Nếu như bí tích Giao Hòa
giúp cho hối nhân được làm hòa với Thiên Chúa và Hội thánh, thì hiệu quả của việc linh hướng là giúp cho người thụ hướng tìm lại được niềm vui, tìm được ý nghĩa trong công việc,
tìm được mục đích của cuộc sống,
cũng như niềm hạnh phúc đích thật là được nên hoàn thiện, nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô.
giúp cho hối nhân được làm hòa với Thiên Chúa và Hội thánh, thì hiệu quả của việc linh hướng là giúp cho người thụ hướng tìm lại được niềm vui, tìm được ý nghĩa trong công việc,
tìm được mục đích của cuộc sống,
cũng như niềm hạnh phúc đích thật là được nên hoàn thiện, nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô.
Fx. Nguyễn Phước Sơn, Tu hội
Vinh Sơn
Vincent Nguyễn Văn Đoán, Tu hội Vinh Sơn
Phêrô Nguyễn Thanh Phương, Tu hội Vinh Sơn
Vincent Nguyễn Văn Đoán, Tu hội Vinh Sơn
Phêrô Nguyễn Thanh Phương, Tu hội Vinh Sơn
Trên hành trình tiến tới sự hoàn thiện Kitô giáo, Thiên Chúa muốn cho mọi
con cái của Người quan tâm giúp đỡ nhau. Cử hành bí tích Hòa Giải và thực hành
việc linh hướng là phương cách giúp người Kitô hữu tiến tới trọn lành. Thật vậy,
thực hành bí tích Hoà Giải và việc linh hướng là tiến tới sự hoàn thiện của đời
sống kitô hữu và cũng là sự hoàn thiện của đức ái. Hối nhân và người thụ hướng
là những người luôn phải biết lắng nghe, phân định, sữa đổi cũng như thực hành
các việc đạo đức thông qua những vị hướng dẫn và người đại diện Giáo hội, từ đó
họ có cuộc sống tương quan mật thiết với Chúa và với tha nhân. Bí tích Hòa Giải
và việc linh hướng được xây dựng trên sự thúc bách của tình yêu. Với sự hướng dẫn
của Chúa Thánh Thần, cha giải tội và vị đồng hành thiêng liêng giúp cho hối
nhân cũng như người thụ hướng biết nhận ra đâu là điều tốt, đâu là điều xấu để
thực hành theo thánh ý Chúa. Xét trên bình diện thực hành, chúng ta thấy giữa
bí tích Hòa Giải và việc đồng hành thiêng liêng, cũng như giữa hối nhân lãnh bí
tích Hòa Giải và người thụ hướng, có những điểm tương đồng và dị biệt rất cơ bản.
1.1. Điểm tương đồng
Chân thành
Chính sự chân thành khao khát Thiên Chúa
thúc đẩy hối nhân tìm đến vị linh mục đại diện của Chúa Kitô để thú
nhận hết những thiếu xót, những sai phạm, những tội lỗi của mình
đã phạm, hầu lãnh nhận ơn giao hòa để trở về với Thiên Chúa, sống trong
tình thân mật với Người.
Trong việc đồng hành thiêng liêng cũng vậy,
chân thành tìm kiến Thiên Chúa là điều kiện tiên quyết và quan trọng, vì nếu
người thụ hướng không chân thành tìm kiếm Thiên Chúa thì không thể có
việc linh hướng đúng nghĩa.[1]
Qua việc chân thành tìm kiếm Chúa, người thụ hướng bày tỏ cõi lòng
của mình cho vị linh hướng biết. Vị linh hướng phải biết được tất cả những
gì cần thiết: những khó khăn, thử thách, những khuynh hướng xấu đang
diễn ra trong tâm hồn của người thụ hướng, và ngay cả những điều
tốt, những khuynh hướng tốt cũng phải cho vị linh hướng biết. Vị linh
hướng không thể hướng dẫn người thụ hướng tiến đến con đường hoàn thiện nếu
vị linh hướng không biết gì về người thụ hướng. [2]
Khiêm nhường
Nhờ khiêm nhường, hối nhân mới có thể nhìn
nhận những thiếu xót của bản thân đối với Chúa và với tha nhân. Họ
cũng ý thức được rằng, chính lúc họ phạm tội là họ đã cắt đứt
mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa và tha nhân. Chính vì thế, họ
chạy đến với Chúa qua bí tích Hòa Giải. Khi hối nhân khiêm nhường
nhìn nhận những thiếu xót của mình, và thật lòng ước ao trở về
cùng với Chúa thì hối nhân chạy đến với bí tích Hòa Giải để xin
được ơn tha thứ. Chính nơi tòa cáo giải hối nhân được sống lại trong
tình thân ái của Thiên Chúa và được kết hiệp mật thiết với các chi
thể khác của Hội thánh Chúa.
Linh hướng là một việc gắn liền với sự tự do
hoàn toàn về phía vị linh hướng lẫn người thụ hướng. Tuy nhiên, người thụ hướng
tìm kiếm sự giúp đỡ từ vị linh hướng, nên hai người không ở trên một thế ngang
bằng; vị linh hướng đứng ở cương vị của một người thầy và người chỉ dẫn. Sự
khiêm nhường của người thụ hướng đối với vị linh hướng là điều hết sức cần
thiết. Người thụ hướng nên khiêm nhường cởi mở trình bày một cách
thành thật những vấn đề của mình.[3]
Tránh trường hợp người thụ hướng cố tình đặt ra những tình huống hóc
búa, nan giải để cho vị linh hướng giải quyết, cốt để vị linh hướng
đưa ra những đề nghị hay lời khuyên hợp với ý của mình hoặc ngài thông
cảm cho vấn đề khó khăn mình đang gặp phải.
Kiên nhẫn [4]
Trong việc xưng tội, rất cần có sự kiên
nhẫn, đợi chờ, tin tưởng vào ơn Chúa để có thể lướt thắng một khuyết
điểm, một lỗi lầm hay một tội nào đó mà chúng ta phạm hết lần này
đến lần khác. Bên cạnh đó, kiên nhận thi hành các việc cha giải tội dạy,
cũng là cách thế để sửa đổi hay chữa lành các thương tích do tội lỗi đã gây ra
cho ta.
Trong việc linh hướng, người thụ hướng đòi
hỏi phải kiên nhẫn tìm kiếm sự giúp đỡ và hướng dẫn từ vị linh hướng.[5]
Việc linh hướng sẽ chẳng mang lại kết quả gì nếu người thụ hướng không có
được sự kiên nhẫn đợi chờ trong các việc thực hành thiêng liêng nào
đó mà cha linh hướng đã chỉ dẫn. Bên cạnh đó, người thụ hướng mà
thường xuyên thay đổi vị linh hướng hay tự mình đặt ra những phương thế
thực hành thiêng liêng riêng vì không thấy những chỉ dẫn hữu hiệu nhận được
từ vị linh hướng thì cũng chẳng mang lại kết quả như mong muốn. Vẫn biết
rằng khi có những lý do nghiêm trọng chính đáng đòi phải thay đổi, người thụ
hướng có thể trình bày với vị linh hướng trong việc tìm một vị linh
hướng mới, nhưng điều này thì khác với việc dễ dàng thay đổi từ vị linh hướng
này sang vị linh hướng khác chỉ vì những lý do không chính đáng.
Cũng cần thêm rằng, kiên nhẫn trong việc
cầu nguyện là điều hết sức quan trọng đối với hối nhân và người
thụ hướng. Cả hai cần phải dành thời gian lắng đọng để biết được
thánh ý Chúa nói với chính mình trong lúc này, để họ vững tin vào
tình yêu thương của Người trao ban qua bí tích Hòa Giải, để họ đón nhận
được sự chỉ dẫn đúng đắn của vị linh hướng mà bước đi trong đường lối của Chúa.
1.2. Điểm khác nhau
Đối tượng
Bí tích Hòa Giải chỉ dành cho một số
người nhất định, khi họ thật lòng ăn năn sám hối quyết trở về cùng
với Chúa, tìm đến bí tích Hòa Giải để xin được ơn tha thứ tội lỗi
và muốn giao hòa với Chúa, với bản thân và với tha nhân. Nhưng điều
quan trọng nhất đó là hối nhân phải thật lòng ăn năn thấy được tình
trạng tội lỗi của mình và hối hận những lỗi lầm đó và xin ơn tha
thứ.
Còn việc đồng hành thiêng liêng, theo nghĩa
rộng, dành cho tất cả những người muốn có một cuộc sống bình an,
hạnh phúc trong tâm hồn, tìm được ý nghĩa của cuộc sống, có ý muốn
được trở nên thánh thiện và tốt lành. Để thực hiện được những ý
định đó, người này cần tìm đến với người khôn ngoan, hiểu biết để
xin hướng dẫn, đồng hành trên hành trình cuộc sống.
Phương pháp
Trong việc xưng tội, hối nhân trực tiếp
xưng thú tội lỗi của mình, qua đó cha giải tội ban bí tích Hòa giải cho
hối nhân; đồng thời, ngài ra việc đền tội cùng với những lời khuyên cụ
thể để giúp cho hối nhân sống giao hòa với Thiên Chúa, tránh phạm
phải những tội lỗi đã phạm.
Việc linh hướng cũng thế, người thụ hướng
đến trình bày với vị linh hướng về những vấn đề khó khăn trong đời
sống tâm linh mà mình đang gặp phải, hầu mong tìm được những chỉ dẫn
hữu ích cho đời sống nội tâm của mình. Tuy nhiên, những việc mà
người thụ hướng trình bày cho vị linh hướng biết về những vấn đề
khó khăn mà mình đang gặp phải thì không hẳn là tội. Đó có thể là
những lo âu, những bối rối, những khó khăn đang gặp phải trong đời
sống thường ngày mà không tìm được
cách giải quyết, hay nó cũng có thể là xin một lời khuyên trước khi
thi hành một quyết định trọng đại nào đó.… Tóm lại, một hối nhân
đến tòa cáo giải để xưng thú tội là xin ơn tha thứ, còn việc người
thụ hướng bày tỏ cõi lòng cho vị linh hướng biết thì không hẳn là
tội.
Hiệu quả
Qua bí tích Hòa Giải, hối nhân lãnh
nhận được những ơn ích thiêng liêng để họ sống đời sống chứng tá
của mình. Thiên Chúa là nguồn mạch của mọi ân sủng và bình an. Nhờ vậy,
hối nhân được củng cố thêm về Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến.[6]
Qua bí tích Hòa Giải, hối nhân được phục hồi phẩm giá và những đặc ân
được làm con cái Thiên Chúa, nhất là được ơn bình an trong tâm hồn, được ơn
ích thiêng liêng và được giao hòa với Hội thánh của Người.
Nếu như bí tích Giao Hòa giúp cho hối
nhân được làm hòa với Thiên Chúa và Hội thánh của Người, thì hiệu
quả của việc linh hướng là giúp cho người thụ hướng tìm lại được
niềm vui, tìm được ý nghĩa trong công việc, tìm được mục đích của
cuộc sống, cũng như niềm hạnh phúc đích thật là được nên hoàn thiện, nên đồng
hình đồng dạng với Chúa Kitô.
Nếu như kết quả cuộc việc linh hướng là
cả một tiến trình lâu dài cần phải kiên nhẫn và đợi chờ thì việc
xưng tội là có kết quả ngay sau khi cha giải tội ban phép giải tội
cho hối nhân.
2.1. Điểm tương đồng
Những điểm tương đồng giữa cha giải tội và vị
đồng hành thiêng liêng dựa theo những điểm sau:
Đối tượng
Cha giải tội và vị linh hướng cùng làm việc
trên một đối tượng là những con người với khát khao hướng đến sự hoàn thiện
Kitô giáo. Cha giải tội và vị linh hướng đều là công cụ của Chúa Thánh Thần
trong việc thánh hóa và hướng dẫn những con người trong những môi trường và
hoàn cảnh sống cụ thể. Hơn nữa, tất cả các Kitô hữu bất cứ là đối tượng nào, dù
theo bậc sống hay địa vị nào, đều được kêu gọi tiến tới sự trọn lành của đức
ái. Chúng ta hãy nhớ lại lời mời gọi của Đức Giêsu: “Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha của anh em ở trên trời là Đấng
hoàn thiện” (Mt 5,48).
Mục đích
Cha giải tội và vị linh hướng cùng hướng chung
đến một mục đích là giúp cho những con người mà mình gặp gỡ được thăng tiến
trên con đường tu đức. Vì thế, cả hai đều phải có những kiến thức về chuyên môn
cũng như những nhân đức cần thiết nhằm thi hành tác vụ của mình cách tốt nhất.
Bởi công việc hướng dẫn con người là công việc cao quý nhất nhưng cũng là công
việc đòi hỏi người hướng dẫn phải cố gắng và rèn luyện không ngừng. Chẳng hạn:
cha giải tội và vị linh hướng cần phải có kiến thức về thần học, Kinh thánh,
luân lý và một số đức tính quan trọng như: khả năng lắng nghe, kiên nhẫn, kinh
nghiệm, khôn ngoan để đưa ra những phán đoán chính xác.
Phương pháp
Cha giải tội và vị linh hướng cùng sử dụng
chung một phương pháp là gặp gỡ trực tiếp với những con người cụ thể, và là
cuộc gặp gỡ giữa hai người không có người thứ ba xen vào. Điều đặc biệt là cả
cha giải tội và vị linh hướng đều phải có bổn phận giữ bí mật (tòa trong), và
việc đưa ra một số lời khuyên hay việc thực hành bác ái để giúp người thụ hướng
hay hối nhân nhận ra ý Chúa muốn nói và muốn mình thực hiện. Từ đó, người thụ
hướng và hối nhân sẽ phải quyết tâm thực hiện điều mình đã dốc quyết đó.
2.2. Điểm dị biệt
Ngoài những điểm tương đồng như đã nêu trên
thì cả hai cũng có những điểm dị biệt. Để việc phân biệt được rõ ràng chúng ta
cũng đưa ra những tiêu chuẩn về đối tượng, bản chất và phương pháp giữa cha giải
tội và vị linh hướng.
Đối tượng
Đối tượng làm việc của cha giải tội là các hối
nhân. Cha giải tội không cần phải biết rõ hối nhân. Các hối nhân muốn lãnh nhận
bí tích Hòa Giải phải thực lòng ăn năn tội. Đó là hối nhân phải tỏ ra hối hận,
đau đớn trong lòng về những tội lỗi đã phạm và dốc lòng chừa từ nay không tái
phạm nữa.
Từ đó, hối nhân mong muốn được Hòa Giải với
Chúa, với tha nhân. Ngược lại, vị linh hướng làm việc với nhiều đối tượng khác
nhau và không nhất thiết phải là một hối nhân. Họ có thể là người ngoài Công
giáo hay những người thuộc mọi lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, vị linh hướng buộc
phải biết rõ ràng đối tượng mình thụ hướng để công việc linh hướng sinh nhiều
hoa trái thiêng liêng.
Bản Chất
Cha giải tội nhân danh Chúa Ba Ngôi tha tội
cho hối nhân. Khi hối nhân thực lòng ăn năn sám hối và muốn lãnh nhận ơn giao
hòa, cha giải tội sẽ ban bí tích Hòa Giải nhằm giúp hối nhân giao hòa với Thiên
Chúa và với Hội thánh. Khi thi hành thừa tác vụ giao hòa, linh mục có quyền
phán quyết để đưa ra một vài thực hành đạo đức giúp hối nhân làm việc đền tội.
Điều quan trọng là giúp hối nhận khám phá ra tình yêu và lòng thương xót của
Thiên Chúa nơi bí tích Hòa Giải.
Ngược lại, vị linh hướng luôn ý thức mình làm
việc dưới sự hướng dẫn Chúa thánh thần trong việc gặp gỡ và trao đổi với người
thụ hướng. Sau khi nghe người thụ hướng trình bày những vấn đề khó khăn mình
đang gặp phải, vị linh hướng sẽ phân tích hay đưa ra một số lời khuyên hữu ích
nhằm giúp cho người thụ hướng nhận ra các khuynh hướng, tình cảm đang ảnh hưởng
đến thái độ của người đó với Thiên Chúa. Vị linh hướng giúp người thụ hướng
sáng suốt hơn trong việc chọn lựa những điều tốt và đưa ra những phương cách để
từ bỏ những khuynh hướng hay những đam mê xấu. Từ đó, người thụ hướng sẽ phải
đưa ra quyết tâm, nỗ lực để đạt đến một đời sống sung mãn với Chúa và tha nhân.
Phương pháp
Cha giải tội khi tiếp xúc với hối nhân, ngài
luôn ý thức rằng ngài đang thi hành một sứ vụ mang tính bí tích. Bí tích tức là
do Chúa Kitô thiết lập, linh mục cử hành nhân danh Chúa Kitô và Hội thánh để
mang lại ân sủng cho người lãnh nhận. Ngược lại, vị linh hướng khi gặp gỡ, trao
đổi với người thụ hướng, ngài luôn ý thức rằng ngài đang thực thi chức năng
thánh hóa và hướng dẫn người thụ hướng để giúp người thụ hướng cởi bỏ được những
bối rối, lo lắng trong đời sống. Từ đó, người thụ hướng nhận ra được những khiếm
khuyết trong con người mình và có những điều chỉnh thích hợp để tiến bước hơn
trên đường thiêng liêng. Ngoài ra, còn có một số điểm dị biệt nữa giữa cha giải
tội và vị linh hướng mà chúng ta không thể không đề cập tới.
Để cử hành phép giải tội hữu hiệu thì cần phải
có hai điều kiện:
Phải là linh mục
Phải có năng quyền giải tội.
Giáo luật không quy định vị đồng hành thiêng
liêng nhất thiết phải là một linh mục hay phải có năng quyền linh hướng.
Cha giải tội khi trao ban bí tích Hòa Giải,
ngài đang cử hành một hành động phụng vụ nhân danh Giáo hội và có tính phổ
quát. Vị linh hướng khi gặp gỡ, trao đổi với người thụ hướng đó chỉ là một hành
vi đạo đức mang tính cá nhân.
Ở đây nổi lên câu hỏi: liệu vị linh hướng có cần
hay có nên đồng thời là cha giải tội thông thường của người thụ hướng không?[9]
Câu trả lời là: vị linh hướng không thiết yếu
phải là cha giải tội của người thụ hướng. Ta không thể nói rằng vị linh hướng
phải tất yếu là cha giải tội, vì hai chức năng ấy khác nhau và có thể tách rời
nhau. Hơn nữa, rất có thể một linh mục đóng vai trò cha giải tội rất tốt, nhưng
lại không có những năng lực cần thiết cho việc hướng dẫn riêng biệt một linh hồn;
việc linh hướng đòi hỏi những năng lực nhất định. Nhưng vì mối liên hệ mật thiết
giữa hai chức năng giải tội và linh hướng, sẽ đáng khuyến khích nếu có thể được
thì cùng một người đảm nhận cả hai việc này. Có một số lý do được đưa ra ở đây:
nếu một người cùng một lúc đảm nhận cả hai việc linh hướng và giải tội, khi đó
vị linh hướng được trao nhiều thẩm quyền hơn. Khi ấy việc linh hướng có thể tiến
hành ngay trong tòa giải tội; vị linh hướng có cơ may hiểu biết kỹ lưỡng hơn về
linh hồn người thụ hướng, cả về khuynh hướng và tội lỗi nữa; nhờ vậy, có thể hướng
dẫn người thụ hướng tốt hơn trên bước đường hoàn thiện Kitô giáo.
Tạm kết
Vào thời đại nào và trong bất cứ hoàn cảnh nào
Thiên Chúa cũng luôn ban ơn giúp sức cho những ai kính sợ Người và có ý hướng
ngay lành. Đức Giêsu đã mời gọi “Anh em
hãy nên trọn lành như Cha anh em trên trời là đấng trọn lành”
(Mt 5,48). Trong hành trình ơn gọi, tùy theo bậc sống của mỗi người, chúng
ta cần phải quan tâm trên hết tới những người con Chúa. Việc chăm lo cho mọi
người nên thánh, được thực hiện một cách đặc biệt qua bí tích Hoà Giải và việc
linh hướng, và luôn luôn liên kết với bí tích Thánh Thể. Những tội nhân và người
thụ hướng phải luôn cố gắng hoàn thiện mình theo sự hướng dẫn của những người
có kinh nghiệm tâm linh và những người đại diện Giáo hội.
Con người phát triển khi tăng trưởng trong
tinh thần, khi linh hồn biết được chính mình và biết được những chân lý mà Chúa
gieo vào lòng mỗi người, khi đối thoại với với Thiên Chúa, với bản thân mình và
với tha nhân. Chúng ta không thể có sự phát triển toàn diện, bao lâu ta chưa
xét tới ích lợi đạo đức và tâm linh của mình, được cứu xét trong toàn thể con
người với xác và hồn. Bí tích Hòa giải và việc linh hướng chính là những
nguồn trợ lực trong quá trình giúp con người nên thánh, và trong việc
hiện tại hóa hoạt động của Chúa Thánh Thần nơi chính bản thân.
Đăng nhận xét