SỐ 62: VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NHÂN BẢN TRONG CÁC CỘNG ĐOÀN TU TRÌ



Li nói đu
Kính thưa quý độc giả,
Vấn đề đào tạo nhân bản trong các cộng đoàn tu trì là điểm nhấn của số báo Chia Sẻ kỳ này.
Quả thật, đề tài này đã “xưa như trái đất”, nhưng thiết tưởng sẽ không lỗi thời, bởi lẽ việc đào tạo vẫn là mỗi quan tâm hàng đầu và là yếu tố sống còn giúp các dòng tu tăng trưởng. Trong Tông huấn Pastores Dabo Vobis, Đức Gioan Phaolô II đề cập đến một nền đào tạo toàn diện cho các ứng sinh linh mục (ở đây ta có thể mở rộng ra cho tất cả những ứng sinh sống đời tận hiến) gồm các chiều kích nhân bản, tâm linh, tri thức và mục vụ; trong đó việc giáo dục nhân bản được đặt nặng như nền tảng để ứng sinh khả dĩ được đào luyện trở nên một linh mục, một tu sĩ sau này.
Theo Đức Thánh Cha, nếu không có nền đào tạo nhân bản thỏa đáng, thì việc đào tạo nên người môn đệ của Đức Giêsu trong toàn bộ sẽ bị thiếu hụt mất nền tảng cần thiết. Việc đào tạo này không phải chỉ để đạt đến một sự triển nở tự nhiên, cần thiết, chính đáng và để tự thể hiện chính mình, nhưng còn để thi hành thừa tác vụ trong tương lai. Bởi thế, người môn sinh rất cần phải vun trồng một tập hợp những đức tính nhân bản cần thiết cho sự kiến tạo một nhân cách quân bình, mạnh mẽ và tự do. Điều này chỉ thực hiện được khi người thụ huấn được giáo dục về lòng yêu mến chân lý, về sự chân thành, về sự tôn trọng nhân vị đối với mọi người, về ý thức công bằng, về chữ tín trong lời nói, về lòng trắc ẩn thực thụ, về tính nhất quán, cách riêng về sự quân bình trong phán đoán và trong cách cư xử. [1]
Bức tranh toàn cảnh của xã hội chúng ta đang sống có quá nhiều những mảng tối: mảng tối của một thứ cá nhân chủ nghĩa, của hưởng thụ, của tự do luyến ái…; bên cạnh đó nhiều bậc thang giá trị trong xã hội bị đảo lộn; trong khi ấy chứng từ sống động của một lối sống thấm đẫm tinh thần Tìn mừng thì lại quá ít ỏi.
Vẫn còn đó không ít những phản ánh không tốt về đời sống nhân bản của một số người sống đời thánh hiến. Chính vì thế, người môn đệ Đức Kitô ngày nay cần phải trau dồi nhân cách của mình hầu khả dĩ nên một “nhịp cầu” chớ không phải một chướng ngại cho tha nhân trong việc gặp gỡ Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu chuộc loài người. Cụ thể, người môn đệ Đức Kitô cần phải có khả năng hiểu biết sâu xa lòng trí con người, trực giác được những khó khăn và những vấn đề, tạo điều kiện dễ dàng cho sự gặp gỡ và đối thoại, đạt được lòng tin cậy và sự cộng tác, phát biểu được những phán đoán lành mạnh và khách quan.
Để đạt được những đức tính nhân bản trên, giả thiết  chúng ta không quên chú ý đến việc giáo dục nhắm đến một sự trưởng thành về mặt cảm tính, và về lương tâm luân lý. Hai yếu tố này giúp con người triển nở không những nhân cách tự nhiên mà còn là nhân cách Kitô giáo nữa.
Vui biết bao khi mỗi linh mục và tu sĩ nam nữ chúng ta trong cung cách ứng xử đều là những người nhã nhặn, niềm nở, chân thành trong lời nói cũng như trong lòng, khôn ngoan và thận trọng, quảng đại và sẵn sàng phục vụ, có khả năng thiết lập với tha nhân và khơi dậy nơi tha nhân những mối quan hệ chân thành và huynh đệ, mau cảm thông, tha thứ.[2]
Chúng ta có quyền tin tưởng va hy vọng như thế, bởi lẽ công việc đào tạo trước hết là công việc của Chúa Thánh Thần. Người đào tạo cũng những người thụ huấn chỉ đóng góp phần cộng tác bé nhỏ của mình, ngoan ngoãn dưới sự hướng dẫn của Thần Khí, để Người hướng dẫn cuộc đời của mỗi chúng ta.
Quý độc giả thân mến,
Chung mối đồng cảm trên, báo Chia Sẻ số này, không có tham vọng trình bày về việc đào đạo nhân bản một cách quy củ và đầy đủ, đơn giản chỉ là cùng chung chia mối bận tâm của Mẹ Hiền Giáo hội nói chung và cách riêng của mỗi cộng đoàn dòng tu hôm nay.
Ngoài một vài cây bút chủ lực, những trang viết trong số báo này là của những anh chị em tu sĩ trẻ, phần lớn còn trong giai đoạn thụ huấn, tất cả đều muốn cùng chia sẻ những ưu tư về giá trị nhân bản Kitô giáo, nhận diện những thách đố của người tu sĩ trong thời đại mới này, và tự hỏi xem có chăng một nét văn hóa nhà tu, băn khoăn về việc huấn luyện trong đời tu nhắm đến phẩm hay lượng, đồng thời xác định tầm quan trong của việc việc giáo dục tính trung thực và tình cảm để có được môi trường lành mạnh trong đời tu. Bên cạnh đó, cũng phảng phất mối băn khoăn người tu sĩ trẻ ngày nay sẽ trưởng thành nhân bản như thế nào, và phải chăng nét trưởng thành chính là người môn đệ có khả năng phục vụ bằng quyền bính.
Khép lại trang chủ đề là những suy tư rất thật về bài học nhân bản xoay quanh biến cố đau thương vừa xảy ra tại Nhật Bản.
Vì số báo ra mắt quý độc giả trong dịp Mùa Chay và Phục Sinh, nên trang tản mạn xin đăng tải những bài viết xoay quanh mầu nhiệm Tử nạn - Phục sinh của Chúa Kitô, và điểm xuyến bằng những vần thơ cầu nguyện nhẹ nhàng. Bài nghiên cứu về sự hồi phục văn hóa trong thế giới toàn cầu hôm nay và tiết mục điểm sách khép lại trang tản mạn của số báo.

Ban chủ biên
                                                                                                  Trong số này:

                                                        Chia Sẻ Ưu Tư Về Giá Trị Nhân Bản Kitô Giáo 
Nguyễn Trọng Viễn O.P……. 11

Thách Đố Của Người Tu Sĩ Trong Thời Đại Mới
Văn Hoàng, O.P
…….  23
Văn Hóa Nhà Tu
Nt.Têrêsa Ngọc Lễ, O.P  ……  35
Huấn Luyện Nhân BảnTrong Đời Tu, Phẩm Hay Lượng?
Nữ Tu Mary Nguyễn Hòa Dòng Mến Thánh Giá Quy Nhơn …… 41
Giáo Dục Tính Trung Thực Và Tình Cảm
Để Có Được Môi Trường Lành Mạnh Trong Đời Tu
Lm. Antôn Vũ Hữu Lệ, OFM 
……  51
Người Tu Sĩ Trẻ Trưởng Thành Nhân Bản Như Thế Nào?
Công Thượng
……  69
Phục Vụ Bằng Quyền Bính
Hiển Minh 
…… 79
Thấy Người Mà Nghĩ Đến Ta 
Trầm Thiên Thu ……  87

Mối Tương Quan Giữa Mầu Nhiệm Tử Nạn- Phục Sinh
Của Đức Giêsu Với Các Bí Tích Của Hội Thánh
Giuse Nguyễn Văn Dũng, OP.
……  93
Lục Bát Mùa Chay 
Thơ Trầm Thiên Thu 
……  111
Hai Nửa Cuộc Đời
Thơ Kha Đông Anh
……  112
Sống Niềm Vui Phục Sinh
Tác Giả
Therese Borchard Viễn Dzu TChuyển Ngữ Từ Beliefnet.Com  ……  103
Xin Cho Con
Thơ Quốc Văn, OP.
…… 108
Một Sự Hồi Phục Văn Hóa Trong Thế Giới Toàn Cầu Hóa (Phần I)
F. Vital Luca Nguyễn Hữu Quang, FSC
……  109
Mục Điểm Sách
Vital-Luca Nguyễn Hừu Quang, FSC
……  129






[1] Xc. Gioan Phaolô II, Pastores Dabo Vobis, số 43.
[2] Xc. Ibid., số 44.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn