Quả thật, không
có đức tin
thì không thể
xây đắp nền văn minh tình thương và sự sống,
bởi vì Thiên
Chúa là nguồn cội của sự sống và tình thương. Đồng thời, nếu không sống yêu
thương
thì đức tin ấy
đã chết.
Phêrô Lâm Phước, OP
DẪN NHẬP
Chuyện kể rằng: trên
tuyến xe lửa đi về Paris, có một thanh niên trẻ ngồi cạnh một cụ già. Chỉ ít
phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ rút trong túi áo ra một cỗ tràng hạt và
chìm đắm trong cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ
bực bội. Sau một hồi lâu, xem chừng không thể chịu nổi, anh ta mạnh dạn lên
tiếng: “Thưa ông, ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí thế à?” Cụ già thản
nhiên trả lời: “Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?” Người thanh
niên xấc xược trả lời: “Lúc nhỏ tôi có tin, nhưng bây giờ làm sao tôi có thể
tin vào những chuyện nhảm nhí ấy được, bởi vì khoa học đã mở mắt cho tôi. Ông
cứ tin tôi đi và hãy học hỏi những khám phá mới của khoa học, rồi ông sẽ thấy
rằng những gì ông tin từ trước đến nay đều là những chuyện nhảm nhí hết.”
Cụ già nhỏ nhẹ hỏi
người sinh viên: “Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học, liệu cậu có
thể giúp tôi hiểu được chúng không?” Người sinh viên nhanh nhẩu trả lời: “Ông
cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gởi sách vở đến cho ông, rồi ông sẽ say mê đi vào
thế giới phong phú của khoa học cho mà xem”.
Cụ già từ từ rút trong
túi ra một tấm danh thiếp và trao cho người sinh viên. Đọc qua tấm danh thiếp,
người sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt và lặng lẽ rời sang toa khác. Bởi vì
trên tấm danh thiếp ấy có ghi: “Louis
Pasteur, viện nghiên cứu khoa học Paris.”
Nhà bác học Louis
Pasteur tượng trưng cho sự tiến triển nền văn minh hiện đại nhưng vẫn dựa trên
nền tảng tâm linh Kitô giáo. Thiếu nền tảng này, dù thời đại có văn minh đến
đâu như kiểu thời đại 4.0, 5.0 hay 10.0 đều không tồn tại mãi, vì con người văn
minh, con người văn hóa chứ không phải văn hóa hay văn minh con người.
HẠN TỪ VĂN MINH, VĂN HÓA
Hiểu thế nào về văn minh và văn hóa? Theo Bách
khoa toàn thư (Wikipedia):
Văn minh, văn là sự sáng tạo, minh là tốt đẹp, là sự kết hợp đầy đủ các yếu tố tiên tiến tại thời
điểm xét đến để tạo nên, duy trì, vận hành và tiến hoá xã hội loài người. Từ điển còn nói: các yếu tố của văn minh
có thể hiểu là di
sản tích lũy tri
thức, tinh thần và vật chất của con người kể từ khi loài người hình thành cho
đến thời đương đại. Cần biết thêm rằng, văn
minh hiện nay gọi là nền văn minh hiện đại. Chưa kể đến gần
500 di sản thế
giới nằm rải rác
trên khắp thế giới đã được UNESCO xếp hạng và công nhận. Việc xếp hạng và công nhận vẫn
còn tiếp tục bổ sung các di sản và các nền văn minh khác mới được phát hiện gần
đây, cũng như đang hoàn thành dần các chứng cứ khảo cổ khác.
Thật
sự quan niệm trên cũng là tương đối, vì một nền văn minh là một xã hội phức
tạp, thể hiện phẩm chất tiên tiến từ một xã hội đồng nhất. Mọi cư dân sinh sống
trong xã hội cùng một văn hoá, nhưng không phải tất cả mọi cư dân đều sống
trong nền văn minh.
Còn Văn hóa là gì?
Theo
Từ điển Tiếng Việt, thì Văn hoá là “tổng thể nói chung những giá trị vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”. Công đồng
Vatican II đã diễn tả: “Văn hoá bao gồm tất cả những gì nhờ đó con người trau
dồi và phát triển các năng khiếu đa dạng về tinh thần và thể xác; cố gắng chế
ngự trái đất bằng tri thức và lao động; nhân bản hoá đời sống xã hội, cuộc sống
gia đình cũng như toàn thể đời sống dân sự nhờ việc cải tiến các tập tục và
định chế; sau hết, diễn tả, truyền thông và bảo tồn trong các tác phẩm những
kinh nghiệm tinh thần và những hoài bão lớn lao của con người trải qua các thời
đại, ngõ hầu giúp cho nhiều người và toàn thể nhân loại tiến bộ hơn.” [1]
VẬY ĐÂU LÀ NỀN VĂN MINH
ĐÍCH THỰC
CÓ TÍNH TRƯỜNG TỒN?
Văn hóa và đức tin
Nên
nhớ rằng, nếp sống các tín hữu dù ở quốc gia nào đều dựa trên nền văn minh Kitô
giáo. Nói cách khác: nền văn minh đích thực cần có sự kết nối giữa văn hóa và
đức tin. Lý do, văn minh Kitô giáo là dựa trên yếu tố con người vì họ hình ảnh
của Thiên Chúa tình yêu. Quả thật, nền văn minh xã hội dựa trên tình thương nền
văn minh sẽ thăng tiến; còn ngược lại, có thể dẫn đến tự hủy diệt, mà ngày nay
gọi là văn hóa triệt tiêu. [2]
Tại
Đại Hội Giới Trẻ giáo tỉnh Hà Nội tổ chức ở Lạng Sơn, ngày 26/10/2012, Đức cha
Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh đã chia sẻ với chủ đề: “Đức
Tin và Văn Hóa”, trong đó ngài nhắc lại lý do Đức giáo hoàng danh dự Bênêđictô
XVI đã quyết định mở Năm Đức Tin từ năm 2013. Mục đích của Năm đó là giúp các
tín hữu nhìn lại đời sống đức tin của mình trong bối cảnh văn hoá xã hội ngày
nay, để từ đó củng cố và tìm hiểu sâu hơn nền tảng đức tin Kitô giáo: gặp
gỡ Chúa Kitô, Đấng mở ra một chân trời mới cho cuộc sống. Đức cha Cosma còn
dẫn ý từ Công đồng Vatican II:
Có
nhiều mối tương quan giữa sứ điệp cứu độ và văn hóa. Bởi vì, từ khi mạc khải
cho dân Ngài cho tới khi biểu lộ tròn đầy trong Chúa Con nhập thể, Thiên Chúa
đã nói với con người theo các loại văn hóa riêng biệt của từng thời đại. Cũng
thế, trải qua những hoàn cảnh khác nhau của lịch sử, Giáo hội đã sử dụng tài
nguyên của các nền văn hóa khác nhau để, qua lời rao giảng, phổ biến và trình
bày sứ điệp của Đức Kitô cho muôn dân.
Những nền văn hoá mới với “đồng tiền hai mặt”
Sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của khoa học kỹ
thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã khai sinh một nền văn hóa vượt mọi
biên giới quốc gia để mang tính toàn cầu. Khoảng cách không gian địa lý không
còn ý nghĩa: những biến cố và tin tức được truyền đi tức thời và đến tận chân
trời góc biển. Sự phát triển của hệ thống vệ tinh, truyền thanh, truyền hình,
internet… đang làm cho nhân loại một mặt xích lại gần nhau đến độ thế giới rộng
lớn trở thành một ngôi làng. Nhưng mặt khác, nó lại khiến con người rơi vào một
thế giới ảo và đánh mất dần thế giới thật. Người ta có thể dành nhiều thời giờ
cả ngày và đêm để lang thang trên mạng, để tán gẫu với những ai đó ở những nơi
xa xôi, mà những người ngay bên cạnh mình, ngay trong gia đình mình thì lại
không có thời giờ để trò chuyện, để gặp gỡ nhau, người ta cô đơn bên cạnh nhau.
Đó là hai mặt của nền văn hóa mới.
Do đó, để mặt tốt được tỏ rạng tương xứng, thì
luôn cần đến sự nâng đỡ và hỗ trợ về mặt tâm linh, đó là đức tin. Đức tin cần
được diễn tả bằng những chất liệu và bản sắc độc đáo của mỗi nền văn hóa. Mặt
khác, đức tin đóng vai trò dung hoà và làm cho các nền văn hoá gặp gỡ nhau. Đức
tin cần nhờ các phương tiện truyền thông để loan tải nội dung, nhưng đức tin
không bao giờ chỉ đơn giản dừng lại ở các phương tiện kĩ thuật, mà đức tin luôn
thúc đẩy sự gặp gỡ cộng đoàn con người với nhau và cộng đoàn con người với
Chúa. Đức giáo hoàng Benedictô XVI đã nhắc đến tầm quan trọng của sự kết hợp
giữa đức tin và văn hóa trong các đại học, nếu không "nhân loại sẽ có khuynh hướng thoái lui và khép kín các khả năng sáng
tạo." Ngài còn nhắc rằng đức tin cần phải luôn là "muối men cho văn
hóa và ánh sáng cho trí tuệ."
Giá trị của Đức tin là bồi đắp nền văn minh
tình thương và sự sống
Thư Chung của hậu Hội Đồng Giám Mục Việt Nam 2010 (chủ đề:
Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống) có viết:
Ở đây ta thấy Đức tin không chỉ hội nhập vào văn hoá nhưng
đức tin còn tạo dựng nên những nền văn hoá cao đẹp. Chúng ta thấy theo định
nghĩa thì văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần tốt đẹp do con người
sáng tạo ra, nhưng thực tế xã hội hôm nay lại xuất hiện những nét văn hoá tiêu
cực. Trong cuộc sống hàng ngày và trên các phương tiện thông tin đại chúng xuất
hiện những từ ngữ như: văn hoá phong bì, văn hoá hưởng thụ, văn hoá bạo lực,
nguy hiểm nhất là nền văn hoá sự chết. Đứng trước thực trạng xuống cấp của
những giá trị văn hoá cao đẹp và xuất hiện những nền văn hoá mới tiêu cực, thì
đức tin đóng góp vai trò quan trọng để xây dựng một nền văn hoá tích cực, cao
đẹp, đó là nền văn minh tình thương và sự sống. Đối diện với nền văn hóa ích
kỷ, bạo lực và chết chóc hiện nay, Giáo hội hô hào xây dựng nền văn minh tình
thương. Giáo hội Công giáo đề nghị lấy tình thương và sự sống làm nguyên tắc,
tiêu chuẩn và định hướng cho nền văn hoá mới trong cuộc sống.
Đức cha Cosma nói tiếp tại Đại hội giới trẻ miền Bắc:
Thiên Chúa mà tôi và các bạn đang đặt niềm tin vào Người
là Đấng đã xuống thế làm người ở cùng chúng ta, để chúng ta có thể ở
lại trong tình yêu của Người. Chúa Giêsu Kitô đã rao giảng và đã sống Tin
mừng yêu thương. Chúng ta là môn đệ tin vào Người thì cũng phải đi theo con
đường mà Người đã đi: con đường của sự thật và sự sống. Thế cho nên, khi chúng
ta ra sức bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống là lúc chúng ta đang đi
trên con đường của Người.
Quả thật, không có đức tin thì không thể xây đắp nền văn
minh tình thương và sự sống, bởi vì Thiên Chúa là nguồn cội của sự sống và tình
thương. Đồng thời, nếu không sống yêu thương thì đức tin ấy đã chết. Đức cha
Cosma mượn lời thánh thi Kinh Sáng (thứ Sáu, tuần III) như lời nhắc nhở các bạn
trẻ:
Cây đức tin rồi ra nảy mậm,
bén rễ sâu vào tận trí lòng;
vui mừng hé nụ cậy trông,
nở hoa mến Chúa đơm bông yêu người.
NỀN
VĂN HÓA VÀ ĐỨC TIN LUÔN CÓ TÍNH LIÊN ĐỚI
Thomas Merton có nói: “No man is island”- Không ai là một
hòn đảo. Nếu như Đức tin và Văn hóa không thể phân ly, nó bổ túc cho nhau để
tạo thành thế giới văn minh hoàn mỹ và thăng tiến, thì nền văn hóa luôn có tính
liên đới với cả nhân loại.
Có vẻ thời đại hôm nay đang muốn tìm cách loại tôn giáo ra
khỏi xã hội, vì họ cho rằng tôn giáo là vật cản trở thăng tiến xã hội. Quảng bá
tư tưởng này sẽ là một thảm họa! Thảm họa thật sự, vì sẽ loại yếu tố tâm linh
trong một con người trong khi “bản chất của con người là một hữu thể tôn giáo”[3]
nhờ đó, con người thăng tiến vững bền và mạnh mẽ.
Đức giáo hoàng Benedictô XVI nhắc lại và nhấn mạnh rằng
đức tin không đi ngược lại kiến thức khoa học, nhưng còn giúp bành trướng
"chân trời tư tưởng của chúng ta." "Viễn cảnh Kitô giáo, cũng
như ban giáo huấn của đại học, không chống lại kiến thức khoa học và những
chinh phục về trí tuệ con người, nhưng trái lại, đức tin mở rộng chân trời tư
tưởng cuả chúng ta, đức tin là con đường đưa tới sự thật toàn hảo, là hướng dẫn
cho một sự phát triển chân chính." Như vậy, không hề có sự mâu thuẫn giữa
đức tin và văn hóa mà trái lại luôn gắn liền với nhau.
Vậy tại sao con người lại tự tạo ra mâu thuẫn? Tự tạo ra
áp lực để có cái cớ loại trừ?
Chúng ta có thể mượn hình ảnh thời sự diễn ra tại Trung
Quốc: chính quyền đã xây dựng đập lớn nhất thế giới là Tam Hiệp để minh chứng
nền văn hóa và biểu tượng “thường tồn” ngàn năm ở Trung Quốc, trong khi việc
xây dựng này sẽ phá hoại môi trường, ngăn dòng chảy tự nhiên, bất ổn nơi định
cư của hàng triệu người. Họ nói rằng, một số phải hy sinh cho văn hóa biểu
tượng của một đất nước tự xưng là hùng mạnh… Có một biểu tượng nào hùng mạnh và
trường tồn mà không dựa trên niềm tin vào Thiên ý và hạnh phúc con người? Chưa
có công trình nào loại trừ yếu tố tâm linh mà tồn tại cả. Sách Sáng thế kể lại câu chuyện tháp Babel
minh chứng cho sự cao ngạo con người: “Ta
hãy xây cho mình một thành phố và một tháp có đỉnh cao chọc trời. Ta phải làm
cho danh ta lẫy lừng, để khỏi bị phân tán trên khắp mặt đất." (St
11,4) Hậu quả là gì? Sụp đổ, sụp đổ tan tành!
Quan điểm của Giáo
hội
Chống lại văn hóa
tức thời
Trong
cuốn Chỉ nam mới về Huấn giáo, Tòa
thánh có đề cập đến yếu tố: làm cho Tin mừng luôn phù hợp thời đại, với văn hóa
gặp gỡ. [4]
Tài liệu viết : giáo dục đức tin để chống lại “văn hóa tức thời”, không
có phân cấp các giá trị và quan điểm, yếu kém về ký ức và không thể phân biệt
sự thật và chất lượng. Trước hết, những người trẻ sẽ được đồng hành trong việc
tìm kiếm tự do nội tâm giúp họ khác biệt với "đám đông xã hội". Chỉ
Nam khẳng định:
Thách đố của công cuộc loan báo Tin mừng đòi hỏi cần phải
hòa nhập vào đại lục kỹ thuật số. Tầm quan trọng của việc cung
cấp không gian kinh nghiệm đức tin đích thực, có khả năng cung cấp các bí quyết
diễn giải cho các chủ đề mạnh mẽ, như tính cụ thể, ảnh hưởng, công lý và hòa
bình. Nói
rộng hơn, tầm quan trọng của việc đảm bảo sự hiện diện các chứng nhân
cho các giá trị của Tin mừng trong "mạng lưới" được nhắc lại. Do đó,
các giáo lý viên được khuyến khích giáo dục mọi người sử dụng tốt kỹ thuật số:
đặc biệt, những người trẻ phải được đồng hành, bởi vì thế giới ảo có thể có
những tác động sâu sắc đến việc quản lý cảm xúc và xây dựng căn tính.
Tài liệu viết tiếp:
Ngày nay, văn hóa kỹ thuật số được coi là "tự
nhiên", đến mức nó đã thay đổi ngôn ngữ và thứ bậc các giá trị trên phạm
vi toàn cầu. Giàu về mặt tích cực (ví dụ, nó làm phong phú các kỹ năng nhận
thức và thúc đẩy thông tin độc lập để bảo vệ những người dễ bị tổn thương),
đồng thời thế giới kỹ thuật số cũng có một "mặt tối": nó có thể mang
lại sự cô đơn, thao túng, bạo lực, đe doạ trực tuyến, định kiến, thù hận. Không
chỉ vậy: kể chuyện kỹ thuật số là cảm xúc, trực quan và luôi cuốn, nhưng thiếu
phân tích quan trọng, cuối cùng làm cho người nhận đơn giản là người dùng, thay
vì là người giải mã một thông điệp.
Cảnh giác
trước Văn hóa triệt tiêu
Theo ký giả David Mills, 130 nhà trí thức cấp tiến tại Mỹ
đã đăng một bức thư ngỏ tựa là “Một Lá thư về Công lý và Tranh luận Công khai”
trên tờ báo cấp tiến Harper ngày 07 tháng 07 kêu gọi tiêu diệt nền Văn hóa
Triệt tiêu (Cancel Culture)[5]
Gọi là văn hóa triệt
tiêu bởi nó nhân danh điều tốt để làm điều xấu. Chẳng hạn, nhân danh chống
phân biệt chủng tộc, màu da qua cái chết của George Floyd, người Mỹ (22/5/20)
là đòi hỏi một xã hội bình đẳng và hòa nhập xã hội, nhưng lại tiền đề cho việc
đập phá, cướp của, giết người, giựt sập các tượng những người có công xây dựng
đất nước, thậm chí cả tượng các thánh (Louis..), v.v… Liệu có phải đó là sự
tiến bộ của nền văn minh? Đúng hơn nó là thứ văn hóa triệt tiêu cần tiêu diệt…
vì nó nằm trong ý thức hệ, dẫn đến hành động trái ngược với luân lý. “Nhưng
việc tính sổ cần thiết này cũng đã tăng cường một loạt các thái độ luân lý và các
cam kết chính trị mới có xu hướng làm suy yếu các quy tắc tranh luận cởi mở và
khoan dung các khác biệt để phục vụ cho lợi ích ý thức hệ. Chúng tôi hoan
nghênh sự phát triển thứ nhất, nhưng xin chống lại sự phát triển thứ hai.”
Một dẫn chứng nữa, đó là họ dùng ngôn ngữ văn hóa chống
lại và hạ bệ danh dự, “tính ưa phê bình chỉ trích (censoriousness) cũng lan
rộng hơn trong nền văn hóa của chúng ta: bất khoan dung đối với các quan điểm
đối lập, mốt ưa nhục mạ và tẩy chay công khai, và xu hướng muốn làm tan biến
các vấn đề chính sách phức tạp với một thái độ chắc nịch về mặt luân lý. Chúng
ta đề cao giá trị của ngôn từ phản kháng (counter-speech) ngay thẳng và thậm
chí chua cay từ mọi phía. Nhưng hiện nay, chuyện quá thông thường là nghe thấy
những lời kêu gọi trừng phạt nhanh chóng và nghiêm khắc để trả đũa những điều
được tri nhận là vi phạm tới ngôn luận và suy nghĩ… Chúng ta bác bỏ bất cứ lựa
chọn sai lầm nào giữa công lý và tự do, những điều không thể tồn tại nếu không
có nhau. Thế mà, phần lớn phe tả dấn thân vào nền văn hóa triệt tiêu, chủ
trương “đường tôi hay xa lộ” (không theo tôi sẽ bị triệt hạ). Những ai bất đồng
với nền chính thống cấp tiến đều không những sai mà còn xấu xa và phải bị làm
cho câm họng. Và nếu có thể, bị làm nhục công khai và thất nghiệp.
Không! Văn minh Kitô giáo không được phép dùng lối văn hóa
triệt tiêu như thế, vì nó dựa trên chính trị độc tài, mà chính trị thì có tính
loại trừ. Nền văn minh Kitô giáo chỉ chấp nhận: lý lẽ hơn phản ứng. Đối thoại
và tranh luận thay vì tố cáo. Đàm thoại, chứ không khinh miệt. Tự do, chứ không
ép buộc. Cố gắng thuyết phục, chứ không kết án và thúc bách. Nhưng nền Văn hóa
triệt tiêu không ưa những điều trên. Và từ đó có nguy cơ tạo ra một cuộc chiến
văn hóa.
Giống như
quan niệm tự do của các bạn trẻ hôm nay về tự do, nhân danh tự do, nhân danh cá
vị nhưng lại mang nhiều sự nô lệ và đánh mất giá trị luân lý, nhân bản đối với
người khác. Quan niệm "con người là một chủ thể tự do, tự túc tự mãn, chỉ
cần lo cho lợi ích riêng mình bằng cách lo hưởng thụ các lạc thú trần thế (CDF,
tự do tín ngưỡng)" là điều sai lầm. Mặt khác, những điều kiện về kinh tế
và xã hội, chính trị và văn hóa cần thiết để thực thi tự do cách chính đáng,
lắm khi bị phủ nhận và vi phạm. Những sự mù quáng và bất công này làm băng hoại
đời sống luân lý và tạo dịp cho kẻ mạnh cũng như người yếu phạm tội nghịch đức
ái. Khi xa lìa luật luân lý, con người làm thương tổn tự do của chính mình, làm
nô lệ cho tính ích kỷ, cắt đứt tình huynh đệ với đồng loại và nổi loạn chống
lại ý Chúa. [6]
Giáo hội cần làm gì để đạt được nền văn hóa
đích thực có tính trường tồn?
- Giáo
hội khẳng định cần phải để Chúa Thánh Thần hướng dẫn: “Ðược Thánh Thần hướng
dẫn, các tín hữu phải biết phân biệt giữa sự thăng tiến của Nước Thiên Chúa và
sự tiến bộ văn hóa và xã hội trong môi trường họ sinh sống. Phân biệt chứ không
phải tách biệt, vì ơn gọi sống đời đời không miễn trừ nhưng đòi buộc con người
phải sử dụng những năng lực và phương tiện được Ðấng Tạo Hóa ban tặng, để phục
vụ công lý và hòa bình trên trần gian.” [7]
- Giáo hội lên tiếng sự thật để cảnh giác thế giới trong tư
cách là chứng nhân. Đã là chứng nhân của một ngôn sứ thì luôn liên đới những gì
thế giới đang diễn ra. Giáo hội tìm đủ mọi cách nói lên sự thật điều đó để thế
giới thức tỉnh và nhận ra. Lập trường Giáo hội giải thích: "Không có một
sự hướng dẫn về chân lý, không có một thái độ nghiên cứu khiêm nhường và kiên
trì, tất cả mọi văn hóa sẽ sụp đổ trong chủ nghĩa tương đối và thoái hóa trong
sự phù du." "Bị khuất phục bởi sự kiểm xoát của chủ nghĩa giản dị hóa
làm cho bị kiềm chế và bị phong tỏa, nền văn hóa có thể được cởi mở ra cho
những giải thích thật sự được soi sáng bởi chân lý, do đó có thể theo đuổi một
sự phục vụ chân chính cho đời sống."
- Giáo hội nhân mạnh tính liên đới với nhân loại trong
việc thăng tiến. Cũng bài diễn văn tại Đại hội giới trẻ trên, Đức cha
Cosma nhấn mạnh:
Một bản sắc văn hoá bao trùm lấy dân tộc Việt Nam mà không
thể không nhắc tới đó là tình đồng bào. Bản sắc văn hoá này đã được diễn tả
trong truyền thuyết mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng mang sứ điệp mọi người Việt
Nam đều cùng chung một mẹ, đều là đồng bào với nhau. Để từ đó đã hình thành
những lời mẹ Việt Nam ru con ngay từ khi đứa trẻ còn nằm trên nôi bằng những
lời nhân ái: Bầu ơi thương lấy bí cùng, hay những câu thành ngữ như
những lời răn và triết lí sống: bắt đầu từ trong gia đình anh em như
thể tay chân và vươn rộng ra mối quan hệ giữa người với người: thương
người như thể thương thân.
Bản sắc văn hoá này tương đồng với đức tin Công giáo: Chúa
là Cha mọi người là anh em được thể hiện qua lời kinh Lạy Cha chúng ta đọc hàng
ngày: Lạy Cha chúng con ở trên trời… Tình thương người như thể
thương thân cũng chính là điều răn quan trọng nhất và được gọi là điều răn mới
của Chúa Kitô: Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu
thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi
người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu
thương nhau. (Ga 13,34-35)
Giáo
hội cần lên tiếng mạnh mẽ việc tách biệt văn hóa và đức tin, vì nó sẽ tạo ra ốc
đảo và đối lập, như Đức giáo hoàng Benedictô XVI đã nói:
Tự đặt mình vào một thái độ khép kín hay thờ ơ trước viễn cảnh của đức
tin có nghĩa là quên rằng đức tin đã hiện diện trong suốt lịch sử, và luôn luôn
là muối men cho văn hóa và ánh sáng cho trí tuệ, là sự thúc đẩy cho việc phát
triển mọi khả năng tích cực cho lợi ích chân chính của nhân loại.
THAY LỜI KẾT
Tính
hiệp thông, sự liên đới là để cùng thăng tiến một thế giới tốt đẹp. Không ai là
một hòn đảo, không ai nên thánh một mình, không ai sống một mình mà tồn tại.
Nếu có, chỉ là một ốc đảo chơ vơ, hay một kiếp người mãi mãi xa Chúa, xa tình
người. Nơi đó chắc chỉ có hỏa ngục. Thế giới cần thăng tiến, “nhanh hơn, tiện hơn, hiện đại hơn”,
nhưng cũng cần chắc chắn hơn, bền vững
hơn.
Xin
đừng là hình ảnh của sinh viên trong câu chuyện mở đầu: chỉ dừng lại tự hào
kiến thức khoa học, hiểu biết khoa học. Văn minh chỉ là thu thập, dừng lại kiến
thức, mà không có sự nhận thức về đức tin, đời sống tâm linh, thì sớm muộn dừng
lại và đôi khi thành thảm họa. Càng học cao, càng nhận thức rõ điều Chân, Thiện
Mỹ là bao la vô tận. Cần lắm hình ảnh Louis Pasteur, nhà khoa học nhận ra chiều
kích tâm linh của mọi kiến thức nhân loại. Tất cả được thủ đắc đều phát xuất từ
Thiên Chúa: “Hãy làm bá chủ cá biển, chim
trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất”(St 1,19-30). Đời sống tâm linh, đức
tin Kitô giáo giúp cho văn minh nhân loại thăng tiến hơn. Quả thật, "Luật
liên đới và bác ái này đảm bảo rằng mọi người thực sự đều là anh em"
(Ibid) cho dù có nhiều khác biệt phong phú giữa các con người cá nhân, các nền
văn hóa, các dân tộc. [8]
Hiệp lực để
làm cho các cơ chế và hoàn cảnh sống đó trở nên lành mạnh, phù hợp với các tiêu
chuẩn của đức công bình, và giúp phát huy hơn là ngăn trở việc thực hành các
nhân đức. Hành động như thế, Giáo hội sẽ làm cho những giá trị luân lý thấm
nhập vào văn hóa và các công trình của loài người" (LG 36).
[1] CĐ Vat.II, Hiến chế Ánh sáng
muôn dân, 44
[2] Nền Văn hóa triệt tiêu. Web
https://stream.org/cancel-liberal-cancel-culture-say-130-liberal-intellectuals/ntellectuals/rs.org
[3] Bộ Giáo lý Đức tin, Bản tóm lược
Giáo lý HTCG số 2
[4] Hội đồng Tòa thánh, Chỉ nam Huấn
giáo, ngày 25/6/20
[5]
https://stream.org/cancel-liberal-cancel-culture-say-130-liberal-intellectuals/ntellectuals/rs.org
[6] Sách GLHTCG 1740
[7] Sđd 2820
[8] Sách GLHTCG 361
Đăng nhận xét