Đôi khi, đau khổ khiến chúng ta cảm thấy
cả thế giới này đã quay lưng với chúng ta.
Cả thế giới này chống đối ta. Tất cả chỉ là trống rỗng, vô vị. Ta đang gào thét một mình nơi nỗi đau.
Nỗi đau khiến ta phủ nhận mọi thực tại cuộc sống.
Chẳng còn muốn làm gì. Chẳng còn muốn gặp ai.
Nỗi cô đơn, chán chường khiến ta mệt mỏi, buông xuôi. Những lúc đó, chúng ta hãy tìm đến sa mạc của cõi lòng.
Ta sẽ nhận ra rằng, dù ta có cho là cả thế giới bỏ rơi mình,
ta vẫn cảm nhận được có Người ở kề bên, an ủi,
kiên nhẫn lắng nghe những lời thở than.
Cả thế giới này chống đối ta. Tất cả chỉ là trống rỗng, vô vị. Ta đang gào thét một mình nơi nỗi đau.
Nỗi đau khiến ta phủ nhận mọi thực tại cuộc sống.
Chẳng còn muốn làm gì. Chẳng còn muốn gặp ai.
Nỗi cô đơn, chán chường khiến ta mệt mỏi, buông xuôi. Những lúc đó, chúng ta hãy tìm đến sa mạc của cõi lòng.
Ta sẽ nhận ra rằng, dù ta có cho là cả thế giới bỏ rơi mình,
ta vẫn cảm nhận được có Người ở kề bên, an ủi,
kiên nhẫn lắng nghe những lời thở than.
JB. Nguyễn Ninh, OP.
Vì dù cho rắp tâm vùi dập thanh bình,
phong ba cuối cùng
vẫn muốn tìm về nghỉ ngơi trong đó.
vẫn muốn tìm về nghỉ ngơi trong đó.
(Lời
dâng 38 – Tagore)
Có lần tôi
đi thăm một người bệnh. Cô bị tai nạn trong một chuyến đi lễ hành
hương. Đến thăm an ủi cô chứ cũng chẳng biết làm gì trước nỗi đau cô
đang phải chịu. Cũng dặn cô giữ gìn sức khỏe, cho cô biết là cũng
cầu nguyện cho cô nhiều. Cô cảm ơn. Một cách chân thành, cô nói thêm:
“Đúng rồi, phải cầu nguyện chứ, phải nhờ lời cầu nguyện của mọi
người chứ. Nếu không cầu nguyện thì làm sao cô được vậy.” Nghe cô
nói, dù cố đồng cảm cũng phải bấm bụng cười thầm chứ không được
phép thay đổi nét mặt. Thật. Tấm lòng của một người con ngoan đạo
thật trong lành, dễ thương. Đã thế này mà cô còn nghĩ đến chuyện tạ
ơn.
Có thể nhiều người nghĩ ngay đến chuyện
cô mỉa mai. Đã xui như vậy còn cám ơn vì không xui hơn. Nhưng không, cô
hoàn toàn thành thật khi thốt lên lời đó. “Không cầu nguyện thì làm
sao mà được vậy.” Chợt nghĩ đến câu nói của thánh Phaolô. “Anh em hãy
tạ ơn trong mọi hoàn cảnh” (1Tx 5,18), một lời khuyên thật quá khó
đối với phận người chúng ta. Thánh Phaolô viết thư khuyên các tín hữu
Thêxalônica, nhưng liệu đứng trước một người đang bị tai nạn, ta có
dám bảo họ hãy tạ ơn không? Có thể, nếu đã sẵn sàng chạy!
Nhìn gương mặt hốc hác, lo buồn, chắc là
mấy ngày nay, cô không khỏi ưu sầu. Tôi hỏi rằng cô có thấy oan, thấy
bực không, khi làm một việc đạo đức lại bị xui xẻo như vậy. Cô nói
mấy ngày mới lên đây, đau đã đành, lại gặp cảnh ngột ngạt nơi bệnh
viện nên đau buồn lắm. Đọc kinh mà cứ chảy nước mắt.
Không nói ra nhưng u uẩn trong lòng là
chút hờn giận Chúa. Đi hành hương mà lại bị như thế này. Tại sao
Người lại để con bị như thế này? Nhưng rồi lên đây, nhìn thấy biết
bao con người vật vờ đau đớn trên giường, cô lại thấy mình may mắn hơn
họ. Cô nghĩ may còn có Chúa và Mẹ đỡ nâng, chứ không thì còn nặng
hơn nữa. Mấy ngày qua nhiều người đến thăm, nói là họ cầu nguyện cho
cô rất nhiều. Cô càng xác tín hơn. Nhờ lời cầu nguyện của họ, mà
giờ đây tinh thần cô không còn hoảng loạn, nhưng vững vàng hơn, bình an
hơn.
Quả thực, không nhiều người có thể đón
nhận đau khổ với một thái độ như cô. Hầu như ai trong chúng ta, ít hay
nhiều, mỗi lần gặp đau khổ, nhất là những đau khổ mà ta nghĩ là oan
ức, là bất công, vẫn than trách, bất mãn và thậm chí từ bỏ cả vị
thượng đế mà chúng ta tôn thờ. Cũng có người vẫn để tượng Ngài trên
bàn thờ nhưng chẳng còn mặn mà gì nữa. Bởi thờ Ngài mà Ngài có
giúp tôi bớt khổ đâu. Có anh hàng xóm chả thờ thần phật nào cả mà
cứ sống phây phây, lại toàn gặp may mắn. Có chuyện ông nọ, xin thần
linh của mình giải quyết giúp mình những đau khổ nhưng không được.
Tức giận quá, mới đem tượng thần ra phơi nắng. Cho ngài biết mùi khổ
là thế nào.
Sau nạn diệt chủng sáu triệu người
Dothái của Đức Quốc Xã, người ta đã phải thốt lên, Thiên Chúa ở đâu?
Khi trận động đất xảy ra vào ngày lễ các Thánh năm 1755 ở Lisbone,
chôn vùi 30.000 người, trong đó có nhiều người đang cầu nguyện,
Voltaire đã nói rằng: “Hoặc là Chúa có thể cứu nhân loại mà Chúa không cứu,
hoặc là Chúa muốn cứu nhân loại mà Chúa không làm được”. Nietszche còn bất
mãn hơn khi cho rằng “Thiên Chúa đã chết”.
Người ta ngã lòng vì những điều xem ra
là khó hiểu của cuộc đời. Nhưng xét cho cùng, điều đó chẳng giải
quyết được vấn đề đau khổ của họ. Thậm chí càng bế tắc hơn. Từ
trong sâu thẳm tâm hồn, con người có một niềm khao khát hướng về một
thực tại siêu nhiên. Và nếu vì một lý do nào đó mà nó chối bỏ
thiên hướng đó, nó sẽ không thể tìm thấy bình an thật sự cho tâm
hồn.
Ngay cả những người tuyên bố mình là vô
thần, không tin thần linh, vẫn hốt hoảng tìm kiếm cảm giác an toàn
nơi sức mạnh siêu nhiên. Nhìn vào xã hội ta có thể thấy điều đó rất
rõ, dẫu rằng thần linh ở đây đã bị con người nhào nặn, bóp méo.
Người ta chen chúc nhau cướp cầu, cướp phết; nhét tiền “hối lộ” thần
linh; lên đồng, coi bói, tử vi, khấn vái tứ phương. Từ trong sâu thẳm
tâm hồn, con người khao khát tìm kiếm sự bảo đảm, an tâm nơi thực tại
siêu nhiên.
Thánh Âutinh nói rằng, tình yêu có 3 cấp
độ. Cấp độ thấp nhất là là yêu vật chất thế gian. Nó thấp nhất vì
nó mang lại cho con người thảa mãn ít nhất. Cấp độ thứ 2 là yêu
người. Cấp độ này cao hơn vì nó làm cho con người thõa mãn hơn. Và
cuối cùng, cấp độ cao nhất là yêu Thiên Chúa. Chỉ nơi tình yêu Thiên
Chúa, con người mới hoàn toàn thõa mãn và đạt hạnh phúc trọn vẹn.
Chẳng thế mà Yann Martel, trong tác phẩm Cuộc đời của Pi, đã thốt lên: “Sự hiện diện của Thượng đế là phần thưởng đẹp đẽ nhất.”
Đau khổ đối với Công giáo, là một mầu
nhiệm. Đứng trước những bấp bênh, trái ý của đời mình, những người
Kitô hữu ý thức thân phận mình nhỏ bé, mong manh và cần Chúa là
điểm tựa để không gục ngã. Tác giả Harold S. Kushner trong cuốn sách Tại sao điều xấu lại đến với người
tốt? đã cho thấy rằng, thay vì đặt vấn đề “tại sao điều xấu lại
đến với người tốt” ta hãy đặt vấn đề “phải làm gì đây khi điều xấu
xảy đến với người tốt”. Điều quan trọng không phải là hỏi vì sao tôi
phải chịu đựng đau khổ này, mà hãy hỏi, tôi phải làm sao để đón
nhận và vượt qua nỗi đau khổ này? Tác giả Thánh vịnh đã không hỏi
vì sao ông đau khổ nhưng đã hỏi, “ơn phù hộ tôi đến tự nơi nao?” Và
ông quả quyết, “ơn phù hộ tôi đến từ Đức Chúa, là Đấng dựng nên cả
đất trời” (Tv 121, 1-2).
Đôi khi, đau khổ
khiến chúng ta cảm thấy cả thế giới này đã quay lưng với chúng ta.
Cả thế giới này chống đối ta. Tất cả chỉ là trống rỗng, vô vị. Ta
đang gào thét một mình nơi nỗi đau. Nỗi đau khiến ta phủ nhận mọi
thực tại cuộc sống. Chẳng còn muốn làm gì. Chẳng còn muốn gặp ai.
Nỗi cô đơn, chán chường khiến ta mệt mỏi, buông xuôi. Những lúc đó,
chúng ta hãy tìm đến sa mạc của cõi lòng. Ta sẽ nhận ra rằng, dù ta có cho là cả
thế giới bỏ rơi mình, ta vẫn cảm nhận được có Người ở kề bên, an
ủi, kiên nhẫn lắng nghe những lời thở than. Và Người hiểu được nỗi
đau của ta. Bởi Người cũng đã trải qua những đau khổ như ta và thậm
chí đau khổ hơn rất nhiều.
Chúng ta cứ đến
với Người, dẫu cho thân mang đầy thương tích. Có thể còn đó những lời thắc mắc, thậm chí than thở vì những
mệt mỏi của phận người; ta hãy đến
để mà hỏi Người: Tại sao con phải chịu điều đau khổ này? Con đã cố
gắng hết sức, tại sao con thất bại? Chúng ta có thể đến hỏi Người
nhiều câu hỏi khác nữa. Nhưng tự trong thâm tâm, như tâm tình của Sara
than thở với Chúa khi cả bảy tân lang của nàng đều chết, con tim
chúng ta muốn nói với Người rằng, con đã chịu đựng, con đã đau khổ
quá nhiều rồi, chẳng con ai, chẳng còn gì xoa dịu được nỗi đau của
con. Tất cả dường như đã bỏ rơi con. Con chỉ còn Ngài, xin Ngài ủi an
con.
Đăng nhận xét