Đồng hành thiêng liêng trong chủng viện
là một tiến trình giúp chủng sinh
phát triển tương quan cá vị với Thiên Chúa,
nghĩa là tương quan giữa tôi và Chúa,
qua việc chiêm ngắm Chúa Giêsu vị Mục Tử,
tiến trình giúp tương quan có ý thức với Thiên Chúa
và triển nở trong tương quan ấy trong đời sống chủng sinh hướng về đời sống linh mục trong tương lai.
là một tiến trình giúp chủng sinh
phát triển tương quan cá vị với Thiên Chúa,
nghĩa là tương quan giữa tôi và Chúa,
qua việc chiêm ngắm Chúa Giêsu vị Mục Tử,
tiến trình giúp tương quan có ý thức với Thiên Chúa
và triển nở trong tương quan ấy trong đời sống chủng sinh hướng về đời sống linh mục trong tương lai.
Antôn Nguyễn Hữu Thái, Dòng
Đức Mẹ Lên Trời
Marcô Đào Quốc Minh, Dòng Scalabrini
Marcô Đào Quốc Minh, Dòng Scalabrini
Đồng hành thiêng liêng là giúp đạt
đến mục đích tối hậu của đời người là đạt tới “sự sống đời đời” (là chính Thiên Chúa), qua việc kết hiệp mật thiết
với Chúa Giêsu, như cành nho gắn liền với thân nho (Ga 15, 1-8). Nói cách khác,
giúp phát triển đời sống “thiêng liêng”
trong bậc sống mà Thiên Chúa muốn mời gọi đi vào.
Đồng hành thiêng liêng trong chủng viện là một tiến trình giúp chủng
sinh phát triển tương quan cá vị với Thiên Chúa, nghĩa là tương quan giữa tôi
và Chúa, qua việc chiêm ngắm Chúa Giêsu vị Mục Tử, tiến trình giúp tương quan
có ý thức với Thiên Chúa và triển nở trong tương quan ấy trong đời sống chủng
sinh hướng về đời sống linh mục trong tương lai. Như vậy, càng đi sâu cách ý thức vào tương
quan với Thiên Chúa qua việc đạo đức, qua
cách sống đức tin, người thụ hướng sẽ càng nhận rõ hơn con đường mà Chúa
mời gọi mình đi để có thể đạt tới hạnh phúc vĩnh cửu đạt tới sự sống đời đời. Cụ thể, mỗi lần
linh hướng, cha linh hướng và người thụ hướng sẽ cùng xem lại tiến trình đó như
thế nào qua 3 điểm (x. Ratio, số 287-307).
“Anh em hãy ở lại trong tình
thương của Thầy” (Ga 15,9-11) là lời mời gọi của
Chúa, nói đến mối tương quan cần thiết của người chủng sinh với Chúa. Một mối
tương quan mật thiết và sâu sắc không gì có thể chia tách được, như lời của
thánh Phaolô: “không gì có thể tách được
chúng ta ra khỏi tình thương của Thiên Chúa” (Rm 8,39). Chủng sinh ở lại với
Chúa để được Chúa huấn luyện và dạy dỗ như các Tông đồ ngày xưa. Trong thời
gian huấn luyện, để có thể biến đổi và hiểu được Chúa, người chủng sinh cần thiết
lập mối tương quan mật thiết với Chúa. Vì thế, người chủng sinh cần được thanh
luyện bản thân. Sự thanh luyện này cần được Chúa thánh hóa và đồng hành. Thời
gian huấn luyện đòi hỏi người chủng sinh trưởng thành một cách toàn vẹn về các
phương diện: nhận bản, tâm linh, tri thức và mục vụ.
Để sống mối tương quan này, người chủng sinh cần:
Diệt trừ tội lỗi: theo thánh
Augustinô, thì tội là yêu mình đến khinh Chúa. Nếu ai nói: “tôi yêu mếm Thiên Chúa mà ghét anh em mình là kẻ nói dối” (1Ga
4,20). Bí tích giải tội là phương thế hữu hiệu để giúp chủng sinh diệt trừ tội
lỗi khi đối diện với chính Thiên Chúa, chủng sinh sẽ nhận rõ những tội lỗi của
mình, nhờ đó mà biết khiêm tốn và sám hối chân thành. Ý thức mình là kẻ tội lỗi
và dám tin tưởng vào tình yêu Thiên Chúa.
Diệt trừ tính xấu chủ đạo: thực tập nhân đức ngược lại với nết xấu mình đang mắc phải. Rèn
luyện nhân đức là trở nên giống Chúa Giêsu mỗi ngày hơn: “Hãy nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48).
Xem xét những cản trở đối với 3 lời khuyên
Phúc Âm:
“Anh em hãy ở lại trong tình
thương của Thầy” là một đòi hỏi đối với người chủng
sinh. Sách hướng dẫn về đạo tạo linh mục của Hội đồng Giám mục Việt nam, số 256
cho rằng: “thời gian chủng viện là thời
gian ở với Chúa”. Người chủng là người đang hướng đến chức linh mục trong
tương lai. Một chức vụ cao cả đòi hỏi một sự thánh thiện toàn vẹn. Vì người
linh mục là Chúa Kitô hiện diện (alter Christus).
2.1. Gặp Chúa, gắn bó với Chúa qua các việc đạo đức
Ở với Thầy trong những giờ kinh nguyện. Khi cầu nguyện người chủng
sinh mở rộng cõi lòng, tập trung tâm trí lên cùng Chúa. Qua đó, họ cảm nghiệm sự
hiện diện đích thực của Chúa. Giờ cầu nguyện như là cuộc đối thoại thân mật với
Chúa, để có thể nối kết tình thân mật với Chúa, người chủng sinh cần yêu mến
Chúa Giêsu Thánh Thể. Khi học tập, chủng sinh ý thức mình như đang được Chúa huấn
luyện, đang được Chúa giảng dạy, để trí óc đón nhận những tri thức, chân lý của
Chúa. Khi chủng sinh đang lao động cũng có nghĩa là chủng sinh đang làm việc với
Chúa và cả khi chơi cũng vậy. Người chủng sinh luôn để Chúa ở lại với mình. Họ
không ngừng ý thức Chúa đang hiện diện với mình. Từ đó, Chúa lớn lên và chiếm
đoạt cả con tim khối óc của chủng sinh, “Chúa
đã chiếm đoạt con rồi, con nay con thuộc về Chúa”. Chúa và Lời Ngài thâm nhập
vào tâm hồn của chủng sinh để họ hành động.
2.2. Nhớ đến Chúa
Dâng ngày: Tạ ơn Chúa đã cho tôi một đêm bình an, tôi
dâng ngày sống hôm nay trong sự quan phòng của Chúa, với sự cầu bầu của Trinh Nữ
Maria, nhờ công nghiệp Chúa Kitô.
Nguyện tắt: Nhằm giúp chủng sinh ý thức được sự
hiện diện của Chúa trong ngày sống của mình.
Thánh lễ: nhằm làm vinh danh Thiên Chúa và
thánh hóa con người. Vinh danh Thiên Chúa là tôn thờ tri ân, tạ tội và xin ơn.
Tôn thờ là kính nhận quyền tối thượng của Thiên Chúa trên mọi thụ tạo. Tạ ơn vì
mọi ơn lành phần hồn phần xác cho bản thân ta, cho toàn thể Hội thánh và toàn
thể nhân loại. Đền tội là nhờ Máu Thánh Chúa Giêsu, ta được tha mọi tội lỗi, dù
nhiều và nặng nề mấy đi nữa. Cầu xin là nhờ Chúa Giêsu cầu bầu cho ta, ta đáng
được nhậm lời mà ban cho ta mọi ơn lành hồn xác.
Rước lễ: Mình Máu Chúa là đảm bảo cho sự phục sinh và
sự sống vĩnh cửu. “Ai ăn thịt ta và uống
máu Ta thì có sự sống đời đời và Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày tận thế” (Ga
6,54). “Thật, tôi bảo thật các ông: nếu
các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình”.
Viếng Chúa: là việc đạo đức nhờ đó đặt mình
trước Chúa Giêsu Thánh Thể hiện diện nơi Nhà Tạm để tâm sự cùng Người.
2.3. Lời Chúa
Nguyện gẫm: là phương thức cầu nguyện thầm lặng trong
tâm hồn không sử dụng một công thức kinh nguyện nào mặc dầu có phương pháp hướng
dẫn. Theo phương pháp này, chúng ta dùng trí để suy nghĩ, tìm tòi và nhìn ngắm
những chân lý trong đạo; dùng ý chí để tác động những tâm tình như: Tin, cậy mếm,
suy tôn, tán tụng, cảm mếm, tạ tội, cầu xin.
Sách đạo đức: Thánh kinh, Linh đạo học, Hạnh
các thánh, sách đạo đức là bạn trung thành, dám nói sự thật dầu là sự thật
không dễ đón nhận, dìu dắt tôi trên đường hoàn thiện. Thánh Augustinô dạy: “ai muốn sống với Chúa thì hãy nguyện gẫm
và đọc sách đạo đức: khi ta nguyện gẫm là ta tâm sự với Chúa, còn lúc ta đọc
sách đạo đức là Chúa nói với ta”. Thánh Phanxico Salesio viết: “tôi phải thú thật, ngoài việc nguyện gẫm ra,
ngày nào bỏ đọc sách đạo đức ít nhất nửa giờ, thì ngày ấy tôi cảm thấy tâm hồn
ươn ái ít hướng về Chúa và khó thắng dẹp các chước cám dỗ”. Ngài kết luận: “sách đạo đức là dầu của đèn nguyện gẫm”.
Kinh mân côi: tóm tắt cuộc đời Chúa Giêsu. Việc
lần chuỗi mân côi là suy niệm các mầu nhiệm cuộc đời của Chúa Giêsu. Với 20 mầu
nhiệm Kinh mân côi, chúng ta được sống lại toàn bộ cuộc đời của Chúa. Kinh mân
côi chính là bản Tin mừng tóm tắt, là chính cuộc đời của Chúa Cứu Thế.
Chặng đàng thánh giá: tóm tắt cuộc thương khó. Chủng sinh cần học hỏi sự khôn ngoan từ Thánh Giá Chúa
cũng như cuộc Vượt Qua của Người. Chính mầu nhiệm Thánh Giá đưa người môn đệ
vào sự khôn ngoan đích thật của Thiên Chúa. Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã
ban Chúa Thánh Thần cho các Tông đồ và các ông đã được biến đổi hoàn toàn: từ
những con người khiếp đảm và sợ sệt thành những môn đệ can đảm và trung tín. Và
Chúa Thánh Thần cũng đang hoạt động và hướng dẫn mỗi người chúng ta để học với
Chúa Giêsu hầu trở
thành những môn đệ đích thực của Người.
2.4. Gặp Chúa qua các biến cố cuộc đời
Xét mình: Là nhìn lại ngày sống của ta mỗi
ngày dưới ánh sáng Phúc âm. Nhìn lại ngày sống
của ta ta qua tư tưởng, lời nói và việc làm trong tương quan với Chúa,
tha nhân và bản thân. Để tạ ơn Chúa về những gì làm được và sám hối, quyết tâm
sữa chữa những gì là thiếu xót.
Nhật ký thiêng liêng: điều gì đánh động tôi? Điều gì làm tôi bị dội? Điều gì giúp tôi cầu
nguyện được? Tất cả cần được ghi chép mỗi ngày nhằm lượng giá ngày sống để rút
kinh nghiệm thăng tiến đời sống hơn.
2.5. Gặp gỡ, gắn bó với Chúa qua đời sống cộng đoàn
Đời sống bác ái huynh đệ: tình huynh đệ
là một dấu chỉ và là chứng từ
cốt yếu, và đồng thời cũng là điều kiện cơ bản của một người môn đệ của Đức
Giêsu. Điều đó càng quan trọng hơn đối với linh mục, nhất là linh mục giáo phận.
Gặp Chúa, gắn bó với Chúa qua các việc đạo đức,
người chủng sinh ý thức sự hiện diện đích thực của Chúa trong mọi
biến cố của mình:“Chúng ta sống là sống
cho Chúa” (Rm 14,8). Gặp gỡ Chúa không phải ở những nơi đông đúc, ồn ào
nhưng ở những nơi riêng tư trong tương quan cá vị, chỉ mình ta với Chúa, nhất
là trong các giờ phút thân mật bên Chúa: thánh lễ, chầu Thánh Thể, tĩnh tâm,
các giờ kinh nguyện... Có thế ta mới nghe được những tâm tình và những lời chỉ
dạy của Thầy Giêsu.
Đây là điểm đặc biệt của chủng sinh và linh mục
triều, với linh đạo “nên
thánh trong mục vụ”, đặc biệt về “động
lực ơn gọi” với việc vun trồng “tâm hồn
tông đồ”.
Say mến Chúa Giêsu là yếu tố nền tảng, là sức mạnh, là trung tâm
điểm của đời sống của Đại Chủng viện và là lý do của các lựa chọn, các chương
trình. Lòng say mến Chúa Giêsu sẽ dẫn đưa người chủng sinh gắn bó với Người, trở
nên đồng hình đồng dạng với Người, hạnh phúc được thuộc trọn về Người, để Người
trở thành lực đẩy cho cả cuộc sống và công tác tông đồ, đồng thời để được thúc
đẩy bởi lòng ao ước giới thiệu Chúa Kitô cho tha nhân.
Sẵn sàng hy sinh và từ bỏ tất cả vì Chúa (x. Pl 3, 7-9), thực hành theo những đòi hỏi và tinh thần của ba Lời
khuyên Phúc âm. Nhờ đó, họ thanh thoát để sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm
bất cứ việc gì Chúa muốn và sử dụng tất cả những gì mình có nhằm phục vụ Chúa
và lo cho đoàn dân của Chúa.
Đầy lòng thao thức, hăng say mục vụ và truyền giáo: với tinh thần
và tâm tình của Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, “mang vào mình mùi của chiên”,
thương yêu chăm sóc đoàn Dân Thánh Chúa trao phó và thao thức lo lắng để anh chị
em lương dân được biết Chúa. Thấm nhuần tình yêu đối với Giáo hội: trong tinh
thần đức tin, yêu mến Đức Thánh Cha, gắn bó với Giáo phận, kính yêu và vâng lời
bề trên, thương yêu và cộng tác chân thành với anh em linh mục, với mọi thành
phần Dân Chúa trong Giáo phận. Quan tâm đến các nhu cầu chung của Giáo hội hoàn
vũ và của công việc truyền giáo khắp nơi trên thế giới.
Đào tạo “động lực tình yêu” trong ơn gọi
|
|||||
Lòng yêu mến Chúa Giêsu
“con người của mầu nhiệm”
|
Lòng yêu mến
Hội thánh
“con người của
sự hiệp thông” |
Lòng yêu mến
con người
“con người của
sứ vụ truyền giáo” |
|||
Năm 1
|
Năm 2
|
Năm 3
|
Năm 4
|
Năm 5
|
Năm 6
|
Ơn gọi theo Chúa
|
Nên thánh, nên giống Chúa
|
Liên đới trách nhiêm
|
Hiệp thông bác ái
|
Truyền giáo đối thoại
|
Dấn thân phục vụ
|
Tạm kết
Qua những
gì trình bày ở trên, người chủng sinh đang bày tỏ cho cha linh hướng “kinh nghiệm của chính
mình trong tương quan với Thiên Chúa” trong đời sống thiêng liêng với những
việc đạo đức, với những thói quen xấu, với những tương quan, việc học hỏi và những
thao thức mục vụ tông đồ hướng đến sứ vụ linh mục…. và cuối cùng, cùng với cha
linh hướng, người chủng sinh nhìn lại kết quả đào tạo với “hình ảnh người linh
mục: mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ truyền giáo” nơi mình đã hình thành như thế
nào. Người linh hướng giúp chủng sinh nhìn lại chính “kinh nghiệm tôn giáo”
trong niềm xác tín muốn tìm thánh ý Chúa và cách đáp trả quảng đại để trở thành
linh mục của Chúa, đồng thời cũng cảm nghiệm được tâm tình của thánh Phaolô: “điều tôi muốn làm, tôi không làm; điều tôi
không muốn làm nhưng tôi lại làm” (Rm 7,19).
Đăng nhận xét