Nt. Maria Rosa Dương Tuyết, op1.
Dẫn nhập
Tự bản chất con người luôn khao khát và tìm kiếm cái tuyệt đối, cái siêu việt và bản ngã của chính mình. Đặc biệt là người Kitô hữu, chúng ta tìm kiếm một cuộc sống với Thiên Chúa, vì Thiên Chúa và cho Thiên Chúa. Để có được cuộc sống như vậy, chúng ta phải không ngừng hướng về Thiên Chúa và tìm kiếm thánh ý của Ngài qua việc cầu nguyện và bác ái với tha nhân. Vậy, phải chăng cầu nguyện và bác ái là hai điều cốt yếu của đời sống thiêng liêng, một thứ không thể thiếu đối với mỗi người tín hữu chúng ta ?
Để trả lời câu hỏi này,
hãy cùng nhau tìm hiểu
đôi nét về cuộc
đời của một vị thánh
nữ mà có lẽ tên của người
không xa lạ gì với chúng ta, để từ đời sống
của thánh nhân,
chúng ta hiểu con đường chính
yếu dẫn thánh
nữ đến sự trọn lành
; và nhờ gương mẫu của thánh nữ, chúng ta cũng khám
ra con đường mà Thiên Chúa
đang muốn chúng
ta lựa chọn
và bước đi để
đạt đến sự “ trọn
hảo” như lòng
Chúa mong muốn,
đó chính là thánh nữ Rosa de Lima.
1.- Đời sống của thánh nhân
Rosa sinh ra trong
một gia đình nghèo ở Lima vào ngày
20 tháng 4 năm 1586.
Khi lãnh nhận
bí tích Rửa
Tội, chị được đặt tên là Isabelle, nhưng mẹ của chị, đã nhìn thấy một bông hồng nở trên khuôn mặt nhỏ bé xinh xắn của chị và đã thốt
lên
: “Từ giờ trở đi, con sẽ là Bông Hồng của mẹ”. Từ Bông Hồng (Rosa) nhỏ bé đó đã tỏa ra một loại hương
thơm kết tinh từ
cuộc sống giản
dị, khiêm tốn và đầy lòng yêu
mến, tương phản với những
cảnh tượng đẫm máu của thành phố Lima
thời
bấy giờ. Chị là một Bông Hồng
thánh thiện đầu tiên nở hoa
trên miền đất
Nam Mỹ. Ngay
từ thuở bé,
chị đã được
nuôi dưỡng bởi những câu chuyện về cuộc đời của thánh nữ
Catarina thành Siêna, người
đã trở thành một hình
mẫu cho đời sống
thiêng liêng của chị. Năm 20 tuổi,
chị lãnh nhận
tu phục Dòng
Ba Đa Minh. Tuy nhiên, vì không
có tu viện nào trong
thành phố nơi
chị đang sống, nên chị đã biến một căn nhà gỗ trong
khu vườn của cha mẹ thành nơi ẩn tu của mình.
2.- Cầu nguyện – con đường gặp gỡ
Đức Kitô
Khi sống
kiếp phàm nhân,
Chúa Giêsu đã để lại gương
mẫu cho chúng ta về đời sống cầu nguyện liên lỉ của mình. Người luôn cậy nhờ đến sức mạnh của
lời cầu nguyện
trước và trong mọi biến cố để nhận
ra thánh ý của Chúa
Cha. Noi gương Đấng
mà thánh nữ mến yêu
hiến dâng, Rosa
Lima đã dành hầu hết thời
gian cho việc
cầu nguyện và suy niệm
để tìm kiếm thánh ý Chúa trong
suốt cuộc đời của chị.
Nếu như
từ những ngày
đầu trong sứ vụ công khai, Chúa Giêsu luôn
dành cho mình
những giờ phút thinh
lặng trong cô tịch, dù rạng đông
hay trong đêm
tối, Ngài luôn
“nói chuyện” với Cha của mình, lãnh
nhận thánh ý Chúa Cha ; thì chị thánh Rosa
của chúng ta cũng không
ngoại lệ, chị đã dùng trọn ngày sống của mình
để kết hợp mật thiết với Đức Kitô,
vị Lang Quân của lòng chị.
Tình yêu của chị dành cho
Chúa Kitô rực
sáng như mặt trời, soi chiếu
khắp nơi và tỏa
hương thơm ngát như chính
cái tên của chị. Tình
yêu ấy cứ lớn dần theo năm tháng trong
sự cô tịch nhưng
lại chan chứa
niềm vui, một niềm
vui nơi đó có
Đức
Kitô. Chị thánh
có một thói quen
vừa đi dạo vừa đọc Thánh vịnh để ca tụng Chúa.
Chị không bao giờ hoang phí
từng khoảnh khắc của
đời mình dù chỉ một giây để nói chuyện
và cầu nguyện với Chúa,
đúng như câu châm ngôn
của Dòng mà chị muốn tháp
nhập vào : “Chỉ
nói với Chúa và nói về Chúa”.
Mỗi bước
chân của chị là một lời chúc
tụng Thiên Chúa. Vạn vật cỏ cây trong
khu vườn nhỏ bé của chị đều là những điều kỳ diệu
mà Thiên Chúa
đã tạo tác
để tất cả cùng hòa chung lời chúc tụng và ngợi khen
Thiên Chúa với thánh nữ.
3.- Lòng bác ái đối với tha nhân, đặc biệt là những
người da màu
Tình yêu
của Thiên Chúa
là tình yêu
phổ quát. Thiên Chúa không phân
biệt người Do Thái và dân ngoại,
giữa giàu và nghèo, giữa
sang và hèn
…
Tình yêu của Ba Ngôi Thiên
Chúa là tình
yêu gương mẫu cho
mọi thứ tình
yêu trên thế gian này và nó được thể hiện cụ thể
nơi Đức Giêsu
Kitô. Thánh nữ Rosa Lima
cũng có một tình
yêu đặc biệt đối với những người
nghèo, người ốm đau-bệnh
tật, người già neo đơn và tất cả các trẻ em nghèo bị bỏ rơi ở
Lima. Chị đã phân phát
tất cả những gì mình có cho những
người nghèo, kể cả vải vóc và quần áo của chị. Mẹ của thánh
nữ hỏi ngài rằng
: “Nếu con bị bệnh, con sẽ tìm đâu ra quần áo con
cần” ? Chị
thánh trả lời “nếu con thật sự cần, Chúa sẽ chu
cấp cho con”.
Nơi thánh nữ, chúng
ta nhận ra một sự tín thác tuyệt đối cho sự quan phòng
của Thiên Chúa.
Vào thời điểm đó, sự phân
biệt chủng tộc ở Lima rất
mạnh mẽ và khắc nghiệt.
Giống như Chúa Giêsu, thánh
nữ đã không lựa chọn giữa
những người bất hạnh mà chị giúp
đỡ : người Ấn Độ hay Tây Ban Nha, người
da trắng hay da màu,
tự do hay nô lệ nhưng
chị đã chăm
sóc tất cả mọi người
với một tình yêu xuất phát từ con
tim chân thành
của mình. Trong
mối phúc, Chúa Giêsu
đã nhấn mạnh
đến lòng bác ái. Lòng bác ái không chỉ dừng
lại ở lời nói nhưng
cần được thể hiện bằng hành động. Bác ái là tình yêu với Thiên
Chúa, thể hiện
nơi tình yêu đối với tha nhân. Chúa
Giêsu Kitô là Đấng đã liên kết cả
hai nên một.
Nơi Người, bác ái được
bao bọc bởi
đức tin và đức cậy. Vì thế, thánh
Phaolô nói rằng,
đức bác ái là “nữ hoàng” của các nhân
đức và sẽ chẳng bao giờ hư mất (1Cr 13,8 ; 13,13).
Thánh nữ Rosa đã suy niệm
và ghi nhớ tất cả những giáo huấn của Thiên Chúa.
Chị luôn thao
thức và trăn trở “làm sao tìm
được một nơi để có thể đón tiếp những bệnh nhân ung thư nghèo khổ ?” Chị đã tha thiết và nài xin liên lỉ với Thiên
Chúa cuối cùng chị đã tìm
được một bệnh
viện để đón tiếp những người mắc bệnh nan
y đó chính là căn phòng nhỏ bé của chị.
Chị đã chăm sóc tận tình một bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối suốt 5 tháng tại căn phòng
của chị. Như một phép lạ,
người phụ nữ mắc căn
bệnh ung thư đã được
ơn chữa lành nhờ vào sự chăm sóc đặc biệt của
thánh nữ.
4.- Sự kết hợp hoàn hảo
giữa cầu nguyện và bác ái theo gương Chúa Giêsu
Cầu nguyện,
đối với thánh
nữ Rosa Lima,
là đi vào mối tương quan
mật thiết với Thiên Chúa để kín múc ân sủng, sức mạnh và sự nâng đỡ của Người, hầu giúp chị tiến bước
trên con đường đức tin. Cầu nguyện mở ra con đường cho những
hoạt động tông
đồ của chị.
Không dễ dàng để phục vụ nếu không
có ơn Chúa và không có tâm hồn sống động trong cầu nguyện.
Chúng ta không thể
chia sẻ tình
yêu nếu chúng
ta không cảm nghiệm
được tình yêu của Chúa
trong cuộc đời
của mình. Chúng
ta không gặp được Chúa nơi tha nhân nếu chúng ta không
có kinh nghiệm gặp gỡ Ngài
trong chiêm niệm
và cầu nguyện. Thánh Phaolô nhấn mạnh
với chúng ta rằng bác ái là trên hết. Mọi sự được hoàn thiện
trong đức ái (x. 1Cr 13,4). Bác ái là tình thương
biểu lộ ra bên ngoài
và nhận ra những giá trị đích thực bên trong của mỗi người.
Chúng ta cầu
nguyện để biết
và làm theo ý muốn của
Thiên Chúa và sống giống
như Ngài và với
Ngài. Con đường
của Thiên Chúa
là con đường yêu thương “Cứ dấu này mà mọi người
sẽ nhận biết
anh em là môn đệ của
Thầy, đó là anh em có lòng
yêu thương nhau” (Ga
13,35). Tình yêu không phải
chỉ ở đầu môi chót
lưỡi, nhưng phải biến
thành hành động bác ái (x. Gc 2,17).
Một ngày kia, trong
lúc Rosa đang cầu nguyện,
bỗng dưng chị nghe
thấy tiếng khóc
của một cô gái trẻ đáng thương, chị đã mau mắn gác lại việc
cầu nguyện và đến bên cô để an
ủi, để “lau khô” những
giọt nước mắt cho cô gái trẻ này. Rõ ràng, thánh Rosa là mẫu gương
cho chúng ta trong việc
phân định điều gì là quan
trọng và cần
thiết hơn. Đừng
nghĩ rằng, chị thánh
đã coi nhẹ
việc cầu nguyện
hơn là bác ái. Không
phải thế ! Nhưng
chị đã lắng
nghe và biết
được điều gì là quan
trọng trong lúc này.
Nếu chúng
ta chỉ biết
cầu nguyện nhưng
chúng ta lại
vô tâm trước lời
than khóc của
tha nhân, những
người sống xung quanh chúng ta thì chúng ta chẳng khác gì so với những
người Pharisiêu và Biệt
Phái. Nếu chúng
ta nói chúng
ta yêu mến Chúa
nhưng chúng ta lại làm ngơ với anh em thì tình yêu của chúng ta là một thứ tình yêu chết không sinh hoa lợi. Chúa
Giêsu đã dạy cho các
môn đệ của Người “Thầy
ban cho anh em
một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau,
anh em hãy yêu thương nhau
như Thầy đã yêu thương
anh em” (Ga 13,34- 35). Tình yêu mà Chúa Giêsu
đòi hỏi nơi chúng ta là một tình
yêu xuất phát từ đáy lòng của chúng ta và được thể hiện
qua các hành động
bác ái với tha nhân.
Chúa Giêsu mời
gọi chúng ta hãy cho đi những gì mình có, vật chất
cũng như tinh
thần “Ai cho một trong những
kẻ bé nhỏ này uống,
dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật
anh em, người
đó sẽ không mất phần
thưởng đâu” (Mt
10, 42).
5.- Lòng yêu mến Thánh Giá được thể hiện qua việc khổ chế
Chúa Kitô trên thập
giá đã hiến tặng cho nhân loại
ơn cứu độ, thì lòng bác ái của chị thánh
Rosa đã cứu rỗi các linh
hồn, thật cân xứng
với tình yêu của chị dành cho Chúa Kitô chịu đóng
đinh. Chị cảm thấy vô cùng đau đớn khi
nghĩ đến những
linh hồn đã mất sau khi được
mua bằng giá đắt,
giá Máu của Chúa Kitô. Chị đã khóc cho số phận của nhiều
giáo phái dị giáo đang tàn phá khắp Âu Châu. Thánh
nữ Rosa Lima
đã vươn lên
trong lời cầu nguyện,
phục vụ những
người nghèo nhất
xã hội, ăn chay và hành xác, chị luôn khát khao các ân sủng
của Bí tích Rửa
Tội nở hoa trong mình
để bước theo dấu
chân của Chúa Kitô
nghèo khó và đau khổ trên
thánh giá. Đối với chị,
sự thánh thiện đích thực không
nằm ở việc sám hối
của thân xác, nhưng ở nơi
tâm hồn, vốn đòi hỏi sự khiêm
nhường và vâng
phục.
Thánh Phaolô
nhấn mạnh rằng lời vâng phục trên
thập giá của Chúa
Kitô dẫn chúng
ta vào sự Phục Sinh của Người. Vậy, chúng ta không
còn sống theo
xác thịt, chúng
ta không còn là những con
người trần thế. Chúng ta chỉ biết Chúa Kitô đã
chết và sống
lại. Tạo vật cũ đã lỗi thời
và Thiên Chúa
đã tái tạo trở nên những tạo vật mới (x. Rm 8,1-11). Sự rực cháy trong lối hành
văn của thánh
Phaolô đã thiêu
đốt trái tim của
thánh nữ Rosa. Tình yêu Đức Kitô
đã chiếm lấy chị. Ý tưởng
rằng : “chỉ có một Người chết cho tất cả nhân loại” đã truyền
cảm hứng cho ơn gọi của chị trong Gia Đình Đa Minh. Ngoài những người tội lỗi
và phần rỗi
của các linh
hồn đã khuất,
chị Rosa còn khát
khao cho nỗi thống khổ về ơn cứu độ của những người da đỏ, những
người mà chị đã yêu thương và cống hiến cuộc đời của mình.
6.- Thánh Rosa đã sống một cuộc
đời sám hối và cô tịch
Theo gương
Thánh nữ Catarina Siena, từ thuở
thơ ấu, Rosa đã ăn chay,
từ chối ăn thịt và trái cây,
chị chỉ ăn bánh mì và uống nước. Qua việc
đền tội mãnh
liệt về thể xác, chị đã
dâng mình cho
Chúa như một nạn nhân
đẫm máu để kết hợp với
Chúa Kitô trên
thánh giá hầu cứu chuộc
các linh hồn trong
luyện ngục và hoán cải tất cả những người
đang sống trong
tội lỗi. Chị đã tìm kiếm bất cứ thứ gì có thể làm khổ thân thể
của chị. Chị đã nhặt những
sợi dây gai và gom
lại thành một
bó để thực hiện
công cuộc đánh
tội hàng ngày cho đến
khi máu chảy thấm đẫm thân thể chị. Thế nhưng, chị
vẫn cảm thấy
chưa đủ so với những tội lỗi
mà nhân loại
đã phạm, chưa
đủ so với những nhục hình mà Chúa
Kitô đã chịu trên thánh
giá.
Tấm ván
gỗ không làm thỏa mãn
giấc ngủ của chị. Vì thế,
chị đã tự đóng cho mình một chiếc giường
bằng những mảnh gỗ
buộc bằng dây, rồi chị lấp đầy những khoảng
trống bằng những vật sắt nhọn hướng
lên trên. Chị đã ngủ trên chiếc giường này suốt 16 năm cuối đời.
Trong một thị kiến, thánh Rosa đã nhìn thấy Chúa Giêsu
với vẻ mặt nhân hậu và từ bi. Ngài nói với chị rằng
:
“Hỡi con, hãy
nhớ rằng giường
thập tự giá mà Cha nằm chờ chết, còn cứng hơn, hẹp hơn và đáng sợ
hơn gấp ngàn lần so với giường
của con. Đinh
đâm vào tay chân Cha,
máu Cha tuôn trào từ những vết
thương, Cha đã bị nếm giấm chua và mật đắng. Hỡi con yêu dấu, hãy suy niệm tất
cả những đau khổ này, con hãy so sánh những đau đớn của Cha và lòng nhân
từ của Cha dành cho con và nhân loại,
Cha sẽ ban cho
con sức mạnh và lòng can đảm”.
Cũng cần
hiểu rằng, sự “ khổ chế” của Rosa không
phải là một sự khinh miệt
thân xác nhưng
là dấu hiệu của một cuộc sống được
hòa giải. Biết
bao linh hồn và tội
nhân được giao hòa với Thiên Chúa nhờ sự khổ hạnh của
chị. Trong một
lá thư, Rosa viết
rằng :
“Chúng ta phải biết sau thử thách sẽ đến ân sủng. Chúng ta phải
biết rằng nếu không có gánh nặng của những đau khổ thì người ta không thể đạt được đỉnh
cao của ân sủng. Chúng ta phải hiểu rằng mức độ ân sủng tăng lên cùng với sự
gia tăng của đau đớn. Con người phải cố gắng để không
phạm lầm lỗi và sai lạc. Chiếc thang duy nhất của Thiên đường là thập giá. Vì ngoài thập giá không có cách nào để
leo lên thiên đường”.
Vậy, có thể nói,
thánh nữ Rosa
đã áp dụng việc sám hối
một cách nghiêm
khắc. Chị đã dâng mình
cho Chúa làm
của lễ đền tội cho tội nhân,
cho đất nước
Pêru và cho dân tộc của
mình. Chị đã biến những
đau đớn của mình thành
cái giá cho sự hoán cải của những
người sắp lìa bỏ trần
gian và cứu rỗi
các linh hồn nơi luyện
ngục.
Tóm kết
Gương mẫu
sống tâm linh
của thánh nữ Rosa Lima có
thể chiếu soi
cho người tín
hữu nói chung,
cách riêng với những tâm hồn dâng hiến
cho Chúa trong
ơn gọi tu trì, nhận ra
giá trị của việc cầu nguyện và bác ái là hai điều vô cùng cần thiết cho đời sống
thiêng liêng của chúng ta.
Thánh nữ đã dạy
cho chúng ta biết cầu nguyện là điều cần thiết và quan trọng nhất để đi vào mối tương
quan với Thiên
Chúa và nâng
tâm hồn chúng ta hướng về Thiên Chúa. Nhờ việc gặp gỡ Ngài
trong cầu nguyện, chúng ta bước vào
con đường trọn
lành.
Nhưng thánh
nữ cũng cho thấy giá trị cao trọng của đức
bác ái, qua việc phục vụ tha nhân. Rõ ràng, chúng
ta gặp Thiên Chúa qua việc phục vụ tha nhân. Vì thế, cầu nguyện và bác ái trở thành tâm
điểm của đời sống thiêng
liêng vì cả hai đều xuất phát từ Thiên Chúa
và là con đường dẫn chúng ta đến với Thiên Chúa Cha qua Chúa Kitô.
Việc thực hành
hai điều này giúp
người Kitô hữu
sống sự sống
vĩnh cửu của
Thiên Chúa ngay tại dương thế. Qua cuộc đời của thánh
Rosa Lima, chúng ta nhận ra nơi thánh
nữ có sự hiện diện
của Chúa Kitô.
Chị thánh đã thực
sự sống hai điều răn lớn của Chúa Giêsu
Kitô : “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của
ngươi, hết lòng, hết linh hồn, và hết trí khôn ngươi ; và yêu mến người thân cận như chính mình” (Mc 12,30-31).
Tài liệu tham khảo
1.- La Bible de Jérusalem, Paris, Les
Editions du Cerf, 2000.
2.- J-A.
ROBILLIARD, O.P, L’amour du prochain,
Cerf, Paris, 1954.
3.- Pape François, Catéchèse-13. Jésus, Maître de prière, mercredi
4, novembre 2020.
4.- Louis
BOUYER, Introduction à la vie spirituelle, Paris,
1960.
5.-
Anne DAIX, Sainte Rose de Lima, 1936.
6.- Propre de l’Ordre des Prêcheurs- Liturgie des heures
– sanctoral, 1983.
Đăng nhận xét