LỜI NGỎ
“Ite, missa est !”
về nghi thức giản tán của cuộc tụ họp,
nó cũng là một khẩu hiệu và là lời sai đi của Phụng vụ vào lúc kết thúc.
Đức
Giáo hoàng Biển Đức XVI, trong Tông huấn
Sacramentum Caritatis (2007) nói như thế này
:
“….
Những lời này (Ite, missa est)
giúp chúng ta hiểu được mối liên hệ giữa Thánh Lễ vừa
được cử hành và sứ mệnh của các kitô hữu trong thế giới. […]. Từ “giải tán” ám
chỉ một “sứ mệnh”. Những lời này diễn tả cách súc tích sứ mệnh truyền
giáo của Hội thánh. Dân Chúa có thể được trợ
giúp để hiểu được rõ ràng hơn chiều kích chính yếu của đời sống Hội thánh, nhận
lời giải tán như một điểm khởi đầu. ….” (số 51).
“Nhận lời giải tán như là một điểm khởi đầu”.
Lời dạy này của Đức
cố Giáo hoàng cho chúng ta hai ý nghĩa căn bản. Một đàng, nó loan báo cuộc tụ họp
đã kết thúc và đã đến lúc giải tán ;
đàng khác, trong hành vi “đi” của cụm từ là mở ra một sứ vụ. “Missa” trong ý nghĩa ấy. Và tự động từ
mittere
mà nó có missus,
tức là được sai đi. Sự sai đi hay “được
sai đi” đã bao hàm sự khởi đầu của sứ mệnh. Trong trường hợp này là “sứ mệnh
Tin Mừng” thuộc về người được sai đi đến với những người khác.
Vậy, Phụng vụ
không thể dừng lại và hoàn thành chỉ ở bên trong nhà thờ hay nơi những cử hành
nghi thức, Phụng vụ là sống và công bố. Nó cũng sẽ là điều mà cộng đoàn quy tụ đã đáp lại lời công bố “Đây là mầu nhiệm
đức tin” của linh mục chủ sự : “Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết
và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến”1. Và Đức Giáo hoàng Phanxicô trong Tông thư về việc đào tạo
Phụng vụ cho dân Thiên Chúa “Desiderio Desideravi” cũng khẳng định rằng :
“Một cử hành Phụng vụ mà không rao giảng
Tin Mừng là một cử hành không xác thực, và cũng là không xác thực, nếu lời rao
giảng không dẫn đến gặp gỡ với Chúa Phục Sinh trong cử hành Phụng vụ” (DD, số
37).
Bạn đọc sẽ tìm thấy trong số báo 111
này, trước hết là bài của linh mục Przemysław Sawa nói về “Thần học và những nguyên tắc Phụng vụ, phục vụ việc loan báo Tin Mừng-hướng
tới một cuộc canh tân Công giáo”. Bản văn cung cấp cho chúng ta những cái
nhìn căn bản về một nền Phụng vụ mục vụ trong chiều hướng của truyền giáo.
1 Nghi thức Thánh lễ.
Linh mục Giuse Nguyễn Trọng Viễn, op., mời
gọi chúng ta tìm lại giá trị nguyên vẹn của Phụng
vụ khi suy nghĩ đến đề
tài, “Phụng vụ và việc loan báo Tin Mừng”
này.
Tác giả Mạnh Tâm, op., suy nghĩ đến việc
phải “hiểu” ngôn ngữ Phụng vụ “để cử hành” và “sống Phụng vụ”.
Và đó cũng là phương cách
truyền giáo.
Nữ tu Lucia Thanh Lan, nói về “mối tương quan giữa giáo lý và Phụng vụ”,
trong ý nghĩa chính nơi Phụng vụ cử hành cũng là nơi huấn dạy các tín hữu sống giá trị đức tin Kitô giáo của mình.
Nội San chia sẻ tưởng nhớ đặc biệt đến nữ tu Maria Rosa
Dương Tuyết, op., vừa từ giã chúng ta về nhà Chúa (17.8.2023). Trước khi bước
vào cuộc gặp gỡ chính Chúa, chị đã trình bày về việc “cử hành Phụng vụ trong đời sống người tu sĩ” : vừa là nền tảng
của đời sống tu trì, và cũng là một “hành
vi loan báo Nước Thiên Chúa”. Chúng ta tưởng nhớ đến chị với tất cả lòng biết
ơn và cầu nguyện cho chị !
Cũng cùng ý hướng đó, nữ tu Mỹ Dung suy nghĩ về việc “Cử hành Phụng
vụ trong đời sống nữ tu Mến Thánh Giá”.
Nền tảng căn bản làm nên một cử hành Phụng
vụ là Lời Chúa. Khi Lời được công bố trong Phụng vụ, cũng sẽ là lời rao
giảng mà ở đó tất cả đều lắng nghe và thực hành. Tác giả Piô Maria Lễ Văn Hoá,
suy nghĩ về bốn khía cạnh của Lời Chúa được vang lên trong Phụng vụ.
Trong phần thứ 2 của Nội San, ở một khía cạnh khác của
việc
loan báo Tin Mừng ngang qua Phụng vụ, linh mục Antonio
M. Pernia, SVD., bàn đến khía cạnh “Tình huynh đệ”
như một sứ vụ truyền giáo
trong thời hậu Covid 19.
Nếu việc cử hành Phụng vụ mang lại cho kẻ tham dự niềm hy vọng của thực tại cánh chung, thì cũng trong niềm hy vọng cánh chung ấy, giá trị Phụng vụ được cử hành không thể thiếu bóng dáng của thập giá (thánh giá). Đón nhận thánh giá, vác thánh giá và hướng về thánh giá… tất cả diễn tả một giá trị chân thật của mầu nhiệm cánh chung mà mọi kitô hữu và cách riêng các tu sĩ được mời gọi hướng nhìn. Thập giá vừa là đau khổ, vừa là vinh quang ! Thánh Thể hay Phụng vụ Thánh diễn tả ý nghĩa ấy. Nữ tu Lucia Hoàng Anh mời gọi chúng ta cùng suy niệm về ý nghĩa này trong bài “Thánh Giá Chúa Giêsu : nơi ‘xuất phát lại’”.
Ngoài ra, đời sống của kitô hữu luôn được nâng đỡ, chiếu
sáng nhờ các nhân đức của các vị thánh. Trong số báo này, nữ
tu Minh Thuỳ, op., giới thiệu tổng quan về đời sống của một số
chứng nhân Tin Mừng, nhờ đó, chúng ta có động lực và được thúc đẩy để hoàn
thành sứ vụ được trao ban : “Các thánh :
‘trình duyệt’ đọc các dấu chỉ thời đại và ‘phần mềm’ đáp ứng các vấn đề thời đại
ấy”.
Trước
khi bước vào phần giới thiệu các Dòng tu như vẫn có,
tác giả Nguyễn
Ninh, op., tâm sự về “Lời Kinh mẹ dạy” như
một tản mạn tâm linh. Và những vần thơ lòng của tác giả C.Y.C.C, diễn tả niềm
vui lên đường gặp gỡ.
Mục giới thiệu
dòng tu giới thiệu đến quý độc giả sự hình
thành của Hội Dòng Mến Thánh Giá Tân Việt
và Hội Dòng Chúa Thánh Thần ở Việt
Nam.
Kính chúc quý vị bước vào những ngày đầu của năm học
mới đầy niềm phấn khởi, hân hoan và được Chúa đồng hành. Chúng tôi luôn mong nhận được những sự cộng tác của quý vị.
Ban biên tập.
Nội Dung
Thần học và những nguyên tắc Phụng vụ phục vụ việc loan báo Tin Mừng
– Hướng tới một cuộc canh tân Công giáo
(Przemyslaw Sawa – Nt. Anna Ngọc Diệp, op.)........................ 10
Phụng vụ và sứ
vụ loan báo Tin Mừng
(Fr. Giuse
Nguyễn Trọng Viễn, op.).................................................. 36
Hiểu, biết, yêu để sống
Phụng vụ (Fr. Mạnh Tâm, op.) 47
Mối tương quan giữa Giáo lý và Phụng vụ
(Nt. Lucia Nguyễn Thị Thanh Lan)............................................... 55
Người tu sĩ cử hành Phụng vụ Hành vi loan báo Nước Thiên Chúa
(Nt. Maria Rosa Dương Tuyết, op.)................................................. 65
Phụng vụ trong nếp sống sứ vụ của người nữ tu Mến Thánh Giá
(Nt. Maria Chu Thị
Dung)..................................................................... 73
Khi Lời Chúa được vang lên trong
Phụng vụ
(Piô Maria Lễ Văn Hoá)............................................................................. 80
Lên đường (Nt. C.
Y.C.C).............................................................................. 87
Tình huynh đệ :
Sứ vụ truyền
giáo trong thế giới hậu Covid 19
(Lm. Antonio
M. Pernia, SVD)............................................................. 88
Các thánh “Trình duyệt” đọc các dấu chỉ thời đại và “Phần mềm” đáp ứng các vấn đề thời đại ấy
(Nt. Maria Têrêsa Minh
Thuỳ, op.)............................................... 110
Lời kinh mẹ dạy (Fr. GB. Nguyễn Ninh, op.)..................................... 123
Giới thiệu Dòng
tu............................................................... 127
Dòng Chúa Thánh Thần
Cha Frédéric Rossignol (Trần Sỹ Hoà)...................................... 131
Đọc sách (Fr. Joseph Thế Lân, op.)..................................................... 134
Đăng nhận xét