Đức Khổng Tử nói:
“Trên đời không có gì quý hơn lòng nhân ái.
Nhân phải là chuẩn mực cao nhất cho hành vi của mỗi người.
“Trên đời không có gì quý hơn lòng nhân ái.
Nhân phải là chuẩn mực cao nhất cho hành vi của mỗi người.
Minh Ngọc
DẪN NHẬP
Trong hệ thống tư tưởng của Nho
giáo, Khổng tử lấy chữ “Nhân” làm tư tưởng cốt lõi, làm trung tâm của
Khổng học. Ông đặt chữ “Nhân” trong mối quan hệ con người. Học thuyết về
“Nhân” chính là tinh hoa nền văn hóa Nho học truyền thống của Trung
Quốc. Nền văn minh ở Trung Quốc có từ lâu đời. Trung Quốc là nước chuộng lễ
nghĩa nổi tiếng thế giới. Chữ “Nhân” là chủ thể cho mọi chế độ, hành
động trọng văn minh, trọng lễ nghĩa. Khi mà các nước phương tây đang hô hào
phấn đấu cho chủ nghĩa nhân bản “bác ái”, “bình đẳng”, “tự do” thì bánh
xe lịch sử của nền văn hóa Nho Giáo, lấy “Nhân” làm chủ thể, đã vận hành
từ thời Xuân Thu, hơn hai ngàn năm nay. Đó là công lao của một nền văn hóa Nho
giáo mà Khổng tử là người có công hệ thống và phát triển.
Sau thời Khổng tử, bên Do thái,
Đức Giêsu đã sáng lập Đạo Kitô giáo lấy tư tưởng cốt lõi là Đức Ái. Đức ái có
tầm quan trọng trong đời sống của mỗi người, nó là mối dây liên kết giữa Thiên
Chúa và con người, con người với Thiên Chúa, và với anh em. Đức ái có nguồn gốc
từ Thiên Chúa. Trước tình yêu bao la của Thiên Chúa, muốn thông ban cho con
người, con người nhận biết và đón nhận tình yêu của Thiên Chúa. Từ đó con người
đáp trả lại và biết được Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Con người thể hiện sự
đáp trả bằng việc thực thi bác ái đối với tha nhân và với chính mình.
Giới
hạn đề tài
Nhân đã
có trước thời Khổng tử và còn được tiếp tục phát triển sau khi Khổng tử mất.
Tuy nhiên nếu trình bày một cách xuyên suốt trải dài theo dòng lịch sử có thể
sẽ làm mất tính tập trung và người đọc khó có thể hình dung được những nét
chính yếu của đạo Nhân. Vì vậy, với mục đích để làm rõ chữ Nhân, tổ thuyết
trình chỉ xin trình bày chữ Nhân theo nghĩa chính yếu nhất là yêu mình và người
mà không đề cập đến hàm nghĩa nhân tính và nhân đạo.
Còn đối
với “Bác ái” Kitô giáo, đây là một đề tài rất rộng, do đó, tổ thuyết
trình cũng xin trình bày theo hai điểm chính yếu nhất là yêu mình và yêu người.
I. TƯ TƯỞNG NHÂN HỌC
CỦA KHỔNG TỬ VÀ NHO GIÁO
Trong hệ thống tư tưởng của Nho
giáo, Khổng tử lấy chữ Nhân làm tư tưởng cốt lõi, làm trung tâm của Khổng học.
Ông đặt chữ nhân ấy trong mối quan hệ con người.
Chữ “Nhân” trong “Đạo Nhân của Nho Giáo”, đồng âm nhưng dị
nghĩa. Theo cách viết chữ nho “Nhân” (
) gồm chữ nhân ( ) là người,
và chữ nhị ( ), là hai. Do đó, yêu
thương được định nghĩa mối tình trao đổi giữa hai người, hai nhân vị. Tình ái
thật, không thể đơn phương, cô độc. Do đó, “Nhân”, chính là mối tương quan giữa
người với người. Nhân làm nên bản tính của con người, vì con người là con vật
có xã hội tính, có liên hệ với người khác.
Do đó, “Nhân”
được định nghĩa là lòng Nhân ái (Yêu người), là lòng khoan dung, độ lượng, tha
thứ. “Nhân”, chính là “Đức” của Trời-Đất tràn lan khắp vũ trụ. Khổng tử có nói:
“Người nhân đức biết thương người”[1].
Vạn vật được sinh sôi nảy nở, cỏ cây hoa lá sum sê, là do Tình Thương vô biên
của vị Chúa Tể càn khôn ban cho. Cũng chính Đấng Thượng Đế đã phú bẩm “Đức Nhân
Ái” vào bản tính của mỗi người chúng ta[2].
Như vậy, đức Nhân là gốc của đạo
làm người, là đầu mối các điều thiện. Chủ yếu Đạo nhân của Khổng tử là Ái nhân,
tức là yêu người. Yêu người và yêu mình là hai khái niệm không tách rời. Người
là tinh túy, là khí thiêng trong trời đất. Người là gốc, quan tâm, chăm sóc con
người chính là thuận theo đạo lớn của trời đất, gọi là yêu người. Yêu người gồm
có lấy con người làm trung tâm và yêu những người đáng yêu.[3]
1.
NHÂN ĐỐI VỚI CHÍNH MÌNH
Lần thứ hai Phàn Trì hỏi về
“Nhân”, Khổng tử nói: “Cung trong cư xử, kính trong việc làm, trung thực với
người, dẫu là với Di, Địch cũng vậy thôi!” Đối nhân xử thế phải cung kính,
khiêm nhường, phải cần mẫn trong công việc. Đó đều là những phẩm đức, nhân
cách, sự rèn luyện hoàn thiện và tốt đẹp nhất. Làm được như vậy là đạt tới mức
tự tôn, tự trọng, chính là biết yêu mình vậy![4]
Do đó, Đức nhân là nền tảng của
mọi đức hạnh trong con người. Đức nhân tuy lặng lẽ nhưng đầy tính thông tuệ,
đầy nghị lực mạnh mẽ, ý chí vững bền và tình cảm dầy dặn.
Để trở thành người có “Đức
Nhân” phải:
- Tự biết sửa lỗi, dễ hòa đồng với người khác, dễ tha thứ và
có khuynh hướng coi vũ trụ vạn vật như nhất thể. Trong “Kinh Dịch” có
viết: “Thấy việc phải thì theo, thấy mình có lỗi thì nên thay đổi”[5].
- Tự kiểm điểm bản thân: Mạnh tử có viết: “Yêu mến người mà
người không thân thiết với mình thì hãy tự xét lại mình lòng “Nhân” đã đầy đủ
chưa? Quý trọng người mà người không quý trọng mình thì hãy tự xét lại xem sự
“Kính” của mình đã hoàn toàn chưa?”[6]
- Cẩn ngôn: Tư Mã Ngưu từng hỏi Khổng tử thế nào là Nhân,
ngài bảo: “Khi nói chuyện phải cận trọng, không tùy tiện tức là nhân”[7].
- Người có nhân không thích nhiễu sự, không muốn làm phiền
người khác. “Luận Ngữ” có viết: “Lúc đáng nói thì nói, có như thế người nghe
mới không chán”. Và giữ vững lập trường: “Người quân tử hòa thuận nhưng không a
dua. Đứa tiểu nhân a dua mà không hòa thuận”[8]
- Lòng ít dục vọng, cho nên thường được hưởng sự bình an.
“Luận ngữ” viết: “Người có học mà còn lưu luyến những chuyện yên vui cho xác
thịt thì tấm thân hoen ố, chí khí trở nên hèn hạ, như vậy không còn xứng đáng
là người có học”[9].
- Thành thực ôn hòa, khiêm nhượng, nhẫn nhục. “Đại Học” có
viết: “Chớ chính mình tự dối mình”. “Luận Ngữ” viết: “Chớ khoe điều hay, chớ
phô công trạng”[10].
- Biết làm chủ cảm xúc: “Luận Ngữ” có viết: “Vì tức giận một
lúc mà quên cả thân, quên cả cha mẹ, thế là nhầm lớn”[11].
- Vì đức nhân là trụ
cột của đạo làm người, cho nên, mặc dù chủ trương hành động tùy thời, tùy cảnh,
Khổng tử không bao giờ chấp nhận sự rời bỏ đức nhân trong bất cứ trường hợp
nào. “Quân tử vô trung thực chi gian vi nhân, tháo thứ tất ư thị, điên bái tất
ư thị” (Người quân tử trong khoảng bữa ăn cũng không trái đạo nhân, vội vàng
cũng phải theo nhân, hoạn nạn cũng phải theo nhân) (Luận ngữ. Lý nhân).
- Người quyết tâm theo đạo phải giữ đức nhân mà không có luật
trừ, nếu cần phải chấp nhận cái chết để thành tựu đức nhân: “Chí sĩ nhân nhân,
vô cầu sinh dĩ hại nhân, hữu sát thân dĩ thành nhân” (Người chí sĩ có đức nhân,
không cầu sống mà hại nhân, chỉ có chịu chết mà thành nhân) (Luận ngữ. Vệ Linh
Công).
Hơn
nữa, “Đức Nhân” không chỉ yêu mình mà còn bao hàm đức trung ái, không
thiên lệch khỏi thiên lý và yêu thương mọi người.
2.
NHÂN ĐỐI VỚI MỌI NGƯỜI
Yêu người trong phạm vi nào?
Phạm vi yêu người có hai mặt, lấy
người làm trung tâm. Người là tinh hoa của vạn vật, của trời đất. Người là đối
tượng. Mặt khác phải yêu thương người khác, quý trọng tất cả những người đáng
yêu nhất trên thế gian này.
Tuy nhiên, ở đời còn có một số kẻ
hư đốn, ác độc, tội đồ, lại chẳng đáng giận hay sao? Khổng tử nói: “Duy chỉ
có người nhân đức mới biết yêu ai, ghét ai”. Chỉ có những người nhân đức
mới biết yếu ghét rạch ròi! Người này đáng để được yêu thương, thậm chí là hy
sinh. Người kia thật đáng hận, có thể vì nghĩa mà phải diệt trừ. Chỉ có những
nhân tài đầy lòng nhân ái thì mới biết căm hận. Khổng tử thường nói: người quân
tử có bốn điều hận: hận người độc ác; hận người dám phạm thượng; hận kẻ có dũng
không biết giữ lễ tiết; hận những người quả cảm quyết đoán nhưng kém hiểu biết[12].
Nói tóm lại,
phạm vi yêu người là yêu những người đáng yêu và ghét những kẻ tiểu nhân. “Luận
Ngữ” có viết: “Làm bạn với người hiền, người thật, người giỏi thì có
ích. Làm bạn với người gian, người nịnh, người láo thì có hại”[13]. Thứ tự yêu người được Mạnh tử quan
niệm như sau: yêu thương người thân thiết trong gia đình, họ hàng, bà con
“trước” người ngoài: đó là tính tự nhiên không có gì đáng trách cả![14]
Tình yêu đối với mọi người:[15]
Nhân của Khổng tử là xã hội hóa
tình yêu thương theo huyết thống, lấy Hiếu đễ làm căn bản: “Nết Hiếu và nết Đễ có phải là gốc của
việc thi hành đạo Nhân chăng?” (Luận Ngữ. Học Nhi). Nhân được xây
dựng từ trong gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, đạo hiếu là gốc rễ của
nhân luân. Trước hết phải hiếu thuận thì mới có thể nói đến Nhân ái, bởi lòng
Nhân ái là sự xã hội hóa và chính trị hóa lòng hiếu.
Quan niệm về đạo hiếu:[16]
Từ xa xưa, con người sống trong
hỗn loạn, hôn nhân bừa bãi, hoặc biết mẹ không biết cha và ngược lại. Dần dà
hôn nhân trở nên ổn định, quá độ đến cơ cấu một gia đình, một hộ. Hiếu bắt đầu
manh nha trên cơ sở thân tình, huyết thống. Có lẽ muộn nhất là vào thời nhà
Thương, đạo hiếu hình thành và ghi lại trong đầu óc mọi người.
Đến nhà Chu thì đạo hiếu được thể
hiện bằng một hình thức nhất định. Trong lúc cúng tế quỷ thần, tổ tiên, Chu
công dâng cả bài vị của phụ thân lên. Về sau, chư hầu cũng bắt chước làm như
vậy. Đạo hiếu được truyền bá bằng hình thức nghi lễ. Cùng với thời gian biến
đổi, đạo hiếu được phát triển, không chỉ là hình thức cúng tế mà còn thể hiện
tình cảm yêu thương kính trọng cha mẹ hằng ngày.
Giữ đạo hiếu: (chúng ta chỉ bàn về nghĩa hẹp của đạo hiếu là hiếu
đễ).
Đạo hiếu có ba điểm quan trọng:
Lớn là tôn trọng cha mẹ, thứ đến là không làm nhục cha mẹ; dưới nữa là có thể
phụng dưỡng cha mẹ.
Khổng tử nói: “Không làm tổn
hại đến mình” là biết giữ chữ hiếu. Da, tóc là những thứ cha mẹ ban cho, là
sự tiếp nối tình cha nghĩa mẹ, vì vậy phải trân trọng, giữ gìn. “Không làm
tổn hại đến mình” là khởi điểm của đạo hiếu. Không bắt đầu từ đó, còn nói
gì đến hiếu đạo nữa!
Sinh mệnh của con cái là phần tiếp
nối sinh mệnh của cha mẹ. Đứa trẻ biết giữ gìn thân thể được khỏe mạnh thì tự
nhiên cha mẹ sẽ vui mừng, phấn khởi. Nếu không giữ gìn thân thể được khỏe mạnh
thì được coi là một hành vi bất hiếu của người con. Khi nói về “Nhân”,
Mạnh Vũ Bá hỏi Khổng tử về đường hiếu đạo, Khổng tử trả lời: “Làm cha, làm
mẹ lo nhất là con cái ốm đau”.
Nếu con cái chỉ dừng lại ở chỗ “Không
làm tổn hại đến mình” thì nhiều người làm được. Vì vậy, Khổng tử đề xuất
thêm “Trong dưỡng phải có kính”. Con cái phụng dưỡng cha mẹ, không bao
giờ được quên hai chữ tôn kính. “Tử Du hỏi Khổng tử về đạo hiếu. Khổng tử
trả lời: “Hiếu tử ngày nay coi việc nuôi sống cha mẹ là trách nhiệm. Nếu nói
vậy thì chó và ngựa cũng được con người nuôi dưỡng. Vì vậy chỉ biết nuôi dưỡng
người trên mà thiếu điều kính trọng thì nuôi người với nuôi chó, ngựa có gì là
khác nhau”.
Ngoài ra
Khổng tử còn đòi hỏi một điều trong đạo hiếu tương đối khó khăn là yêu cầu mọi
người phải dày công vì chữ “vui vẻ”. Lúc nào trước mặt cha mẹ cũng phải
tỏ ra vui vẻ. Làm thay cha mẹ, cơm lành canh ngọt, là biểu hiện bên ngoài, là
hiếu về vật chất. Còn phải hiếu đễ về mặt tinh thần là “luôn làm cho cha mẹ
vui vẻ”. Hiếu đễ vật chất chưa thay thế được.
Nhưng nếu chỉ biết luôn luôn làm
cho cha mẹ vui vẻ thì vẫn chưa đủ, còn phải “không sai phạm”. “Không
sai phạm” tức là trong khi phụng dưỡng cha mẹ không được vi phạm điều lễ
nghĩa. Nhất nhất phải theo lễ tiết. Khổng tử giải thích cho Phan Trì, người
đánh xe cho Khổng tử, về việc thực hiện đạo hiếu như sau: “Khi cha mẹ còn
sống, con cái phải theo lễ mà phụng dưỡng. Lúc cha mẹ qua đời, con cái phải
theo lễ mà an táng, mà cúng kỵ”. Làm được như vậy là hiếu trong lễ, làm cho
đạo hiếu được hoàn thiện hoàn mỹ.
“Phải xử lễ khi còn sống, xử lễ
lúc mai táng, xử lễ khi cúng tế”. Những
việc đó mới chỉ là mở đầu của đạo hiếu. Lập thân nên danh mới là điểm cuối của
đạo hiếu. Lập thân hành đạo, nêu danh hậu thế tuy không phải là những việc tình
cảm, nhưng có thể làm cho cha mẹ, gia tộc được tiếng thơm, tổ tiên được hiển
hách thì đó là chuẩn mực cao nhất của đạo hiếu vậy!
Ngoài ra, khi
cha mẹ còn sống thì học tập cái chí hướng, khi cha mẹ qua đời thì dõi nhìn cái
hành vi. Trong ba năm không thay đổi những điều hợp lý của cha thì được coi là
hiếu thuận.
Và con cái phải vâng lời cha mẹ,
làm theo điều các ngài chỉ bảo. Nhưng nếu khi “thân nguy”, “thân
nhục”, “đưa người thân vào chỗ cầm thú” thì không phải nghe lời cha.
Hơn nữa, Nhân
của Khổng tử là đạo đại đồng khi muốn vươn mình hòa nhập với tất cả mọi người
để yêu thương không chỉ là giới hạn trong huyết thống, nhưng vẫn là yêu thương
săn sóc người già của ta cho tới người già của người khác; yêu thương trẻ con
của ta cho tới trẻ con hàng xóm. “Luận ngữ” có viết: “Đối với người
thì kính mến, đối với bạn bè thì tin thật, đối với người còn trẻ thì thương
yêu”. Khi chơi với bạn bè phải có chữ tín: “Cùng với bạn bè, chơi phải
có chữ tín”[17].
3.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐẾN NHÂN?
Khổng
tử nói:
Trên đời không có gì quý hơn lòng nhân ái. Nhân phải là
chuẩn mực cao nhất cho hành vi của mỗi người. Ai có lòng nhân ái thì luôn được
thanh thản. Người hiểu biết dùng nhân, làm điều nhân ái. Nhân thực quan trọng
đối với mọi người. Trăm học cần nhân đức hơn là cần nước và lửa. Từng có người
rơi xuống nước mà chết, nhưng chưa hề có ai ngã vào nhân mà chết cả.
Ông
tiếp: “Không lẽ nhân đức xa chúng ta như vậy ư? Ta nghĩ muốn đạt được nhân
thì nhân sẽ đến” (Luận ngữ. Thuật nhi) [18]
Như
vậy, muốn đạt đến nhân trước hết phải thực hiện “thứ đạo”, tức là đem
lòng so với lòng, đem tâm so với tâm. Lấy mình làm xuất phát điểm mà suy ra
người khác. Cái mình không muốn thì người khác cũng không muốn. Cái mình muốn
thì người khác nhất định sẽ muốn. Đồng thời thứ đạo còn có nghĩa là khi mình đã
đứng vững rồi thì phải giúp cho người khác đứng vững. Khi mình đã thông đạt thì
cũng giúp cho người khác thông đạt. Để thực hiện thứ đạo cần phải xem người
khác là đồng đẳng và bình đẳng với mình.
II.
BÁC ÁI KITÔ GIÁO
- BÁC ÁI LÀ GÌ ?
Trong chữ Hán, Bác là rộng khắp,
Ái là yêu thương. Bác Ái là tình yêu – tình yêu vô vị lợi - rộng lớn, dành cho
đồng loại, được coi là anh em và yêu chính mình. Thánh Tôma nói “Trước tiên
hãy học yêu lấy mình … vì nếu không biết yêu lấy mình thì làm sao có thể yêu
người khác chân thật được” (Tôma II - II q. 26). Vì rộng khắp nên
bao hàm cả người thân lẫn kẻ thù. “Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình,
thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương
họ” (Lc 6,32). “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em” (Lc 6,27).
Và tình yêu này đạt tới đỉnh cao là dám chết cho người mình yêu. “Không có
tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn
hữu của mình” (Ga 15,13). (Nguyện san Công Giáo Dân Tộc số 142, tháng 10.2006 trong
bài “Từ bi, bác ái từ góc nhìn hội nhập”, của tác giả Vũ Lưu Xuân).
2.
ĐỐI VỚI CHÍNH MÌNH
Sách giáo lý công giáo có viết: “Sự
sống và sức khỏe là những ơn quý giá Thiên Chúa ban. Chúng ta có bổn phận chăm
sóc chúng cách hợp lý, dù vẫn phải lưu tâm đến những nhu cầu của tha nhân và
công ích” (SGLCG 2288) và “Luân lý đòi phải tôn trọng sự sống thể xác,
nhưng không coi đó là giá trị tuyệt đối” (SGLCG 2289)
Vì thế, Bác ái đối với chính mình
là một sự cần thiết, nó là bổn phận trong sự hoàn thiện đời sống “Đức bác ái
được quy hướng đúng đắn phải là bác ái bắt đầu từ chính mình” (LLCB,
trang 117). Người ta không thể yêu thương người khác nếu như trước đó họ
không biết yêu mình. Vì tình thương chỉ có thể trao ban cho người khác khi chủ
thể đó đã có tình yêu.
Bác ái đối với chính mình cần được
thể hiện qua các hành động cụ thể như sau: (sách “Người Tu Sĩ Trưởng Thành”, trang 12, 20)
-
Giữ gìn một tinh thần
thanh thản trong một thân xác lành mạnh.
-
Giữ gìn lời ăn tiếng
nói, điệu bộ cử chỉ và dáng vẻ bên ngoài.
-
Vệ sinh và luyện tập
thể dục thân thể: rửa mặt, chải tóc, đánh răng…; chơi thể thao….
-
Phải tập luyện các nhân đức để rèn luyện cơ
thể như Đức Tiết Độ. “Đức tiết độ giúp con người tránh mọi thái quá: ăn uống
quá độ, rượu chè, say sưa lạm dụng thuốc lá và y dược” (SGLCG 2290).
-
Nên tránh dùng những
chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe và mạng sống con người: Sử dụng ma túy,
uống thuốc tự tử….
Bác ái đối với chính mình là chuẩn
để sống bác ái đối với người khác “Đã hà tiện với mình thì còn tốt với ai
được” (THLLCB, tập II, trang 33), nếu người ta không biết yêu mình đúng đắn
thì làm sao có thể yêu người khác được. Yêu mình đúng đắn là lấy khuôn mẫu nơi
Đức Kitô, chăm lo cho đời sống của mình nghĩa là lo cho sự cứu độ của mình.
Nhưng sự cứu rỗi của ta chỉ có thể được đầy đủ là nhờ vào sự tương quan phục vụ
người khác. Sự lo lắng cho phần rỗi của ta cũng là phần rỗi của anh em.
3.
ĐỐI VỚI THA NHÂN
a.
Yêu tha nhân là một nhiệm vụ
Thiên Chúa yêu thương mọi người
không trừ ai. Một tình yêu bắt nguồn từ sự hy sinh của Đức Kitô. Trao ban cho
tất cả mọi người, Người cho mặt trời mọc lên trên kẻ lành người dữ nên đòi hỏi
mọi người Kitô hữu phải có một tình yêu phổ quát “Thiên Chúa đã yêu thương
chúng ta như thế, chúng ta phải yêu thương nhau” (1Ga 4,11) theo gương tình
yêu của Đức Kitô. Một tình yêu hạ mình xuống để phục vụ anh em “Anh em phải
rửa chân cho nhau” (Ga 13,13). Lời mời gọi của Đức Kitô muốn nói lên
tình yêu liên đới với nhau. Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Anh em hãy yêu
thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).
Thánh Gioan cho mọi người thấy
việc yêu tha nhân là di sản lớn mà Đức Kitô đã để lại. Ý muốn của Chúa là tất
cả chúng ta phải yêu thương nhau mà tình huynh đệ là xác thực “Anh em thân
mến chúng ta phải yêu thương nhau vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai
yêu thương thì đã được Thiên Chúa sinh ra” (1Ga 4,7).
Do đó, yêu tha nhân là một mệnh
lệnh đòi hỏi rõ ràng của Chúa, mệnh lệnh yêu tha nhân đi cùng với mệnh lệnh yêu
mến Thiên Chúa, cả hai làm nên một giới răn duy nhất. “Để trả lời câu hỏi về
điều răn quan trọng nhất Đức Giêsu nói: “điều răn đứng hàng đầu là: Nghe đây,
hỡi It-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng ta là Đức Chúa duy nhất; ngươi
phải yêu mến Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết tâm
trí và hết sức lực ngươi”; điều răn thứ hai là: “Ngươi phải yêu người thân cận
như chính mình”. Chẳng có điều răn nào khác quan trọng hơn các điều răn đó”.
(Mc 12,29-31).
b.
Tình Yêu Đối Với Tha Nhân
Tình yêu phổ quát
Một tình yêu được Phao lô diễn tả
là tình yêu không có sự phân biệt “Không có sự phân biệt Do Thái hay Hy Lạp,
nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà nhưng tất cả anh em là một trong Đức Kitô”
(Gl 3,28). Tình yêu đồng loại cuối cùng chính là Đức Kitô. Yêu thương là
vượt qua tất cả, là một tình yêu của những con người, của Giao Ước Mới không
còn sự kỳ thị dân tộc. Đức Giêsu đã làm nổi bật cho hết mọi người về giới răn
yêu thương.
Yêu thương tha nhân trước hết được
bày tỏ cho những người trong Chúa Kitô. Họ là những con người có niềm tin. Sự
ưu tiên dành cho anh em trong cùng một đức tin được thánh Phaolô diễn tả trong
thư Galát “Bao lâu còn thời giờ chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người,
nhất là những anh em trong cùng đại gia đình đức tin” (Gl 6,10). Phaolô
nhấn mạnh bác ái đối với người nhà, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là không
thương người khác. Ở đây Phaolô muốn phân biệt anh em đồng đạo với những người
khác. Việc phân biệt này không mang nghĩa là khép kín, nghĩa là chỉ có những
người tin, vì là thực thi điều Thiên Chúa nói với anh em, nghĩa là anh
em mắc nợ nhau tình mến. Thực sự, sự phân biệt của Phaolô chỉ theo nghĩa
hẹp mà thôi. Không có mang nghĩa chia rẽ vì Đức Kitô đã hy sinh chết cho mọi
người nên chúng ta phải yêu thương nhau.
Công Đồng
Vatican II dạy cho ta và xác định rõ mọi người Kitô hữu yêu thương mọi người: “Đức
ái Kitô giáo thực sự mở ra cho hết mọi người, không phân biệt chủng tộc, hoàn
cảnh xã hội hay tôn giáo; bác ái không cần một lợi ích hay một tri ân nào. Như
Thiên Chúa đã yêu chúng ta bằng một tình yêu vô vị lợi, thì các tín hữu phải
lấy tình bác ái mà lo lắng cho con người bằng cách yêu mến họ, với một ý hướng
như khi Chúa tìm kiếm con người” (AD, số 12).
Yêu tha nhân như chính mình
Tình yêu đối với chính mình là
thước đo tình thương của ta đối với người khác “Ngươi phải yêu tha nhân như
chính mình” (Mc 12,31). Đức Giêsu lấy lại điều răn trong Cựu Ước
nhưng Ngài khai mở theo hướng tích cực “Điều gì ngươi muốn người khác làm
cho mình thì hãy làm cho họ” (Mt 7,12). Lòng yêu mến đối với bản
thân không phải là chuẩn mực cuối cùng để cho tình huynh đệ. Nhưng chuẩn mực đó
đặt nơi tình thương của Thiên Chúa Cha. Thiên Chúa yêu thương con người
nên đã cho Đức Kitô đến để hy sinh tính mạng vì chúng ta. Nên Người đòi chúng
ta phải sống tình yêu đó với nhau. “Anh em hãy bắt chước Thiên Chúa vì anh
em là con cái được người yêu thương” (Ep 5,1).
Phục vụ vô vị lợi
Yêu thương anh em là phục vụ vô vị
lợi và dám chết cho người mình yêu. Nét nổi bật của tình yêu Kitô giáo là sự
phục vụ anh em. Chính Đức Giêsu đã làm gương cho ta đến mức hy sinh tính mạng
cho mọi người “Thầy ở giữa anh em như một người phục vụ” (Lc 22,27). Những
người đi theo Đức Kitô cũng phải theo gương Thầy mình là hãy phục vụ nhau và hy
sinh tính mạng vì anh em “Cả chúng ta nữa chúng ta phải thí mạng vì anh em”
(1Ga 3,16).
Tha thứ
Tha thứ là khuôn vàng thước ngọc,
mà Chúa Giêsu dạy chúng ta về bổn phận đối với tha nhân là sự tha thứ vô hạn,
vô điều kiện. Tha thứ thật lòng là nghĩa vụ hàng đầu của người sống đức ái.
Nghĩa vụ này đã được chính Chúa Giêsu dạy cho chúng ta qua kinh lạy Cha “Xin
tha tội chúng con, như chúng con cũng tha cho những người có lỗi chúng con”
(Mt 6,12). Lời cầu xin của Đức Giêsu đã diễn tả được tình thương của
Ngài là tha thứ cho kẻ thù. “Hành vi tha thứ của Ngài không chỉ là một
thái độ khoan dung phát xuất từ một con người cao cả mà chính người ấy cũng là
con người tội lỗi, và do đó thông cảm khi đứng trước tội của người khác,
trái lại, đó là một hành vi tốt lành tuyệt đối từ phía người vô tội
trừ diệt sự ác khỏi tấm lòng những người có tội lỗi và hoán cải họ theo sự thiện
là tình thương” (ĐGSKT Đấng Cứu Độ Duy Nhất của trần gian, tr.
90).
Tha thứ là một hành vi yêu thương
và can đảm. Nó làm cho con người tìm lại được nhân phẩm, điều mà con người đã
đánh mất vì tội lỗi, sự tha thứ cho kẻ thù làm nổi bật lòng nhân từ của Chúa.
Thật vậy, bác ái là tha thứ, một
sự tha thứ không có điều kiện. Chính Đức Kitô đã tha cho kẻ phản Ngài thì chúng
ta cũng phải tha cho anh em “Nếu anh em cứ xúc phạm đến con thì con phải tha
thứ đến mấy lần? Có phải bảy lần không, Đức Giêsu đáp: Thầy không bảo tha đến
bảy lần mà đến bảy mươi lần bảy” (Mt 18,21-22). Đức Giêsu muốn cho Phêrô
cũng như chúng ta biết, phải tha thứ hoài cho anh em khi họ xúc phạm đến mình.
Giúp đỡ
Đức Giêsu đề cao sự giúp đỡ
này, người dùng dụ ngôn người Samari (Lc 10,30-37) là một cụ thể để nói
lên sự giúp đỡ cần thiết đối với anh em đồng loại bị nạn. Qua dụ ngôn trên cho
thấy được đòi hỏi cụ thể của con người đối với con người. Yêu thương đồng loại
là biết chia sẻ vì mọi ơn lành, của cải vật chất đều do Thiên Chúa ban cho con
người được đón nhận nhưng không “Ai xin gì thì hãy cho, ai lấy cái gì của
anh em thì đừng đòi lại” (Lc 6,30). Chúng ta có chia sẻ cho anh em
thì chúng ta sẽ được Thiên Chúa ban cho hơn cả những gì ta giúp cho người lân
cận “Anh em đong cho người ta đấu nào thì sẽ được đong lại bằng đấu ấy, thậm
chí còn nhiều hơn thế nữa” (Mc 4,24).
Thánh Công Đồng Vatican II xem
việc trợ giúp nhu cầu vật chất là biểu hiện hàng đầu của đức ái Kitô giáo “Giáo
Hội vẫn coi các việc bác ái là nghĩa vụ và quyền lợi bất khả nhượng của mình.
Chính vì thế Giáo Hội vẫn luôn luôn trân trọng đặc biệt lòng thương xót đối với
người túng thiếu, bệnh tật, cũng như các việc bác ái các việc tương trợ nhằm
xoa dịu các nhu cầu đồng loại của con người” (TĐ, số 8). Tình yêu đòi hỏi
ta phải nhìn ra những nhu cầu của anh em mọi thời đại để có thể giúp đỡ họ.
Quan tâm đến người nghèo là mối ưu tư chung của Giáo Hội. Ngay Giáo Hội sơ khai
các tín hữu đã quyên góp của cải để giúp đỡ người nghèo. Thực thi việc bác
ái là sống Tin Mừng là diễn tả tình thương xót của Chúa dành cho con người.
Ngoài công việc chia sẻ vật chất cho người
nghèo, chúng ta còn có bổn phận lo cho đời sống thiêng liêng của anh em “Mọi
tín hữu phải có bận tâm cách hữu hiệu đến phần rỗi của anh em” (LLCB,
trang 228), mối bận tâm này bắt nguồn từ Chúa Kitô. Bận tâm này trở nên một
sự thúc bách “Lòng mến của Chúa Kitô thúc bách tôi” (2Cr 5,17).
Sự thúc bách này là một đòi buộc tất cả mọi người trong Giáo Hội. Mọi người đều
có liên đới với nhau trong đời sống thiêng liêng, vì tất cả chúng ta là những
chi thể của Chúa Kitô “Không có sự chia rẽ trong thân thể, trái lại các bộ
phận lo lắng cho nhau” (1Cr 12,25). Cách thức mà người Kitô hữu có thể thực
thi bác ái hữu hiệu là cầu nguyện, hy sinh, làm gương sáng.
Cầu nguyện
Con người luôn khao khát để hoàn thiện đời
mình. Cầu nguyện là cách thức con người có thể đến gần với Chúa trong
sự hiệp thông yêu mến. Người Kitô hữu không chỉ cầu nguyện cho chính bản
thân mình hay là những người thân thuộc mà là cầu nguyện cho hết mọi người.
Sự hy sinh
Người sống trong lòng mến dám hy sinh vì
anh em. Vì họ nhận ra người anh em đồng loại là chi thể Chúa Kitô đang gặp đau
khổ. Họ có thể hiệp thông với anh em đồng loại để cùng chịu những đau khổ. Để
từ đó làm cho tình yêu của Chúa được tỏa sáng.
Làm gương sáng
Mẫu gương của Đức Kitô được người
Kitô hữu diễn tả trong cuộc sống. Cách thức họ diễn tả qua các hành vi gương
sáng, động lực để họ làm gương sáng không xuất phát từ trần gian, nhưng từ tình
yêu Thiên Chúa. Hành vi đó có tác động trên người khác và biến đổi họ.
Nói tóm lại, Bác Ái là tình yêu –
tình yêu vô vị lợi - rộng lớn, dành cho đồng loại, được coi là anh em, và chính
mình. Vì rộng khắp nên bao hàm cả người thân lẫn kẻ thù. Và tình yêu này đạt
tới đỉnh cao là dám chết cho người mình yêu. Tình yêu này bắt nguồn từ Chúa
Kitô.
III.
SO SÁNH “NHÂN” VÀ “BÁC ÁI”
1.
GIỐNG NHAU
a.
Nguồn gốc
NHO GIÁO
|
KITÔ GIÁO
|
-
Hướng con người đến Chân – Thiện – Mỹ
|
-
Hướng con người đến Chân – Thiện – Mỹ.
|
-
Nhân của Khổng tử đề cao giá trị tại thế
|
- Bác
ái kitô giáo đề cao giá trị tại thế
|
- Đức
nhân bao trùm các nhân đức khác. Các đức tính: Nghĩa, Lễ, Trí, Tín đều
phát sinh từ Nhân[19].
|
- Bác
ái bao trùm các nhân đức khác. “Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng
bác ái: Đó là mối dây liên kết tuyệt hảo” (Cl 3,14).
|
- Nhân là cái cao cả nhất, dù phải thiệt thân cũng phải
giữ cho được. “Chí sĩ nhân nhân, vô cầu sinh dĩ hại nhân, hữu sát thân dĩ
thành nhân” (Người chí sĩ có đức nhân, không cầu sống mà hại nhân, chỉ có
chịu chết mà thành nhân) (Luận ngữ. Vệ Linh Công).
|
- Bác
Ái Kitô cũng vậy: “Cho dù tôi cho hết tất cả những gì tôi có và sẵn sàng
lao vào lửa, nhưng nếu không có Đức Ái thì cũng chẳng lợi ích gì” (1Cr 13,3).
|
b.
Yêu thương tha nhân là một nhiệm vụ
NHO GIÁO
|
KITÔ GIÁO
|
- Nho
gia chủ trương: Ta phải thi hành đạo nhân nghĩa, vì là điều do bản tính tự
nhiên của con người đòi hỏi như vậy. Mạnh tử cho rằng: “Nhân chi sơ tính
bản thiện”[20].
|
- Vậy, anh em hãy bắt chước Thiên Chúa, vì anh em là con
cái được Người yêu thương, và hãy sống trong tình bác ái, như Đức Kitô đã yêu
thương chúng ta, và vì chúng ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ, làm hy lễ dâng
lên Thiên Chúa tựa hương thơm ngào ngạt (Ep 5,1-2).
- “Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng
ta phải yêu thương nhau” (1Ga 4,11).
|
c.
Đối với bản thân
NHO GIÁO
|
KITÔ GIÁO
|
- Đức
Khổng Phu Tử dạy: “Hãy lấy lòng mình làm mẫu mực kích thước để đo lòng
người”[21].
|
- Bác
ái phải bắt đầu từ mình: “Đức bác ái được quy hướng đúng đắn phải là bác
ái bắt đầu từ chính mình” (LLCB, trang 117).
|
d.
Đối với tha nhân
Tình
yêu phổ quát
NHO GIÁO
|
KITÔ GIÁO
|
- Theo quan điểm Nho Giáo yêu có tính đại đồng: “Tứ
hải chi nội giai huynh đệ giã” (bốn bể đều là anh em một nhà).
|
- Bác ái Kitô cũng dạy mọi người là con cùng một Cha
trên trời nên mọi người là anh em với nhau. “Phần anh em, thì đừng để ai
gọi mình là “ráp-bi”, vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh
em với nhau” (Mt 23,8).
|
Giúp đỡ (Phần xác)
NHO GIÁO
|
KITÔ GIÁO
|
-
Khổng tử nói: “Người có Đức Nhân vui lòng làm điều nhân, người thông minh
sáng suốt biết rằng Đức Nhân có lợi cho mình và cho người nên làm điều nhân”
(Luận ngữ, Lý Nhân, 2).
|
- Khi
làm việc Bác thì hãy vui vẻ: “Ai khuyên răn, thì cứ khuyên răn. Ai phân
phát, thì phải chân thành. Ai chủ tọa, thì phải có nhiệt tâm. Ai làm việc bác
ái thì vui vẻ mà làm” (Rm 12,8).
|
-
Khổng tử nói: “Xảo ngôn lệnh sắc tiên hĩ nhân” (Dùng những lời hay ho
để nịnh hót người, làm vừa lòng người, như vậy không phải là người có nhân). (Luận
ngữ, Học Nhi, 14).
|
-
Thánh Phaolô nói trong thư gửi tín hữu Rôma: “Lòng bác ái không được giả
hình giả bộ. Anh em hãy gớm ghét điều dữ, tha thiết với điều lành” (Rm 12,9).
|
2.
KHÁC NHAU
a.
Nguồn gốc
NHO GIÁO
|
KITÔ GIÁO
|
- Nho
Giáo, được gọi là đạo nho vì có một số người học chữ nho tôn trọng chữ ấy và
về sau, những người học chữ nho gọi là đạo nho. Vì thế, Nho Giáo phát xuất
trong trần thế và không phải là một tôn giáo. Mặt khác, một tôn giáo phải có
hệ thống: tín lý và luân lý. Nho Giáo chỉ có hệ thống luân lý nên không phải
là một tôn giáo.
|
- Đạo
Kitô là một tôn giáo vì có tín lý lẫn luân lý.
|
- Đức
Nhân được Khổng tử kế thừa và rút ra từ các bậc tiên hiền và tiên vương đã tự
biết và sống cái minh triết của các ngài.
-
Khổng tử là người thường, ông không tự xưng mình là thánh nhân; mục đích của
Khổng tử là để mọi người sống tốt đẹp trong xã hội, ổn định xã hội và chỉ
dừng lại ở đó mà thôi không vươn tới cứu cánh siêu việt nào khác.
|
- Đạo
Kitô xuất phát từ Thiên Chúa, được hoàn thiện nơi Đức Kitô, người tự xưng
mình là Thiên Chúa. Ngài không thừa kế ai nhưng trực tiếp dạy con người sống
mến Chúa và bác ái với mọi người để được sống hạnh phúc trên nước trời. “Anh
em hãy bắt chước Thiên Chúa, vì anh em là con cái được Người yêu thương, và
hãy sống trong tình bác ái, như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta” (Ep
5,1-2).
- Như vậy, bác ái Kitô giáo không chỉ dừng lại sống tốt
với chính mình, với mọi người, làm cho xã hội phát triển tốt đẹp mà cứu cánh
là được sống hạnh phúc nước trời.
|
- Đức
Nhân chỉ dừng lại việc thiện ở đời.
|
- Bác
Ái thì tiến xa hơn: Từ việc thiện ở đời hướng tới đời sống vĩnh cửu. “Hãy
bán tài sản của mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền không hề cũ
rách, một kho tàng không thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm không bén mảng,
mối mọt không đục phá” (Lc 12,33).
|
b.
Đối với bản thân
NHO GIÁO
|
KITÔ GIÁO
|
- Theo Khổng tử, nếu kẻ nào không hành Nhân thì xem họ
như tiểu nhân. Khổng tử nói: “Người quân tử hiểu rõ về nghĩa, kẻ tiểu nhân
hiểu rõ về lợi” (Luận ngữ, Lý Luận, 16).
|
- Theo Kitô giáo người nào không thi hành bác ái “là
kẻ nói dối Chúa”, vì mến Chúa phải đi đôi với yêu người. Người sống không
thi hành bác ái là kẻ có lỗi, vì tội lỗi chính là sự đổ vỡ giá trị bác ái ở
trần thế. Nếu ai nói: “Tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình,
người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy,
thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1Ga 4,20).
|
c.
Đối với tha nhân
Tình
yêu mang tính phổ quát
NHO GIÁO
|
KITÔ GIÁO
|
- Mạnh tử nói: Nhân là yêu thương người khác. Yêu
thương ở mỗi cấp độ khác nhau, đối với vua thì khác; cha mẹ thì khác; bạn bè
thì khác. Nho gia chủ trương: Thương người thân có thứ bậc[22].
|
- Một
tình yêu được Phao lô diễn tả là tình yêu không có sự phân biệt “Không có
sự phân biệt Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà nhưng
tất cả anh em là một trong Đức Kitô” (Gl 3,28).
|
Yêu tha
nhân như chính mình
NHO GIÁO
|
KITÔ GIÁO
|
- Nếu
như Khổng tử dạy: “Kỉ sở bất dục vật thi ư nhân” (Điều mình không muốn
thì đừng đẩy cho người ta).
|
- Đức
Kitô cũng dạy, Ngài nói tích cực hơn: “Việc gì mình muốn kẻ khác làm cho
mình thì hãy làm cho người ta như vậy”.
|
Phục vụ
và yêu thương
NHO GIÁO
|
KITÔ GIÁO
|
-
Trong Nho Giáo người có đức Nhân phải phân biệt được kẻ tốt người xấu, yêu
người tốt, ghét kẻ xấu, yêu người thân cận trước, kẻ xa lạ sau, “dĩ trực
báo oán”
|
- Bác
ái Kitô phải “dĩ đức báo oán”: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ
ngược đãi anh em” (Mt 5,44).
|
Tha thứ
NHO GIÁO
|
KITÔ GIÁO
|
- Nho
Giáo cho rằng người có công được thưởng, kẻ có tội phải trừng trị đích đáng,
công bằng trước pháp luật. Do đó, việc tha thứ cho kẻ thù là điều không
tưởng.
|
- Bác
Ái Kitô dạy phải sẵn sàng tha thứ trước mọi lỗi lầm của anh em, phải tha vô
điều kiện “bảy mươi lần bảy”, “ai vả má phải thì hãy giơ má trái, ai đoạt
áo ngoài thì hãy cởi luôn áo trong” như Đức Kitô đã làm.
- Tha
cho kẻ thù Bấy giờ. “Đức Giêsu cầu nguyện rằng: Lạy Cha, xin tha cho họ,
vì họ không biết việc họ làm”. (Lc 23,34)
|
Giúp đỡ
NHO GIÁO
|
KITÔ GIÁO
|
-
Không giúp đỡ phần hồn
|
-
Giúp đỡ phần hồn bằng việc: Cầu nguyện, hy sinh, làm gương sáng.
|
IV.
NHẬN ĐỊNH
v
Nhân Ái của Nho Giáo
và Bác Ái Kitô là những phạm trù luân lý đạo đức hết sức rộng lớn, nó đều giúp
con người vươn tới Chân-Thiện-Mỹ. Nhưng Nhân của Nho Giáo chỉ giới hạn trong
mối quan hệ xã hội; còn Bác ái Kitô tuy nhập thế nhưng lại bắt nguồn từ Thiên
Chúa và chảy tới mọi người. Tình yêu ấy có giá trường tồn vì Thiên Chúa là tình
yêu vĩnh cửu.
v
Nhân của Nho Giáo chỉ
dừng lại những việc thiện ở đời, không hướng tới siêu nhiên mà con người không
đơn thuần như vậy, con người còn có những khắc khoải lo lắng trong cuộc sống.
Còn Bác ái Kitô không chỉ dừng lại việc thiện ở đời mà còn hướng tới phần
thưởng Nước Trời, nơi con người hưởng hạnh phúc đời đời, không còn những lo
lắng khắc khoải.
v
Nhân của Nho Giáo chỉ
có thể giúp đỡ về phần xác. Còn Bác ái Kitô tiến xa hơn: không chỉ giúp đỡ phần
xác mà còn giúp đỡ cả phần hồn.
v
Khổng tử xây dựng học
thuyết Nhân Trị theo bình diện xã hội, người quân tử thì được tôn trọng còn kẻ
tiểu nhân – phụ nữ, trẻ em – thì bị khinh thường. Nhưng ở Bác ái Kitô mang tính
phổ quát hơn, yêu không trừ một ai, thậm chí yêu cả kẻ thù và dám chết cho
người mình yêu.
v
Nhân của Nho Giáo được
thể hiện trong cuộc sống còn khép kín, không linh động, có thể nói gần giống
như luật lệ trong thời Cựu ước (cứ theo luật mà xử). Nhưng đối với Bác
Ái Kitô giáo mang tính tích cực hơn, vượt xa lề luật của con người.
v
Chúng ta có thể nói
rằng Nhân trong Nho Giáo, Khổng tử đã sáng lập, mở lối cho Bác Ái Kitô phát
triển, đạt tới mức toàn thiện.
[1] Hồ Văn Phi,
Đàm Đạo Với Khổng Tử, Nxb Văn Học, tr. 97.
[2] Đường Thi, Thiên
Chúa Giáo và Tam Giáo, tr. 206.
[3] Hồ Văn Phi,
Đàm Đạo Với Khổng Tử, Nxb Văn Học, tr. 96–98.
[4] Sđd, tr. 97
[5] Nguyễn Hữu Trọng, Danh Ngôn Trung Hoa, Nxb Đồng Nai, tr. 6.
[6] Nguyễn Hữu Trọng, Danh Ngôn Trung Hoa, Nxb Đồng Nai, tr. 9.
[7] Hồ Văn Phi,
Đàm Đạo Với Khổng Tử, Nxb Văn Học, tr 97.
[9] Sđd, tr. 12.
[10] Sđd, tr. 5 và 91
[11] Sđd, tr. 91.
[12] Hồ Văn Phi,
Đàm Đạo Với Khổng Tử, Nxb Văn Học, tr. 98-99
[13] Sđd, tr. 106.
[14] Đường Thi, Thiên
Chúa Giáo và Tam Giáo, tr. 212.
[15] Hồ Văn Phi,
Đàm Đạo Với Khổng Tử, Nxb Văn Học, tr. 156-166.
[16] Sđd, tr. 157
[17] Nguyễn Hữu Trọng, Danh Ngôn Trung Hoa, Nxb Đồng Nai, tr. 93 và 119.
[18] Luận Ngữ,
Viên ngọc quý trong kho tàng văn hóa Đông phương, Nxb VH - TT, tr. 250.
[19] Đường Thi, Thiên
Chúa Giáo và Tam Giáo, tr. 208.
[20] Sđd, tr. 207.
[21] Đường Thi, Thiên Chúa Giáo và Tam Giáo, tr. 207
[22] Đường Thi, Thiên
Chúa Giáo và Tam Giáo, tr. 212.
Đăng nhận xét