Ngày nay,
đồng tính không chỉ là một xu hướng tình dục,
mà đó còn là một trào lưu mới của giới trẻ,
một hiện tượng tâm lý xã hội đang nổi lên
và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây,
có ảnh hưởng không nhỏ
đến đời sống của những người trẻ hôm nay.
mà đó còn là một trào lưu mới của giới trẻ,
một hiện tượng tâm lý xã hội đang nổi lên
và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây,
có ảnh hưởng không nhỏ
đến đời sống của những người trẻ hôm nay.
Dẫn nhập
Vấn đề hôn nhân đồng tính trong thời gian gần
đây đang trở thành một trong những đề tài mang tính “thời sự” của xã hội và
cũng luôn được Giáo hội đặc biệt quan tâm. Vấn đề này liên quan đến định chế
hôn nhân Kitô giáo và tầm ảnh hưởng sâu xa đến đời sống Kitô hữu. Đây là vấn đề
phức tạp và là một sự thách đố đối với định chế hôn nhân gia đình truyền thống.
Nguyên nhân dẫn đến đồng tính luyến ái rất phức tạp, nhưng có thể phân loại ra
thành hai nguyên nhân chính: thứ nhất là nguyên nhân tự bản chất là một người
đồng tính, thứ hai là trong quá trình phát triển do tác động của ngoại cảnh
hình thành nên xu hướng đồng tính. Cũng từ những nguyên nhân nói trên mà có
những tranh luận để bênh vực hay chống đối giữa các cá nhân hay các tổ chức đối
với hành vi đồng tính, hôn nhân đồng tính.
Giáo
huấn của Giáo hội vẫn luôn đưa ra những đường hướng mục vụ cụ thể nhằm mang lại
những hiệu quả thiết thực cho đời sống của mỗi người tín hữu. Tuy nhiên, như đã
nói, vấn đề đồng tính đang là một trong những vấn nạn đầy thách đố bởi nhiều
luồng tư tưởng khác nhau trong một thế giới còn nhiều khác biệt. Thiết nghĩ mỗi
người chúng ta cần có được một lối nhìn đúng đắn về vấn đề đồng tính và hôn
nhân đồng tính để đồng hành và đưa ra những chỉ dẫn phù hợp với giáo huấn của
Giáo hội và cũng là trợ giúp người khác sống tốt hơn.
Trong
phạm vi của đề tài, nhóm không nghiên cứu một cách sâu rộng về vấn đề đồng tính
trên bình diện chung mà chỉ xin được cứu xét một cách cụ thể về những người
đồng tính tự bản chất, tức là những người sinh ra vốn đã là người đồng tính
đúng nghĩa. Với những giới hạn nhất định, xin trình bày một số điểm chính yếu
về ý niệm, thực trạng hôn nhân đồng tính và nêu lên quan điểm của Giáo hội cũng
như đưa ra một vài định hướng mục vụ trong Hội thánh ngày nay.
I. Một vài ý niệm về đồng tính
1. Đồng tính
Đồng
tính hay còn gọi cách đầy đủ là "đồng tính luyến ái", là một từ Hán Việt, dịch sát
nghĩa từng chữ là “yêu người cùng giới tính”. Người đồng tính luyến ái nam
thường được gọi là "gay" /ɣaj/ (bắt nguồn từ từ tiếng Anh
"gay"), người đồng tính luyến ái nữ thường được gọi là
"lét" /lɛt/ (bắt nguồn từ từ tiếng Anh "lesbian")[2].
Theo
Từ điển Công giáo: "Đồng tính có nghĩa là cùng giới; luyến ái là yêu
đương. Đồng tính luyến ái là quan hệ yêu đương giữa những người cùng giới.[3]
Sách
Giáo lý Hội thánh Công giáo gọi đồng tính luyến ái là thực trạng những người
cùng giới bị lôi cuốn tính dục với nhau, hơn với người khác giới.[4]
Người
đồng tính đúng nghĩa, là người dửng dưng với sự hấp dẫn thể lý của người khác
phái và nghiêng chiều một cách vững bền và chủ yếu để tìm kiếm sự thỏa mãn tình
dục và hay thỏa mãn tình cảm hạnh phúc trong tương quan với người cùng phái.
Còn người thỉnh thoảng có kinh nghiệm thích người cùng phái không có nghĩa là
người đó đồng tính luyến ái. Có những người không bao giờ một cách rõ ràng có
hành vi hay tiếp xúc tình dục với người cùng phái, nhưng thật sự là đồng tính
luyến ái bởi khuynh hướng thường xuyên và sâu xa bị hấp dẫn tình dục bởi người
cùng phái, chỉ với người cùng phái họ mới có thể tìm được cảm giác hạnh phúc.
Thuật ngữ đồng tính
luyến ái (homosexuality), được giới thiệu bởi
một bác sĩ người Hungari vào cuối thế kỷ XIX, ám chỉ thực tại toàn diện của
những người có khuynh hướng tính dục hướng về đối tượng cùng giới tính. Trong
xã hội, thuật ngữ này thường được hiểu một nghĩa tiêu cực khiến những người
trong cuộc phản ứng và họ đã tự tạo ra những tên gọi khác như: omofilia, omotropia,
gay… Có thể nói cách cụ thể, tính dục đồng tính là tình trạng nhân loại của một
cá nhân, ở bình diện tính dục cảm thấy mình tự bản chất như được đặt để trong
một hình thức biểu lộ riêng biệt, trong đó bạn tình là người cùng giới.[5]
2. Hôn nhân đồng tính
Hôn
nhân đồng tính là hôn nhân của hai người có cùng giới tính sinh học hoặc giới
tính xã hội được chấp nhận về mặt luật pháp hay xã hội.[6]
Có thể phân biệt giới tính sinh học, là những người khi sinh ra đã mang sẵn yếu
tố về gen để trở thành đồng tính. Giới tính xã hội được hiểu là những người
đồng tính không do yếu tố bẩm sinh, mà do họ hướng chiều theo xu hướng đồng
tính hay chuyển giới tính qua sự can thiệp của y khoa. Những người đồng tính
nói chung luôn luôn muốn chiếm đoạt con tim cũng như dành con tim mình cho
những người đồng phái.
Hôn
nhân đồng tính được xác định là sự kết hợp dân sự giữa hai người có cùng phái
tính cách này hay cách khác, được sự cho phép và chấp nhận của những cơ quan có
thẩm quyền và được luật pháp bảo vệ.[7]
Theo thống kê trong năm 2017 thì có khoảng 25 quốc gia đã thông qua luật hôn
nhân đồng tính. Việt Nam thì chỉ bãi bỏ luật cấm hôn nhân đồng tính nhưng chưa
thừa nhận hôn nhân đồng tính, nghĩa là họ có tự do sống chung nhưng không có sự
can thiệp về mặt luật pháp. Trong đề tài này, chúng ta sẽ trình bày chủ yếu về
lập trường của Giáo hội về hôn nhân đồng tính cũng như một vài định hướng mục
vụ cho người đồng tính theo tinh thần chung của Giáo hội.
II. Thực trạng về hôn nhân đồng tính
1. Xu thế xã hội về hôn
nhân đồng tính
Đối
với hôn nhân đồng tính, trong xã hội vẫn tồn tại hai nhóm đối lập nhau một bên
ủng hộ và một bên chống lại với những lập luận cơ bản sau đây:
Nhóm ủng hộ hôn nhân
đồng tính thì cho rằng: Người đồng tính cũng như bao nhiêu người khác vì
họ cũng quân bình nhân cách, tâm thần trí tuệ, năng lực, do đó họ cũng có những
nhu cầu: được tự do thể hiện mình kể cả về xu hướng giới tính; cần được đối xử
bình đẳng; cần được luật pháp bảo vệ; có quyền nhận con nuôi bình thường.
Nhóm
chống lại hôn nhân đồng tính thì cho rằng: định chế hôn nhân giữa người nam và
người nữ, ngoài lợi ích hai người còn có lợi ích của trẻ em và lợi ích cộng
đồng; hôn nhân đồng tính làm mất đi một trong những mục đích của nó là truyền
sinh và hơn nữa trẻ em cần có cha có mẹ, hôn nhân đồng tính làm trẻ em bị loại
ra khỏi gia đình; hôn nhân đồng tính có lẽ chỉ nhằm tới lợi ích của hai người;
sẽ có nhiều con ngoài giá thú của cặp đôi đồng tính và chúng có thể bị thiếu
quân bình, dễ bị tổn thương, gặp vấn đề về tâm lý…
Đồng
tính được biết đến như một xu hướng tình dục cùng giới đã có từ thời xa xưa.
Ngày nay, đồng tính không chỉ là một xu hướng tình dục, mà đó còn là một trào
lưu mới của giới trẻ, một hiện tượng tâm lý xã hội đang nổi lên và phát triển
mạnh mẽ trong những năm gần đây, có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của những
người trẻ hôm nay. Vì thế, hiện tượng này cần được quan tâm xem xét dưới góc
nhìn khoa học và cần có sự định hướng rõ ràng cho giới trẻ. Trong những
năm gần đây, hiện tượng này có xu hướng phát triển rất mạnh và hình ảnh về thế
giới của những người đồng tính đang dần trở nên quen thuộc với công chúng,
khiến nhiều người trẻ cũng bị tác động và cuốn theo như một trào lưu mới trong
cuộc sống nhiều thời cơ và thách đố hôm nay. Nhiều bộ phim về người đồng tính
được công chiếu rộng rãi, những cuốn truyện về tình yêu đồng tính cũng được
xuất bản rộng rãi, những đám cưới của người đồng tính cũng đã xuất hiện và cả
những cuộc triễn lãm ảnh để kêu gọi sự cảm thông, chấp nhận và không kỳ thị của
xã hội đối với người đồng tính… đã vô tình làm cho giới trẻ nhận thức sai lệch
về vấn đề này.
2. Thực trạng về hôn nhân đồng tính
Thực trạng chung
Thái độ xã hội đối với
hôn nhân đồng tính khác nhau ở các nền văn hóa và ở các giai đoạn trong
lịch sử cũng khác nhau. Mỗi nền văn hóa có những chuẩn mực riêng về hôn
nhân, trong đó vài nền văn hóa tán thành tình yêu và hôn nhân đồng tính
trong khi những nền văn hóa khác không tán thành. Cũng như trong dị tính
luyến ái, có những qui định khác nhau tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi,
giai cấp hoặc tầng lớp xã hội. Hầu hết các nền văn hóa trên thế giới coi
tình dục truyền chủng của quan hệ được thừa nhận (ví dụ như hôn nhân) là
chuẩn mực. Từ thập niên 1970, nhiều nơi trên thế giới bắt đầu công nhận
quan hệ đồng giới giữa những người đủ tuổi. Thống kê về thái độ toàn cầu
năm 2003 của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy Châu Phi và Trung Đông
chống đối đồng tính một cách mạnh mẽ. Trong khi người ở Mỹ Latin như
Mexico, Argentina, Bolivia và Brasil thì cởi mở hơn rất nhiều. Quan niệm ở
châu Âu thì nằm giữa phương Tây và phương Đông. Đa số các nước Tây Âu
trong cuộc thăm dò cho rằng xã hội nên chấp nhận đồng tính trong khi người
Nga, người Ba Lan và người Ukraina phản đối. Người Mỹ thì chia làm hai
nhóm: 51% ủng hộ và 42% phản đối. Như vậy có thể thấy hiện nay hiện tượng
đồng giới hầu như đã rất phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới. Tuy
nhiên, vấn đề hôn nhân đồng tính vẫn còn nhiều tranh cãi và ở mỗi nước
khác nhau lại có những quy định khác nhau, tùy thuộc vào vấn đề đạo đức,
thuần phong mỹ tục cũng như mức độ tiếp cận vấn đề của mỗi quốc gia.
Những
nước chấp nhận hôn nhân đồng tính, nghĩa là người đồng tính được hưởng đầy đủ
quyền công dân. Tính đến cuối năm 2017 đã có 25 quốc gia trên thế giới công
nhận.[8]
Về
mặt xã hội, theo xu hướng chung, cuộc tranh luận về tính pháp lý của hôn nhân
đồng tính vẫn còn tiếp tục. Như nhiều nước trên thế giới đã làm và đang làm,
thường có một lộ trình nào đó để đi đến việc thừa nhận hôn nhân đồng tính: lúc
đầu là nhìn nhận quyền của người đồng tính, tiếp đó là việc chung sống như vợ
chồng của người đồng tính, rồi mới quy định về việc thừa nhận ‘hôn nhân đồng
tính’. Đứng trước những lộ trình có tính "tiệm cận" và "êm
dịu" này mà Giáo hội đã lên tiếng cảnh giác và nói rõ quan điểm của mình
về liên quan đến vấn đề đồng tính luyến ái.
Thực trạng tại Việt Nam
Tại
Việt Nam thời gian qua, nhu cầu công nhận mối quan hệ đồng giới từ cộng đồng
người đồng tính, song tính và chuyển giới được thể hiện qua một số điểm sau:
Từ
tháng 7 năm 2013, dự thảo sửa đổi Luật Hôn nhân Gia đình liên quan hôn nhân
đồng tính trải qua nhiều kì họp thảo luận, tham vấn ý kiến, đã có lúc việc kết
hôn của người đồng tính như được công nhận. Tuy nhiên về sau, cánh cửa hôn nhân
đồng tính khép lại. Ủy ban thường vụ quốc hội hiện tại đề nghị bỏ điều
"cấm hôn nhân đồng tính" và chuyển thành "không thừa nhận"[9]
Tại
kỳ họp thứ 7 (Quốc hội khóa XIII) được khai mạc vào ngày 20/5/2014, Quốc hội sẽ
tiếp tục thảo luận về dự án Luật Hôn nhân và Gia đình. Khá nhiều ý kiến mong
muốn thừa nhận quan hệ đồng giới. Theo khảo sát của Vnexpress trong tháng
8/2013, có 1.388/1.732 người đề nghị thừa nhận (chiếm 80.14%); và có 344/1.732 người không đồng ý thừa nhận (chiếm 19.86%)[10]
Luật 2014 vẫn quy định "không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng
giới tính" (khoản 2 Điều 8). Theo báo Tuổi Trẻ, những người đồng giới
tính vẫn có thể chung sống, nhưng sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh
chấp xảy ra.
Hiện
nay ước lượng con số người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam
khoảng 1,6 triệu người và pháp luật Việt Nam vẫn chưa thừa nhận tính pháp lý
của hôn nhân đồng tính. Thực tế hệ thống pháp luật của
nhiều nước trên thế giới đã công nhận tính pháp lý của hôn nhân đồng tính. Điều
này hiện cũng gây ra một áp lực không nhỏ đối với Nhà Nước Việt Nam để xem xét
tính pháp lý của hôn nhân đồng tính khi mà ngày càng có những đám cưới của cặp
đôi đồng tính diễn ra trong thời gian gần đây.
III. Quan điểm của Giáo hội về hôn nhân đồng
tính
1. Những ý kiến trái
chiều
Đứng
trước những ý kiến và lý lẽ ủng hộ hay phản đối hôn nhân đồng tính của xã hội,
chúng ta cũng thấy một số quan điểm ủng hộ hôn nhân đồng tính của những người
trong Giáo hội với những lập luận cho rằng: tình trạng đồng tính là bình
thường, thậm chí là tốt, ít nhất là vô hại hoàn toàn, nếu không phải là một
việc tốt hoàn toàn. Do đó cần chấp nhận các hành vi đồng tính luyến ái về mặt
luân lý. Các huấn giáo luân lý của Kinh thánh đều quá gắn liền với văn hóa thời
đó đến nỗi chúng không còn có thể áp dụng cho thời nay. Tình trạng đồng tính
không phải là bị rối loạn và do đó nên chấp nhất hành vi đồng tính. Theo đó,
cần thiết lập luật pháp để bảo vệ hành vi đó, tức là luật pháp cần thừa nhận về
mặt pháp lý hành vi đồng tính và hôn nhân đồng tính. Các chỉ trích hay sự dè
dặt về người đồng tính, về hoạt động và lối sống của họ, đều là sự phân biệt
đối xử bất công đối với họ. Khuynh hướng đồng tính trong một số trường hợp
không phải là do chọn lựa hữu ý; vì không có chọn lựa nào khác hơn là hành xử
theo cách đồng tính nên người đồng tính thiếu tự do, vì vậy khi dấn thân vào
hoạt động đồng tính, họ sẽ không có tội.
Trước
những ý kiến nói trên, Tòa Thánh đã lưu ý và phân tích sự sai lạc các quan điểm
hay ý kiến đó đồng thời nêu lên quan điểm dứt khoát của mình qua nhiều cách và
nhiều văn kiện khác nhau. Trong “Tuyên ngôn về một số vấn đề liên quan đến đạo đức tính dục”, Bộ
Giáo lý Đức tin đã lưu ý phân biệt giữa tình trạng hay khuynh hướng đồng tính
và các hành vi đồng tính cá nhân. Các hành vi này được mô tả là đã làm mất đi
mục tiêu chính yếu và cần thiết, như là “rối loạn tự nội tại”, và không trường
hợp nào có thể được chấp nhận. Liên quan đến việc giải
thích Thánh kinh về đồng tính luyến ái, Giáo hội khẳng định rằng, giáo thuyết
Giáo hội về vấn đề này không phải dựa trên vài câu rời rạc nhưng trên nền tảng
vững chắc của bằng chứng Kinh thánh khẳng định và hòa hợp với truyền thống của
cộng đoàn đức tin. Thật vậy, đối với vấn đề đồng tính, Kinh thánh vốn xem chúng
như những suy đồi nghiêm trọng. Truyền thống Hội thánh luôn tuyên bố: "Các
hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn". Các hành vi này
nghịch với luật tự nhiên vì loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục,
cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về tình cảm và tính dục. Những
hành vi này không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào.[11]
Chúng
ta cùng tìm hiểu một cách cụ thể hơn về lập trường mà Giáo hội đưa ra trước vấn
đề đồng tính và hôn nhân đồng tính hiện nay.
2. Kinh thánh nói gì về đồng tính?
Vài
đoạn Cựu ước rõ ràng kết án hành vi đồng tính, xét đoạn văn Sáng Thế ký chương
19, trong nhiều thế kỷ truyền thống Kitô giáo chấp nhận quan điểm rằng đoạn văn
này chỉ ra tội mà từ đó thành Sôđôm bị phá hủy là hành vi đồng tính, hành vi
này vì thế còn có được gọi là “sodomy.” Trong Lv 18,22 “người không được ăn nằm
với đàn ông như đàn bà, đó là điều ghê tởm.” Lv 20,13 “Khi người đàn ông nào
nằm với người đàn ông như nằm với người đàn bà, thì cả hai đã làm điều ghê tởm,
chúng phải bị xử tử, máu chúng đổ xuống đầu chúng.” Tác giả Thánh kinh loại trừ
khỏi dân của Thiên Chúa những ai hành xử theo đồng tính. Các qui luật về sự
thánh thiện, trong đó có cả cấm đoán “ngươi không được đến gần một người đàn bà
đang bị ô uế vì kinh nguyệt, để lột trần chỗ kín của nó” (Lv 18,19), nếu hai vợ
chồng quan hệ thân xác vào lúc người vợ đang có kinh nguyệt thì cũng bị “khai trừ
khỏi dân chúng” (Lv 20,18). Sách Sáng thế từ xưa tuyên bố rõ ràng Thiên Chúa đã
dựng nên con người là nam và nữ: “Vì thế người nam lìa bỏ cha mẹ mình để kết
hợp với vợ mình và cả hai trở thành một thịt” (St 2,24). Trong Tin mừng Luca và
Matthêu, chúng ta thấy Chúa Giêsu nói đến Sôđom trong bối cảnh là Ngài và các
môn đệ vào trong thành phố rao giảng Tin mừng, Ngài dặn các môn đệ nếu thành
phố nào không tiếp đón các ông thì hãy ra khỏi thành đó, giũ bụi dép, và Ngài
nói rằng trong ngày Nước Thiên Chúa đến, thành phố sẽ bị phạt còn nặng hơn
thành Sôđom (Lc 10,10 – 12; Mt 10,14-15).
Bộ
Giáo lý Đức tin cũng giải thích: dựa trên nền tảng của sự trình bày luật thần
quyền, một quan điểm cánh chung đã được thánh Phaolô khai triển trong 1Cr 6,9
khi ngài đề nghị cùng một giáo thuyết và liệt kê những ai hành xử theo đồng
tính vào số các người sẽ không vào Nước Thiên Chúa. Đoạn Rm 1,18-32 vẫn xây
dựng trên các truyền thống luân lý của các vị tiền bối, nhưng trong bối cảnh
mới của sự chạm trán giữa Kitô giáo và xã hội ngoại giáo thời của ngài, thánh
Phaolô sử dụng hành vi đồng tính như một thí dụ của sự mù quáng đã chinh phục
con người. Thay vì sự hòa hợp nguyên thủy giữa Đấng Tạo Hóa và thụ tạo, sự méo
mó gay gắt của thờ ngẫu tượng đã dẫn đến mọi loại quá trớn luân lý. Thư 1Tm
chương 1 hoàn toàn tiếp nối với lập trường Kinh thánh, tách những kẻ đã loan
truyền giáo thuyết sai lạc và trong câu 10, minh nhiên gọi những ai làm hành vi
đồng tính là kẻ tội lỗi.[12]
3. Quan điểm Giáo hội về vấn đề đồng tính
Người
đồng tính tự bản chất, không cố ý chọn cho mình khuynh hướng bị hấp dẫn tình
dục bởi các người cùng giới. Đúng hơn, vào một thời điểm trong quá trình phát
triển, người đồng tính khám phá ra họ bị lôi kéo tình dục về người cùng giới.
Vấn đề đồng tính đặt ra nhiều thách thức mới trong chương trình định hướng mục
vụ của Giáo hội. Với nhiều lập trường khác nhau, đã hình thành nhiều quan điểm
khác nhau, dẫn đến việc thực hành trong công tác mục vụ cũng có những biến
chuyển khác nhau. Xin đưa ra một vài lập trường trong vai trò là những đại diện
mục vụ của Giáo hội để thấy được những sự khác biệt và một lối nhìn khách quan
hơn về quan điểm của Giáo hội trước vấn nạn lớn của thời đại hôm nay.
Năm
1973 các Giám mục Hoa Kỳ đã viết: “có thể nói một cách
không sai rằng một người nam hay nữ không ước muốn trở thành đồng tính. Vào
thời điểm nhất định trong đời sống, một người khám phá ra rằng anh ấy/ chị ấy
là đồng tính và thường chịu đựng một số chấn thương tâm lý”. Năm 1990, các Giám
mục Hoa Kỳ xác định tính vô tội của khuynh hướng đồng tính: “bởi vì nó không
được tự do chọn lựa, nên không phải là tội lỗi”. Câu này rất quan trọng vì
khẳng định rằng: do khuynh hướng tình dục không phải là sự tự ý chọn lựa, nên
khuynh hướng tình dục của một người, cho dù đồng tính, tự nó không phải là vấn
đề của đánh giá luân lý.
Trên
phương diện thần học luân lý, không thích hợp để gắn nhãn hiệu một người là
đồng tính luyến ái, ngay cả khi họ có khuynh hướng này. Bởi vì, điều cơ bản hơn
là nhân vị nơi mỗi người này. Thật vậy, chính Giáo hội cũng không xem mỗi người
là khác phái tính luyến ái hay đồng tính luyến ái và nhấn mạnh rằng mỗi con
người có căn tính cơ bản: đó là tạo thành của Thiên Chúa, và bởi ân sủng, trở
thành con cái của Thiên Chúa và thừa hưởng sự sống vĩnh cửu.
Kinh nghiệm về việc trong gia đình có thành viên mang xu hướng tình dục
đồng giới, là “một kinh nghiệm không dễ dàng đối với các bậc cha mẹ cũng như
đối với chính bản thân đương sự”. Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định rằng “tất
cả mọi người phải được tôn trọng trong nhân phẩm của họ và được đón nhận với sự
kính trọng”, không phân biệt đối xử. “Cần bảo đảm luôn có một sự đồng hành đầy
tôn trọng, ngõ hầu những người có xu hướng tình dục đồng giới có thể tìm được
sự trợ giúp cần thiết để hiểu biết và thực hiện cách trọn vẹn ý muốn của Thiên
Chúa trong cuộc sống của họ”. Đức Thánh Cha xác quyết rằng không có bất
cứ cơ sở nào để đặt các kết hợp giữa những người đồng tính ngang hàng với các
cuộc hôn nhân thực sự.[13]
Người
đồng tính được mô tả như nạn nhân của một sự kém may mắn, hay một loại rối loạn
nào đó. Thế nên, Giáo hội rất thương yêu và thông cảm với những người mang
khuynh hướng này. Tuy nhiên, họ phải giữ gìn, luyện tập ngõ hầu không bao giờ
để cho khuynh hướng này chiến thắng chính mình, để rồi họ thực hiện hành vi
tình dục đồng tính, vì nó là xấu, là tội. Giáo hội bác bỏ quan niệm rất phổ
biến hiện nay, theo đó quan hệ đồng tính luyến ái có thể được xem là tốt về
phương diện luân lý. Đối với những người do cấu tạo tự nhiên hướng về đồng
phái, họ có chủ trương rằng giữa hai người đồng tính luyến ái có thể có tình
yêu chân thật và trách nhiệm. Theo Bộ Giáo lý Đức tin, một quan niệm như thế
hoàn toàn sai lạc, vì một tình yêu đích thực đòi hỏi sự truởng thành cả về tinh
thần lẫn trách nhiệm.
Tuy
nhiên, nhìn dưới khía cạnh chủ quan, chỉ Thiên Chúa mới có quyền xét đoán; có
tội hay không có tội là tùy vào lương tâm mỗi người trước mặt Chúa. Hơn nữa, có khuynh hướng
đồng tính luyến ái chưa hẳn đã là một cái tội, do đó nhìn người đồng tính luyến
ái với cái nhìn cảm thông là thái độ nền tảng trong cách cư xử của người Kitô
hữu. Theo tinh thần Tin mừng, người đồng tính luyến ái cũng là tha nhân, do đó
họ cần được tôn trọng, đón nhận và nâng đỡ hơn bất cứ ai khác. Qua lời kêu gọi
của Bộ Giáo lý Đức Tin, người Kitô hữu được mời gọi phải có cách cư xử với
những người đồng tính một cách toàn diện, với sự tôn trọng và cảm thông, nhìn
nhận họ là những con người bình thường.
Trên
phương diện mục vụ, các người đồng tính này phải được đối xử với sự hiểu biết
và nâng đỡ trong niềm hy vọng vượt qua được các khó khăn cá nhân và sự không có
khả năng thích nghi trong xã hội. Lỗi phạm của họ phải được phán đoán với sự
thận trọng. Nhưng không có một phương pháp mục vụ nào có thể được sử dụng để
biện minh luân lý cho các hành động này, dựa trên cơ sở rằng các hành động đó
phù hợp tương ứng với tình trạng của các người như thế. Bởi vì theo trật tự
luân lý khách quan, các quan hệ đồng tính là các hành động thiếu một mục tiêu chính yếu và không
thể thay thế được. Trong Kinh thánh, các hành động này bị kết án như một sa đọa
nghiêm trọng và ngay cả bị xem như một hậu quả đáng buồn của việc chối bỏ Thiên Chúa. Sự phán đoán này của Kinh thánh dĩ nhiên không cho phép chúng ta kết luận rằng tất
cả những ai hứng chịu sự bất thường này là phải chịu trách nhiệm cá nhân cho
điều đó, nhưng nó chứng thực rằng các hành vi đồng tính luyến ái là một rối
loạn tự nội tại và không trường hợp nào có thể được chấp nhận.[14]
Lập
trường Giáo hội Công giáo truyền thống cho đến nay lên án hành vi đồng tính
luyến ái vì nó trái với luật tự nhiên. Hành vi đồng tính luyến ái không được
chấp nhận trong mọi hoàn cảnh. Đồng tính luyến ái phá vỡ cấu trúc truyền thống
của gia đình, là căn bản tốt lành của xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển. Con
người sinh ra là nam và nữ theo hình ảnh của Thiên Chúa trong kế hoạch quan
phòng của Ngài. Hôn nhân là bối cảnh tự nhiên và mẫu mực cho các diễn tả tình
dục (x. Rm 1,26–27).
4. Quan điểm Giáo hội về hôn nhân đồng tính
Hôn
nhân được tạo nên do sự ưng thuận được phát biểu cách hợp luật giữa người nam
và người nữ trong việc chia sẻ trọn vẹn đời sống của một cá nhân với người phối
ngẫu của mình. Hôn nhân là sự hiệp thông mật thiết, độc quyền, và bất khả phân
ly trong đời sống và tình yêu giữa người nam và người nữ tham dự vào sự thiết
kế của Thiên Chúa vì thiện ích của họ và vì sự sinh sản và giáo dục con cái;
giao ước giữa những người đã được rửa tội này đã được Chúa Kitô nâng lên hàng
cao trong bí tích.[15]
Như vậy, Giáo hội sẽ không thay đổi gì về mục đích của bí tích hôn phối đã được
duy trì từ bao thế kỷ nay, dựa trên giáo lý căn bản của chính Chúa Giêsu như ta
đọc thấy trong các Tin mừng Thánh Mátthêu và Máccô sau đây: “Lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa
đã làm nên con người có nam có nữ; vì thế người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó
với vợ mình. Và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Vậy sự gì Thiên Chúa đã
phối hợp, loài người không được phân ly.” (Mt 19: 4-6; Mc 10 : 6-8).
Giáo
lý hiện hành của Giáo hội cũng dạy rằng:
Giao ước Hôn nhân, nhờ đó một người nam và một người nữ làm thành một
cộng đoàn cho cả cuộc đời, tự bản chất nó hướng tới lợi ích của những người
phối ngẫu cũng như hướng tới việc sinh sản và giáo dục con cái. Giao ước là bí
tích giữa những người đã lãnh nhận phép rửa tội ( x. SGLGHCG số 1601).
Giáo
luật cũng quy định rõ như sau: “Do giao ước hôn phối, người nam và người nữ tạo
nên với nhau một cuộc thông hiệp trọn cả cuộc sống. Tự bản tính, giao ước hôn
phối hướng về thiện ích của đôi bạn và việc sinh sản cùng giáo dục con cái.
Chúa Kitô đã nâng giao ước hôn phối giữa người đã chịu phép rửa tội lên hàng Bí
tích.” (Giáo luật đ. 1055,1). Trung thành với giáo lý của Chúa, chắc chắn Giáo
hội sẽ không bao giờ thay đổi định chế hôn nhân để bảo vệ mục đích của gia
đình. Chính vì bản chất của hôn nhân nên không thể chấp nhận hôn nhân đồng tính
xảy ra được.
Bởi thế, tính dục mà nhờ đó người nam và người nữ hiến mình cho nhau bằng
những hành vi riêng biệt và chỉ dành riêng cho đôi bạn, tính dục ấy không phải
là một điều thuần tuý sinh lý, nhưng có liên hệ đến nhân vị trong mức thâm sâu
nhất mà nhân vị ấy có được. Tính dục ấy chỉ được thực hiện một cách nhân bản
đích thực, nếu nó là một thành phần làm nên tình yêu, trong đó người nam và
người nữ hiến thân trọn vẹn cho nhau cho đến chết. Sự trao hiến hoàn toàn theo
thể xác sẽ giả dối nếu nó không phải là dấu chỉ và kết quả của sự trao hiến cả
ngôi vị, trong đó toàn thể ngôi vị đều hiện diện, cả trong chiều kích trần tục
của nó. Nếu người ta dành lại bất cứ điều gì, hoặc dành cho mình quyền có thể
quyết định khác đi sau này, thì như thế không còn là một sự trao hiến hoàn toàn
nữa. Sự đòi buộc toàn diện như thế trong tình yêu đôi bạn, cũng phù hợp với
những đòi hỏi của việc sinh sản có trách nhiệm: việc này vì có mục đích sinh ra
một hữu thể nhân linh nên nó vượt lên trên bình diện thuần sinh lý và bao gồm
toàn thể những giá trị nhân vị; và để cho toàn thể những giá trị này được phát
triển điều hoà, cả người cha và người mẹ phải cùng đóng góp phần mình một cách
thường xuyên và đồng thuận với nhau.[16]
Từ
quan điểm của Giáo hội Công giáo về tính không hợp luân lý của hành vi đồng
tính, dễ thấy được, Giáo hội Công giáo vẫn luôn không đồng ý việc kết hôn giữa
người đồng tính, tuy tôn trọng phẩm giá của các người đồng tính và kêu gọi đối
xử bình đẳng. Các lập luận ủng hộ, hay các hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính và
các phán quyết của các quan toà sẽ không bao giờ khiến cho các hành vi đồng
tính hoặc hôn nhân đồng tính trở nên đúng. Tuy tỏ ra thương cảm các người đồng
tính dấn thân trong mối tương quan bền vững và đôi khi có diễn tả bằng hành vi
tình dục, Giáo hội Công giáo vẫn luôn thừa nhận rằng hành vi đồng tính luôn là
điều xấu khách quan, Huấn quyền nhấn mạnh rằng các người này phải nhắm đến, và
phấn đấu cho việc loại trừ tất cả hành vi tình dục đồng tính trong suốt đời
sống.
Theo
đó, khi phân tích hôn nhân đồng tính theo nhiều khía khác nhau như về lẽ phải
(luật dân sự chắc chắc bị giới hạn hơn nhiều so với luật luân lý), về mặt sinh
học và nhân học, về mặt xã hội và về mặt pháp lý, và dù rất tôn trọng người
đồng tính, thì Giáo hội thấy rằng cũng không thể thừa nhận hành vi đồng tính là
đúng đắn hay công nhận tính pháp lý của hôn nhân đồng tính hoặc đặt chúng trên
cùng một bình diện như hôn nhân truyền thống bình thường.
Hôn
nhân đồng tính là không thể chấp nhận vì mục đích của giao ước hôn nhân Kitô
giáo nói trên sẽ không thể nào thực hiện được trong hành vi đồng tính hay hôn
nhân đồng tính.
Giáo hội, vâng phục Thiên Chúa, Đấng đã thiết lập Giáo hội và ban cho
Giáo hội đời sống bí tích, cử hành kế hoạch Thiên Chúa về sự hiệp nhất yêu
thương và truyền sinh của người nam và người nữ trong bí tích hôn phối. Chỉ
trong tương quan hôn nhân mà việc sử dụng năng lực tình dục có thể là tốt lành
về mặt luân lý. Vì thế, một người thực hiện hành vi đồng tính luyến ái là hành
động không hợp luân lý.[17]
IV. Vài
định hướng mục vụ cho người đồng tính
Người
làm công tác mục vụ phải cố gắng hiểu biết tình trạng đồng tính luyến ái và lưu
ý rằng hành vi đồng tính chỉ nên được phê phán với sự thận trọng. Phải tôn trọng người đồng tính như những người khác.
Không có thể mô tả một người bằng cách quy chiếu giản lược về khuynh hướng tính
dục của họ. Giáo hội tái xác nhận rằng mọi con người, bất chấp khuynh hướng
tính dục, phải được tôn trọng trong chính phẩm giá của họ và được đối xử ân
cần. Tìm hiểu thông tin một cách đúng đắn và tìm cách chuyển đạt toàn vẹn và
trung thành giáo huấn của Giáo hội về vấn đề đồng tính cho mọi người. Khuyến
khích người đồng tính đi đến một cuộc sống khiết tịnh và bằng sự khẳng định
phẩm giá và giá trị Thiên Chúa ban cho mỗi người. Đặc biệt không bao giờ cổ võ
kể cả đối với những thành phần mang danh là Công giáo tìm cách này hay cách
khác ủng hộ hành vi và hôn nhân đồng tính. Tránh hình thành tổ chức mà những
người đồng tính luyến ái liên kết với nhau vì để tránh cho họ có cơ hội gần dễ
phạm tội.
Cần
xây dựng một chương trình mục vụ toàn diện giúp đỡ người đồng tính: về các bí
tích, cách riêng bí tích Hòa Giải, qua cầu nguyện, chứng từ, lời khuyên và chăm
sóc cá nhân; đặc biệt cần ủng hộ sự chăm sóc mục vụ bao gồm cả sự trợ giúp của
các khoa tâm lý, xã hội, và y khoa phù hợp hoàn toàn với giáo huấn của Giáo
hội. Xây dựng chương trình giáo lý thích hợp dựa trên sự thật về tính dục
con người, trong tương quan với gia đình như đã được Giáo
hội giảng dạy. Nâng cao ý thức về bổn phận của cha mẹ, những nhà giáo dục,
những người làm truyền thông, những nhà nghiên cứu… mời gọi cộng tác trong việc
giáo dục giới tính, phổ biến đạo lý toàn vẹn của Giáo
hội, thận trọng và tỉnh táo ngăn ngừa những sai lạc liên quan đến người đồng
tính và hôn nhân đồng tính.
Các
nhà luân lý theo khuynh hướng “cập nhật” (cấp tiến) còn bận tâm về công việc
mục vụ dành cho những người đồng tính, đề xuất những phương hướng mục vụ như
sau: 1) Đón nhận và tôn trọng con người; 2) phê phán quân bình về trách nhiệm;
3) định hướng mục vụ theo quy luật phát triển và hoán cải tiệm
tiến; 4) tìm kiếm sự hội nhập cá nhân ngang qua việc chấp nhận tình trạng đồng
tính; 5) khuyến khích tình bạn ổn định giữa những người đồng tính; 6) đề xuất
lý tưởng cho mối quan hệ liên vị, cho sự ràng buộc xã hội và cho việc phục vụ nhân
loại; 7) loại bỏ hôn nhân như giải pháp trị liệu; 8) dự kiến và hoàn thành tình
trạng đồng tính dưới cái nhìn xót thương của Thiên Chúa tình yêu.[18]
Sau
đây là một vài định hướng theo lối nhìn chủ quan như là những điều cần thiết
phải đồng hành với những anh chị em đang gặp những khó khăn trong căn tính
riêng của họ.
1. Một đường hướng tâm linh
Những
người đồng tính luyến ái cũng được mời gọi sống khiết tịnh, điều ấy phải chăng
là bất khả? Xưa nay chúng ta vẫn nghĩ chỉ các linh mục mới có ơn gọi ấy chứ người
đời lại là người đồng tính thì làm sao sống được? Người ta nếu không đi tu
(xuất gia) thì thông thường ai cũng cần phải lấy vợ lấy chồng để sinh con đẻ
cái nối dõi tông đường. Việc nối dõi ấy chẳng những với Nho giáo trước đây được
coi là bổn phận rất mực quan trọng của người đàn ông mà xét về mặt sinh học,
việc duy trì nòi giống ấy chính là một thứ bản năng sinh tồn của muôn loài. Bản
năng ấy thể hiện ở nơi loài vật gọi là truyền sinh còn với loài người chúng ta
gọi là kết hôn. Mục đích kết hôn là để sinh con, bình thường nó là như vậy. Thế
nhưng với những người đồng tính thì không thể và điều ấy không
khỏi khiến cho họ vô cùng đau khổ. Lý do sâu xa của sự khổ
đau này như đã biết đó là vì họ đã không thỏa mãn được việc lưu truyền nòi
giống mà không lưu truyền được nòi giống thì kể như không tồn tại? Nhu cầu thâm
sâu của con người là khát vọng tồn tại và sự tồn tại ấy chính là ở nơi con
cháu. Tuy nhiên dưới góc độ tâm linh mà nói thì khát vọng tồn tại ấy trong thực
chất chỉ là mê lầm, việc sinh con đẻ cái của con người thuần túy chỉ khiến nối
dài thêm móc xích sinh tử mà thôi. Nỗi mê lớn nhất của con người mọi nơi mọi
thời là đã lấy giả làm thật, bám víu lấy sự sống giả tạm chóng qua này mà bỏ đi
sự sống vĩnh cửu đời đời.
Thật
ra, ngay cả những người khác phái tính luyến ái mà độc thân, cũng có nhiều lúc
cảm thấy đòi hỏi tình dục thân xác, nhưng không vì thế mà họ có thể tìm đến các
quan hệ thân xác ngoài hôn nhân. Vậy những người đồng tính luyến ái cũng được
mời gọi vượt thắng nhu cầu tình dục thân xác bằng các biện pháp tâm lý và
thiêng liêng như cầu nguyện, tăng cường đời sống trí thức và siêu nhiên, mở
rộng hoạt động bác ái phục vụ tha nhân, người bệnh tật nghèo khổ... Một đời
sống dấn thân cho việc phục vụ vẫn luôn là yếu tố mang đến hạnh phúc khi họ nhận
thức được giá trị của bản thân đối với cuộc sống.
2. Tôn trọng phẩm giá con người
Đức
giáo hoàng Bênêđictô XVI, nhìn nhận: “Một người đồng tính
tìm bước theo Đức Giêsu phải làm gì? Những người đồng tính được mời gọi thực
hiện ý Chúa trong cuộc đời họ bằng cách kết hiệp với lễ tế hy sinh Thập Giá của
Đức Giêsu, những đau khổ và khó khăn họ có thể cảm nhận về thân phận mình. Cũng
như Thập Giá là biểu lộ của tình yêu cứu chuộc nơi Thiên Chúa đối với chúng ta
trong Đức Giêsu thì cách mà người đồng tính nam và nữ khuôn mình vào sự hy sinh
của Đức Giêsu qua sự từ bỏ. Có cả một chương trình mục vụ thật sự để giúp đỡ
những người đồng tính ở mọi trình độ đời sống thiêng liêng, nhờ vào các bí
tích, đặc biệt thường xuyên và thành tâm đến bí tích hòa giải, nhờ vào lời cầu
nguyện, chứng tá, những lời khuyên và sự linh hướng cá nhân…
Một
cá nhân là một ngôi vị, là một thọ tạo được dựng nên theo hình ảnh của
Thiên Chúa và giống Thiên Chúa, có trí hiểu và ý chí tự do, được tiền định để
sống đời vĩnh cửu, và khi được rửa tội, lại là một người anh em hay chị em của
Đức Kitô. Khi nói về người anh em hay chị em ấy như là kẻ “đồng tính” là ta đã
giảm thiểu con người ấy (vốn là một nhân vị) thành chỉ như là một xu hướng tình
dục. Một con người thì khác xa hơn nhiều do mầu nhiệm ngã vị tính của người ấy.
Gọi những người anh em/ chị em ấy là
“gay” hay là “lesbian” tức là xem xu hướng tình
dục của họ như là điểm quan trọng nhất của căn tính con người họ.
Bộ
Giáo Lý Đức Tin phát hành văn kiện Về Chăm Sóc Mục Vụ cho Những Người Đồng Tính, nói
rõ điểm này:
Ngày nay Hội thánh đề nghị một cảnh vực hết sức cần thiết cho việc chăm
sóc mục vụ con người, khi từ khước xem họ như là ‘người đồng tính’ (homosexual)
hay như là ‘người dị tính’ (heterosexual), và luôn nhấn mạnh rằng mỗi người đều
có một căn tính nền tảng. Họ là thụ tạo của Chúa, và nhờ ơn Chúa họ còn là con
cái Chúa và được hưởng gia nghiệp đời đời.[19]
Kết luận
Người
đồng tính luyến ái, cần có những anh chị em trên đường lữ thứ trần gian của họ.
Chúng ta phải là chứng nhân tình yêu của Thiên Chúa, đón tiếp họ, và can đảm,
khôn ngoan, thận trọng nói cho họ biết đòi hỏi của tình yêu Thiên Chúa, nhắc
cho họ mục đích tối hậu của đời người là nơi vĩnh phúc. Mặt khác, có lẽ những
người này cũng muốn chúng ta phải nhìn nhận họ là những anh chị em có thể làm
chứng cho nhân loại về Thiên Chúa: Một Thiên Chúa đã dựng nên con người có nam,
có nữ và biết rõ thân phận bụi đất của ta. Xin được trích lời của Đức Giáo
Hoàng Phanxicô trong Tông huấn Amoris
Laetitia, số 308, thay cho lời kết:
Cần phải đồng hành với lòng thương xót và kiên nhẫn đối với các giai đoạn
tiến triển có thể có của con người như chúng đang được vun đắp từng ngày”, nhờ
để cho “lòng thương xót của Chúa thúc đẩy chúng ta làm điều tốt nhất có thể”.
Tôi hiểu những ai thích một mục vụ nghiêm nhặt hơn vốn không có chỗ nào cho sự
hàm hồ. Nhưng tôi thành thực tin rằng Đức Giêsu muốn một Hội thánh hằng quan
tâm đến điều tốt lành mà Chúa Thánh Thần gieo vào giữa sự yếu hèn của con
người: một Hội thánh như người Mẹ, trong khi bày tỏ cách rõ ràng giáo huấn
khách quan của mình, vẫn “không từ chối làm điều tốt lành trong khả năng mình,
cho dù có gặp rủi ro bị vấy bẩn bùn lầy trên con đường ấy”. Các Mục tử trong
khi nêu cho các tín hữu lí tưởng trọn vẹn của Tin mừng và giáo huấn của Hội thánh,
cũng phải giúp họ biết cảm thương những con người yếu đuối và tránh ngược đãi
hoặc xét đoán quá khắc nghiệt và thiếu kiên nhẫn. Chính Tin mừng yêu cầu chúng
ta đừng xét đoán hay lên án (cf. Mt 7,1; Lc 6,37). Đức Giêsu “mong chúng ta
ngừng tìm kiếm những nơi ẩn náu cho cá nhân hay cộng đồng, giữ mình tránh xa
khỏi vùng tâm điểm của bi kịch nhân loại, để chấp nhận thật sự đi vào tiếp xúc
với cuộc sống cụ thể của những người khác và để biết sức mạnh của sự dịu hiền.
Khi làm như thế, cuộc sống sẽ luôn là sự phức tạp diệu kì cho chúng ta.
[1] Các tu sĩ: Nguyễn Văn Chỉnh, Vinh Sơn; Phạm
Văn Chính, TS Đức Tin; Nguyễn
Đức Dũng, TS Đức Tin; Huỳnh
Văn Tha, TS Đức Tin; Lưu
Quốc Toàn, TS Đức Tin.
[8] Những nước đó bao gồm: Hà lan (2001), Bỉ (2003), Tây Ban Nha (2005), Canada
(2005), Nam Phi (2006), Na Uy (2008), Thụy Điển (2009), Bồ Đào Nha (2010),
Iceland (2010), Argentina (2010), Đan Mạch (2012), Uruguay (2013), New Zealand
(2013), Pháp (2013), Brazil (2013), Anh và Wales (2014), Scotland ()2014, Phần
Lan (2014), Luksemburg (2015), Ireland (2015), Greenland (2015), Hoa Kỳ (2015),
Colombia (2016), Đức (2017), Malta (2017). Luật pháp các nước này cho phép
những người đồng tính luyến ái đầy đủ các quyền lợi hợp pháp, trách nhiệm và sự
bảo vệ mà hôn nhân mang lại.
Xc.http://dantri.com.vn/doi-song/day-la-25-quoc-gia-tren-the-gioi-cong-nhan-hon-nhan-dong-tinh-2017112208522007.htm.
[9] Trần Như Ý Lan, Người Công Giáo trước một số vấn đề y sinh học và tính dục, NXB Tôn
giáo, trang 231.
[10] Xc.: “Người
đồng tính tin hôn nhân sẽ được thừa nhận”, nguồn:
http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-tinh/nguoi-dong-tinh-tin-hon-nhan-cung-gioi-se-duoc-thua-nhan-2864999.html,
ngày 16/8/2013.
[11] Huỳnh Văn Sỹ, Vấn Đề Hôn Nhân Đồng Tính – Ly Dị Tái Hôn Theo Amoris Laetitia. http://www.simonhoadalat.com/giaoducgd/giadinh/ 47HonNhanDongTinh.htm
[12] Bộ Giáo lý Đức tin, Thư gửi các giám mục Giáo hội Công giáo về Chăm sóc Mục vụ cho các
người đồng tính,
1986, số 6.
[13] Tông
Huấn: Niềm Vui Của Tình Yêu. http://nhathothaiha.net/tong-huan-niem-vui-cua-tinh-yeu-hien-chuong-moi-cho-cac-gia-dinh/
[17] Bộ Giáo Lý Đức Tin. Thư gửi các Gm Giáo hội Công giáo về chăm sóc mục vụ cho các
người đồng tính luyến ái.
số 7.
[19] Bộ Giáo Lý Đức Tin. Thư gửi các Gm Giáo hội Công giáo về chăm sóc mục vụ cho các
người đồng tính luyến ái.
số 16.
Đăng nhận xét