Phù Vân
Dẫn nhập
Sự phát triển và tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật thời hiện đại mang đến cho con người ngày nay nhiều tiện nghi, thuận lợi trong đời sống nhưng cũng kéo theo rất nhiều những điều tiêu cực, cả trong cuộc sống thường nhật lẫn đời sống đức tin của người Công giáo. Không nằm ngoài guồng quay của xã hội, người tín hữu trẻ cũng bị lôi kéo vào những lối sống lệch ra khỏi truyền thống xã hội cũng như Giáo Hội. Có thể kể đến như lối sống thử, sống chung không có giao ước hôn nhân hay vấn đề hôn nhân đồng tính trong thời gian gần đây đang có chiều hướng gia tăng ở Việt Nam. Bên cạnh đó, có những trường hợp đưa ra các lý thuyết, loan truyền những điều sai lạc, ảnh hưởng đến đức tin Công giáo nếu chúng ta không tỉnh thức và nắm vững giáo lý thì sẽ dễ dàng rơi vào những lầm lạc này mà xa rời đức tin và giáo lý của Giáo Hội…
MỘT SỐ
KHUYNH HƯỚNG SỐNG
LUÂN LÝ LỆCH LẠC
1.
Hôn nhân “sống thử” của người
trẻ
“Sống thử” là hai người nam nữ tự
do sống chung với nhau như vợ chồng trong một thời gian, không có hôn thú và bí
tích. Nếu hợp nhauthì tiếp tục, bằng không thì chia tay.
Mục tiêu ban
đầu của việc sống thử xem ra rất “hợp lý”: đó là việc tìm kiếm sự hòa hợp giữa
hai nhân vị để xây dựng hạnh phúc, với mơ ước có được một tình yêu thực sự bền
lâu. Nhưng trong cách thực hiện lối sống này, ta có thể thấy bộc lộ một sai lầm
nghiêm trọng trong cách suy nghĩ: làm sao có thể xây dựng một giá trị bền lâu
nếu ngay từ đầu người ta đã nghĩ là nó sẽ không tồn tại lâu dài hoặc sẽ đổ vỡ
nhanh chóng.Nhưng điều quan trọng là họ không nghĩ mình đang “sống thử”: họ
“sống thật”nhưng lại nghĩ là mình chỉ đang “sống thử” và đã thực sự lỗi luật
Chúa và luật Giáo Hội.
Nguyên nhân của thực trạng sống thử
Nhiều người nói
rằng nguyên nhân của trào lưu sống thử là việc hiện đại hóa xã hội và xu hướng
tiêu thụ. Ngày nay, xã hội tiêu thụ thời hiện đại cho phép người ta sử dụng và
bỏ đi với các thứ đồ vật và hàng tiêu dùng các loại. Xu hướng này đang lan vào
ngay cả trong sự lựa chọn tình yêu và gia đình. Nhiều người đang quên đi một
điều quan trọng: dù cuộc sống có hiện đại đến mấy, người ta cũng không cho phép
chối bỏ con người và những quyền lợi căn bản của họ. Con người, với phẩm giá
của mình, luôn cần được tôn trọng và bảo vệ. Như vậy, liệu có đạo lý hay không nếu
bạn xem người mình yêu như một “món hàng dùng thử”, nếu thích hợp thì chọn,
không thích hợp thì bỏ qua và tiếp tục chọn lực một món mới?
Muốn sống chung
với nhau suốt cuộc đời nhưng trong tư tưởng người ta lại không muốn sống hết
mình và sống có trách nhiệm với người ấy thông qua một lời cam kết nghiêm túc
và chân thành. Sự thiếu chân thành đã bắt đầu từ đây, và hôn nhân được xây trên
nền tảng của sự giả dối đó liệu có thể bền vững không?
Điều đáng nói
là chuyện tình yêu của một người không là chuyện cá nhân nhỏ bé vì nó đụng chạm
tới ít nhất là hai người và liên quan đến cả một thế hệ nếu hai người “lỡ” có
con cái với nhau. Gia đình nhỏ bé mà mỗi người chúng ta xây dựng là một viên đá
cần thiết để kiến tạo tòa nhà xã hội to lớn nên đó không còn là chuyện nhỏ và
hoàn toàn riêng tư.
Lập trường của Giáo Hội Công giáo
Dựa trên giáo
lý và huấn quyền của Giáo Hội, chúng ta thấy tình trạng sống thửnơi những người
Công giáo là đi ngược lại với điều răn của Chúa và của Giáo Hội:
Kiểu nói “Tự do sống chung” là dối trá, vì có nghĩa
gì một sự sống chung không hôn nhân, trong đó những nhân vị không bị ràng buộc
với nhau và như vậy chứng tỏ rằng họ không tin tưởng vào người kia, vào chính
mình hoặc vào tương lai?
Kiểu nói này chỉ nhiều trường hợp khác nhau: ăn ở
với nhau không cưới xin, từ chối kết hôn theo đúng tính chất của hôn nhân,
không thể ràng buộc nhau bằng những cam kết lâu dài. Tất cả những trường hợp
này đều xúc phạm đến phẩm giá của hôn nhân; chúng phá hủy ý niệm về gia đình;
chúng làm suy giảm ý nghĩa của lòng chung thủy. Chúng nghịch với luật luân lý:
hành vi tính dục chỉ được chấp nhận trong hôn nhân; ngoài hôn nhân, hành vi này
luôn luôn là một tội trọng và người vi phạm bị loại ra khỏi sự hiệp thông bí
tích (GLHTCG, số 2390).
Sống thử trước
hôn nhân là đi ngược lại với mục đích của hôn nhân Kitô giáo. Nhờ bí tích hôn
phối hai người nam và nữ trở thành vợ chồng để trao hiến trọn vẹn cho nhau cả
thể xác và tinh thần. Hôn nhân là một trong những điều thiện hảo quí giá nhất
của nhân loại, có phẩm giá thiêng liêng thánh thiện, vì đã được chính Thiên
Chúa thiết lập, và được Chúa Kitô thánh hiến qua bí tích hôn phối. Vì vậy,
không thể có hôn nhân thử “thử nghiệm” và sách Giáo Lý Hội Thánh Công giáo đã
khẳng định lập trường này:
Ngày
nay nhiều người đòi hỏi một thứ “quyền thử nghiệm” khi
có ý định kết hôn với nhau. Những người dấn thân trong các quan hệ
tính dục tiền hôn dù họ có quyết tâm mạnh mẽ thế nào đi nữa, “những giao hợp
tính dục ấy vẫn không thể bảo đảm quan hệ giữa họ với nhau trong sự chân thật
và thủy chung giữa một người nam và một người nữ, và nhất là không thể bảo đảm
giữ cho quan hệ này khỏi những ý muốn hay thay đổi và thất thường”. Về phương
diện luân lý, sự giao hợp chỉ hợp pháp khi đã chính thức kết hôn. Tình yêu
không chấp nhận thử nghiệm, nhưng đòi hỏi hiến thân cho nhau một cách trọn vẹn
và dứt khoát (GLHTCG,
số 2391).
Quan điểm của
Giáo Hội Công giáo là hôn phối không phải chỉ là chuyện riêng tư thuần túy giữa
hai người nam nữ, nhưng còn liên hệ tới tính hiệp thông trong toàn thể cộng
đoàn Giáo Hội. Thật vậy, từ đôi hôn phối Công giáo này, sẽ đem đến một gia đình
Cônggiáo với tất cả sự phong phú của cuộc sống, khả năng giáo dục tri thức và
đức tin, trở nên một tế bào sống động của Giáo Hội. Gia đình là tế bào đầu tiên
của Giáo Hội và được Công đồng Vaticanô II gọi là “Giáo Hội tại gia” (Hiến chế Lumen Gentium, số 11). Khi cử hành hôn
phối theo nghi thức Công giáo, đôi vợ chồng trẻ bày tỏ quyết tâm dấn thân sống
đời hôn nhân theo giới luật của Chúa và mong muốn của Giáo Hội.
Việc sống thử,
sống chung không hôn nhân là đi ngược lại với các giá trị của truyền thống
thông thường của đời sống hôn nhân. Tự bản chất của điều đó là một sự lệch lạc,
nó sẽ để lại những hậu quả tai hại cho tương lai, đặc biệt là phía người nữ.
Sống thử đi ngược lại với đời sống luân lý Công giáo. Giáo Hội khẳng định sống
thử là tình trạng trái qui tắc của hôn nhân Công giáo:
“Hoàn cảnh bất thường trong hôn phối, người ta gọi
là “hôn phối thử” (Trial Marriage), mà nhiều người thời nay muốn biện minh bằng
cách gán cho nó vài giá trị nào đó. Nhưng lý lẽ của trí khôn con người cho thấy
rằng sống thử như thế không thể chấp nhận được, bởi sống thử không làm cho con
người thụ lý, mà nhân phẩm con người luôn luôn và chỉ đòi rằng: tình yêu trao
ban mình không giới hạn về thời gian, không có trường hợp khác.
Giáo
Hội không thể chấp nhận thứ kết hợp như vậy, nó đi xa hoặc đi lệch con đường
đức tin. Vì, trước hết, việc trao tặng thân xác trong liên hệ phái tính đúng là
một biểu tượng thực việc trao tặng toàn thân, hơn nữa, trao tặng như thế, trong
tình trạng hiện thời của vấn đề, không thể có sự thật đầy đủ, nếu không đối
chiếu với tình yêu đức ái, đã được Chúa Kitô ban tặng. Thứ đến, hôn phối giữa 2
người đã được rửa tội đòi tính cách không thể chia lìa” (Thông điệp Familiaris Consortio, số 80).
Một số hệ quả của sống thử, sống chung
không có giao kết hôn nhân
Những cặp đôi
từng chung sống như vợ chồng, đã trải qua kinh nghiệm đau khổ như bị ngược đãi
hay phản bội nhau, mà hoàn toàn không nhận được sự trợ giúp nào từ gia đình đôi
bên.Những đôi khác, có con chung, không giáo dục nổi con họ, vì họ không cảm
nhận được ràng buộc thiêng liêng của vợ chồng thực thụ. Đặc biệt, người cha rất
vô trách nhiệm, sống bê tha, không chu cấp cho con mình, mà tự cho mình chỉ là
“bạn trai” của mẹ đứa bé, và vô hình chung, người chađó đã chuyển hoàn toàn
trách nhiệm nuôi dạy đứa nhỏ cho bà mẹ.
Bên cạnh đó,
còn có những nỗi đau mà người trong cuộc khó lòng tiên liệu được trong hiện
tại, bởi câu trả lời chỉ có ở tương lai. Có lẽ, chỉ với những người đang và sẽ
làm mẹ mới hiểu nỗi đau không thể sinh con là hậu quả của những lần phá
thai để lại; hiện tại họ không có lựa chọn nào khác hơn là phá thai, nhẫn
tâm trở nên “thú dữ” với chính mầm sống đang từng ngày lớn lên trong bụng mình.
Đó là giải pháp cuối cùng và tất yếu của cuộc ngoại tình, hôn nhân ngoài hôn
thú, hay sống thử… Tình trạng phá thai sẽ
dẫn đến những hậu quảlớn lao về mặt thể lý, đó là: tăng nguy cơ vô sinh, tăng
nguy cơ sẩy thai, thai ngoài tử cung, thai chết non, mất ngủ, lo âu, suy giảm
khả năng làm việc, rối loạn tiêu hóa… Ngoài ra, về mặt tâm lý, sẽ mang theo mặc
cảm tội lỗi, cảm giác mất mát, tang tóc, buồn rầu, hối hận, mất tự tin, mất tự
chủ, xói mòn bản năng làm mẹ, có khuynh hướng ngược đãi con cái...
Một khi cuộc
sống chung không xây dựng trên nền tảng vững chắc của gia đình, sẽ dễ dàng đi
đến chỗ rạn nứt và đổ vỡ với những lý do như: ghen tuông, không còn tình yêu
hay không có trách nhiệm… Và đó cũng là nguyên nhân xảy ra những cuộc ẩu đả,
bạo hành giữa vợ chồng với nhau mà trong đó, người phụ nữ đa phần phải chịu
nhiều thiệt thòi hơn.
2.
Vấn đề người đồng tính và hôn
nhân đồng tính
Tại Việt Nam,
theo luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, kết hôn đồng giới là một trong năm
trường hợp bị cấm. Hiện nay,luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã cởi mở hơn
khikết hôn đồng giới không còn bị cấm mà thay vào đó, luật mới chỉ quy định:
nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người có cùng giới tính (Điều 8).
Đây được xem là một bước tiến khả quan, tín hiệu vui mừng cho cộng đồng những
người đồng tính tại Việt Nam.
Trong khi đó,
Uỷ Ban Nhân Dân TP Hà Nội cho rằng thực tế hiện nay hiểu biết của xã hội Việt
Nam về đồng tính còn rất hạn chế, đa số đang hiểu sai ít hoặc nhiều về người
đồng tính. Theo đó, UBND TP Hà Nội đề xuất luật nên quy định cấm kết hôn giữa
những người cùng giới tính là phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống của
người Việt Nam cũng như mục đích của việc kết hôn. Tương tự, báo cáo của Sở Tư
pháp Thanh Hóa cũng cho rằng việc kết hôn giữa những người đồng giới là trái
với quy luật phát triển bền vững của xã hội do không đảm bảo được chức năng của
gia đình là duy trì nòi giống.
Vậy có nên hay
không công nhận hôn nhân đồng tính? Điều này có lẽ tùy vào ý thức hệ của mỗi
người, tổ chức, quốc gia, tôn giáo mà có những cái nhìn khác nhau. Thế còn Giáo
hội Công giáo nhìn về những người đồng tính ra sao, họ có giá trị trong Giáo
hội hay không? Hôn nhân đồng tính có được giáo hội công nhận không? Hướng đi
nào cho người đồng tính khi họ là người Công giáo?
Có thể định nghĩa “đồng
tính” như thế nào?
Truyền thống
thường mô tả đồng tính luyến ái (homosexuality) hay sự hấp dẫn đồng giới
(same-sex attraction – SSA) như là một sự thu hút dai dẳng và nổi trội, về mặt
tình dục hay sinh lí, từ phía những người cùng giới với mình. Chữ “dai dẳng” có
ý muốn nói có lẽ đương sự ít cảm thấy thích thú hơn về tình dục đối với người
khác phái.
Một định nghĩa
truyền thống khác do tiến sĩ Gerard van den Aardweg đưa ra: “Chúng tôi dùng
chữ đồng tính ở đây để chỉ những ước muốn tình dục hướng tới những người cùng
phái, đồng thời giảm đi sự thích thú tình dục đối với những người khác phái”[1].
Bản chất của hôn nhân
Trong Kinh
Thánh, hai chương đầu của sách Sáng thế có những đoạn văn nền tảng về hôn nhân.
Trình thuật sáng tạo thứ nhất tuyên bố:“Thiên Chúa sáng tạo con người theo
hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên
Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên
Chúa phán với họ: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống
trị mặt đất” (St 1, 27-28). Trong trình thuật sáng tạo thứ hai, Thiên Chúa
giới thiệu Eva và Ađam cho nhau, và Ađam kêu lên:‘Phen này, đây là xương bởi
xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn
ông ra’. Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai
thành một xương một thịt” (St 2,23-24). Kinh Thánh cũng mô tả hai thân xác
hiệp thông với nhau như thế nào để từ đó một đứa con được sinh ra, trong trình
thuật về sự sinh hạ Cain (x. St 4,1).
Trong Tân ước,
Đức Giêsu tái xác nhận lề luật đã được tuyên bố trong sáng Sáng thế. Phúc Âm
ghi lại câu chuyện những người Pharisêu đến hỏi Đức Giêsu về việc có được phép
rẫy vợ vì bất kì lí do nào không. Đức Giêsu trả lời:
Các ông không đọc thấy điều này sao: ‘Thuở ban đầu,
Đấng Tạo Hóa đã làm ra con người có nam có nữ’, và Người đã phán: ‘Vì thế, người ta sẽ lìa
cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt’? Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một
xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly
(Mt 19, 4-6).
Đoạn Thư Êphêsô
chương 5 là một đoạn văn tuyệt vời trong đó người chồng được ví như Đức Kitô và
người vợ được ví như Hội Thánh. Khi thánh Phaolô muốn diễn tả tình yêu của Đức
Kitô dành cho Hội Thánh, người nhờ đến tình yêu nam – nữcủa hai vợ chồng: “Người
làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến
mình vì Hội Thánh; như vậy, Người thánh hóa Hội Thánh... Cũng thế, chồng phải
yêu vợ như yêu chính thân thể mình” (Ep 5,25.28). Và rồi, thánh Phaolô
trích dẫn lại sách Sáng thế: “Chính vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà
gắn bó với vợ mình” (Ep 5,31). Như vậy, luật của Sáng thế về sự kết hôn dị
tính (giữa một nam và một nữ) và vĩnh hôn, một lần nữa đã được khẳng định lại.
Quan điểm của Hội Thánh về đồng tính
Các đoạn văn
liên quan trong Kinh Thánh đều kết án những hành viđồng tính. Cựu ước thuật lại
cho chúng ta biết về việc Thiên Chúa đã phạt dân thành Sôđôma vì tội có hành vi
quan hệ đồng tính (x. St 19,1-19). Còn sách Lêvi thì lên án chuyện ăn nằm giữa
hai người đồng giới là điều ghê tởm (Lv 18, 22; 20,
13). Sách Tân ước thì lên án những hành vi đồng tính giữa người nam với nhau,
và giữa người nữ với nhau(Rm 1,18-32). Trong bối cảnh Kitô giáo phải đối đầu
với xã hội ngoại giáo thời bấy giờ, thánh Phaolô dùng kiểu sống đồng tính như
một ví dụ cho tình trạng mù tối đang bao trùm trên nhân loại: thánh nhân dạy
rằng những kẻ làm những hành động đồng tính sẽ không được vào Nước Thiên Chúa
(x. 1Cr 6, 9-10) và thư Timôthê lặp lại những lời cảnh cáo trong thư Côrintô
thứ I (x. 1Tm 1, 9-10).
Quan điểm dứt
khoát của Hội Thánh về đồng tính luyến ái được tuyên bố trong sách Giáo Lý Hội
Thánh Công Giáo.Dựa trên Kinh Thánh, vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm
trọng, truyền thống Hội Thánh tuyên bố: “Các hành vi đồng tính luyến ái tự
bản chất là vô trật tự”. Chúng nghịch với luật tự nhiên; trong đó, hành vi
tính dục mang lại tặng phẩm sự sống. Chúng cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ
túc cho nhau thực sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này không thể chấp
nhận được trong bất cứ trường hợp nào (x. GLHTCG, số 2357).
Thật ra, lập
luận chống hoạt động đồng tính luyến ái “xuất phát trực tiếp từ giáo huấn
của mạc khải về hôn nhân, cụ thể dạy rằng hai mục đích của hành động tính dục
con người là sự hợp nhất thường xuyên trong tình yêu giữa người chồng và người
vợ và sinh sản con cái – hai mục đích này gắn liền với nhau không thể tách
biệt. Vì hoạt động đồng tính luyến ái không thể thực hiện mục đích này cũng như
mục đích kia, nên chắc chắn tự chính bản chất của nó là vô luân”[2].
Từ đó ta đi tới kết luận “không thể sánh ví đồng hàng giữa hôn nhân của hai
người khác giới và thực hành tính dục ngoài hôn nhân, bao gồm trong đó cả những
phối giao đồng tính”[3].
Như thế, cách
nào đó, Giáo Hội không ủng hộ hôn nhân đồng tính và những hành vi tình dục đồng
tính, vì nó đi ngược lại với mạc khải và ý muốn của Thiên Chúa. Từ ban đầu,
Thiên Chúa dựng nên người nam và người nữ để họ gắn kết với nhau, trở nên một
xương một thịt và sinh ra những mầm sống mới (x. St 1 và 2). Cơ cấu gia đình
được thiết lập dựa trên tình yêu của người nam – người nữ và hướng tới việc
sinh sản để dòng giống con người được kéo dài và thống trị mọi loài thụ tạo
khác. Sự kết hợp giữa hai người cùng giới không đáp ứng được hai điều kiện này.
Nếu tình trạng đồng tính trở nên lan tràn và mất kiểm soát, cơ cấu gia đình có
nguy cơ bị phá hủy và xã hội sẽ trở nên rối loạn.
Nhiều người đã phản ứng rất mạnh mẽ
với quan điểm này của Giáo Hội, cho rằng Giáo Hội quá bảo thủ và không đi theo
tiến trình phát triển chung. Tuy nhiên, Giáo Hội có nhiệm vụ phải gìn giữ những
giá trị nền tảng và Giáo Hội không tự mình quyết định điều gì nếu không dựa
trên nền tảng mạc khải. Tuy nhiên, Giáo Hội không hề có cái nhìn ác cảm về
người đồng tính. Chính vì lý do đó mà Đức Phaolô VI, trong văn kiện Persona
Humana (số 8), nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc thấu hiểu và những đường
hướng mục vụ khôn ngoan dành cho những người đồng tính.
Chúng ta cần phải phân biệt giữa
người có xu hướng đồng tính và hành vi sinh hoạt tình dục đồng tính. Xu hướng
đồng tính không phải là tội. Xu hướng tính dục bẩm sinh là cái mà con người
nhận lãnh khi ra đời chứ không phải là điều mà họ có thể lựa chọn. Không có lỗi
gì khi sinh ra đã thấy mình có xu hướng tính dục hướng về người cùng giới tính
với mình.
Giáo Hội Công giáo không kỳ thị
người đồng tính, nghĩa là: Giáo Hội nhìn nhận trọn vẹn phẩm giá làm người của
người đồng tính, chứ không xếp họ vào một thứ bậc thấp hơn hay khinh thường,
chê bai họ. Người Công giáo đồng tính vẫn là con cái của Chúa, vẫn có thể đi
lễ, đọc kinh, rước lễ, lãnh nhận bí tích và hưởng tất cả mọi điều mà người khác
được hưởng. Nhưng Giáo Hội không đồng ý hôn nhân đồng tính và việc quan hệ đồng
tính, vì nó đi ngược lại với quy luật tự nhiên. Đối với một người Công giáo,
quan hệ tình dục chỉ được chúc phúc trong một cuộc hôn nhân được Giáo Hội chấp
nhận, nghĩa là sự gắn kết giữa một người nam và người nữ theo như ý muốn của
Thiên Chúa.Giáo lý Hội Thánh Công Giáo dạy rằng:
“Những anh
chị em đồng tính phải được người ta đón nhận với sự tôn trọng, thông cảm và tế
nhị. Phải tránh tất cả những dấu hiệu của sự kỳ thị bất công đối với họ (GLHTCG, số 2358). Cũng trong số này, Giáo Hội mời gọi các anh chị em
đồng tính:“thực thi ý Chúa trong đời sống của mình và nếu là Kitô hữu, họ
được kêu gọi kết hợp với hy sinh thập giá của Chúa những khó khăn mà họ gặp
phải trong thân phận của họ”.
Những
người đồng tính luyến ái được kêu gọi sống đức khiết tịnh. Nhờ các nhân đức
giúp tự chủ dạy cho biết sự tự do nội tâm và có khi sự nâng đỡ của tình bằng
hữu vô vị lợi, nhờ việc cầu nguyện, ân sủng, bí tích, chính họ có thể và phải
dần dần và cương quyết tiến đến sự trọn hảo Kitô giáo (GLTHCG, số 2359).
MỘT SỐ
HIỆN TƯỢNG SAI LẠC ĐỨC TIN CÔNG GIÁO
Ngoài những
hiện tượng của xã hội ảnh hưởng đến giới trẻ Công giáo như sống thử, đồng tính
luyến ái… như đã nêu trên thì hiện nay đang có nhiều những nhóm người tự nhận
mình là người Công giáo, với những hoạt động mà thoạt trông có vẻ là rất thánh
thiện, tốt lành như ăn chay hãm mình, khổ chế cầu nguyện, trừ quỷ… nhưng thật sự lại là những hiện tượng hoàn toàn sai lạc với lời dạy của
Hội Thánh đòi hỏi người tín hữu phải học hỏi và suy tư, có kiến thức về đức tin
và giáo lý vững chắc để phân định. Hiện nay, có một nhóm gọi là “nhóm trừ quỷ
Bảo Lộc” hay nhóm “Nhà Chúa Cha” đã và đang phát tán nhiều clip trên mạng xã
hội với những nội dung sai lạc gây hoang mang cho một số tín hữu. Một trong số
đó xin được nêu ra để cùng phân tích đó là hiện tượng Đức Mẹ nhập hồn và danh
hiệu “Mẹ Chúa Cha” mà nhóm này vừa phổ biến gần đây.
1.
Hiện tượng
Đức Mẹ “nhập hồn”
Trong lịch sử Giáo Hội, chưa bao
giờ Đức Maria nhập
hồn, nhập cốt vào người nào đó để mặc khải chân lý mới, hoặc khuyên can, dạy
bảo nhân loại điều gì, nhưng Người sẽ hiện ra khi cần như ở Lộ Đức, Fatima, La
Vang, Trà Kiệu….
Sau khi đưa ra
những clip về hiện tượng chữa bệnh bằng trừ quỷ, tra khảo ma quỷ những sự thật
về Thiên Chúa và con người qua miệng những người bị quỷ ám, quỷ nhập, thì mới
đây, nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc, trong clip “Tiếng nói Sự Thật” số 186, còn đưa ra
một hiện tượng rất mới đó là chuyện Đức Maria nhập hồn vào một phụ nữ tên Toàn
để khuyên răn, dạy bảo con cái loài người.
Đối với người
tín hữu Công giáo Việt Nam, Đức Maria từ lâu đã được sùng kính một cách rất đặc
biệt. Vì thế, chúng ta cần tỉnh táo cũng như tìm hiểu thật rõ ràng những điểm
quan trọng trong các tín điều về Đức Mẹ đã được Hội Thánh xác quyết để tránh
rơi vào những cạm bẫy tinh vi của ma quỷ nhằm làm sai lạc đức tin và đi ngược
lại những giáo huấn của Giáo Hội.
Những tín điều về Đức Maria của
Giáo Hội
Hội Thánh xác
quyết niềm tin của mình vào Đức Maria, Người Nữ được Thiên Chúa chọn để làm Mẹ
của Đức Giêsu “Ngôi Lời nhập thể”, Ngôi HaiThiên Chúa, khi long trọng tuyên
xưng trong Kinh Tin Kính rằng: “Vì loài người chúng ta, và để cứu rỗi chúng
ta, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể
trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người”.
Giáo Hội xác
tínĐức Maria là người được Thiên Chúa tuyển chọn đặc biệt, để làm Mẹ của Đức
Giêsu, Thiên Chúa làm người. Chính vì làm mẹ của Thiên Chúa, Đấng tuyệt đối
thánh thiện, mà Đức Maria đã được Thiên Chúa gìn giữ khỏi mọi tội lỗi, bao gồm
cả tội nguyên tổ, để không một khoảnh khắc nào dù chongắn ngủi và mau chóng đến
đâu, Thiên Chúa nhập thể là Đức Giêsu trong cung lòng của Đức Maria bị đặt dưới
ách thống trị của tội lỗi, thần dữ.Nói cách khác, ơn vô nhiễm nguyên tội
là ơn cao trọng nhất Thiên Chúa dành cho Đức Mẹ, vì Mẹ được Thiên Chúa tuyển
chọn, và gìn giữ tuyệt đối tinh tuyền hầu xứng đáng là Mẹ của Ngôi Hai
Thiên Chúa nhập thể. Từ tín điều vô nhiễm nguyên tội đó, Giáo Hội tuyên tín:
“Đức Maria hồn xác lên trời”, bởi sự chết là hậu quả của tội nguyên tổ và sự
chết thân xác ấy cũng không thể ảnh hưởng đến Người được.
Bên cạnh đó là
tín điều Đức Maria trọn đời đồng trinh: Đức Mẹ là người nữ đồng trinh “trước
khi sinh con, đang khi sinh con và sau khi sinh con” là Đức Giêsu, Thiên Chúa
làm người. Sở dĩ như vậy, vì đây là chương trình Nhập Thế, Nhập Thể của Ngôi
Hai Thiên Chúa, và theo chương trình vô cùng mầu nhiệm này, Ngôi Lời
Thiên Chúa làm người từ cung lòng của một Trinh Nữ, điều mà Cựu Ước đã loan báo
từ xưa: “Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh con trai, đặt tên là
Emmanuen” (Is 7,14) và được thực hiện trong Tân Ước, khi Thiên
Chúa sai sứ thần đến truyền tin cho Trinh Nữ Maria, như Tin Mừng Luca đã chi
tiết kể lại:
Bà Êlisabét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa
sai sứ thần Gáprien đến một thành miền Galilê, gọi là Nadarét, gặp một trinh nữ
đã thành hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua Đavít. Trinh nữ ấy
tên là Maria. Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ơn
phúc, Đức Chúa ở cùng bà”. Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như
vậy có nghĩa gì. Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin bà đừng sợ, vì bà đẹp
lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là
Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là
Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. Bà Maria thưa
với sứ thần: “Việc ấy xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” Sứ
thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp
bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa (Lc 1, 26-35).
Từ những nền tảng trên, Giáo Hội
tôn kính Đức Maria với nhiều tước hiệu khác nhau như Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo
Hội… ngay từ những thế kỷ đầu của lịch sử Giáo Hội.
Trước hiện
tượng Đức Mẹ nhập hồn vào một người để nói chuyện, khuyên răn, người tín hữu
phải thận trọng và nắm vững những điều căn bản về giáo lý đức tin của Hội Thánh
Công giáo.
Đức
Giêsu không bao giờ nhập vào ai
để mặc khải bất cứ điều gì
Mầu nhiệm
NhậpThểcủa Đức Giêsu trong cung lòng Đức Mẹ là một phủ nhận hùng hồn, quyết liệt
và
cứng rắn đối với tất cả những ai có có ý định dàn dựng một cuộc nhập cốt, nhập
hồn của Đức Giêsu vào một ai đó, bởi Thiên Chúa đã chọn cách làm người như mọi người, khi mặc lấy chính“bản
tính người” của nhân loại, mà không vay mượn, đội lốt bản tính ấy, cũng
không ẩn nấp dưới thân xác hữu hình của một người nào đó để mặc khải về mình.
Trái lại, Thiên Chúa đã làm người thật, đã xuống thế gian làm người và ở giữa
loài người; trong một thời gian, không gian được lịch sử công nhận, có dấu ấn,
di tích, kỷ niệm và mãi mãi không thể xóa mờ.
Con người Giêsu
ấy là một người thật, đã có mặt trong lich sử nhân loại,đã sinh ra, lớn lên,
rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, mặc khải những sự thật về Thiên Chúa và con
người, đã làm nhiều phép lạ, đã bị đóng đinh, chết trên thập giá, chôn trong mồ
và ngày thứ ba đã sống lại từ cõi chết, như lời Người đã tiên báo, cũng như
tông đồ Phaolô xác tín: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ
phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn
trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người
trần thế” (Pl 2, 6-7). Thật vậy: “nếu vì một người duy nhất đã sa ngã,
mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất
là Đức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người” (Rm 5, 15).
Đức Giêsu thực
sự làm người,“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta”
(Ga 1,14).“Ngôi Lời làm người” ấy đã mặc khải cho con người sự thật của Thiên
Chúa, vì “Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên
Chúa và là Đấng hằng ở trong cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta
biết” (Ga 1,18), như chính Đức Giêsu đã nói với các môn đệ Người: “Lời
anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai
Thầy. Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em”
(Ga
14,24-25).
Như thế, Đức
Giêsu đã làm người để chính Người mặc khải toàn bộ sự thật về Thiên Chúa mà không mượn thân xác của bất cứ con người nào để mặc khải điều
Thiên Chúa muốn nói. Vì thế, các ngôn sứ khi nói lời Thiên Chúa, chuyển tải ý
muốn của Thiên Chúa đến con người đã nói với tư cách của chính các vị, là những
người được Thiên Chúa chọn, và linh ứng để nói điều Chúa muốn, nhưng không được
chọn như là những thân xác vô hồn, hay bịhồn của chư vị thần thánh nào đóxâm
nhập, chiếm đóng, làm chủ và hành động, nhưnhững kẻ lên đồng, nhập cốt…
Tóm lại, sẽ là xúc phạm nặng nề đến mầu nhiệm Nhập Thể của Đức Giêsu, Ngôi Lời Thiên
Chúa, nếu chúng ta tin vào trò bịp bợm của ma quỷ, khi dàn dựng lên kịch bản
Đức Giêsu nhập vào một người nào đó để mặc khải một chân lý đức tin mới, bởi
mục tiêu quan trọng ma quỷ là tìm cách triệt hạ, loại bỏ mầu nhiệm Thiên Chúa
làm người trong lòng mỗi người chúng ta.
Đức Maria cũng không
bao giờ nhập vào bất cứ ai để khuyên răn, cảnh báo
Đức Giêsu đã làm người để tự mình
mặc khải chân lý của Thiên Chúa với tư cách một Thiên Chúa làm người thật sự,
nên không mượn thân xác bất cứ con người nào để mặc khải. Bên cạnh đó còn có
một lý do khác: đó là Thiên Chúa, Đấng tuyệt đối thánh thiện, tinh tuyền không
thể mượn hình hài một phàm nhân tội lỗi để cư ngụ, hay đội lốt một thân xác hữu
hạn vì tội bất tuân đã bị kết án đời đời để mà hiện diện ở giữa loài người. Sự
thánh thiện tuyệt đối của Thiên Chúa toàn năng không thể để một thân xác đã bị
tội lỗi làm raô uế, tức đã bị Satan thống trị, trở thành nơi Thiên Chúa tuyệt
đối thánh thiện ngự trị.Như vậy thì thật là bất xứng biết chừng nào!
Đây cũng là lý do mà Đức Maria – Mẹ
Chúa Giêsu, Đấng đã được ơn vô nhiễm nguyên tội để làm Mẹ của Ngôi Hai Thiên Chúa – không bao giờ “nhập
hồn” vào bất cứ một thân xác con người nào, vì nhập vào một người đã bị nhiễm
tội, khác nào coi thường ơn vô nhiễm nguyên tội của Thiên Chúa ban, bởi nhập vào một conngười đã ở dưới ách
thống trị của Satan vì phạm tội là một xúc phạm nặng nề đối với Đức Giêsu,
người Con của Đấng Tối Cao mà Mẹ đã sinh racho nhân loại, với ơn vô nhiễm
nguyên tội và trọn đời đồng trinh.
Tóm lại, vì tất cả loài người đều
“đã nhiễm tội”, không trừ ai, và đều bị Thiên Chúa kết án (x. Rm 5,12-21), nên
khi bày ra hiện tượng Đức Mẹ nhập vào người phụ nữ nào đó mà nói những lời
khuyên răn loài người là màn diễn ngây ngô, đầy mâu thuẫn và hoàn toàn sai lạc
giáo lý đức tin, đặc biệt trái với tín điều vô nhiễm nguyên tội về Đức Mẹ đã
được tuyên xưng từ lâu trong Hội Thánh.
3.
Sự khác biệt giữa “Mẹ Chúa Giêsu,
Thiên Chúa nhập thể” với “Mẹ Chúa Cha”
Cũng trong clip “Tiếng nói Sự Thật”
phần 186, Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc còn đưa ra một khái niệm mới, mà theo như nhóm
này thì “Đức Mẹ đã nhập hồn” vào một người với danh xưng mới gọi là “Mẹ Chúa
Cha” do nhóm này vừa được Chúa Cha mặc khải. Danh hiệu này toàn toàn xa lạ với
người Công giáo, cũng như không thể tìm thấy ở bất cứ đâu trong giáo lý đức tin của Giáo Hội.
Đức
tin dạy gì về Thiên Chúa Cha?
Khởi đầu Kinh Tin Kính, các tín hữu
tuyên xưng: “Tôi tin kính một Thiên Chúa, là Cha toàn năng, Đấng tạo thành
trời đất muôn vật hữu hình và vô hình”. Giáo Hội dạy rằng: Chúa Cha là Đấng
Tự Hữu, và Hằng Hữu, như Người đã phán với Môsê khi ông xin được biết tên Người
để về truyền lại cho con cái Israel, nếu họ hỏi ôngvề Đấng đã sai ông đến với
họ (x. Xh 3,13-14) …
Đức tin cho chúng ta biết: không có
ai tạo nên Thiên Chúa, vìnhư Người phán qua ngônsứ Isaia:“Trước Ta, chẳng có
thần nào khác được hình thành” (Is 43,10), “Ta là Thiên Chúa, và chẳng
có thần nào như Ta” (Is 46,9), bởi “Ngoài Ngài ra, chẳng còn thần nào
khác để Ngài phải chứng tỏ rằng các phán quyết của Ngài không bất công” (Kn
12,13).
Kinh Thánh nói cho chúng ta rằng:
Thiên Chúa “không phải phàm nhân mà gian ngoa được, cũng chẳng phải là con
người mà phải hối hận” (Ds 23,19), nhưng Người là Thiên Chúa, là“Đấng
Toàn Năng… và danh Người thật chí thánh chí tôn” (Lc 1,49), như lời kinh
Tán Tụng của Đức Maria trong cuộc thăm viếng chị họ Êlisabét.
Như thế, không ai có trước Thiên
Chúa, không có ai trổi vượt hơn Thiên Chúa, quyền năng hơn, có thể sinh ra
Thiên Chúa, vì Người là Đấng Hằng Hữu và sáng tạo muôn loài: tự mình mà có, và
mọi loài trên trời dưới đất, hữu hình và vô hình đều bởi Người mà được tạo
thành.
Cố tình gán cho Đức Maria danh hiệu
“Mẹ Chúa Cha” là không biết gì về ơn gọi làm thụ tạo được Thiên Chúa toàn năng
bao phủ, cứu độ của Đức Mẹ; là không hiểu gì về hạnh phúc của phận nữ tỳ được
Chúa Cha đoái thương nhìn tới của Mẹ; là phủ nhận một cách trắng trợn biết bao
điều cao cả mà Đấng Toàn Năng là Thiên Chúa Cha đã làm cho Mẹ.
Khi cố tình gán cho Đức Maria danh
hiệu “Mẹ Chúa Cha”, những người tự cho mình là người nhận trực tiếp mặc khải
mới từ Chúa Cha đã làm một việc thật là đáng trách, vì đã đi ngược giáo lý của
Hội Thánh, mà còn xúc phạm nặng nề đến Đức Mẹ, vì đã cưỡng ép Đức Mẹ phải nhận
một danh hiệu hoàn toàn trái nghịch với con người, với ơn gọi, với sứ vụ của Mẹ
trong nhiệm cục cứu chuộc của Đức Giêsu, Con của Mẹ.
Khi ép Đức Mẹ vào cái danh “Mẹ Chúa
Cha” mới được sáng chế, nhóm “Nhà Chúa Cha” đã nhận một mặc khải hoàn toàn
chống lại con người luôn kính sợ Thiên Chúa, và cần lòng thương xót của Thiên
Chúa là Đức Mẹ, khi đẩy Người ra khỏi hàng ngũ những phận tôi tớ mọn hèn của
Chúa, để đứng vào thế lực thù nghịch chống lại Thiên Chúa của những “phường
lòng trí kiêu căng”.
Cưỡng chế Đức Mẹ phải mang trên
mình cái danh “Mẹ Chúa Cha” là tước đoạt niềm vui của người khiêm nhường, và
cưỡng bức Mẹ đứng về phía Satan say mê quyền lực, tham lam của cải, những kẻ sẽ
bị Thiên Chúa “hạ bệ” và “đuổi về tay trắng”.
Áp đặt cho
Người cái danh hiệu “Mẹ Chúa Cha” hão huyền, không nền tảng đức tin, không luận
lý chặt chẽ, nhưng hoàn toàn vu vơ, lạc lõng, sáo rỗng, lại không đứng được vào
đâu, không dính vào một tín điều nào, không bám được trên bất cứ nền tảng chân
lý đức tin nào là xóa hết trong trái tim Đức Mẹ ký ức của lòng thương xót mà
Thiên Chúa đã dành cho dân tộc thánh của Mẹ, bởi từ dòng dõi của tổ phụ
Ápraham, Ngôi Lời Thiên Chúa đã đến trong thế gian qua cung lòng của Mẹ (x.
Kinh Tán Tụng của Đức Mẹ, Lc 1, 46-55).
Tóm lại, tương quan của Đức Mẹ và
Chúa Cha mãi là tương
quan của thụ tạo
trước Đấng Sáng Tạo; tương quancủa người nữ tỳ hèn mọn luôn một lòng kính sợ và
vâng phục Thiên Chúa với Chúa Cha Toàn Năng; tương quan của thụ tạo bất xứng
với một Thiên Chúa đầy lòng thương xót, nên danh xưng “Mẹ Chúa Cha” làm tổn
thương con người khiêm nhường, kín đáo, ẩn dật và luôn vâng phục thánh ý Chúa
Cha của Đức Mẹ; đưa Người từ phận nữ tỳ hèn mọn được Chúa Cha bancho “biết bao
điều cao cả” và được mọi đời khen là “người diễm phúc”, vì đã tin rằng Chúa sẽ
thực hiện những gì Người đã nói (x. Lc 1,45) lên đỉnh cao của sự kiêu căng, tự
mãn, là những điều mà Satan đã từng cám dỗ Đức Giêsu trong hoang địa khi xưa.
Đức
Mẹ là Mẹ Chúa Giêsu, Thiên Chúa làm người
Có thể nhóm
“Nhà Chúa Cha” nghĩ rằng: Ba Ngôi Thiên Chúa chỉ là một Thiên Chúa, nên nếu Đức
Maria đã là Mẹ của Ngôi Hai Thiên Chúa, thì cũng là mẹ của Ngôi Cha và trong
tương lai không xa, có thể sẽ có mặc khải mới gán thêm cho Đức Mẹ danh hiệu “Mẹ
của Ngôi Ba Thánh Thần” cũng không chừng!
Như thế, một
thụ tạo bỗng trở nên mẹ của Đấng Sáng Tạo, nữ tỳ của Thiên Chúa đột nhiên biến
thành Mẹ Thiên Chúa Cha, con người với bản tính loài người tự nhiên được tôn
lên làm mẹ của Thiên Chúa Toàn Năng!
Cũng có thể do sự lầm lẫn về vai
trò làm mẹ Đức Giêsu, Con Một Chúa Cha để thực hiệnnhiệm cục cứu chuộc loài
người của Chúa Cha, khi vâng lời Chúa Cha xuống thế gian làm người như mọi
người, ngoại trừ tội lỗi.
Như đức tin cho
chúng ta biết, vì nguyên tổ loài người bất tuân phục Thiên Chúa, nên tội lỗi đã
xâm nhập vào thế gian, và con người phải chết, vì không còn được ở trong ân
nghĩa với Thiên Chúa, “nhưng Thiên Chúa” (tức Chúa
Cha) “yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì
khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa đã sai Con của
Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian nhờ Con
của Người mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người thì không bị lên án; nhưng
kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào Danh của Con Một Thiên
Chúa” (Ga 3, 16-18). Thánh Phaolô diễn giải
chân lý này trong thư gửi giáo đoàn Rôma như sau: “Thật
vậy, mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa, nhưng họ được
trở nên công chính do ân huệ Thiên Chúa ban nhưng không, nhờ công trình cứu
chuộc thực hiện trong Đức Kitô Giêsu. Thiên Chúa đã đặt Người làm nơi xá tội
nhờ máu của Người cho những ai có lòng tin” (Rm 3, 23-25).
Như thế, công cuộc cứu chuộc loài
người là kế hoạch của Chúa Cha, được thực hiện bởi Chúa Con, với sự cộng tác
của Chúa Thánh Thần, bằng mầu nhiệm Nhập Thể và con đường Nhập Thể làm người
của Ngôi Hai Thiên Chúa đòi phải có một người mẹ, để Người có thể “làm người và
ở giữa chúng ta”, khi hoàn toàn trút
bỏ vinh quang Thiên
Chúa, để “mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần
thế. Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên
cây thập tự” (Pl 2,7-8).
Ở đây, có một
lưu ý quan trọng, đó là Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế để làm người thật, làm
con người trăm phần trăm, ngoại trừ tội lỗi, với tất cả những gì là con người,
thuộc về con người. Người được cưu mang trong lòng một người mẹ như tất cả mọi
người con, được sinh ra, được nuôi dưỡng, yêu thương, giáo dục như bất cứ con
người nào. Người cũng làm việc, và biết thế nào là cực nhọc, vất vả; biết vị
mặn của mồ hôi, biết nước mắt của đau buồn, biết cay đắng của tình yêu bị phản
bội, biết xót xa, quặn thắt của thất vọng, cô đơn. Người cũng biết đau đớn trên
thân xác khi bị roi vọt, đóng đinh; biết nhục nhã khi bị chế giễu, nhạo cười;
biết thẹn thùng, khi bị lột trần và treo trên thánh giá trước mắt mọi người.
Ngài biết thương nhớ, trăn trở và trối lại Mẹ mình cho môn đệ Người thương mến
trước khi chết; biết chạnh lòng thương cảm và bao dung tha cho mọi người, và đã
chết như mọi người phải chết…
Tóm lại, Ngôi
Hai Thiên Chúa làm người thật, chứ không mượn xác aiđó để “làm người”; không
nhập hồn vào một thân xác như kiểu lên đồng, nhập cốt. Chính vì thế, ở Ngôi Hai
Thiên Chúa cùng lúc có hai bản tính: một bản tính Thiên Chúa, một bản tính loài
người. Cả hai bản tính hiện diện trong cùng một con người Thiên Chúa là Đức
Giêsu.Vì thế, khi được chọn làm mẹ của Đức Giêsu, Đức Maria trở thành mẹ của
“một Đức Giêsu duy nhất” không chỉ với bản tính loài người, mà còn với bản tính
Thiên Chúa. Điều đó nghĩa là không thể cắt Đức Giêsu làm đôi, hay xẻ Đức Giêsu
thành hai phần đặt cạnh nhau: một nửa là con người, một nửa là Thiên Chúa; một
phần là nhân tính còn phần kia là thiên tính. Trái lại, Đức Giêsu là một và duy
nhất với cả thiên tính và nhân tính không thể tách biệt, chia lìa. Và đó là lý
do Đức Mẹ là Mẹ Đức Giêsu conngười, thì cũng là mẹ Đức Giêsu Thiên Chúa.
Do đó, danh hiệu
Mẹ Thiên Chúa được dành cho Đức Maria là điều hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, danh
xưng “Mẹ Thiên Chúa” của Đức Maria phải được hiểu trong ý nghĩa của mầu nhiệm
Nhập Thể của Đức Giêsu, Ngôi Lời Thiên Chúa, nghĩa là Đức Mẹ chỉ là Mẹ của Đức
Giêsu, chứ không thể “đánh đồng” là mẹ của cả Chúa Cha, và có thể sau này là mẹ
luôn cả Chúa Thánh Thần, bởi vì Chúa Cha và Chúa Thánh Thần không xuống thế làm
người, nên không mang bản tính loài người, đang khi Chúa Con làm người, và làm
người như mọi người, nên phải có mẹ để cưu mang Con Người của Thiên Chúa, phải
có mẹ để Thiên Chúa không làm người một cách chắp nối, vá víu, nửa vời, vài
chục phần trăm, hay hữu danh vô thực, nghĩa là mượn danh làm người mà không làm
người thực, không thực sự là người.
Cũng cần nhắc
lại Kinh Tin Kính, trong đó, người Công giáo tuyên tín Đức Giêsu là Thiên Chúa với
bản tính Thiên Chúa: “Tôi tin kính Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa sinh
bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh
Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không
phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha, nhờ Người mà muôn vật được
tạo thành”. Tiếp theo là phần tuyên
tín Đức Giêsu là con người với bản tính loài người: “Vì loài người chúng ta,
và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Đức Chúa Thánh
Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người. Người chịu
đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô; Người chịu khổ
hình và mai táng, ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh”.Và phần
sau cùng là ngày về trời và trở lại trong vinh quang Thiên Chúa của Đức Giêsu,
Con Một Thiên Chúa: “Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha, và Người sẽ
lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Nước Người sẽ không
bao giờ cùng”.Đến đây, chúng ta nhận ra sự khác biệt giữa danh hiệu “Mẹ
Đức Giêsu Thiên Chúa làm người” theo giáo lý của Hội Thánh Công giáo, và
“Mẹ Chúa Cha” mà nhóm “Nhà Chúa Cha”vừa công bố như một mặc khải mới của họ.
Khigán ghép cho
Đức Maria danh hiệu “Mẹ Chúa Cha”, nền tảng tín lý của Hội Thánh sẽ bị lung
lay, toàn bộ giáo lý phải thay đổi, và tất nhiên, những ai chấp nhận mặc khải
mới “Mẹ Chúa Cha” này sẽ không còn đủ điều kiện để tự nhận mình “không làm
gì trái với giáo lý đức tin, vẫn ở trong Giáo Hội, vẫn thuộc về Giáo Hội, đang
thực hiện chương trình của Chúa Cha”, bởi phủ nhận tín điều căn bản về Chúa
Cha, không sớm thì muộn, người ta sẽ phủ nhận tất cả mọi tín điều của kho tàng
đức tin được Đức Giêsu ký thác cho Giáo Hội gìn giữ, loan truyền.
Tạm
kết
Thánh Phaolô
quở trách các tín hữu Galát là những kẻ ngu xuẩn
khi cảnh báo họ trước nguy hiểm lìa xa đức tin vào Chúa Kitô. Thánh nhân nói
với họ:
Ai
đã mê hoặc anh em là những người đã được thấy hình ảnh Đức Giêsu Kitô
chịu đóng đinh vào thập giá phơi bày ra trước mắt? Tôi muốn anh em
cho tôi biết điều này thôi: anh em đã nhận được Thần Khí vì đã làm
những gì Luật dạy, hay vì đã tin nhờ được nghe? Anh em ngu xuẩn như thế
sao? Anh em đã khởi sự nhờ Thần Khí, nay lại kết thúc nhờ xác thịt sao? (Gl 3, 1-3).
Thánh Phaolô
nhắc nhở người Galát về ơn cứu độ mà họ nhận được nhờ đức tin vào sứ điệp của Phúc
Âm về sự chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, và kinh nghiệm của họ về việc được
tràn đầy Thần Khí. Thánh tông đồ chỉ cho
các Kitô hữu thấy rằng khi rời khỏi con đường mà họ đã bắt đầu khi đón nhận
Phúc Âm thì quả là nguy hiểm vì đã phủ nhận phẩm giá mà họ đã nhận được: đó là
phẩm giá của những người được Chúa Kitô cứu chuộc. Chúng ta đến với đức tin vào
Chúa Kitô là kết quả của ân sủng nhận được nhờ lời rao giảng Tin Mừng: đó là sự
khởi đầu của ơn gọi làm con cái Chúa. Qua thư Galat, thánh Phaolô như đang mời
gọi mỗi người chúng ta hãy tập trung vào tình yêu thương của Thiên Chúa, được
thể hiện trọn vẹn qua cái chết và sự Phục Sinh của Đức Giêsu. Thánh nhân không
muốn chúng ta biết điều gì khác ngoài Chúa Kitô bị đóng đinh vào thập giá (x.
1Cr 2,2); điều đó đã được dạy dỗ và nhắc nhở chúng ta qua đời sống sinh hoạt
mỗi ngày của Giáo Hội mà không cần phải cất công tìm kiếm ở bất cứ nơi nào xa
xôi. Chỉ cần:
Anh em yêu mến Thầy và tuân giữ giới răn Thầy
truyền ban, Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn
mãi. Đó là Thần Chân Lý, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không
thấy và cũng chẳng nhận biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa
anh em và ở trong anh em” (Ga 14, 15-17).
Những điều Chúa
Giêsu dạy bảo sẽ không hư mất, nhưng sẽ được duy trì trong Tông truyền thánh
thiện bằng ngôn từ, được viết trong Tân Ước, một phần có trong Cựu Ước và các
sách thánh. Những điều đó hình thành đức tin, nhờ Chúa Thánh Thần trợ giúp,
được duy trì trong Giáo Hội Công giáo từ thời Chúa Giêsu. Ước mong sao mỗi
người tín hữuluôn bám vào Kinh Thánh và giáo huấn của Giáo Hội để luôn được
Thánh Thần Chúa gìn giữ, ngõ hầu có thể tránh được bao cạm bẫy, lầm lạc trên
con đường dương thế, giữ vững đức tin mình đã lãnh nhận từ Hội Thánh, để mỗi
người chúng ta đều được mạnh dạn như thánh Phaolô mà nói rằng: “Tôi sống,
nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2, 20). Nếu
có thể sống đức tin như thế, chắc chắn chúng ta sẽ được đẹp lòng Chúa, sẽ nhận
được “vòng hoa dành cho người công chính”, bởi vì “Chúa
là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không
phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện”
(2Tm 4, 8).
Đăng nhận xét