Trong việc giáo dục,
yếu tố tôn giáo giúp người trẻ hướng đến mục đích tối hậu
của đời sống con người là hạnh phúc Nước Trời.
Điều này sẽ cống hiến cho người trẻ những tiêu chuẩn
để đánh giá và chọn lựa
những hành động của một người Kitô hữu chân chính.
yếu tố tôn giáo giúp người trẻ hướng đến mục đích tối hậu
của đời sống con người là hạnh phúc Nước Trời.
Điều này sẽ cống hiến cho người trẻ những tiêu chuẩn
để đánh giá và chọn lựa
những hành động của một người Kitô hữu chân chính.
Nữ tu Maria Mỹ Hằng, F.M.A.
Giáo dục là điều rất quan trọng. Nhưng khi bàn tới giáo dục thì đó
lại là vấn đề muôn thuở. Việc giáo dục toàn diện người trẻ là mối bận tâm hàng
đầu của các bậc phụ huynh và các nhà giáo dục. Không ít lần chúng ta nghe đọc
những thông tin nổi cộm: học sinh đánh thầy giáo phải nhập viện cấp cứu, hay
những vụ chống đối, cãi lại thầy cô vẫn thường xuyên xảy ra… Nhiều nhà giáo dục
phải đau đầu, “xoắn não” khi người trẻ ngày nay quá “cá tính” và không thể hiểu
nổi. Có thể có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng trên nhưng thiết
nghĩ đó cũng là những cơ hội để các nhà giáo dục cùng nhìn nhận cách thức đồng
hành của mình với người trẻ, đặc biệt là học sinh hôm nay.
Một
trong những nhà giáo dục vĩ đại của thế kỉ XX và phương pháp giáo dục tuyệt vời
của ngài có lẽ sẽ là những hướng dẫn hữu ích cho các nhà giáo dục khi đồng hành
cùng người trẻ. Nhà giáo dục ấy là Don Bosco. Ngài là vị thánh khá gần gũi với
chúng ta và nổi tiếng với phương pháp giáo dục người trẻ theo Hệ Thống Giáo Dục
Dự Phòng. Năm 1988, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã gọi Don Bosco là “Cha và
Thầy của Giới trẻ”.
Phương pháp giáo dục của Don
Bosco
Cả
cuộc đời Don Bosco, ngài đã làm việc và sống cho các trẻ nghèo. Tất cả phương
pháp giáo dục của ngài chỉ nhằm mục đích giúp người trẻ trở nên những Kitô hữu tốt và công dân lương thiện.
Với việc trở thành người Kitô hữu tốt, Don Bosco giúp cho các em nhận ra sự
hiện diện của Thiên Chúa “Chúa nhìn con và yêu con” trong từng ngày sống của
mình. Từ đó, các em sống gắn bó cá vị với Chúa qua các bí tích và kinh nguyện.
Với việc giáo dục người trẻ trở thành người công dân lương thiện, Don Bosco
nhắm đến tiến trình trưởng thành đời sống nhân bản. Ngài giúp các em ý thức
việc chu toàn bổn phận đúng nơi, đúng lúc trong vui tươi, tinh thần trách
nhiệm, sống tình liên đới với tha nhân, sống lòng biết ơn và nỗ lực luyện tập
các nhân đức, những thói quen tốt.
Nếu các con muốn sống hạnh phúc và được bảo bọc che
chở bởi Thiên Chúa, muốn được mọi người yêu mến, tôn trọng… thì cần thiết phải
biết sống yêu thương, tốt bụng với bạn bè, kiên nhẫn và rộng lượng với kẻ thù,
khóc với người buồn rầu, không ghen tị với hạnh phúc của người khác, làm điều
tốt cho tất cả mọi người và tránh làm bất cứ điều xấu nào cho người khác”[1].
Nền
tảng của Hệ Thống Giáo Dục Dự Phòng là lí trí, tôn giáo, tình thương mến. Ba
yêu tố này liên kết chặt chẽ với nhau và làm nền tảng cho nền nhân bản Kitô
giáo.
Lý trí: Khi tạo dựng con
người, Thiên Chúa tặng ban cho mỗi chúng ta một quà tặng là có lí trí để hiểu
biết, suy xét và nhận định vấn đề. Như vậy, Don Bosco phát huy yếu tố lí trí để
các nhà giáo dục có bổn phận đưa ra lí lẽ để làm cho người trẻ hiểu được lí do
trong sự tôn trọng nhân vị chứ không phải áp đặt, ép buộc. Một khi đã hiểu rõ
giá trị và được thuyết phục, người trẻ sẽ tự nguyện làm theo. Đây chính là
phương pháp của sự tự do chân thật:
Hãy
cho thanh thiếu niên tự do chạy nhảy, nói cười thoải mái. Thể dục, âm nhạc, kể
chuyện, kịch nghệ, dã ngoại là những phương thế rất hiệu quả để giữ kỉ luật,
giúp cho luân lí và giữ gìn sức khỏe.
Chính Don Bosco đã thổ lộ “Trải qua khoảng 40 năm với người trẻ, cha nhớ mình chưa dùng bất cứ
hình phạt nào”.
Tôn giáo: Trong việc giáo dục,
yếu tố tôn giáo giúp người trẻ hướng đến mục đích tối hậu của đời sống con
người là hạnh phúc Nước Trời. Điều này sẽ cống hiến cho người trẻ những tiêu
chuẩn để đánh giá và chọn lựa những hành
động của một người Kitô hữu chân chính.
Tình thương mến: Tình
thương mến chính là cõi lòng tốt của nhà giáo dục được biểu lộ qua thái độ ân
cần, tôn trọng, nhân hậu, quan tâm… đối với người trẻ. Đây là mối tương quan
hai chiều, nó đòi hỏi nhà giáo dục không chỉ biểu lộ tình thương mến nhưng còn
phải làm cho người trẻ cảm thấy mình được thương mến. Tình yêu nay dựa trên đức ái đối thần, mang
tính chất tôn giáo đích thực và mở ra để đón nhận một cách vô điều kiện tất cả
người trẻ. Chính lòng thương mến sẽ làm cho nhà giáo dục không chỉ trong tư cách
người thầy nhưng còn là cha, là bạn của người trẻ và môi trường giáo dục trở
thành “nhà - gia đình” của người trẻ.
Những bài học giáo dục từ cuộc
đời của Don Bosco
Don Bosco đã sống giữa người trẻ để hiểu những nhu cầu,
những hy vọng và những mơ ước, để cùng chúng xây dựng một cuộc sống xứng đáng
là con cái của Thiên Chúa. Trong khi xã hội coi những trẻ em đường phố thuộc
vào hạng “bên lề” thì ngài lại khám phá nơi những trẻ ấy cõi lòng khao khát
Thiên Chúa. Ngài dẫn người trẻ nên thánh bằng chính khả năng và cuộc sống của
chúng. Khi suy tư về cuộc đời của Don Bosco, chúng ta sẽ rút ra được vô vàn bài
học quý giá cho việc đồng hành cùng người trẻ. Tuy nhiên, một vài yêu tố cụ thể
và hữu ích từ cuộc sống của ngài giúp chúng ta đồng hành cùng người trẻ trong đời
sống nhân bản:
Tôn trọng
và lắng nghe và tạo sự tín nhiệm
Khi
đồng hành với học sinh, Don Bosco luôn tôn trọng và kiên nhẫn lắng nghe các em.
Ngài cũng hướng dẫn cho các nhà giáo dục như thế “Hãy cho phép học sinh tự do
diễn đạt ý tưởng của chúng”. Ngài nhấn mạnh: “Lắng nghe chúng. Hãy để chúng nói
như chúng muốn”. Ngài là người đầu tiên sống gương lành “Bất chấp nhiều việc
quan trọng, với tình yêu hiền phụ, ngài luôn sẵn sàng tiếp đón các thiếu niên
tìm nói chuyện riêng với Ngài. Hơn nữa, ngài muốn chúng thân hữu với ngài và
ngài không bao giờ phàn nàn chúng thỉnh thoảng vô ý. Ngài để mọi người tự do
đặt câu hỏi, phàn nàn, bảo vệ hay bào chữa cho mình… Ngài tiếp nhận chúng với
một sự kính trọng ngài dành cho vị khách lỗi lạc, mời chúng ngồi trên ghế sofa
trong khi ngài ngồi tại bàn làm việc của Ngài. Ngài lắng nghe chăm chú như thể
điều chúng nói là quan trọng nhất. Đôi khi ngài đứng lên và đi dạo với họ trong
căn phòng. Khi trò chuyện kết thúc, ngài đưa chúng ra cửa, mở cửa, tiễn họ ra
về và nói “chúng ta sẽ luôn là bạn của nhau, đúng không?”[2] Các học
sinh luôn thích đến với Don Bosco để kể cho ngài nghe mọi sự lòng chúng nghĩ và
xin ngài lời khuyên. Vì chúng tín nhiệm nơi Ngài.
Hiện diện
với cả tấm lòng
Chúng
ta thường ngạc nhiên, tại sao Don Bosco lại có thể chinh phục được cõi lòng
người trẻ và chúng có thể vui lòng làm tất cả mọi việc ngài yêu cầu? Câu trả
lời là ngài đã sống với chúng bằng cả tấm lòng và người trẻ đọc được điều
ấy. Ngài luôn luôn hiện diện bên cạnh và
trợ giúp đúng lúc. Đó là sự hiện diện của tình yêu. Sự hiện diện này được gọi
với cái tên là “Hộ Trực”. Đôi khi người
trẻ ngày nay sợ sự hiện diện của người giáo dục vì như thể họ đang giám sát hay
để bắt lỗi.
Don
Bosco đã hiện diện như thế nào?
Ngài
luôn ở giữa đám trẻ của ngài. Ngài thường chạy lăng xăng hết chỗ này đến chỗ
nọ, gặp em này xong lại gặp em khác mà không để cho các em khác chú ý thấy. Gặp
em nào, ngài cũng hỏi cảm thấy thế nào và có cần gì không. Ngài thì thầm một
câu, an ủi em kia đôi lời, kể chuyện vui cho một em khác đang ủ dột phải bật
cười. Lúc nào ngài cũng vui vẻ, tưởi cười, nhưng không một điều gì thoát khỏi
ánh mắt chú ý của ngài, bởi ngài quá biết những nguy hiểm nào có thể xả đến.
Ngài muốn nêu gương để ai nấy thấm nhuần nguyên tắc là đừng bao giờ bỏ mặc đám
trẻ muốn làm gì thì làm.[3]
Tha thứ,
ánh nhìn hy vọng và khơi lên những tiềm năng
ánh nhìn hy vọng và khơi lên những tiềm năng
Thông
thường khi đồng hành cùng người trẻ, chúng ta dễ dàng bực tức trước những lỗi
phạm của trẻ. Thậm chí những khuyết điểm và lỗi phạm có thể là rào cản để chúng
ta không nhìn ra và phát triển tiềm năng cho người trẻ. Hay đôi lúc chúng ta
nghĩ đến cả những luật lệ, những biện pháp, hình phạt để ngăn ngừa chúng. Có
thể khi áp dụng những điều ấy, chúng ta thấy thành công.
Nhưng
với người trẻ thì sao? Vâng phục khi có mặt chúng ta, còn sau lưng chúng ta và
trong lòng người trẻ, chúng nghĩ gì, chúng ta không thể biết. Với Don Bosco,
ngài luôn chọn sự tha thứ và ánh nhìn hy vọng và khơi lên những tiềm năng.
Truyện
ghi lại rằng:
Ở tuổi
12, Luy Lasagna là một đứa trẻ rất sinh động. Những ngày đầu sống với Don Bosco
tại nguyện xá, cậu được coi như một sợi chỉ cần được đem se lại vì cậu bất kham
như một con ngựa tơ, không thể ở yên được, trước đây chưa ai dạy dỗ cậu cả, nên
cậu rất ghét những ràng buộc của kỉ luật. Don Bosco theo dõi cậu với cặp mắt
chăm chú và cõi lòng kiên nhân tột bậc. Một ngày kia, vì nhớ nhà nên Luy
Lasagna đã trốn khỏi Tôrino và đi bộ suốt đêm để về làng Montemagno. Cha mẹ cậu
rất ngạc nhiên, sáng hôm sau lại dẫn cậu trở lại Tôrino. Don Bosco tười cười tiếp nhận lại cậu bé, ngài không nói một lời
nào về việc bỏ trốn của cậu, ngài khích lệ cậu thêm can đảm và cho cậu một cái
bánh ngọt. Nét mặt của cậu đang hờn dỗi bỗng lóe lên nụ cười đầu tiên. Đó là
cách Don Bosco thành công trong việc chinh phục cậu. Ngài đã thấy trước nơi cậu
những năng khiếu hiếm có: sinh động, quảng đại, ý chí phi thường, một trái tim
thương mến, có khả năng và trí nhớ phong phú. Vào một ngày mùa thu năm 1862,
khi đứng giữa đám trẻ, trong đó có Luy. Don Bosco vừa chỉ xung quanh và nói rõ
“Một người trong các con sẽ là giám mục”. Một lời tiên tri và sau này Luy
Lasagna, con ngựa bất kham và sinh động ấy đã trở thành giám mục.[4]
Nhật kí
giáo dục
Khi
đồng hành cùng người trẻ, thông thường chúng ta ít quan tâm đến việc làm sổ
đồng hành giáo dục. Có lẽ vì không có thời gian và bên cạnh đó, chúng ta còn có
rất nhiều trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Nhật kí giáo dục được coi như là
việc ghi chép lại tất cả những đặc tính, những biến cố, hoàn cảnh gia đình và
việc chúng ta can thiệp đồng hành thế nào trên đời sống của các em. Mỗi em là
một cách thức, nhà giáo dục có thể hướng dẫn cách cá vị, rõ ràng, không chung
chung, đại khái. Bên cạnh đó, qua nhật kí giáo dục, chúng ta có thể kiểm tra
được tiến trình thăng tiến về đời sống nhân bản, thiêng liêng, học tập… của các
em. Đó cũng là bằng chứng hùng hồn để các nhà giáo dục có thể kiểm thảo về các
phương pháp đồng hành giáo dục của chính mình, hiệu quả ra sao, nguyên nhân nào
dẫn đến thành công hay thất bại. Việc thực
hiện cuốn nhật ký giáo dục đã được chính Don Bosco thực hiện khi ngài
đồng hành với các học sinh:
Cha
thường có một cuốn sổ đặc biệt: trong đó, cha ghi nhận diện mạo của từng trẻ,
tính khí, phản ứng, lỗi lầm nhỏ bé nào đó và loại vốn giữ cho một người khôn
ngoan tỉnh thức, sự tiến bộ được tường trình trong học hành và hạnh kiểm. Cha
dùng số ghi chép này để đồng hành với từng em một.[5]
Như
vậy, chúng ta có thể thấy rõ, việc làm một cuốn nhật kí giáo dục mặc dù sẽ tốn
rất nhiều thời gian nhưng nó cũng không phải là chuyện thừa.
Thay cho lời kết
Thiết
nghĩ là một nhà giáo dục, ai trong chúng ta cũng có những thao thức băn khoăn
về cách thức đồng hành để người trẻ mỗi ngày một thăng tiến hơn, không chỉ về
đời sống nhân bản nhưng còn là đời sống đức tin. Một vài điểm chia sẻ khi suy
tư trên đời sống của Don Bosco, tôi chợt dừng lại, lắng đọng và tự hỏi mình:
-
Khi đồng hành cùng người trẻ, họ có là ưu tiên một của tôi không? Tôi đã thực
sự tôn trọng, lắng nghe họ như thượng khách không?
-
Khi có cơ hội ở bên người trẻ, tôi đã
hiện diện với họ như thế nào?
-
Tôi đã thực sự đón nhận họ với cả tấm lòng chưa?
Cầu
chúc các nhà giáo dục khi đồng hành cùng người trẻ có thể nên giống như Don
Bosco luôn là người Cha, Thầy và bạn khi ở giữa họ.
[1] MB IX, 962.
[3] MB III, tr.19.
[4] Lm Carlo
Ambrogio, SDB, Giáo Dục theo gương
Don Bosco, tr. 45.
[5] Pascual
Chavez Villanueva, Hiểu biết cha
thánh Gioan Bosco Sư phạm, tr. 59.
Đăng nhận xét