Fr. Giuse Phạm Văn Đại, op.[1]
Thiên Chúa là Đấng tốt lành thánh thiện đã dựng nên con người. Không dừng lại ở đó, Ngài còn muốn cho con người được tham dự vào sự sống thần linh của Ngài. Qua các mặc khải, Thiên Chúa tỏ cho con người thấy rằng Ngài yêu thương họ vô cùng và muốn họ được hạnh phúc. Thiên Chúa muốn con người dùng những khả năng mình có để ca tụng Chúa, nhờ đó con người sẽ được hạnh phúc, bình an. Việc tụ họp nhau để tôn vinh Thiên Chúa giúp nuôi dưỡng đức tin của mỗi người Kitô hữu và làm cho mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người trở nên gần gũi hơn. Trong Hội Thánh, có những người được Thiên Chúa chọn gọi bước đi theo Người, để phụng sự người cách đặc biệt hầu trở nên giống Người hơn về mọi mặt, đó chính là những người sống đời dâng hiến. Những người này dành riêng cuộc đời cho Chúa và nhờ việc cử hành Phụng vụ, họ kín múc nguồn ân sủng từ nơi Thiên Chúa xuống cho mình và tha nhân. Như thế, Phụng vụ có vai trò quan trọng đặc biệt đối với những người sống đời dâng hiến.
1. Phụng vụ trong Hội Thánh
Phụng vụ chính là đời sống của Giáo hội, một đời sống được cô đọng, tập
trung để được tiến dâng cho Thiên Chúa nhờ Đức Kitô[2]. Chúa Giêsu nói: “Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy,
thì có Thầy ở đấy, giữa họ (Mt 18, 20)”. Điều này có thể hiểu rằng khi có
những người tụ họp lại để ca tụng Chúa, thì họ đang nhân danh Chúa để cử hành
Phụng vụ, và khi đó chính Chúa hiện diện nơi họ trong những cử hành Phụng vụ.
Công đồng Vatican II xác định cách rõ ràng rằng: “Phụng vụ là tột đỉnh quy hướng mọi hoạt động của Giáo hội, đồng thời là
nguồn mạch tuôn trào mọi năng lực của Giáo hội[3]”. Nhờ Phụng vụ con người kín múc được
nguồn ân sủng dồi dào nơi Thiên Chúa và được tham dự vào những mầu nhiệm nơi
thiên quốc: “Phụng vụ trần gian là nơi
chúng ta tham dự bằng cảm nếm trước Phụng vụ trên trời, được cử hành trong
thánh đô Giêrusalem.” (x. HCPV, số
8). Như thế nhờ Phụng vụ, con người hiệp đoàn với các thánh trên trời để
ca tụng Thiên Chúa và được hưởng nếm trước những ân huệ của Thiên Chúa ngay ở
trên trần gian này.
Ngay từ thời Cựu
Ước, Thiên Chúa đã muốn con người dâng những hy lễ toàn thiêu lên Ngài, bằng
cách sát tế các con vật, hay bằng việc dâng tiến những hoa màu ruộng đất, những
của đầu mùa lên Thiên Chúa: “Chúng tôi buộc
mình hằng năm phải đem dâng vào Nhà Đức Chúa những thổ sản đầu mùa của chúng
tôi và tất cả hoa trái đầu mùa mọi thứ cây, cũng như các con trai đầu lòng của
chúng tôi và của thú vật, như đã chép trong Lề Luật (Nkm 10, 36-37)”. Những
hành động ấy xuất phát từ chính ý định của Thiên Chúa. Ngài muốn con người sống
tương quan mật thiết với Ngài. Con người đã được Thiên Chúa ban cho ân huệ sự sống
cùng với tất cả những hoa màu ruộng đất, nên phải dâng lên Thiên Chúa những gì
tốt nhất để tạ ơn Người. Bước sang thời Tân Ước, việc cử hành các nghi lễ vẫn
tái diễn nhưng xoay quanh mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh của Đức Kitô. Và trải
qua thời gian, nền Phụng vụ trong Giáo hội không ngừng được canh tân để phù hợp
với từng thời đại.
2. Phụng vụ nguồn mạch của đời sống dâng hiến
Những
người sống đời dâng hiến là những người dành cả cuộc đời mình cho Chúa để phụng
sự Ngài mà thôi: “Qua mọi thời, luôn có
những người nam nữ, sẵn sàng nghe theo tiếng gọi của Chúa Cha và sự thúc đẩy
của Thánh Thần, đã chọn con đường đặc biệt để bước theo Đức Kitô, sequela Christi,
để tự hiến cho Chúa với một trái tim không chia sẻ.[4]” Thế nên, việc kết hiệp với
Chúa, việc cầu nguyện với Chúa ngang qua Phụng vụ quả là điều rất cần thiết.
Điều này mang ý nghĩa sống còn đối với đời tu. Nói cách khác, Phụng vụ có vai
trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống dâng hiến. Phụng vụ giúp nuôi dưỡng
đời sống dâng hiến. Bở nếu hơi thở cần thiết cho sự sống thế nào thì Phụng vụ
cũng cần thiết cho đời tu như vậy.
Mặc
dù, mỗi Hội dòng hay tu hội có những
linh đạo riêng, có hội dòng chú trọng đến việc lao động, có hội dòng chú trọng
đến việc học hành, có hội dòng chú trọng đến việc chăm sóc bệnh nhân…, nhưng
tất cả mọi hội dòng, tu hội đều phải bám vào một trục chính đó là duy trì đời
sống kết hợp với Chúa qua thánh lễ, kinh nguyện Phụng vụ, đời sống cầu nguyện…
Nói cách khác, không thể tách rời Phụng vụ ra khỏi đời sống dâng hiến. Vì,
Phụng vụ chính là linh hồn của đời tu!
2.1. Thánh thể với đời dâng hiến
Bí
tích Thánh Thể là trung tâm điểm của Giáo hội, là trọng tâm của đời sống dâng
hiến: “Bí tích Thánh Thể là tâm điểm của
đời sống Giáo hội và cũng là tâm điểm của đời sống thánh hiến.”[5] Bí
tích Thánh Thể là nguồn mạch nuôi dưỡng đời sống của mọi Kitô hữu. Đối với
những người sống đời thánh hiến, Bí tích Thánh Thể là nguồn sống nuôi dưỡng tâm
hồn của họ. Ngay từ thời sơ khai các tín hữu đã tụ họp nhau lại để tham dự lễ
bẻ bánh. Hội Thánh tiên khởi được hình thành khi các môn đệ tụ họp nhau để cầu
nguyện và tham dự lễ bẻ bánh. Sách Công vụ Tông đồ thuật lại cho chúng ta về
các cộng đoàn sơ khai như sau: “Các tín
hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng
năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng (Cv 2, 42).” Chính Chúa
Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh Thể: “Ngài
thực hiện chức vụ Tư Tế trọn hảo, khi dâng tiến lên Thiên Chúa hiến lễ tuyệt
hảo của lòng vâng phục được Thiên Chúa chấp nhận và thông ban cho nhân loại ơn
cứu độ.”[6]
Chính Người là nguồn sống, là sự bình an cho những ai kết hợp với Người.
Thánh lễ chính là việc hiện tại hóa lại mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh của
Đức Kitô. Nói cách khác, thánh lễ là việc tưởng niệm biến cố vượt qua của Đức
Giêsu: “Hy lễ của Đức Ki-tô đền thay cho
chúng ta và đưa chúng ta lên đến chỗ giống như Thiên Chúa, đến chỗ biến đổi vào
trong tình yêu.”[7] Trong thánh lễ chúng ta được nghe Lời
Chúa, đó là nguồn mạch dẫn đưa ta đến với Ngài: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi (Tv
118, 119).” Lời Chúa đánh động tâm hồn mỗi người tín hữu một cách khác
nhau, nhưng đều đưa dẫn họ đến một đích điểm cuối cùng là được gặp gỡ và kết hợp
với Ngài. Thánh lễ cũng chính là việc cử hành Bí tích Thánh Thể. Đây được coi
là việc cử hành Phụng vụ quan trọng nhất trong đời sống của người Kitô hữu,
cách riêng là đối với những người sống đời dâng hiến. Vì nhờ việc cử hành này,
những người sống đời thánh hiến được nuôi dưỡng trong ân sủng của Thiên Chúa,
và được lãnh nhận dư tràn hồng ân khi đón rước Mình Thánh Chúa: “Thật vậy, việc cử hành Thánh Thể chứa đựng
tất cả của cải thiêng liêng của Giáo hội, đó chính là Đức Kitô, lễ Vượt Qua của
chúng ta, Người là Bánh hằng sống, ban sự sống cho nhân loại bằng chính Thịt của
Người, Thịt đã được sống động nhờ Thánh Thần và làm cho người ta được sống.”[8]Việc cử hành mầu nhiệm Mình và Máu
Thánh Chúa giúp củng cố và phát triển sự hiệp nhất và tình yêu thương của những
người đã dâng hiến cho Thiên Chúa trót cả cuộc đời.
2.2. Các giờ kinh Phụng vụ với đời dâng hiến
Đời
dâng hiến luôn gắn liền với Các Giờ kinh Phụng vụ. Trong Giờ kinh Phụng vụ,
Thiên Chúa nói với con người và con người cũng nói với Thiên Chúa bằng các lời
kinh. Nói cách khác, Các Giờ kinh Phụng vụ như nguồn sống xuyên suốt đời tu, nó
giúp cho người sống đời dâng hiến giữ được nhịp sống của mình. Đồng thời, Các
Giờ kinh Phụng vụ cũng giúp những người tu trì được bén rễ sâu hơn trong mối
tương quan với Chúa cách mật thiết hơn; và dĩ nhiên là một tương quan mở ra với
anh chị em của mình. Bởi chính khi bước vào cử hành Giờ kinh Phụng vụ, người tu
sĩ mang vào trong đó tất cả thế giới, với những biến cố và sự kiện đang xuất
hiện trong thế giới.
Vậy,
việc cầu nguyện cùng Thiên Chúa là điều cần thiết, việc này được thực hiện qua
Thánh lễ, Các Giờ kinh Phụng vụ, qua việc lãnh nhận các bí tích : “Hội Thánh mời gọi các tín hữu cầu nguyện đều
đặn qua kinh nguyện hằng ngày, Các Giờ kinh Phụng vụ, Thánh lễ Chúa Nhật và các
lễ trọng của Năm Phụng vụ.”[9]
Tạm kết
[1] Sinh viên thần học tại TT. HVĐM.
[2] Dom Robert le
Gall, La Liturgie de l’Eglise, bản dịch Việt ngữ của Lm. Nguyễn Cao Luật,
O.P, “Phụng vụ của Giáo hội”, HVĐM, 2009, tr 3.
[5] Ibid, số 95.
[6] Phan Tấn Thành, Đời sống Tâm Linh, Tập X, Tp. HCM, HVĐM, 2012, tr 37.
[7] Đức Hồng Y
Joseph Ratzinger, Tinh thần Phụng vụ,
Dg. Nguyễn Luật Khoa, OFM, Phạm Thị Huy, O.P, (Hà Nội: Tôn Giáo, 2008), tr 55.
[8] Đức Gioan
Phaolô II, Tông huấn Đời sống Thánh
hiến, số94.
[9] Sách Giáo
lý Hội thánh Công giáo, số 2720.
[10] Ibid, số 1069.
[11]Đức Gioan
Phaolô II, Tông huấn Đời sống Thánh hiến, số 109.
Đăng nhận xét