Lời
ngỏ
Số báo Chia Sẻ này tập trung vào chủ đề Văn hóa, và tín ngưỡng tại vùng Á
châu, cụ thể là tại dải đất hình chữ S thân thương này. Đề tài này quả là phong
phú, bởi lẽ văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo của vùng Á Châu này ra như đan
quyện vào nhau. Hơn thế nữa, chỉ nguyên hạn từ “Văn hóa” đã chứa đựng đầy tính
phức tạp của nó. Theo Edward Tylor:
Văn hoá là một tổng
hợp phức tạp bao gồm tri thức, lòng tin, nghệ thuật, luân lý, luật lệ, phong
tục và bất cứ khả năng hay tập quán nào được con người thủ đắc trong tư cách là
thành viên xã hội.[1]
Đề tài của
chúng ta bàn đến càng trở nên phức tạp hơn, bởi lẽ mục đích của chúng ta ở đây
không chỉ nói về văn hóa như là văn hóa, mà còn là hướng tới việc Phúc âm hóa
các nền văn hóa. Công cuộc Phúc âm hóa này bắt buộc phải thay đổi song song với
sự tiến triển của quan niệm về văn hóa. Do vậy, con đường đem Tin mừng vào các
nền văn hóa, cụ thể là nền văn hóa Á châu này, là tiến trình diễn tả đức tin
Kitô giáo theo những hình dạng văn hóa đặc thù. Đây không phải là công tác sao
ghép niềm tin Kitô vào nền văn hoá như người ta ghép giống mai tám cánh vào
thân mai tứ quý, nhưng là làm cho sức sống của tinh thần Kitô giáo trở thành
mạch sống bên trong bản sắc dân tộc. Sức sống này độc lập với mọi nền văn hoá,
nhưng lại có thể dung hợp với các nền văn hoá; hay nói đúng hơn là Tin mừng
thấm vào mọi nền văn hoá, chứ không nô lệ cho bất cứ nền văn hoá nào.[2] Vì thế, việc
hội nhập sứ điệp Kitô giáo vào trong văn hóa Việt là một quá trình đối thoại,
tương tác giữa “niềm tin” và “văn hóa”, là mối tương quan mang
tính sáng tạo và năng động giữa sứ điệp Kitô giáo và nền văn hóa Việt Nam.
Ý thức tầm
quan trọng và nhiêu khê của lãnh vực này, số báo Chia Sẻ, đúng như tên gọi, chỉ dám chia sẻ một vài ghi nhận sự gặp
gỡ trùng phùng giữa văn hóa và Tin mừng nơi vùng đất Á châu và một cách đặc thù
nơi mảnh đất mang dòng máu Lạc Hồng này.
Cụ thể, nơi
số báo này, bài viết “Đức Chúa Trời”,
vai trò của ngôn ngữ trong tiến trình hội nhập văn hóa trình bày một sự gặp gỡ giữa quan niệm về Thiên Chúa và quan niệm về Trời theo lối nhìn của tín ngưỡng dân gian. Sự gặp gỡ này là một tiến trình hội nhập quý báu, là hoa trái rất đáng trân trọng. Ở đây, chúng ta thấy ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng như chiếc thuyền chuyên chở đạo lý vậy.
vai trò của ngôn ngữ trong tiến trình hội nhập văn hóa trình bày một sự gặp gỡ giữa quan niệm về Thiên Chúa và quan niệm về Trời theo lối nhìn của tín ngưỡng dân gian. Sự gặp gỡ này là một tiến trình hội nhập quý báu, là hoa trái rất đáng trân trọng. Ở đây, chúng ta thấy ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng như chiếc thuyền chuyên chở đạo lý vậy.
Nhìn lại cả tiến trình hội nhập và loan báo Tin mừng của
Giáo hội Việt Nam, quả thật mảnh đất gia đình Việt Nam thật phong nhiêu mầu mỡ,
một mảnh đất thích hợp để hạt Tin mừng có thể nảy mầm và đơm bông. Bài viết Mảnh đất gia đình Việt Nam và hạt giống Tin
mừng, phần nào cho thấy những điểm mạnh, điểm yếu
của nền văn hóa Việt Nam; từ đó nhờ gạn đục khơi trong mà cánh đồng truyền giáo
Việt Nam có thể hứa hẹn một ngày mùa trĩu hạt.
Và nếu như
Học thuyết Khổng giáo lấy đạo NHÂN làm chủ yếu, Nhân là lòng thương yêu bao
trùm lên cả con người và vạn vật, thì đâu là giải pháp cho xã hội Việt Nam hôm
nay? Quan niệm “Đạo bất viễn nhân” không cho phép con người bó ghối ngồi xem
thời cuộc. Bài viết Hiện tình đất nước, nhìn từ một vài yếu tố cơ bản của văn hóa Á châu, như
một phần đóng góp suy tư cho vấn nạn nhiêu khê này.
Mở rộng hơn đến nền văn hóa lân cận, bài
viết “Sự
sống” trong Đạo học Trung Hoa và tín
ngưỡng Việt Nam, cho chúng ta một thoáng nhìn về nguyên lý âm – dương, như một sự đối lập và
thống nhất làm nên quy luật phát triển sự sống của vạn vật. Nắm bắt được nguyên
lý này, cuộc đối thoại giữa văn hóa và Tin mừng mới có thể tiến xa hơn.
Tiếp theo bài
viết về “sự sống”, bài Xung quanh
chuyện chữ hiếu cho thấy việc tôn kính ông bà tổ tiên là nét hội nhập văn hóa điển hình. Khởi đi từ quan niệm “Hiếu đứng đầu trăm nết tốt, hiếu cảm đến
trời thì mưa thuận gió hoà, hiếu cảm đến đất thì muôn vật xanh tươi, hiếu cảm
đến người thì mọi phước lành đều tới”,[3] đạo hiếu của người Việt, là
nơi gặp gỡ giữa quan niệm về trời,
quan niệm về cấu trúc và phẩm giá con người hiện sinh và lai sinh. Tình phụ tử của Thiên Chúa là nguồn mạch của tình phụ
tử nơi loài người (Ep 3,14). Mặt khác, nền tảng của đức hiếu thảo là lòng kính
sợ Thiên Chúa, Đấng là nguồn gốc mọi tình phụ tử trên trời dưới đất.
Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay, là
Tây phương đang hướng về Đông phương, nhiều người đang bị “mê hoặc” bởi sự
quyến rũ của sự thinh lặng; sự thinh lặng ấy như gia sản quý giá của người Á
châu và cách cụ thể nơi nền văn hóa của Việt Nam chúng ta. Bài viết Yêu thích thinh lặng: xưa và nay,
như một lời nhắc nhở chúng ta về gia sản quý báu ấy.
Đi xa hơn chủ đề một chút, bài viết Tín
như trung nghiã trong truyền thống Do Thái, cho chúng ta cái nhìn sâu
sắc về lòng trung tín - ân nghĩa của Thiên Chúa, thể hiện nơi văn chương Do
Thái cựu ước, hay nói đúng hơn là lòng thành tín - yêu thương ấy Thiên Chúa
dành cho con người, dành cho mỗi chúng ta.
Cuối cùng, chúng ta phải chân nhận rằng, công
cuộc hội nhập văn hóa và loan báo Tin mừng còn diệu vợi, sứ vụ ấy chỉ có thể
thành toàn khi mỗi sứ giả loan báo Tin mừng ý thức được mình phải giới thiệu ơn
cứu độ của Chúa cho anh em, và giúp cho anh em đón nhận được ơn cứu độ. Bài
viết Ơn
cứu độ nơi Người chan chứa, là niềm xác tín của chúng ta và cũng là bài
viết khép lại trang báo Chia Sẻ số
này.
Ban Biên tập
[1]
Aylward Shorter, “Tiến đến một nền thần học
Hội nhập văn hoá,” tập san Thời sự
thần học, số 16, tháng 6 năm 1999, tr. 77.
[2] Xc. Giáo
lý Hội thánh Công giáo, số 854 và số 1204.
[3]
Thích Chân Tính : Tu nhà, Nxb. Tp. HCM, 1982, tr. 79.
Trong số này
“Đức Chúa Trời”, vai trò của ngôn ngữ
trong tiến trình hội nhập văn hóa
trong tiến trình hội nhập văn hóa
Joseph
Tân Nguyễn, OFM 09
Mảnh
đất gia đình việt nam,
và hạt giống Tin Mừng
và hạt giống Tin Mừng
Quốc
Văn, OP. 39
Hiện
tình đất nước,
Nhìn từ một vài yếu tố cơ bản
của văn hóa Á Châu
của văn hóa Á Châu
Nguyễn
Trọng Viễn, OP. 53
“Sự
sống” trong đạo học Trung Hoa
và
tín ngưỡng Việt Nam
Hải Đăng 71
Xung
quanh chuyện đạo hiếu
Nt.
Maria Nguyễn Hòa, MTG Qui Nhơn 83
Yêu
thích tĩnh lặng: xưa … và nay
Nt.
Têrêsa Ngọc Lễ 99
Tín
như trung nghĩa
trong
truyền thống do thái
F.
Vital Luca Nh Quang, FSC 107
Ơn
cứu chuộc nơi người chan chứa
Phê Ny Ngân Giang, OP. 127
Đăng nhận xét