Hiểu, Biết, Yêu Để Sống Phụng Vụ

 

Fr. Mạnh Tâm, op.


 

Dẫn vào

rong bài thánh ca tựa đề : “Nhân chứng Phúc âm” của linh mục Thành Tâm, Dòng Chúa Cứu Thế có viết : “Ta về thôi thánh lễ đã hết nhưng đời ta thánh lễ nối dài.

Đem tình thương Thiên Chúa đến mọi nơi ta sống sao để thành chứng nhân”. ĐK : Này Ngài sai ta đi đây đó. Sống chứng nhân Phúc âm. Lãnh sứ mạng Chúa trao hôm nào vì là con Thiên Chúa. Này Ngài sai ta đi đây đó đi loan báo Tin Mừng. Loan tin mới tin vui của Ngài rằng Thiên Chúa yêu thương loài người”.

Những lời trong bài thánh ca đó toát lên cho chúng ta biết : tuy lễ nghi kết thúc theo nghi thức Phụng vụ nhưng


 


thánh lễ cuộc đời vẫn còn tiếp diễn với sứ mạng loan báo Tin Mừng của mỗi tín hữu.

Giáo lý Hội thánh trong Công đồng Vaticanô II đã dạy chúng ta rằng : “Mọi hoạt động của Hội thánh đều hướng tới tột đỉnh là Phụng vụ ; đồng thời, mọi năng lực của Hội thánh đều phát xuất từ Phụng vụ” (HCPV, số 10).1 Tuy nhiên, để có thể sống đúng điều đó, thì cần biết và hiểu rõ những gì mình tham dự, vì “vô tri thì bất mộ”, không biết thì không yêu. Nói cách khác, muốn sống đời Ki-tô hữu trưởng thành thì phải hiểu biết tham gia vào việc cử hành các Tích ; đồng thời cần phải sống những gì mình biết. Hơn thế nữa, qua việc cử hành mầu nhiệm Kitô giáo - các yếu tố căn bản của Lex celebrandi,2 những người dâng hiến cho Chúa sẽ càng nhận thức hơn việc đón nhận sức mạnh và kết nối việc mình tham gia Phụng vụ với đời sống chứng tá : Ta về thôi thánh lễ đã hết. Nhưng đời ta là thánh lễ nối dài. Đem tình thương Chúa đến mọi nơi. Ta sống sao để thành chứng nhân”.

Biết, yêu để sống Phụng vụ cũng là biết, yêu để sống chứng tá trong ơn gọi dâng hiến.

1.- Sự kết nối giữa BIẾT SỐNG Phụng vụ

Biết ở đây là cấp độ sâu xa trong đời sống tâm linh, vì biết có ba cấp độ. Thứ nhất là biết như một thông tin bên ngoài. Tôi biết người đó tên gì, nhà đâu, thân thế gia đình và sự nghiệp thế nào, v.v… Thứ đến là biết về khía cạnh tâm lý. Thí dụ, tôi biết anh A hay chị B thích cái gì, ghét cái gì, họ hiền hay dữ dằn, khiêm tốn hay tự kiêu, v.v... cuối cùng biết


1 Giáo Hội thánh Công giáo (GLHTCG), số 1074.

2 Toát yếu Giáo Hội thánh Công giáo (TY.GLHTCG), Dẫn nhập.


 

theo nghĩa tâm linh. Đó là đi vào tương quan thân mật, thấu hiểu và cảm nhận mang chiều kích siêu nhiên. Như bài thánh ca của nhạc Ân Đức mượn lời của thánh Augustinô : Xin cho con biết Chúa. Xin cho con biết con. Biết Chúa Thiên Chúa, độc nhất là Cha, là Chúa trời đất. Biết Chúa vua muôn loài. Biết Chúa thương con người. Biết Chúa là tạo hoá là đấng sinh thành nên con. Biết con tạo vật, một đời sống kiếp con người. Biết con không gì, chỉ là bụi cát thôi. Biết con thân phàm hèn, mỏng dòn muôn vàn yếu đuối. Biết con bao tội tình, để lòng xao xuyến khôn nguôi”.

Quả thật, chính cái biết này mà Hội thánh khẳng định : “Lạy Cha... sự sống đời đời, chính là (họ) nhận biết Cha, Đấng duy nhất Thiên Chúa thật, nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Đức Giê-su Kitô” (Ga 17,3) và “Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ chúng ta,... muốn cho mọi người được cứu nhận biết chân ” (1Tm 2,3-4)3.

Vậy thì, khi ta biết được nguồn gốc, ý nghĩa của Phụng vụ thì sẽ thấy những gì mình tham dự là một hồng ân bao la, vì được chính Chúa đưa ta vào trong mầu nhiệm linh thiêng của Người qua Chúa Con Chúa Giêsu Kitô, như Hội thánh đã minh định : Phụng vụ công trình của Đức Kitô, cũng hành động của Hội thánh.” Theo truyền thống Ki-tô giáo, danh từ này muốn nói : “Dân Thiên Chúa tham dự vào công trình của Thiên Chúa” (x. Ga 17,4)4.

 

3 GLHTCG, Dẫn nhập.

4 Sđd., 1069.


 

2.- BIẾT SỐNG Phụng vụ qua việc tìm hiểu ngôn ngữ

a.- Hạn từ Agapê

*Agapê : Đây hình thức yêu thương điển hình nhất của Kitô giáo, bởi tả tình yêu giữa Ba Ngôi Thiên Chúa được truyền lại cho các môn đệ ; từ đó trải rộng cho muôn dân (Ga 13,34-35).

* Agapê : ám chỉ bữa tiệc yêu thương mà Hội thánh sơ khai tổ chức (1Cr 11,20-22.33-34). Ban đầu được tổ chức chung với Phụng vụ Thánh Thể, sau dần tách ra vì tiệc có những tiêu cực (lộn xộn, lạm dụng việc ăn uống,…). Rồi dẫn đến Công đồng Carthagô (397) đã tuyên bố bãi bỏ Agapê. Thế kỷ thứ 8 truyền thống này hoàn toàn biến mất. Nhưng sau Công đồng Vat. II, Hội thánh khuyến khích tổ chức lại bữa tiệc Agapê trong giới hạn nào đó.

Vậy khi biết ý nghĩa từ Agapê, sẽ dẫn ta việc tham gia tích cực để chia sẻ trong tình huynh đệ ; từ đó, kết quả việc hiểu biết tham dự sống : chia sẻ tình bác ái huynh đệ khi phục vụ và chia sẻ tấm bánh, chén cơm, manh áo. Agapê đã được lan toả rộng không chỉ hiểu hạn từ mà còn hành động. Đó là sự kết nối giữa hiểu và sống Phụng vụ.

b.- Tiếp theo hạn từ Alpha (A) và Ômêga (W)

Alpha là chữ hoa đầu tiên trong mẫu tự Hy Lạp. Lúc bắt đầu nghi thức Phục sinh, trọng tâm của năm Phụng vụ, vị linh mục vẽ chữ Alpha lên trên đầu ngọn nến cây thánh giá chữ Ômêga phía dưới cây thánh giá, vừa đọc : “Đức Kitô hôm qua và hôm nay, nguyên thuỷ và cùng đích, Alpha và Ômêga, thời gian là của Chúa và mọi thế hệ là của Chúa, vinh quang và vương quyền của Chúa, qua mọi thế hệ cho đến muôn đời.


 

Amen” (Kh 1,8). Đây là câu minh chứng Thiên tính của Đức Kitô. Người Đấng đầu hết cuối hết, khởi đầu tận cùng.

Từ việc hiểu ý nghĩa của hạn từ, dẫn đến ta sống chọn lựa chỉ cho Chúa mà thôi vì Người là Đường, là Sự thật và là Sự sống. Người là Chủ tể mọi kẻ sống cũng như kẻ chết cho đến muôn đời.

c.- Amen, lời xin vâng tín thác

Amen từ tiếng Do Thái, nghĩa “Vâng", xin đồng ý, biểu lộ sự ưng thuận, chấp nhận một điều gì đó chắc chắn trong khi cầu nguyện. Amen, được kết thúc 4 thánh vịnh quan trọng sau đây : Tv 40, 14 : nói lên lời cầu khẩn khi gặp gian truân. Tv 71, 19 : diễn tả vương quyền của Đấng Mêsia. Tv 88, 83 : ca ngợi lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Tv 106, 48 : chúc tụng lòng trung tín của Thiên Chúa đối với Israel. thế, Amen áp dụng nhiều hoàn cảnh khác nhau của cuộc đời5.

* lúc chỉ sự “ưng thuận, đồng ý”, như cuối các lễ nghi và các lời nguyện linh mục đọc. Đây vừa tính cách hiệp nhất cộng đoàn, vừa nói lên thừa nhận tư cách đại diện (thừa tác viên) thay mặt cộng đoàn.

*  lúc chỉ việc “tuyên xưng đức tin” như lời thưa Amen khi Rước lễ (Linh mục hoặc Thừa tác viên Thánh Thể đọc : Mình Thánh Chúa Kitô, người rước lễ thưa : Amen. Đây cũng là lời tuyên xưng nhân ý nói lên lòng tin Chúa Giêsu quả thực ngự trong hình bánh. Lễ nghi Thánh Ambrôsiô vẫn giữ, và nay Giáo hội Rôma lấy lại trong Phụng vụ canh tân.

*  lúc chỉ “ước được thực hiện như vậy” : như trong Bí tích Thêm Sức, khi vị chủ sự 4 lần xin Chúa Thánh Thần


5 Bản TY.GLHTCG, số 217.


 

xuống trên thụ nhân thưa : Amen, có nghĩa là : ước gì Chúa Thánh Thần ngự xuống thực sự.

*  Amen còn diễn tả niềm tin tưởng cậy trông vào Thiên Chúa sẽ thực hiện những lời nguyện xin của con người. Thí dụ : các lời nguyện kết trong các kinh Chiều, kinh Sáng, trong lời nguyện Nhập lễ, Hiệp lễ, lời nguyện tín hữu ....

*  Amen còn lời tung chúc tụng, những việc lạ lùng Chúa đã thực hiện hoặc cảm tạ Người đã đổ hồng ân xuống trên nhân loại. Thí dụ : trong Vinh tụng ca trong kinh Tạ ơn (khi chủ tế nâng chén và đĩa, đọc : “Chính nhờ Đức Kitô, cùng với Đức Kitô và trong Đức Kitô mà mọi vinh quang và danh dự đều quy về Chúa, Cha toàn năng trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời.” Lúc bấy giờ cả cộng đoàn sẽ đáp lại : Amen 6.

Và có rất nhiều ý nghĩa của từ ngữ trong Phụng vụ để ta hiểu.

Chính việc hiểu biết sống những mình tham dự cho thấy, Phụng vụ luôn gắn liền với đời sống đức tin của kitô hữu và kết nối với nhau thành một mạch sống sinh động và đầy hoa trái thiêng liêng. Huấn giáo dựa theo Phụng vụ nhằm đưa con người vào mầu nhiệm Chúa Kitô (tức giáo huấn khai tâm Kitô giáo), dẫn từ hữu hình tới vô hình, từ dấu chỉ tới thực tại, từ các bí tích tới các mầu nhiệm”.

3.- Kết nối giữa BIẾT SỐNG YÊU

Xen giữa sự kết nối giữa hiểu sống Phụng vụ

Yêu mến.


6 GLHTCG, số 1075.


 

Làm sao có thể dẫn đến sống những gì mình biết nếu không lòng mến. Điều này đã được Hội thánh xác tín từ đầu trang sách Giáo lý Công giáo : “Tất cả mục đích của giáo lý và lời giảng dạy phải được đặt trong Tình Yêu vĩnh cửu. thể trình bày thật khéo léo điều phải tin, cậy hay làm, những điều chính yếu phải làm nổi bật lòng yêu mến Chúa, để mọi người hiểu rằng mọi hành vi tốt theo đúng nghĩa Kitô giáo không có nguồn gốc nào khác ngoài Tình Yêu không cùng đích nào khác ngoài Tình Yêu”7.

Vô tri bất mộ- không biết thì không yêu. Biết để yêu, từ yêu dẫn đến sống. Không ai yêu mến thánh lễ thật sự mà lại không dẫn đến sống “hồn” của thánh lễ. Đời ta thánh lễ nối dài” Niềm vui của việc lãnh nhận ơn cứu độ luôn thúc đẩy tín hữu ra đi. Chẳng hạn : chữ Lễ Misa.

Trong Sách Lễ Rôma, bản chính bằng tiếng la-tinh, để kết thúc thánh lễ, chủ tế đọc “Ite, missa est”. Missa (do động từ la- tinh mittere : gửi đi) nghĩa sự trả về. Do đó "Ite, missa est" có nghĩa là "Hãy đi, đây là lúc giải tán", cũng như khi ta nói : “Thôi về đi, mọi việc đã xong rồi !” 8 Bản dịch Tiếng Việt là : “Lễ đã xong, chúc anh chị em ra về bình an”. Sau này, Phụng vụ Hội thánh tại Việt Nam đã chuyển câu này như hiện này là : Lễ đã xong, chúc anh chị em ra đi bình an.” Chữ “ra đi” giờ đây không còn nghĩa về nhà đơn thuần nơi mình sinh sống, mà ra đi để loan báo Tin Mừng mà mình lãnh nhận trong Thánh lễ.

Ý nghĩa kết nối việc hiểu sống chính tình yêu. yêu mà mình muốn ra đi để chia sẻ niềm vui cho mọi người. Đó là sự nối kết thánh lễ trong Phụng vụ với thánh lễ cuộc đời.


7 GLHTCG, số 25.

8 Từ thế kỷ thứ IV, chữ missa chỉ định toàn bộ thánh lễ.


 

Tạm kết

Tóm lại, Tân ước sử dụng từ “Phụng vụ” không những để chỉ nghi lễ phụng thờ Thiên Chúa (x. Cv 13,2 ; Lc 1,23), mà còn nói lên việc rao giảng Tin Mừng (x. Rm 15,16 ; Pl 2,14- 17.30) và việc thực thi đức ái. Chính cái biết giúp ta có tới ba chiều kích liên kết với nhau : tham dự, rao giảng và thực thi đức ái9.

Từ đó, khi tham dự Phụng vụ, mỗi kitô hữu được mời gọi hãy cố gắng hiểu biết những gì mình đang dự phần với lòng yêu mến. Nhờ đó, sống những mình hiểu biết, làm chứng những mình đang sống. Lúc đó, ta sẽ biến cuộc đời ta thành thánh lễ nối dài, đem tình thương Chúa đến mọi nơi. Ta sống sao để thành chứng nhân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


9 GLHTCG, số 1070.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn