Nt. Anna Lê Thị An Bình, FMI.
Trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay, một cử
chỉ được diễn ra hằng ngày của hàng
triệu người
lớn cũng như nhỏ khi
cầm chiếc smartphone trên tay là “thả tim” hay
“bắn tim” phản
hồi cho một tin nhắn. Cách đặc biệt khi chụp hình cử chỉ “bắn
tim” trở nên
hiện hành phổ biến, mọi
người cùng
giơ tay lên,
làm cùng một cử điệu
như để diễn tả một thông điệp
yêu thương chan hòa.
Ngang
qua cử chỉ này, người
viết được gợi hứng
một chút suy tư về việc
sống tình yêu, cách đặc biệt
trong tháng Thánh Tâm
là hãy cùng
nhau “bắn tim” cho cuộc đời bằng những
hành động cụ thể bởi vì mỗi người chúng
ta ai cũng muốn nhận lấy yêu thương và gởi trao yêu thương đến người khác.
Bài viết khởi đi từ Thiên Chúa là nguồn mạch của Tình yêu để chiêm ngắm tình yêu đến cùng nơi Trái Tim Chúa Giêsu mà từ đó các thánh đã lan tỏa tình yêu ấy sau khi đã được đụng chạm qua đời sống thánh thiện và ước mong mỗi người chúng ta noi gương bắt chước, đóng góp một chút gì để cùng nhau xây dựng một thế giới đầy ắp yêu thương như lòng Chúa ước mong : “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
1.- Thiên Chúa “bắn tim” cho con
người – “Thiên Chúa là Tình Yêu”
Trong Tông huấn Christus Vivit, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói rằng : “Trước hết, cha muốn nói với mỗi người
chúng con về chân lý đầu tiên : “Thiên
Chúa yêu con”. Nếu chúng ta đã từng nghe rồi, không quan trọng,
ngài chỉ muốn nhắc cho chúng ta nhớ rằng : Thiên Chúa yêu chúng ta, Thiên Chúa
yêu tôi. Chúng ta đừng bao giờ nghi ngờ điều đó, cho dù bất cứ điều gì xảy ra trong
cuộc đời chúng ta. Trong bất cứ cảnh huống nào,
chúng ta cũng được Thiên Chúa yêu thương vô tận” (ĐTC. Phanxicô, Christus Vivit,
số 112).
Thiên Chúa đã “bắn tim”, nghĩa là trao ban tình yêu cho con người bằng tình
yêu muôn thuở vì bản chất của Ngài là Tình Yêu.
Trong Lời Chúa, từ Cựu ước cho đến Tân ước chúng ta thấy có
rất nhiều đoạn diễn tả tình yêu của Ngài trong nhiều cách thức
khác nhau. Chẳng hạn, đôi khi Thiên Chúa tỏ ra như những
người cha người mẹ thương mến chơi đùa với con cái mình : “Ta lấy dây nhân nghĩa, lấy mối ân tình mà lôi kéo chúng. Ta xử với chúng như người nựng trẻ thơ, nâng lên áp vào má” (Hs 11,4).
Đôi
khi Tình yêu Thiên Chúa
lại được sánh ví với tình yêu của các bà mẹ hết lòng
hết dạ yêu
thương con mình, một tình yêu tận tâm can làm cho người
mẹ không thể
quên hay bỏ con
mình
: “Có phụ nữ nào quên được đứa
con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình
đã mang nặng đẻ đau ? Cho dù nó có
quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” (Is 49,15). Thậm chí, Thiên Chúa còn tỏ ra như
một người yêu thiết
tha đến mức hoạ hình
người mình yêu trên lòng bàn
tay để có thể luôn nhìn
thấy khuôn mặt người ấy trước
mặt : “Hãy xem,
Ta đã ghi khắc ngươi trong lòng bàn tay Ta” (Is 49,16).
Hoặc Ngài nói với chúng
ta rằng, từ muôn thuở
chúng ta đã được
Ngài chờ đợi,
bởi vì không
phải tình cờ mà chúng
ta có mặt trong
thế giới này.
Ngay cả trước
khi hiện hữu,
chúng ta đã ở trong kế hoạch yêu thương của
Ngài : “Ta đã yêu ngươi bằng
mối tình muôn thuở, nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương”
(Gr 31,3). Hay cho chúng
ta biết rằng Ngài nhìn
thấy nơi ta một vẻ đẹp mà không
ai khác có thể nhận ra : “Vì trước
mắt Ta, ngươi thật
quý giá, vốn được Ta trân trọng và mến thương” (Is 43,4).
Thật vậy, trải qua dòng lịch sử cứu độ, Thiên Chúa đã
“thả tim”, đã “bắn tình
yêu” cho nhân
loại như thế
đó. Cho dù con người
có thế nào
đi nữa thì Chúa vẫn
cứ yêu và luôn tìm cách để yêu vì “muôn
ngàn đời Chúa
vẫn trọn tình thương” và tình yêu của Ngài lên đến đỉnh điểm khi “Thiên Chúa yêu thế
gian đến nỗi ban Con Một” (x. Ga 3,16)
để cho con người được “sống và sống dồi
dào” (x. Ga 10,10).
2.- Chúa Giêsu trao
hiến tình yêu cho nhân
loại bằng “Tình Yêu đến cùng”
Chúng ta cùng
nhìn ngắm Đức Kitô, vì yêu thương, Người đã hiến thân mình
cho đến chết
để cứu độ chúng ta. Đôi
tay Người dang ra trên
thập giá là dấu chỉ cao quý nhất của một tình
yêu đi đến cùng : “Người yêu những
kẻ thuộc về mình
còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng”
(Ga 13,1).
“Cường độ” của Tình yêu mà Chúa
Giêsu trao ban
đó là đến cùng,
là không giới
hạn, là vô điều kiện.
Tình yêu ấy không
dừng lại ở sự sợ hãi, khó
khăn hay thách
đố như thân
phận của con người
mỏng dòn thường
làm. Ngài yêu cả kẻ thù, cả người
phản bội, cả kẻ giết
mình, yêu đến điên rồ. Và tình
yêu ấy được thể hiện nơi lòng thương
xót, sự tha
thứ không mệt mỏi. Vì thế mà trong lời nguyện nhập
lễ của Chúa nhật 26 Thường niên nhắc nhở mỗi người
chúng ta : “Lạy Chúa, khi Chúa
thương xót và thứ tha, chính là lúc Chúa biểu lộ quyền năng cách tỏ tường hơn cả”.
Thật vậy Chúa Giêsu
đã đi vào trong
sự yếu đuối và nghèo
hèn của mầu nhiệm Nhập
thể và Thập giá “vì chúng
ta và vì ơn cứu độ chúng
ta” để chúng
ta một khi cảm nghiệm
được tình yêu của Chúa,
cũng được mời gọi hãy yêu thương
nhau bằng một tình yêu không
phân biệt hay loại trừ. Yêu mà không mong đền đáp, nhưng yêu một cách vô vị lợi,
luôn chia sẻ, cảm thông
và tha thứ với mọi hoàn cảnh. Sẵn
sàng phục vụ như người
tôi tớ... và cuối cùng,
coi sự sống của mình
là sự sống của người khác, nên nếu cần,
chấp nhận hy sinh cho người khác như Đức Giêsu
đã hiến mạng vì bạn hữu của mình.
Thật thấm thía biết bao khi nghe lại lời của Đức giám mục Bùi Tuần viết trong
cuốn sách “Nói
với chính mình” : “Tình yêu không
có hy sinh là tình yêu
giả, hy sinh không có tình yêu là hy sinh thừa”.
3.- Noi Gương Thầy Giêsu, các
thánh đã “bắn tim cho Thiên Chúa”
Các thánh là những người
đã được giặt
áo mình trong máu con chiên và các ngài đã hiến mình
vì tình yêu Thiên
Chúa, lòng mến tha nhân để trọn cuộc đời minh chứng
cho một chân lý bất diệt
: Thiên Chúa
là Tình Yêu.
Cùng nhìn vào cuộc đời của các thánh để thêm một lần xác tín hơn trong đức tin và dám đi đến hành động
cụ thể như Chúa.
Trước hết, chúng
ta cùng chiêm
ngắm sự đáp trả của Đức
Maria khi được
Thiên Chúa “bắn
tim”. Mẹ đã “bắn tim”
lại cho Thiên Chúa
không phải bằng
tay mà bằng
sự vâng phục
trọn cả cuộc sống,
khi trải qua những biến
cố Mẹ vẫn “bắn tim” lên Thiên
Chúa để thưa
: “Này con đây
là nữ tỳ Chúa, xin hãy thành sự
cho tôi như lời sứ thần truyền” (x. Lc 1,38)
và cuộc đời Mẹ
luôn suy đi ngẫm lại Lời Chúa
nói trong lòng,
nơi chính trái tim
Mẹ dâng lên Chúa và thuộc trọn
về Chúa. Cảm nhận được tình yêu vô biên
của Thiên Chúa,
cả cuộc đời của Mẹ Maria có thể tóm gọn trong ba chữ ECCE-FIAT-MAGNIFICAT. Đó là cách mà Mẹ của chúng ta đã “bắn
tim” cho Chúa
và cho đời.
Chị Thánh Têrêxa
Hài Đồng Giêsu
đã tìm ra ơn gọi của
mình và thốt
lên : “Giữa lòng giáo
hội, tôi sẽ là tình
yêu”. Chúng ta cũng hãy nhìn vào mẫu gương
của thánh Têrêxa
Hài Đồng, trái tim của chị thật lớn và muốn ôm hết
tất cả mọi người vào lòng
chị, chị đã “bắn tim”
cho người khác
qua con đường
thơ ấu đơn sơ nhỏ bé và đầy hy sinh
của chị.
Trong tháng Thánh
Tâm Chúa Giêsu,
chúng ta không
thể không nhắc đến chị Thánh Magarita – Maria Alacoque
(1647- 1690), vị thánh
đã lan truyền việc sùng
kính Thánh Tâm
Chúa, bằng tình yêu của chính
mình, để đền bù cho sự lạnh nhạt và vô ơn của thế gian. Thánh
nhân đã thốt
lên :
“Chúa đòi trái tim của tôi… rồi đặt nó vào Trái Tim đáng tôn
thờ của Người. Chúa cho tôi nhìn thấy trái tim của tôi như một cái chấm nhỏ được
thiêu đốt trong lò lửa bừng cháy ấy. Sau đó, Chúa lấy nó ra như một ngọn lửa bừng
cháy có hình trái tim rồi đặt vào chỗ trước đó Người đã lấy ra” (Thánh Magarita – Maria Alacoque).
Là con cháu của các thánh tử đạo Việt Nam, chúng ta mang
trong mình niềm tin kiêu hãnh được thừa hưởng đức tin từ máu của các thánh tử đạo, và chúng ta không thể quên lời mà Thánh Anrê Phú Yên đã nói : “Chúng ta hãy lấy tình yêu để đáp lại tình yêu của Chúa chúng ta, hãy lấy mạng sống đáp lại mạng sống”.
Vâng chúng ta hãy cùng nhau nép mình bên Thánh Tâm Chúa để đón lấy tình yêu của Ngài và từ đó “bắn tim” cho cuộc đời này bằng những hành động cụ thể của một nụ cười, ánh mắt cảm thông, yêu
thương phục vụ để như lời của Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận chia sẻ : “Hãy yêu thương nhau không bằng lời nói mà bằng việc làm. Hãy yêu
thương nhau bằng tay mặt mà tay trái không biết.
Hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương chúng con” (Đường Hy Vọng, số 755).
4.- Cùng nhau xây đắp một
thế giới đầy ắp yêu thương
Trong một
thế giới mà quy luật yêu thương được tôn trọng,
mọi người sẽ sống với nhau tốt hơn. Trong mỗi con người mà quy
luật yêu thương được tôn trọng, chính người ấy sẽ thay đổi, thăng
tiến và thành đạt (không thành tài thì cũng thành nhân). Trong
thế giới con người biết yêu thương thì mỗi người sẽ biết “nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi lòng hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác... (1Cr 13,4-6).
Tôi có thể “bắn tim”
cho cuộc đời này trong
giây phút hiện tại, với trách nhiệm
và công việc
tôi đang được
giao, trong môi trường
mà tôi đang
sống. Nói cách
khác tôi trao
ban tình yêu của
mình qua những
cử chỉ, hành
động cụ thể
trong đời sống thường
ngày như là một nụ cười, một cái bắt
tay, một lời an ủi, … Tình yêu thì có sức sáng
tạo đến vô biên, khi chúng
ta thật sự muốn trao
ban yêu thương,
sẽ có trăm ngàn cách
để thể hiện. Cuộc
đời chỉ hạnh
phúc và ý nghĩa thực sự khi ta biết sống cho nhau
và vì nhau, một lời mời gọi bắn tim cho cuộc đời giúp tôi
nhìn lại con người bản
thân, về cách thể hiện
và trao ban tình
yêu trong cuộc
sống, để làm sao không
chỉ riêng tôi mà người khác
cũng cảm nhận
được hạnh phúc
thực sự. Giờ đây xin mời
bạn hãy cùng
tôi : một, hai, ba nào mình cùng
“bắn tim” cho cuộc đời !
Đăng nhận xét