai. 2019. Tr 69
[37] John L. Thomas, SJ. Bước vào đời sống hôn nhân. Tr 98
[38] Xc André Jos Léonard. Thân xác để yêu thương. Tr 68
[39] https://vi.wikipedia.org › wiki › Nô_lệ_tình_dục. Truy cập 8/12/2019
[40] Lê Đình Phương, CSsR. Luân lý giới tính chuyên biệt. Tr 18
[41] Xc mfvietnam.org › than-hoc-ve-than-xac-va-hoat-dong-tinh-duc. Truy cập ngày 9/17/19.
[42] Lê Đình Phương, CSsR. Luân lý giới tính chuyên biệt. Tr 40
[43] Xc. André Jos Léonard. Thân xác để yêu thương. Tr 45
[44] Xc. Ibid., tr 46
[45] Dale O’Leary. Một nam một nữ. UBMVGĐ, Hội đồng Gíam Mục VN. Nxb Tôn Giáo. 2018. Tr 196
[46] Nguyễn Hữu Thy. Những suy tư đúng đắn về hôn nhân và gia đình công giáo. Nxb TTMVGP Trier, CHLB Đức. Tr 331
[47] Nguyễn Đức Thông. Luân lý giới tính. Nxb Phương Đông. 2015. Tr 179
[48] Nguyễn Hữu Thy. Những suy tư đúng đắn về hôn nhân và gia đình công giáo. Nxb TTMVGP Trier, CHLB Đức. Tr 332
[49] Lê Đình Phương, CSsR. Luân lý giới tính chuyên biệt. Tr 42
[50] Xc Ibid. Tr 51
[51] Xc André Jos Léonard. Thân xác để yêu thương. Tr 40
[52] Lê Đình Phương, CSsR. Luân lý giới tính chuyên biệt. Tr 52
[53] Xc Thần học luân lý chuyên biệt III. Tủ sách chuyên đề. Tr 60
[54] Xc Lê Đình Phương, CSsR. Luân lý giới tính chuyên biệt. Tr 55
[55] Xc mfvietnam.org › than-hoc-ve-than-xac-va-hoat-dong-tinh-duc. Truy cập ngày 21/8 2019
[56] Xc André Jos Léonard. Thân xác để yêu thương. Tr 45
[57] Lê Đình Phương, CSsR. Luân lý giới tính chuyên biệt. Tr 15
[58] Xc Ibid. Tr 11
[59] Xc John L. Thomas, SJ. Bước vào đời sống hôn nhân. Tr 104
[60] Xc. Lê Đình Phương, CSsR. Luân lý giới tính chuyên biệt. Tr  14
[61] Xc. Ibid., tr  12
[62] Nguyễn Đức Thông. Luân lý giới tính. Nxb Phương Đông. 2015. Tr 97
[63] Lê Đình Phương, CSsR. Luân lý giới tính chuyên biệt. Tr  13
[64] Ibid., tr  17
[65] Xc. Lê Đình Phương, CSsR. Luân lý giới tính chuyên biệt. Tr 14
[66] Xc. Lê Đình Phương, CSsR. Luân lý giới tính chuyên biệt. 12
[67] Ibid., tr 16
[68] Xc Ibid. Tr 14
[69] Xc Equipes Notre - Dame. Tình yêu hôn nhân. Tr 30

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn