Przemysław Sawa
Loan báo Tin Mừng không chỉ là rao giảng kerygma (Phúc âm hoá mang tính ngôn sứ) mà còn mang âm hưởng Phụng vụ (Phúc âm hoá mang tính Tư tế) và khía
1 Lược dịch từ : Theology and Liturgical Principles at the Service of Evangelization—Towards a Catholic Renewal, mdpi.com (03. 04. 2023).
nhãn quan này, bài viết trình bày những cơ hội cơ bản do thực
tại Phụng vụ tạo ra cho việc Phúc âm hoá các tín hữu cũng như những người khác tình cờ hiện diện tại
buổi cử hành hoặc theo dõi việc cử hành đó. Bài viết cho thấy đâu là những
căng thẳng giữa các quy tắc Phụng vụ và đòi hỏi của việc loan báo Tin Mừng,
đồng thời cũng chỉ ra những thời điểm khác nhau trong Thánh Lễ, Phụng vụ các
Bí tích hoặc các khía cạnh khác nhau của Năm Phụng
vụ vốn chưa được khai triển. Tác giả xác định những thách đố cụ thể đối với việc
Phúc âm hoá Phụng vụ và gợi ý cách giải quyết những thách đố ấy trong thực tế.
Điều này diễn tả linh đạo Thánh Thể và Phụng vụ của việc canh tân Giáo hội hậu
Công đồng Vatican II.
1.- Dẫn nhập
Lời mời gọi Tân Phúc âm hoá có thể được
nghe thấy rõ ràng trong Giáo hội. Đức Gioan Phaolô II hiểu đó là sự dấn thân vào sứ mạng không thể thay đổi của những người đã lãnh
phép Rửa trong một thế giới đang thay đổi, với nhiệt tâm, phương pháp, và cách
diễn đạt mới. Đây rõ ràng là nhiệm vụ của tất cả những người đã chịu phép Rửa, dù họ có ơn gọi hay chức năng nào. Điều này bao hàm việc
các tín hữu hành động riêng cũng như với tư cách là một cộng đoàn, tức là với những
người khác và đại diện cho Giáo hội. Về phương diện này, vẫn còn là một thách đố trong việc có được
một trải nghiệm sâu sắc hơn về Phụng vụ, đặc biệt là Thánh Thể, vốn có một tiềm
năng Phúc âm hoá và không thể tách rời khỏi các chiều kích khác của việc loan
báo Tin Mừng. Tuy nhiên, liệu Phụng vụ, nhất là Thánh Thể, và diễn biến của năm
Phụng vụ có dành không gian cho việc Phúc âm hoá chăng ?
Để trả lời câu hỏi một cách đúng mực, trước tiên, cần xác định các thuật ngữ được sử dụng, thứ
đến, trình bày việc cử
hành và nhiệm huấn như những không gian cho việc Phúc âm
hoá đầu tiên và thường xuyên, và cuối cùng suy tư về những khả thể trong việc sử
dụng những vận hành của Phụng vụ để loan báo và trải nghiệm Tin Mừng :
“Việc cử hành Phụng
vụ vì thế trở thành việc trình bày lời Chúa một cách liên tục, trọn vẹn và hữu
hiệu. Do đó, lời Chúa không ngừng được công bố trong Phụng vụ luôn là lời sống
động và hiệu nghiệm nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Lời Chúa diễn tả tình yêu của Chúa Cha không bao giờ mất tác dụng đối với chúng
ta”2.
Tuy nhiên, không chỉ từ ngữ mới quan trọng,
mà cả các dấu chỉ, không gian và tất cả các nghi thức khác cũng quan trọng nữa.
Một phân tích về nguồn tài liệu dẫn đến
kết luận rằng các nghiên cứu chuyên sâu về việc Phúc âm hoá qua Phụng vụ là khá hiếm hoi. Rất nhiều ấn phẩm về Phụng vụ và các Bí tích, dù là trong lĩnh vực thần học hay
nghi thức, không phải lúc nào cũng đưa ra câu trả lời (x. O’Malley, 2014). Sau
khi đã phân tích các tài liệu của Huấn quyền trong Giáo hội và các quy tắc cơ bản của Phụng vụ, trong
bài viết này, tôi muốn trình
bày những yếu tố Phúc âm hoá của các hình thức Phụng vụ khác nhau.
2.- Những nền tảng về bản chất Phúc âm hoá của Phụng vụ
Việc
Phúc âm hoá không thể chỉ giới hạn trong việc công bố Lời Chúa, vì đó là một thực tại rộng
lớn hơn. Đàng khác, khó có thể coi việc Phúc âm hoá như một từ đồng nghĩa với
hoạt động mục vụ. Do đó, điều quan trọng là phải xác định
2 X. Giới thiệu chung về Sách Bài Đọc,
số 4.
Phúc âm hoá là gì và nó được biểu thị ở đâu, kể cả trong Phụng vụ và Thánh Thể.
2.1.- Phúc âm hoá và các hình thức Phúc âm
hoá
Thay
vì chỉ là sự truyền đạt kiến thức tôn
giáo, Phúc âm hoá là sự công bố liên quan đến con người và công trình của
Đức Giêsu Kitô. Điều quan trọng trong việc Phúc âm
hoá là sự trải nghiệm. Hội đồng Giáo hoàng về Thúc đẩy Tân Phúc âm hoá
(2020) đã nhắc nhớ chúng ta về điều này khi nói rằng : “Hành trình hình thành của
người kitô hữu (…) luôn có đặc tính trải nghiệm, nhưng không bao giờ bỏ qua việc
hiểu biết về đức tin. Cuộc gặp gỡ sống động và đầy sức thuyết phục với
Đức Kitô do các chứng nhân đích thực công bố là rất quan trọng”3. Do
đó, Phúc âm hoá không thể được đánh đồng với Kitô giáo hoá. Dù là một nhiệm vụ quan trọng,
nhưng Giáo hội không chỉ trình bày cho thế giới thấy
những giá trị phổ quát, mà còn phải can đảm loan báo lời Chúa4 và nội dung cơ bản của Tin Mừng (kerygma) là dẫn dắt mọi người đến chỗ gắn kết với
Chúa Giêsu và cuối cùng tuyên bố rằng Chúa Giêsu là Đấng
Cứu độ và là Chúa của họ. Đây
là điều khiến
người ta thay đổi
lối nghĩ, hành động và cả cuộc đời. Bằng cách này, kerygma đánh thức đức tin, góp phần vào sự phát triển đức tin, dẫn đến
sự hoán cải và xây dựng Giáo hội5, sức mạnh của Giáo hội ấy không nằm ở số lượng người được rửa tội mà ở số người được loan báo Tin Mừng6.
Ghi nhớ điều này, người ta
cũng cần nhớ rằng kerygma cần
phải được đào sâu. Điều cần thiết là Phúc âm hoá thường xuyên, nhưng cũng cần
nhiệm huấn và huấn
3 X. Cẩm nang Huấn giáo, 97.
4 x. Tông huấn Verbum Domini, số 98.
5 x. Seremak 2002, tr. 260.
6 x. Tông huấn Verbum Domini, số 96.
giáo, mà việc dạy đức tin, luôn luôn liên quan đến sứ điệp tiên
khởi của Tin Mừng. Sau đó, các tín hữu củng cố mối tương quan của họ với Đức Kitô và trở nên
hoà nhập trong Giáo hội.
Việc loan báo Tin Mừng được hiểu như thế
có sự biện minh sâu sắc nhất trong sứ mạng của Chúa Giêsu Kitô. Việc loan báo Tin Mừng tham gia vào “hành vi”
của Chúa Con, Đấng
đã nhập thể làm người và dùng ngôn ngữ
của con người, mạc khải Chúa Cha và rồi cứu độ con người qua mầu nhiệm
Vượt qua. Là Đấng bị Đóng đinh và Phục sinh, Đức Kitô thể hiện mình là Ngôn sứ,
Tư tế và Vua (Mục tử). Nói cách khác, Đức Kitô
loan báo Tin Mừng và là chính
Tin Mừng. Tuy nhiên, đây không chỉ là một giáo huấn mang tính học thuyết
hoặc luân lý, vì Lời Chúa gắn liền với trải nghiệm,
sống động và hữu hiệu, và biến đổi những ai chấp nhận Lời đó. Hơn nữa, Chúa
Giêsu không chỉ là Tư tế, vị dâng hy lễ ngợi khen mà còn là chính của
lễ. Cuối cùng, Người đã thực hiện như lời Người đã hứa : “Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt
đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga
12, 32). Nhờ những điều này, Chúa Giêsu
là vị mục tử nhân lành và triều đại của Người là vương quốc của công lý, tình yêu
và hoà bình. Nhìn vào sứ mạng của Chúa
Giêsu, chúng ta cần nhìn nhận các chức năng ngôn sứ, tư tế và
vương giả (mục tử). Theo cách thức ba chiều này, Chúa Giêsu Kitô vẫn hướng dẫn việc
rao giảng Tin Mừng, mà đỉnh cao là công cuộc cứu chuộc con người và canh tân mọi sự nơi Người, nhờ Chúa Thánh Thần.
Chúng ta phải kiên định nhận ra 3 hình
thức của việc loan báo Tin Mừng : Ngôn sứ, Phụng vụ và Mục tử. Chắc chắn,
loại hình được chú ý nhiều nhất, cả về lý thuyết lẫn thực hành,
là Phúc âm hoá qua chức năng ngôn sứ, tức là rao giảng Lời Chúa. Đồng thời, việc loan báo Tin Mừng qua Phụng vụ bị đánh
giá không đúng mức. Loại hình này không phải là về việc giảng lễ
mà là về chiều kích Phúc âm hoá qua các dấu chỉ và cử hành Phụng vụ nói chung. Cuối cùng, lòng thương
xót cần được xem
như một chức vụ vương
giả—tuy nhiên, vẫn còn là một thách đố
trong việc liên kết sự giúp đỡ những người
có nhu cầu với sứ điệp tiên
khởi của Tin Mừng và trải nghiệm tôn giáo.
Điều nằm ở trung tâm của 3 lĩnh vực này
là Lời Chúa— trong việc Phúc âm hoá mang tính ngôn sứ, đó là Lời được công bố ; trong việc Phúc âm hoá qua chức năng tư tế—là Lời được
cử hành ; và trong việc Phúc âm hoá qua chức năng mục tử —là Lời được trải nghiệm trong việc
phục vụ người khác.
2.2.- Tương quan giữa Thánh Thể và việc loan báo
Tin Mừng
Phúc âm hoá dẫn đến Phụng vụ (Thánh Thể)
nhưng Thánh Thể cũng phúc âm hoá các tín hữu. Đức Gioan Phaolô II nhắc Giáo hội rằng Phụng
vụ “là một phương thế thánh hoá ;
đó là một cử hành đức tin của Giáo hội, và là một phương thế của việc chuyển
giao đức tin. Cùng với Kinh Thánh và giáo huấn
của các Giáo Phụ, Phụng
vụ là nguồn linh đạo chân chính và lành mạnh sống động”7. Thánh Thể cũng thúc đẩy tín hữu
đảm nhận sứ mạng của họ, như được kêu gọi trong mệnh lệnh giải
tán : Thánh lễ đã hoàn tất, hãy ra đi (Ite, missa est). Do đó,
tín hữu cần chia sẻ những gì họ đã trải nghiệm
trong cuộc gặp gỡ với Chúa. Chính vì lý do này mà
Thánh Thể và công cuộc thừa sai không
thể tách rời nhau. Đức Bênêđictô XVI nói rằng :
“Sự kinh ngạc thích thú trước hồng ân mà Thiên Chúa ban
tặng chúng ta trong Đức Kitô in sâu vào đời sống chúng ta một sự năng động mới, thúc đẩy chúng
ta trở nên những
7 Tông huấn Ecclesia in Europa, 2003,
số 70.
chứng nhân cho tình yêu của Người”8 và rằng : “Khi lòng yêu mến Thánh Thể càng sống động trong tâm hồn của
kitô hữu, thì sứ vụ loan báo càng trở nên rõ ràng hơn đối với họ : mang Đức
Kitô đến cho mọi người”9.
Bạn chỉ có thể chia sẻ những
gì bạn thực sự có. Bằng cách này, “nhờ mầu nhiệm hoàn toàn ẩn mình của Người,
Đức Kitô trở thành mầu nhiệm
ánh sáng, nhờ đó các tín hữu được dẫn vào chiều sâu của sự sống thần linh”10.
ĐHY. Joseph Ratzinger đã đưa ra một cảnh
báo quan trọng. Đối với ngài, sẽ là sai lầm nếu sử dụng Thánh Thể cho mục đích tuyên
truyền ; Phúc âm hoá (sứ mạng) không
thể là một sự tuyên truyền. Phụng vụ Thánh Thể cần được coi như trung
tâm mầu nhiệm của Kitô giáo và là nguồn mạch của chiều kích thừa sai, vì việc
loan báo Tin Mừng không thể chỉ đến từ chiến lược và kế hoạch11.
Tuy nhiên, xem ra vẫn cần phải khám phá cảm thức và ý nghĩa của Phụng vụ cũng như tiếp thu
đúng đắn đâu là linh hồn của việc canh tân Phụng vụ, vốn không thể tách rời khỏi
các khía cạnh khác của việc canh tân Giáo hội theo tinh thần của Công đồng Vatican
II. Điều này đã được thể hiện một cách khéo léo bởi Tôi tớ Chúa, cha
Franciszek Blachnicki, người sáng lập Phong trào Ánh sáng Sự sống mục vụ quốc tế
dành cho giới trẻ và người lớn, đã nói rằng :
“Tính mới lạ của khái niệm Công đồng về Phụng vụ cuối cùng
dẫn đến việc khắc phục những thiếu hụt đã chồng chất qua các thời đại và khôi phục lại một khái niệm rõ
8 Tông huấn Sacramentum caritatis, số 85.
9 Thông điệp Ecclesia in Europa, 2003,
số 86.
10 Sđd., số 11.
11 X. Ratzinger 2012,
tr. 397–98.
ràng, đầy đủ, toàn diện và nguyên bản, xuất phát từ bản chất của các
kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa,
và Giáo hội, đã học được nhờ sự mặc khải trong các nghiên cứu lịch sử
và thần học tẻ nhạt”12.
3.- Cử Hành Phụng vụ trong công cuộc Phúc âm
hoá
Vì việc rao giảng Tin Mừng liên kết chặt
chẽ với Phụng vụ, nên việc cử hành Phụng vụ, Bí tích và nhiệm huấn phải được nhìn trong bối cảnh của việc rao giảng Tin Mừng lần đầu
và thường xuyên cho những người đã lãnh phép Rửa. Phụng vụ là “nơi rất đặc biệt để dạy giáo lý cho dân Thiên
Chúa” (GLCG 1074 ; x. SLRM, số 5). Ý tưởng này được khai
triển trong Chỉ nam Huấn giáo :
“Phụng vụ là một trong những nguồn thiết yếu và không thể
thiếu được của việc huấn giáo của Giáo hội, không những vì huấn giáo có thể rút
nội dung, ngữ vựng, hành động, và lời của đức tin từ Phụng vụ, nhưng trên hết bởi vì
Phụng vụ và việc huấn giáo thuộc về nhau trong chính hành vi tin” (số 95).
Có một mối liên hệ loại suy giữa Phụng vụ và lời rao
giảng tiên khởi. Đức Biển Đức XVI nhắc chúng ta rằng : “Để hiểu Lời Chúa, chúng ta cần biết trân trọng và cảm nghiệm được ý
nghĩa và giá trị chủ yếu của hành động Phụng vụ. Sự hiểu biết đầy đức tin về
Sách Thánh luôn phải tái qui chiếu về Phụng vụ, trong đó, Lời Chúa được cử hành
như một lời hợp thời và sống động”13.
Làm sao để
thực hiện được điều này ?
12 X. Blachnicki, 2015a,
tr. 6.
13 Tông huấn Verbum Domini, số 52.
3.1.- Nghệ thuật Cử hành (Ars Celebrandi)
Nghệ thuật cử hành Phụng vụ rất quan trọng đối với việc
loan báo Tin Mừng và không thể chỉ dừng lại ở mỹ học mà thôi. Trải nghiệm tâm linh đích thực và
truyền nó lại cho người khác qua chứng tá của lời cầu nguyện là điểm mấu chốt. Cuối cùng, tất cả là về tình
yêu của Thiên Chúa được ban tặng qua Đức Giêsu Kitô trong Chúa Thánh Thần. Về điều này, thật đáng
nhắc lại tư tưởng của Đức Biển Đức XVI rằng trong vẻ đẹp của
Thánh Thể : “Ánh rạng ngời của vinh quang Thiên Chúa vượt trên mọi vẻ đẹp trần gian. Vẻ đẹp đích thực nhất là tình yêu của
Thiên Chúa, Đấng đã mạc khải trọn vẹn chính mình cho chúng ta trong mầu nhiệm Vượt qua”14. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên
khi Đức Gioan Phaolô II nói rằng Thánh Thể là một mầu nhiệm “mà trên hết mọi sự phải được cử hành cách tốt đẹp. Thánh lễ cần phải được
đặt ở trung tâm của đời sống kitô hữu và được mọi cộng đoàn cử hành một cách xứng
hợp…”15.
Vẻ đẹp của việc cử hành Phụng vụ khi được
hiểu theo cách này nằm trong phạm trù rộng lớn về mỹ, đan xen với chân và thiện. Như Đức Thánh Cha Phanxicô
đã lưu ý, đó là lý do tại sao “mọi hình thức huấn giáo cần chú ý tới via pulchritudinis, “con đường của cái đẹp”16. Một
cử hành đẹp, nếu sinh động và diễn tả đúng cách mà không khoa trương vô lối, sẽ trở thành một cách thế để loan
báo Tin Mừng cho các tín hữu và những người chỉ thỉnh thoảng tham dự Phụng vụ.
Việc cử hành ấy thể hiện ngôn ngữ của trái tim, coi trọng chứng từ của những
người tham gia, tính chân thực trong hành vi của những tín hữu và quan trọng nhất là tác động của
14 Tông huấn Sacramentum caritatis, số 35.
15 Tông thư Mane nobiscum
Domine, 2004, số 17.
16 Tông huấn Evangelii gaudium,
số 167.
Chúa Thánh Thần.
Thật là tốt đẹp khi nhớ thành quả mong đợi
của một trải nghiệm như vậy là gì : “Chiêm ngắm vẻ đẹp gợi ra
trong lòng chúng ta những tình cảm vui mừng, thích thú, dịu dàng, sung mãn, đầy
ý nghĩa, như thế mở lòng chúng ta ra cho sự siêu việt”17. Như vậy,
Phụng vụ không chỉ là một sự sùng bái, mà còn công bố “vẻ đẹp của Thiên Chúa có thể cảm nghiệm, đánh động tâm trí bạn và biến đổi cuộc đời bạn” (sđd., số 175). Trải nghiệm của các Phụng vụ Đông
phương, vốn nên được đọc bằng con tim với sự cởi mở nội tâm để gặp gỡ với Đấng Sẽ
Đến, có thể hữu ích về mặt này.
Đây là lý do tại sao nghệ thuật cử hành Phụng vụ lại quan
trọng đến vậy. Nó bao gồm lời nói, cử chỉ, tư thế, sự thinh lặng, màu sắc Phụng vụ, các vật phẩm, kiến trúc tôn giáo, ảnh tượng,
không gian, thời gian và nghi thức. Các bài hát trong Phụng vụ có ý nghĩa đặc biệt, vì chúng phải diễn
tả sự thánh thiêng và phù hợp với tính chất và thời gian cử hành, đồng thời tôn
trọng truyền thống và các quy định Phụng vụ18. Chính ở đây,
nơi mà luật lệ, truyền
thống và sự nhạy cảm của con người gặp nhau,
lại là nơi có thể nảy sinh những khó khăn lớn. Ngày càng có nhiều tín hữu không thấy âm nhạc
Giáo hội truyền thống hấp dẫn họ. Sự căng thẳng đôi khi nảy sinh về việc loan
báo Tin Mừng hoặc các nhóm đặc sủng không chỉ là một tranh chấp về thẩm mỹ hoặc truyền
thống. Trên thực tế, Giáo hội cần đặt
một câu hỏi cơ bản về Đạo Công giáo của chính mình,
vốn giả định rằng có nhiều cách thế để diễn tả và cảm nghiệm đức
tin dưới cùng một công thức Tuyên tín (Credo) duy nhất và thừa tác vụ duy nhất của Giáo hoàng và các giám mục. Một câu hỏi
cũng có thể được đặt ra về việc chấp nhận rộng rãi hơn các
17 Cẩm nang Huấn giáo, số 109.
18 X. Tông huấn Sacramentum
caritatis, số 40–42.
phong cách khác nhau dành cho các nhóm tín hữu khác nhau hoặc thậm chí cả những người ở các vùng ngoại biên của Giáo
hội19. Đối với khá nhiều người, âm nhạc ngợi ca và thờ phượng có ý nghĩa hơn và giúp họ cởi mở
hơn với những trải nghiệm tôn giáo.
Về nghệ thuật cử hành Phụng vụ, cũng cần quan tâm đến
sự tham gia tích cực (actuosa participatio) của tín hữu. Đây là một dấu chỉ rõ ràng về đức tin của những
người tham gia20. Tuy nhiên, điều trên hết và trước hết không phải là sự tham gia nhìn
thấy bên ngoài (ví dụ : bài hát, lời cầu nguyện) hoặc tham gia vào
các hành động đang diễn ra (ví dụ : đọc, hát, cầu
nguyện chung), mặc dù những khía cạnh này cũng quan trọng, nhưng quan trọng hơn là nội tâm đi
vào sự hiện diện của Thiên Chúa. Như Hồng y Joseph Ratzinger
đã lưu ý, việc tham dự theo nghĩa sâu xa nhất là về việc
những người tham dự Phụng vụ cùng nhau tham gia một cách nội tâm vào lời cầu
nguyện, Kinh nguyện Thánh Thể, do giám mục hoặc
linh mục chủ tế dâng lên và dẫn tín hữu đi vào hành động của Thiên Chúa. Do đó,
“việc giáo dục Phụng vụ phải dẫn đến (…)
hành động thiết yếu vốn làm nên bản chất của Phụng vụ, hướng đến quyền năng biến đổi của Thiên
Chúa, Đấng muốn, qua những gì
xảy ra trong Phụng vụ, biến đổi chúng ta và thế giới”21. Tuy nhiên, sự tham gia sâu sắc như vậy chỉ có thể diễn ra nếu một
người có đức tin được định hình đúng đắn và tham gia tích cực vào toàn bộ đời sống của cộng đoàn Giáo hội22. Do đó, đời sống và Phụng vụ được liên kết hữu cơ
với nhau.
19 X. Tông huấn Gaudete et exsultate, số 57.
20 X. Huấn thị Redemptionis Sacramentum, số 39.
21 X. Ratzinger, 2012, tr. 139.
22 X. Tông huấn Sacramentum
caritatis, số 55.
3.2.- Thánh Thể và các nghi lễ Kitô giáo như chứng từ cho thế giới
Nhìn vào Thánh Thể, người ta có thể thắc
mắc về chiều hướng truyền giáo của nó. Hồng y Joseph Ratzinger nói rằng : “Theo
nghĩa hẹp, Thánh Thể không trực tiếp hướng đến việc khơi dậy đức tin của con
người theo nghĩa truyền giáo. Thay vào đó, Thánh Thể nằm ở trung tâm của đức tin và nuôi dưỡng
đức tin…”23. Rõ ràng, mục đích của Phụng vụ không phải là để loan báo Tin Mừng cho những người ở
ngoài Giáo hội, nhưng là để tôn thờ Thiên Chúa, lôi kéo mọi người đến với Ngài
và thánh hoá những người tham dự. Tuy nhiên, việc cử hành Phụng vụ, nhất là
Thánh Thể, chắc chắn là một chứng tá đức tin cho toàn thế giới. Trước hết, cử
hành Phụng vụ cho thấy quyền ưu vị của Thiên Chúa – những người tham dự ở đó vì
Ngài, Ngài là trung tâm, và toàn bộ hoạt động Phụng vụ hướng về
Chúa. Một ví dụ đáng chú ý về
điều này là truyền thuyết
về sự khởi đầu của Kitô giáo ở Rus. Người ta kể rằng Hoàng tử Vladimir
không bị thuyết phục bởi những lập luận được các đại diện của Hồi giáo, Do Thái giáo,
hoặc các phái viên của Giáo
hoàng từ Đức đưa ra. Điều cốt lõi là chính những lời tường thuật từ các sứ giả
của hoàng tử, những người mà, sau khi từ Đền thờ Hagia Sophia ở Constantinople
trở về, đã nói :
“Chư thần không biết
mình đang ở trên trời hay dưới đất, vì chắc chắn không có nơi nào lộng lẫy hoặc
đẹp đẽ như vậy trên trái đất này. Chư thần không thể mô tả nó cho ngài được.
Chư thần chỉ biết rằng Thiên Chúa ngự ở đó giữa loài người, và sự tế lễ của họ vượt trên sự thờ phượng
23 X. Ratzinger 2012, tr. 377.
của tất cả những nơi
khác. Chư thần không thể quên được vẻ đẹp đó”24.
Khía
cạnh này của Phụng vụ cũng quan trọng đối với con người ngày nay—việc cử hành Phụng vụ
đúng cách một lần nữa đặt Thiên Chúa lên vị trí ưu việt trong cuộc sống của con
người. Đối với những người thường xuyên đi nhà thờ, đây là cơ hội để lớn lên
trong Đức Kitô, trong khi đối với những người tìm kiếm hoặc những người không
tin, hiện diện tại buổi lễ vì lý do nào đó, chứng từ này có thể giúp họ đặt câu hỏi và cuối cùng mở lòng đón nhận Phúc
âm. Rõ ràng, chỉ việc cử hành mà thôi là chưa đủ. Việc cử hành phải được tích hợp
trong toàn bộ đời sống của Giáo hội, các hoạt động ủng hộ loan
báo Tin Mừng và truyền
giáo, tính khả tín của Giáo hội và tính xác thực của các tín hữu.
Ngoài
ra, không gian thánh dùng cho Phụng vụ phải diễn
tả đức tin của Giáo hội và phục vụ mục đích loan báo Tin Mừng và huấn giáo25. Một bàn thờ và
bục giảng được đặt đúng vị trí nhấn mạnh ý nghĩa của Thánh Thể và Lời
Chúa, nơi cử hành cho thấy sứ mạng
mục vụ của chủ tế, người hành động với tư cách của Đức Kitô là Đầu, và vị
trí thích hợp của nhà tạm hướng tâm trí và giác quan của mọi người đến sự hiện
diện của Chúa26. Điều đáng chú ý là Đức Biển Đức XVI đã khuyến nghị rằng “các nhà thờ
nên dành một chỗ danh dự để đặt
Sách Thánh, ngay cả ở bên ngoài các cử hành Phụng vụ”27. Nghệ thuật
thánh (tranh ảnh, hình tượng, trang trí) cũng cần được
24 X. Vladimir, Adopts Christianity 2023, tr. 988.
25 Huấn thị Eucharisticum mysterium, 1967, số 24.
26 Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, số 314–315.
27 Tông huấn Verbum Domini, số 68.
quan tâm để thiết kế nội thất mang lại không gian cho trải
nghiệm tâm linh, ngay cả khi chỉ ở bước khởi đầu.
4.- Những thách
đố của việc loan báo Tin Mừng qua Phụng vụ
Ghi nhớ những điều trên, chúng ta có thể
cố gắng xác định những thách đố quan trọng xuất hiện trên đường loan báo Tin Mừng
qua Phụng vụ.
4.1.- Canh tân việc rao giảng trong Phụng
vụ
Phụng vụ mang đến Lời Chúa và dành không gian để công
bố Lời Chúa, cũng qua các dấu chỉ và hành vi của con người. Do đó, có một tầm nhìn Bí tích của Mạc khải hoặc thậm chí tính Bí tích của Lời Chúa. “Việc công bố Lời Chúa lúc cử hành kéo theo việc nhìn nhận rằng chính
Chúa Giêsu đang hiện
diện, rằng Người nói với chúng ta, và Người
muốn được chúng ta lắng nghe” (VD, số 56). Do đó, nên nhớ rằng một bài
giảng “không chỉ là một lời hướng dẫn, mà
còn là một hành vi thờ phượng. (…) Bài giảng là một bài thánh ca bày tỏ lòng biết
ơn đối với những kỳ công của Thiên Chúa, vốn không chỉ nói với những người đang quy tụ rằng Lời Chúa được ứng nghiệm nơi họ nghe, mà còn ca ngợi Thiên Chúa vì
sự ứng nghiệm này”28. Với
vai trò nổi bật này, bài giảng cần phải được chuẩn bị kỹ càng và nâng cao chất lượng. Bài giảng rất quan trọng đối với
việc loan báo Tin Mừng và huấn giáo29. Thay vì chỉ dạy giáo thuyết, luân
lý hoặc các giá trị Kitô giáo, bài giảng phải là cơ hội để tín hữu gặp gỡ thực sự với Thiên Chúa. Đây là thời gian
28 X. Homiletic
directory, 1995, số 4.
29 X. Tông huấn Evangelii
gaudium, số 135–59.
để công bố lời quyền năng và cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa
và dân Ngài
:
“Việc công bố lời
Chúa trong Phụng vụ (…) không phải là thời gian để suy niệm và dạy giáo lý mà
là một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và Dân Ngài, một cuộc đối thoại trong đó những điều kỳ diệu của ơn cứu độ được công bố và những đòi hỏi của Giao ước không ngừng
được lặp lại”30.
Bối cảnh thích hợp, cụ thể là loan báo về
niềm hy vọng, cũng cần thiết :
“Điều được Giáo hội
công bố cho thế giới chính là Lời của Hy Vọng (x. 1 Pr
3, 15) ; để có thể sống trọn vẹn từng giây phút, con người cần ‘niềm hy vọng lớn
lao’”, tức là “Thiên Chúa, Đấng có khuôn mặt con người và đã ‘yêu thương chúng
ta đến cùng’” (VD, số 91).
Chứng từ của người giảng thuyết, hoặc của
người khác, có thể hữu ích trong bài giảng mang tính loan báo Tin Mừng. Nó có
thể phục vụ như một minh họa cho những gì được nói ra. Chứng từ như vậy, nhất
là của giáo dân, có thể giúp người nghe đồng cảm hơn với sứ điệp được rao giảng.
4.2.- Những căng thẳng khó khăn
Mối tương quan giữa việc loan báo Tin Mừng
và Thánh Thể tạo ra những căng thẳng nhất định do, một mặt,
cần phải giữ tinh thần của Phụng vụ và tuân theo các luật điều chỉnh nó, và mặt
khác, là sự thừa nhận những thay đổi xã hội cũng như nhu cầu và sự nhạy cảm của
con người. Do đó, một sự hiểu biết rộng rãi về sự cần thiết của thích nghi và hội
nhập văn hoá dường như là cần thiết31.
30 ĐGH. Gioan Phaolo
II, Tông thư Dies Domini, số 41.
31 X. Tông huấn Sacramentum
caritatis, số 54.
Dù thế, lời rao giảng tiên khởi là chưa
đủ - sẽ rất có giá trị nếu xem xét các khả năng làm sinh động Phụng vụ hoặc xem xét lại các quy định liên quan đến Phụng
vụ. Cần phải duy
trì một số sự cân bằng giữa chủ nghĩa chữ đỏ quá mức hoặc sự cố định cứng nhắc
vào các quy ước và chủ nghĩa cá nhân quá mức :
“Có một thái độ méo
mó phổ biến đối với Phụng vụ : trên phạm vi rộng, chủ quan hoặc tuân thủ nghiêm
ngặt các hình thức cũ (chỉ vì chúng cũ), không cởi mở với hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Giáo hội
đương thời. Cách đúng đắn là kết hợp sự tuân phục với tính tự
phát và tự do dấn thân”32.
Điều
quan trọng nữa là sự tranh chấp giữa “phổ quát”
và “địa phương”, tức là liên
quan đến một nhóm tín hữu nhất định, được giải quyết. Những người ở các độ tuổi
khác nhau, với những kỳ vọng khác nhau về nhu cầu tâm linh, và với cảm
thụ âm nhạc khác nhau, đôi khi cảm thấy khó cùng nhau tham dự tích cực vào Thánh Thể. Có lẽ là
một ý tưởng hay nếu xác định hình thức sinh động của một buổi cử hành nhất định,
chẳng hạn, các bài hát sẽ là truyền thống hoặc đương đại, đàn organ
hoặc các nhạc cụ khác sẽ được sử dụng33, chủ đề của bài
giảng sẽ là gì, liệu có một số khoảnh khắc sẽ được nhấn mạnh
hay không (ví dụ : cám ơn kéo dài hơn
sau khi Rước lễ), hoặc liệu giáo dân có tham gia hay không. Điều này không phá
vỡ sự hiệp nhất của đức tin nhưng tạo cơ hội cho các tín hữu trải nghiệm tâm linh sâu sắc hơn.
Thêm một vấn đề nữa đáng được đề cập. Mặc dù Phụng vụ
là nguồn mạch và
chóp đỉnh đời sống và sứ
mạng của Giáo
32 X. Blachnicki 2015a,
tr. 50.
33 X. Joseph Ratzinger, 2019, tr. 134.
hội, nhưng Phụng vụ không làm cạn kiệt toàn bộ công việc mục vụ. Giáo hội quy tụ để cử hành Thánh Thể cũng cần những hình thức gặp gỡ và đào tạo khác. Việc giới hạn đời sống giáo xứ
trong các cử hành Phụng vụ và các hình thức đạo đức khác mang tính Giáo hội là điều không
nên. Cũng phải có thời gian để rao giảng Lời Chúa, chia sẻ đức tin, suy tư và
trải nghiệm cộng đoàn trên bình diện chiều ngang, bên ngoài bối cảnh Phụng vụ.
Do đó, phải cung cấp không gian thích hợp, và thời gian cử hành Phụng vụ đôi
khi nên được ấn định lại. Phong cách làm việc và cuộc sống hiện nay khiến một số
tín hữu không thể tham gia bất kỳ buổi đào tạo nào vào các ngày trong
tuần hoặc thứ Bảy. Phải tạo cơ hội cho mọi người gặp nhau vào các ngày Chúa nhật,
sau Thánh Lễ. Những điều trên đây không chỉ áp dụng cho các hoạt động nuôi dưỡng
đức tin mà còn cho các nghi lễ, các cử hành và việc chuẩn bị khác nhau dành cho
các tân tòng lãnh nhận các Bí tích.
4.3.- Sự Đào tạo và Dấn
thân
Chiều kích loan báo Tin Mừng của Thánh Thể cũng có thể
được thấy trong sự mong đợi rằng tất cả những người tham gia Phụng vụ đều góp
phần vào đó. Đây thực sự là một trong những điều mà Công đồng Vatican II kêu gọi
: “sự tham gia cách trọn vẹn, ý thức và
tích cực, là điều do chính bản chất của Phụng vụ đòi hỏi” (HCPV, số 14). Cần
thực hiện một số bước cần thiết để đạt được mục tiêu này.
4.3.1.- Sự
đào tạo đúng đắn của hàng giáo sĩ
Giáo dân không thể được mong đợi tham gia đầy đủ vào
Phụng vụ “trừ khi chính các mục tử, trước hết, thấm nhuần
tinh thần và sức mạnh của Phụng vụ, và đảm nhận việc hướng dẫn về Phụng
vụ”. Do đó, các giám mục và linh mục cần phải dần
dần đào sâu tinh thần Phụng vụ, không chỉ về khía cạnh thần học
(giáo lý), chức năng (việc cử hành theo quy định Phụng vụ) hoặc khía cạnh đạo đức, mà chủ yếu liên quan đến một trải nghiệm đích thực về Phụng vụ, vốn
giúp họ tham dự và cử hành Phụng vụ cách hợp lý, nhất là Thánh Thể34. Cần có một
nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, thần học và tính hợp pháp của các yếu tố cụ thể của Phụng vụ, để nuôi dưỡng tinh thần Phụng vụ, vốn phải là trung tâm đời sống
và sứ mạng của Giáo hội, nghĩa là của cả giáo sĩ và giáo dân. Có thể hiểu được
tại sao Cha Franciszek Blachnicki nói rằng “bởi
vì Phụng vụ có bản chất cá nhân và hợp lý, nên tất cả các yếu tố của Phụng vụ phải
tạo thành một tổng thể hợp lý và chừng
mực, tập trung vào một nguyên tắc chủ đạo duy nhất”35.
4.3.2.- Người lớn phục vụ Bàn Thờ
Sự tham gia tích cực và ý thức của các tín hữu, cũng như
việc giáo dân đảm nhận một số chức năng, giúp họ cảm nghiệm tốt hơn Thánh Thể
và dấu chỉ của một cộng đoàn Thánh Thể. Không chỉ trẻ em và thanh thiếu niên mà cả người lớn cũng nên tham gia vào các công tác. Họ có thể đóng vai trò
là giúp lễ, đọc sách, hát thánh vịnh, thánh ca, đọc ý chỉ cầu nguyện, đọc lời dẫn lễ, dâng lễ vật, hoặc lắc giỏ. Việc có một số
lượng lớn người phục vụ phù hợp với logic của việc canh tân Phụng vụ sau Công đồng Vatican
II, mời gọi giao các chức năng khác nhau cho nhiều người khác nhau. Cha Blachnicki đã tóm
tắt một cách khéo léo rằng :
“Bất cứ nơi nào có thể
chia sẻ một chức năng (...) và làm được như vậy thì luôn luôn tốt hơn. (... ) Nếu
như chúng ta có thể nắm bắt được nguyên tắc sâu xa này của Phụng vụ,
34 X. Blachnicki 2015a,
tr. 58.
35 Sđd., tr. 56.
chắc chắn chúng ta sẽ
tham dự Phụng vụ cách trọn vẹn và hiệu quả hơn. Phụng vụ sẽ trở thành một trường học về đời sống kitô hữu đối với chúng ta…”36.
5.-
Các Bí tích, Các Giờ Kinh Phụng vụ và Lịch Phụng vụ trong bối cảnh Loan báo Tin
Mừng
Việc loan báo Tin Mừng mang tính Phụng vụ
không chỉ bao gồm Thánh lễ mà còn bao gồm cả việc cử hành các Bí tích khác, Các Giờ Kinh Phụng vụ, và cũng
nên theo lịch Phụng vụ Giáo hội.
Khám phá sâu hơn về ý nghĩa
của ngày Chúa nhật là hết sức quan trọng.
5.1.- Loan báo Tin Mừng trong việc cử hành các Bí tích
Công
đồng Vatican II nhắc nhở rằng các Bí tích không chỉ giả định phải có đức tin, mà còn nuôi
dưỡng, diễn tả và củng cố đức tin (x. HCPV, số 14), và do đó các Bí tích có một
tiềm năng lớn trong việc rao giảng Tin Mừng. Khi một người lãnh nhận ân sủng Bí
tích, người ấy không những được thánh hoá và thu được hoa trái, mà còn sẵn sàng
đảm nhận những sứ mạng và bổn phận phát xuất từ ơn gọi kitô hữu của mình. Cũng
như Bí tích Thánh Thể, việc cử hành các Bí tích khác phục vụ cho mục đích loan
báo Tin Mừng — trước hết là cho những người tham dự, sau đó là cho những
người chứng kiến, cũng như những người khác. Chỉ cử hành mà
thôi thì chưa đủ
để chu toàn nhiệm vụ này mà cần phải có nhiệm huấn thích hợp về mầu nhiệm. Do
đó, trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn cần được học giáo lý về nội dung thần học và thiêng liêng
của các Bí tích. Điều này có thể được thực hiện qua nhiều buổi
36 X. Blachnicki 2015a,
tr. 63.
hội thảo và tĩnh tâm, nhưng trước hết là qua giáo dục thường xuyên.
Tuy nhiên, chính việc cử hành Phụng vụ các Bí tích cũng
là hành động Phúc âm hoá. Nhu cầu trước hết và chung chung là ý thức rằng “Phụng vụ các bí tích và á bí tích thánh hoá
hầu hết những biến cố trong đời sống”
(HCPV, số 61). Do đó, chủ tế không thể chỉ tập trung vào việc thực
hiện các nghi thức mà phải đảm bảo rằng mình hoặc người được mình chỉ định giải
thích các yếu tố tiếp theo. Bài giảng, vốn là một phần cần thiết
của Phụng vụ, nên đề cập đến Bí tích nhưng
cũng cần vạch ra một ranh giới giữa việc cử hành và cuộc sống hàng ngày (không
chỉ mang tính tâm linh) của cộng đoàn Phụng vụ.
Đối với các Bí tích cụ thể, những khả
năng loan báo Tin Mừng sau đây cần được xác định. Khi rửa tội, bản chất xây dựng cộng đoàn của việc cử hành, ân sủng biến đổi (như được
thấy trong các nghi thức cụ thể), và lời mời gọi loan báo Tin Mừng cần được nhấn
mạnh. Việc cử hành Bí tích Thêm Sức phải thể hiện ý thức lãnh nhận các ơn Chúa Thánh Thần để trở
nên có trách nhiệm đối với Giáo hội và việc loan báo Tin Mừng.
Trong Bí tích sám hối và hoà giải, điều quan trọng là mọi người
cảm nghiệm được sức mạnh chữa lành của ân sủng Chúa, nhưng việc hoà giải cũng
có liên quan đến cộng đoàn (khôi phục mối tương quan với Thiên Chúa và Giáo hội)
; cử hành Phụng vụ Lời Chúa với việc sám hối chung và xưng tội riêng, cũng như
đảm bảo rằng có những nơi luôn có linh mục sẵn sàng giải tội vào những thời điểm
cụ thể trong ngày, cũng rất hữu ích. Với việc xức dầu bệnh nhân, điều quan trọng là rút ra sức mạnh của mầu nhiệm vượt qua, vốn củng
cố bệnh nhân hoặc dẫn đến sự chữa
lành cho họ. Các Bí tích phục vụ cho sự
hiệp thông cũng có tính chất loan báo Tin Mừng. Các chức
thánh, trong cả ba giai đoạn, đều cần có những lời dẫn giải
thích hợp để giải thích các phần của nghi thức, chủ yếu để chỉ
ra tính chất thiêng liêng của các chức thánh hơn là chỉ thông báo về việc người
được thụ phong có quyền phục vụ trong cộng đoàn. Việc cử
hành Bí tích Hôn phối cần nối kết tình yêu
của đôi hôn nhân với tình yêu của Thiên Chúa và sự tham gia của họ vào sứ vụ của Giáo hội. Trong tất cả các ví dụ được nêu ra trên đây, điều cần thiết là tạo ra
một bầu không khí thuận lợi cho việc cử hành, để những
người tham gia tích cực có thể
có một trải nghiệm tôn giáo sâu sắc hơn, và khơi dậy sự quan
tâm đến đời sống kitô hữu nơi những người chỉ quan sát.
5.2.- Bản chất loan báo Tin Mừng của các Giờ kinh Phụng vụ
Các Giờ Kinh Phụng vụ là một khía cạnh
quan trọng trong đời sống Giáo hội. Như Công đồng Vatican II tuyên bố, “Kinh Nhật Tụng là kinh nguyện công cộng của
Giáo Hội, là nguồn khởi phát lòng đạo đức và lương thực cho kinh nguyện cá
nhân” (HCPV, số 90). Vẻ đẹp của buổi cử hành, cùng với phần giới thiệu thích hợp về Phụng vụ và các phần riêng lẻ, có thể là một chứng từ quan trọng về lời cầu
nguyện của những người đã chịu phép Rửa, ưu vị của Thiên Chúa và phụng sự Thiên
Chúa đích thực. Dường như một vai trò quan trọng trong khía cạnh này được các cộng đoàn tu trì, vốn đọc các giờ kinh Phụng vụ chung, cũng như các cộng
đoàn canh tân Giáo hội nơi giáo dân đọc kinh nhật tụng hoặc một phần của kinh
nhật tụng đảm nhận. Một thực hành có giá trị khác tại các giáo
xứ là cầu nguyện với một phần Các Giờ kinh Phụng vụ, đặc biệt
là các giờ Kinh Sáng hoặc giờ Kinh Chiều vào Chúa nhật hoặc các ngày lễ quan trọng
khác của Giáo hội. Mỗi lần cần chú ý làm rõ bản chất của kinh nguyện
Phụng vụ hàng ngày, cho
thấy
vẻ đẹp của việc cử hành với những giây phút hồi tâm và nhấn mạnh tính chất phổ
quát của kinh nguyện.
5.3.- Chúa nhật là Ngày của Chúa và Giáo hội
Ngày Chúa nhật giữ một vị trí đặc biệt
trong việc rao giảng Tin Mừng và đời sống kitô hữu. Như Đức Giáo hoàng Biển Đức
XVI đã lưu ý :
“Thói quen đặc thù của các kitô hữu họp nhau lại ngày thứ nhất sau ngày sabát để cử
hành sự phục sinh của Đức Kitô – (…) cũng là yếu tố xác định khuôn mẫu của đời sống được
đổi mới nhờ gặp gỡ Đức Kitô. Công thức của thánh Inhaxiô
Antiokia – “Sống đúng theo ngày Chúa nhật” – cũng nhấn mạnh giá trị mô phạm của
ngày thánh này so với những ngày khác trong tuần lễ. Thật vậy, sự khác biệt của
Chúa nhật không đơn giản là việc ngừng các hoạt động thường ngày, như thể một
đóng mở ngoặc xen vào giữa nhịp sống bình thường của các ngày. Những người kitô
hữu đã luôn xem ngày này như là ngày thứ nhất của tuần lễ, bởi vì trong
ngày này họ tưởng nhớ đến sự mới mẻ triệt để được Đức Kitô mang lại. Như vậy,
Chúa nhật là ngày mà các kitô hữu tái khám phá khuôn mẫu Thánh Thể của đời sống của họ”37.
Bản thân việc cử hành phải mang tính lễ hội, theo một
cách nào đó làm mới lại căn tính phép Rửa và Giáo hội. Lời tuyên xưng đức tin,
dù được đọc hay hát, đều diễn tả rõ ràng điều
này. Đây không
chỉ là một cuộc tưởng
niệm mà còn là một cuộc cử hành “sự hiện diện sống động của Chúa Phục Sinh ở giữa dân Người”38, và Phụng vụ Chúa nhật, “trung tâm của đời
sống Giáo hội” (sđd., số 32), cho thấy chiều kích hiệp thông của
37 X. Tông huấn Sacramentum
caritatis, số 72.
38 X. Tông thư Dies Domini, số 31.
Giáo hội ad intra
(đối với những người hiện diện trong thánh
lễ) và ad extra (đối với những người
bên ngoài Giáo hội).
Việc giữ ngày Chúa nhật thánh không thể
chỉ giới hạn trong việc tham dự Thánh Lễ. Bên cạnh chiều kích Phụng vụ và liên
vị (thời gian dành cho gia đình và bạn bè), ngày Chúa nhật nên được sử dụng để
làm sống lại đức tin của chúng ta bên ngoài Thánh lễ, điều này có thể đặt ra một
thách đố khá lớn. Theo truyền thống, Kinh Chiều hoặc các cử hành khác phục vụ mục
đích này. Mặc dù có một cuộc khủng hoảng rõ ràng về những thực hành này, cần lưu ý rằng, như Đức
Gioan Phaolô II đã nói : “tại nhiều nơi
trong Giáo hội, người ta cảm thấy có một nhu
cầu mới về cầu nguyện dưới nhiều hình thức ; và đây là một hồng ân của Chúa
Thánh Thần” (sđd., số 52). Thật đáng để xem xét lại cách sống ngày Chúa nhật
để biến nó thành một ngày có thể diễn
ra các sự kiện huấn giáo thú vị, các
buổi hoà nhạc và các buổi tối ngợi khen và thờ phượng, cầu nguyện chuyển cầu,
các sự kiện loan báo Tin Mừng cho các gia đình và các buổi gặp gỡ chuyên đề.
Dành thời gian cho việc làm từ thiện và những hình thức chia sẻ Tin Mừng khác
cũng có thể là một ý kiến hay. Điều này càng quan trọng hơn trong bối cảnh của
“văn hoá cuối tuần”, nơi mà ngày Chúa
nhật không có chiều kích thiêng liêng. Đây được coi là một thách đố đối với Giáo hội. Đức Hồng y Joseph
Ratzinger đã đúng khi nói rằng :
“Chúng ta sẽ phải có nhiều ý tưởng
về chủ đề này hơn so với những gì chúng ta đã có cho đến nay—một
mặt, liên quan đến tính di động của việc mục vụ
và sự cởi mở của
các giáo xứ với nhau ; mặt khác, liên quan đến những cách thức để
biến cộng đoàn giáo xứ trở thành một ngôi nhà nội tâm trước những gì diễn ra trong việc thờ
phượng …”39.
5.4.- Linh Đạo của Lịch Phụng
vụ
Điều quan trọng đối với sự phát triển
thiêng liêng toàn diện và bản sắc Công giáo mạnh mẽ là người ta phải nhận thức
sâu xa về lịch Phụng
vụ, không chỉ là một
chuỗi các ngày lễ và ngày thường. Năm Phụng vụ chứa đựng
toàn bộ trải nghiệm Kitô giáo — “Tâm lý
con người trên thực tế mong muốn được cử hành những ngày kỷ niệm (…). Một logic
kỷ niệm tương tự đã hướng dẫn việc sắp xếp cho cả Năm Phụng vụ”40. Một đàng,
Năm Phụng vụ không chỉ đơn thuần là về hồi ức, và cũng không phải là tính chu kỳ
của các thời kỳ và sự kiện. Năm Phụng vụ cần được mô phỏng theo hình xoắn ốc chứ
không phải hình tròn. Bằng cách trải qua cùng một nội dung hàng năm, tín hữu được
nâng cao để hiểu biết đầy đủ hơn về đức tin và mở rộng trải nghiệm thiêng liêng,
nhờ đó, họ đào sâu mối tương quan với Thiên Chúa và gia tăng nhận thức về các
chân lý đức tin.
Ngoài ra, cần phải đảm bảo việc đào tạo
Phụng vụ thích hợp để giúp nhận ra tinh thần của Phụng vụ và thấy được sự khác
biệt giữa Phụng vụ như nền tảng của đời sống thiêng liêng và lòng đạo đức bình
dân hỗ trợ đời sống thiêng liêng (mặc dù một số phong tục trên thực tế có thể
che khuất sự hiểu biết đúng đắn về chân lý đức tin). Các hướng
dẫn của Toà Thánh liên quan đến lòng đạo đức bình
dân nên được tuân theo về mặt này41.
39 X. Ratzinger 2012,
tr. 241.
40 X. Tông thư Dies Domini, số 76–77.
41 X. Congregation for Divine Worship
and the Discipline of the Sacraments,
2002.
6.-
Kết luận
1. Việc
loan báo Tin Mừng và Phụng vụ có
mối liên hệ chặt chẽ và phụ thuộc vào nhau. Là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời
sống Giáo hội, Phụng vụ thánh không phải là tất cả hoạt đo ̣ng của Giáo ho ̣i :
“Trước khi có thể đến tham dự Phụng vụ,
người ta phải được mời gọi đến với đức tin và hoán cải” (HCPV, số 9).
2. Chúng
ta phải quan tâm đến vẻ đẹp của việc cử hành Phụng vụ, nhưng chúng ta không thể chỉ chú trọng đến những nghi thức bên ngoài.
Nhiệm huấn thích
hợp và việc khám phá
chiều kích loan báo Tin Mừng và huấn giáo của Phụng vụ, nhất là Thánh lễ, vẫn còn cần thiết. Các
nghi thức, bản văn và dấu chỉ, đặc biệt là cộng đoàn cầu nguyện, củng cố đức
tin của những kitô hữu đang sống đạo và là một cách thức để loan báo
Tin Mừng cho những người chưa tin và những người không sống đạo. Tuy nhiên, chỉ
nghi thức mà thôi thì chưa đủ, còn cần đến lời giải thích nữa.
3. Ý
thức được mối tương quan hỗ
tương giữa Thánh lễ và việc loan báo Tin Mừng, chúng ta cần
tránh hai thái cực sau : quá chú trọng
vào những quy định hình thức và hoàn toàn tuỳ
hứng. Chúng ta cần nắm bắt tinh thần của Phụng vụ như một tổng thể và như một sự
kết hợp của từng phần riêng lẻ. ĐHY. Ratzinger nói : “Chúng ta phải tìm ra một sự trung dung tài tình giữa một bên là chủ
trương duy nghi thức trong đó hành động Phụng vụ được linh mục cử hành một cách
khó hiểu và thiếu tính tương
quan, và một bên là sự
khao khát làm sao cho dễ hiểu nhưng cuối cùng lại làm tan
rã tất cả, chỉ còn là công trình của con người”42.
42 X. Joseph Ratzinger, 2012, tr. 242.
4. “Vào đầu thế kỷ mới này, bước chân của chúng
ta phải nhanh hơn khi chúng ta đi trên những xa lộ của thế giới” (Gioan Phaolô II 2001, số 58). Vì thế, Giáo hội ngày nay vẫn phải
đối diện với thách đố là phải gia tăng ý thức về mọi chiều kích của việc loan báo Tin Mừng, để sứ mạng Chúa
Giêsu trao phó cho chúng ta được thực
hiện ngày càng hữu hiệu hơn (x. Sđd., số 56).
Nt. Anna Ngọc Diệp, op.,43
Đăng nhận xét