Sức
mạnh tình yêu Thiên Chúa được biểu lộ
nơi Chúa Giêsu Thánh Thể và có sức canh tân, biến đổi
con người và cả vũ trụ/trái đất này trở nên tốt đẹp hơn.
Sở dĩ Thánh Thể có sức canh tân, biến đổi như thế
bởi vì Thánh Thể là một mầu nhiệm tình yêu cao cả,
là quà tặng cao quý nhất dành cho toàn thể vạn vật
phát xuất từ tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa,
và cũng là bí tích biến đổi (con người, vũ trụ/trái đất).
nơi Chúa Giêsu Thánh Thể và có sức canh tân, biến đổi
con người và cả vũ trụ/trái đất này trở nên tốt đẹp hơn.
Sở dĩ Thánh Thể có sức canh tân, biến đổi như thế
bởi vì Thánh Thể là một mầu nhiệm tình yêu cao cả,
là quà tặng cao quý nhất dành cho toàn thể vạn vật
phát xuất từ tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa,
và cũng là bí tích biến đổi (con người, vũ trụ/trái đất).
Lm.
Giuse Đinh Đức Huỳnh, SSS
Dẫn nhập
Có thể bạn đã
nghe nói nhiều về việc chữa lành, bảo vệ và phát triển vũ trụ/trái đất/môi
trường sống đang bị khủng hoảng bằng chính nỗ lực của con người ngang qua sự
quan tâm của các tổ chức xã hội trên khắp thế giới.
Nhưng có lẽ
bạn sẽ rất ngạc nhiên khi nghe nói về việc chữa lành vũ trụ/trái đất/môi trường
sống (con người và thiên nhiên vạn vật…) bằng nếp sống yêu thương của các thành viên gia đình Kitô, một nếp sống yêu
thương bắt nguồn từ nguồn mạch tình yêu của Chúa Giêsu Thánh Thể, tình yêu của
một Thiên Chúa nhập thể làm người! Vâng, đúng là như thế! Chúng ta sẽ cùng
nhau suy tư tìm hiểu xem làm thế nào các thành viên gia đình Kitô, những người
đón nhận và sống theo khuôn mẫu tình yêu của Chúa Giêsu Thánh Thể, có thể giúp
chữa lành - bảo vệ - phát triển vũ trụ/ trái đất/môi trường sống của muôn loài.
I.
Ảnh hưởng
của những lối sống ích kỷ (thiếu yêu thương) trong gia đình đối với vũ trụ/trái
đất/ môi trường sống
Chúng ta dễ
dàng nhận ra rằng sự bất công của con người đối với nhau và của con người đối
với thiên nhiên vạn vật là biểu lộ của
một nếp sống thiếu yêu thương nơi nhiều người, nhiều gia đình trong xã
hội/trong Giáo Hội hôm nay. Bạo lực, chiến
tranh, khủng bố, bóc lột người nghèo, gây ô nhiễm và hủy diệt môi trường sống….
là những hậu quả tất yếu của những nếp sống ích kỷ, thiếu niềm tin tưởng và yêu
thương nơi cõi lòng con người.
Có lẽ chúng
ta chưa thể quên được câu chuyện “bố đốt con ruột mới hơn 3 tuổi vì tức giận
với vợ”. Đó là câu chuyện về Vũ Văn Quang, như báo Pháp Luật kể:
Vũ văn Quang
(SN 1980) học lớp 9 rồi bỏ học ở nhà và quen biết với chị LTH (SN 1984). Đến
tháng 3/2007, cả 2 sinh được cháu L. Do bản tính Quang ham chơi cờ bạc, lô đề
rồi về nhà hay đánh đập vợ con nên gia đình phát sinh mâu thuẫn, chị H bỏ về
nhà mẹ đẻ sống. Quang nhiều lần đến nhà ngoại đe dọa, dằn mặt gia đình vợ…. Trong lúc tức giận với vợ,
Quang đã mua xăng tẩm vào người đứa con ruột mới hơn 3 năm tuổi, rồi châm lửa
đốt…khiến đứa con trở nên tàn tật, khuôn mặt biến dạng.[1]
Có thể chúng
ta cũng đã nghe tâm sự của một cô gái 24 tuổi có cha mẹ ly dị:
…. ngày ấy
tôi 24 tuổi, là con gái chưa có gia đình, anh trai 28 tuổi đang học sĩ quan
quân đội, cuối tuần mới về nhà. Ba mẹ ly dị cách đây 3 năm, ba tôi giờ đã có
vợ. Ngày ấy, ba không việc làm, hay nhậu say về quậy phá, đuổi đánh mẹ, một
mình mẹ làm công nhân vệ sinh nuôi ba và 2 đứa con. Mẹ rất giỏi, dành dụm mua
cả nhà ở, cho chúng tôi ăn học đến nơi đến chốn. Tuổi thơ tôi là những ký ức
kinh hoàng khi ba nhậu say về, mẹ phải chạy trốn để ba đừng quậy, để yên cho
chúng tôi ngủ sáng hôm sau còn đi học, mẹ lang thang ngoài đường đến khuya rồi
đi làm.
Một ngày
chắc mẹ chỉ ngủ được 3-4 tiếng, nói như vậy mọi người cũng biết mẹ cực khổ rất
nhiều. Tôi tốt nghiệp ra trường, không chịu được cảnh mẹ khổ như vậy nên làm
đơn ly hôn giúp mẹ…..[2]
Chúng ta
nghe một câu chuyện khác của “Trung tâm thám tử tư chuyên nghiệp” kể lại liên
quan đến đời sống gia đình. Đó là trường hợp cô bé Nguyễn Thị Trà My, 14 tuổi,
ở Hải Dương. Vì cha mẹ ly hôn và cô không được yêu thương quan tâm chăm sóc, cô
bỏ đi bụi đời và tham gia băng nhóm trộm cướp xe máy… Khi được hỏi về cha mẹ,
cô đã khóc như mưa và nói: “Em sinh ra từ
đất đá chứ chẳng có cha mẹ nào cả.”[3]
Đó là tâm
trạng đau buồn của những con người sống trong môi trường gia đình thiếu yêu thương, thiếu “ô xy tình người.”
Quả thật,
nếu vợ chồng và con cái trong gia đình sống ích kỷ, bất hòa, ghen ghét, giận
hờn nhau… sẽ dẫn đến phá hủy hạnh phúc gia đình và tạo nên một môi trường gia đình thật ngột ngạt, thiếu
lành mạnh vì thiếu “ô xy tình người”. Khi vợ chồng bất hòa, gây gỗ, bạo lực
với nhau và có thể dẫn đến ly hôn sẽ khiến cho con cái trở nên chán nản, buồn
sầu, bỏ học, không được cha mẹ yêu thương và quan tâm… và dần dần lìa xa bầu
khí gia đình ngột ngạt đó để “đi bụi”, đi lang thang kiếm sống cho qua ngày
đoạn tháng, sống vô trách nhiệm, vô kỷ luật. Hệ quả là những người con đó dễ
dàng bị ảnh hưởng xấu và gia nhập những băng nhóm xã hội, gây nên biết bao tệ
nạn trong xã hội và làm cho môi trường
xã hội cũng bị ô nhiễm bởi những lối sống thiếu giáo dục và bất cần đời như thế.[4] Kéo theo
lối sống bất cần đời của cả cha mẹ và con cái như thế là một lối sống bạo lực,
trộm cắp, chém giết, hưởng thụ, đua đòi, mua sắm, tiêu xài, cờ bạc, hút sách,
ma túy, nhậu nhẹt bia rượu… quá mức cần thiết và không cần biết đến tương lai…
khiến cho môi trường thiên nhiên cũng bị
ô nhiễm và suy thoái vì khói/rác thải/khí thải độc hại và quá mức...[5] Những con
người sống thiếu yêu thương, bất cần đời, bạo lực và hưởng thụ như thế ngày
càng trở nên lười biếng và là gánh nặng của gia đình, của xã hội, của cả thế
giới này… và tạo nên một xã hội đầy
những con người ăn bám và hưởng thụ, khiến cho tài nguyên thiên nhiên của trái
đất ngày càng bị khai thác đến mức cạn kiệt để sản xuất đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của họ, và như thế, chẳng còn gì để
lại cho con cháu và những thế hệ tương lai.[6] Vũ trụ/Trái đất vì thế nhanh
chóng trở nên như một “bà mẹ kiệt sức, suy thoái, tàn tạ…” vì những đứa con
sống trong ích kỷ, bạo lực, ghen ghét, hận thù, thiếu “ô xy tình người”.[7]
II.
Gia đình
Kitô hữu với lối sống yêu thương theo khuôn mẫu Thánh Thể - dấn thân chăm sóc,
bảo vệ, phát triển vũ trụ/trái đất
1.
Khuôn Mẫu yêu thương của Thánh Thể
Lối sống ích
kỷ, ghen ghét, giận hờn, chia rẽ, bạo lực… của những thành viên gia đình trong
xã hội với những ảnh hưởng xấu của nó đối với những môi trường sống/trái đất…
đang trở thành một thách đố lớn cho
xã hội và Giáo Hội hôm nay. Xã hội quan tâm đáp trả và tìm ra những giải pháp
cho những vấn đề đó dựa vào những nỗ lực
của con người (tiến bộ khoa học kỹ thuật, tâm lý trị liệu, kỹ năng sống,
thiền…).[8] Trong khi
đó, tin tưởng sâu xa vào Thiên Chúa, các tín hữu Kitô cùng với Giáo Hội được
mời gọi tin tưởng, cậy dựa chính yếu vào
sức mạnh tình yêu của Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo muôn loài muôn vật, và cũng
là Đấng giải thoát, phục hồi sự sống cho muôn vật, để tìm ra giải pháp thích
hợp cho những vấn đề của con người và vũ trụ/trái đất hôm nay.
Sức mạnh tình yêu Thiên Chúa đó được biểu lộ nơi
Chúa Giêsu Thánh Thể và có sức canh tân, biến đổi con người và cả vũ trụ/trái đất này
trở nên tốt đẹp hơn.[9] Sở dĩ Thánh
Thể có sức canh tân, biến đổi như thế bởi vì Thánh Thể là một mầu nhiệm tình
yêu cao cả, là quà tặng cao quý nhất dành cho toàn thể vạn vật phát xuất từ
tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa, và cũng là bí tích biến đổi (con người, vũ
trụ/trái đất), như Giáo Hội đã xác tín.
Thánh Thể là “bí tích tình yêu” và là Quà tặng
Cao quý nhất dành cho toàn thể vạn vật phát xuất từ tình yêu của Ba Ngôi Thiên
Chúa
Điều này đã
được khẳng định trong Tin Mừng Gioan và trong Thư của thánh Phaolô. Quả thật,
trước hết, Thánh Thể là quà tặng tình yêu của Chúa Cha: “Thiên Chúa yêu thế
gian, đến nỗi đã ban Con Một” (Ga 3, 16), và “… chính là Cha tôi cho các ông ăn
bánh bởi trời, bánh đích thực; vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống,
bánh đem lại sự sống cho thế gian” (Ga 6, 32-33). Thánh Thể cũng là quà tặng
tình yêu của Người Con. Điều này đã được khẳng định khi Chúa Giêsu mặc khải
rằng chính Ngài là “bánh hằng sống từ trời xuống”, và “ai ăn bánh này sẽ được
sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian
được sống” (Ga 6, 51). Thánh Thể cũng là quà tặng tình yêu của Chúa Thánh Thần:
“Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người
ban cho chúng ta” (Rm 5,5).
Stoeckl đã
giải thích về mầu nhiệm Thánh Thể là bí tích tình yêu, quà tặng tình yêu của Ba
Ngôi Thiên Chúa cho vạn vật thật sâu sắc:
Chính qua
Thánh Thần tình yêu mà Chúa Cha ban Con Một của Người cho chúng ta, và trao ban
chính mình Người trong Người Con. Đức Giê-su tự hiến tế như lễ vật “nhờ Thánh
Thần hằng hữu thúc đẩy” (Dt 9, 14), nghĩa là Thánh Thần đã tác động một cách
đặc biệt trong việc trao ban chính mình của Người Con. Và cũng chính Thánh Thần
là nguyên lý thúc đẩy Thiên Chúa trao ban chính mình liên tục và vô tận trong
Thánh Thể”.[10]
Như vậy,
Thánh Thể được mặc khải như là bí tích tình yêu, là quà tặng tình yêu cao cả
nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa, trao ban cho toàn thể vũ trụ/vạn vật vì sự sống
của vạn vật.
Thánh
Thể là bí tích biến đổi toàn thể vũ trụ
Trái đất đã
bị nguyền rủa vì sự ích kỷ và tội lỗi của con người. Tuy nhiên, muôn loài thọ
tạo, theo lời hứa và trong niềm hy vọng được giải thoát khỏi cảnh hư nát, những
ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc
khải vinh quang của con cái Người (Xc. Rm 8, 19-21).
Chính Thánh
Thể, như khẳng định của Tin Mừng Gioan (Xc. Ga 6,54), không chỉ hàm chứa lời
hứa phục sinh thân xác chúng ta, nhưng cũng là lời hứa đối với trái đất này.[11]
Thánh Giáo
Hoàng Gioan Phaolô II đã khẳng định:
Không chỉ
Giáo Hội, mà cả vũ trụ và lịch sử không ngừng được Đức Kitô hướng dẫn, điều
khiển. Chính sức mạnh hướng dẫn này thúc đẩy muôn vật ‘rên siết quằn quại cho
đến bây giờ’ (Rm 8, 22), hướng tới đích điểm ơn cứu độ tròn đầy của chúng.[12]
Trong cùng ý
hướng đó, Stoeckl đã nhận định:
Toàn thể vũ
trụ được mời gọi đạt đến chỗ quy kết trong Đức Kitô ngang qua sức mạnh trao ban
sự sống của mầu nhiệm sự chết và phục sinh của Đức Kitô, một sức mạnh đang hiện
diện và hoạt động trong Thánh Thể.”[13]
Vì thế,
trong Thánh Thể, như thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã khẳng định, muôn loài
thọ tạo “bắt đầu tiến trình đạt đến sự viên mãn của chúng trong ngày Đức Kitô
ngự đến”[14] Đó là tiến
trình biến đổi vũ trụ đang được thực hiện cách bí tích trong Thánh Thể.[15]
Nhưng làm
cách nào Thánh Thể lại có thể thâm nhập và biến đổi vũ trụ/vạn vật? Nói cách
khác, sự biến đổi vũ trụ/vạn vật đó tùy thuộc vào đâu?
Chắc hẳn, một mặt, “Thánh Thể là hạt giống thần
linh chứa đựng quyền năng biến đổi”[16]; năng lực
biến đổi đó “không là gì khác, nhưng
chính là tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa”[17] được biểu
lộ/diễn tả trong năng lực trao ban sự sống của mầu nhiệm sự chết và phục sinh
của Đức Kitô hiện diện và sống động trong Thánh Thể. Quả thật, như lời thánh
Giáo Hoàng Gioan Phaolô II giải thích:
Bằng chính
quà tặng Thánh Thể, Thiên Chúa thánh hóa các tâm hồn, mỗi người và cộng đoàn,
quốc gia và toàn thể vũ trụ. Chính vì thế, Thánh Thể trở nên nguyên lý của nhân
loại mới và của thế giới được đổi mới…và rồi giờ đây đang triển nở như hạt
giống và men của Nước Thiên Chúa.[18]
Tuy nhiên, một mặt khác, như bánh và rượu là những
“yếu tố của thiên nhiên được con người
tinh chế, làm ra” trước khi được
biến đổi thành Mình và Máu Thánh Đức Kitô do quyền năng của Thánh Thần, thì sự
biến đổi vũ trụ “cũng tùy thuộc vào sự
cộng tác của con người.”[19] Thật vậy,
“chính ở nơi cõi lòng sâu thẳm của con người – như tông huấn Dominicae Cenae (Bữa Tiệc Của Chúa)
khẳng định – mà thế giới được biến đổi, một sự biến đổi đầy tình thương và ơn
cứu độ.”[20] Thánh Thể, do đó, “chỉ có thể thâm nhập và biến
đổi nhân loại và vạn vật tùy vào mức độ con người mở lòng mình ra đối với quyền
năng biến đổi của Thánh Thể,”[21] nghĩa là
đối với“tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa”[22] được ban
tặng và tỏ lộ trong Thánh Thể. Nói cách khác, “chúng ta càng để cho Đức Kitô canh tân chúng ta bằng quyền năng biến
đổi của tình yêu Người, chúng ta càng có khả năng xây dựng một thế giới mới,
một thế giới sung mãn hơn trong sự hài hòa với kế hoạch của Thiên Chúa.”[23]
2.
Sống yêu
thương theo khuôn mẫu Thánh Thể -
Dấn thân chữa lành/bảo vệ/phát triển vũ trụ/
trái dất
Dấn thân chữa lành/bảo vệ/phát triển vũ trụ/
trái dất
Hiểu biết
Thánh Thể như là bí tích tình yêu và là bí tích biến đổi toàn thể vũ trụ/vạn
vật trong Đức Kitô, Đức Giáo Hoàng Phanxico đã khẳng định:
Bí tích
Thánh Thể là tột đỉnh hành động cứu độ của Thiên Chúa: thật thế, khi trở thành
bánh bẻ ra cho chúng ta, Chúa Giêsu tuôn đổ trên chúng ta tất cả lòng xót
thương và tình yêu của Người, đến độ canh tân con tim, cuộc sống, và kiểu tương
quan của chúng ta với Người và với các anh chị em khác.[24]
Với tư cách
là Kitô hữu, là thành viên trong gia đình Kitô, chúng ta được mời gọi hiểu biết, tin yêu, tôn thờ Thánh Thể, cử hành và đón nhận Chúa
Giêsu Thánh Thể vào nơi tâm hồn, trong cuộc sống và gia đình chúng ta. Càng mở
lòng mình ra đối với “tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa” được biểu lộ nơi Thánh
Thể, chúng ta càng được quyền năng Thánh Thể biến đổi nên đồng hình đồng dạng
với Người, nhờ đó gia đình chúng ta trở nên
như cộng đoàn Thánh Thể yêu thương, có khả năng yêu thương/phục vụ tha nhân và
toàn thể vũ trụ/vạn vật như Chúa Giêsu đã yêu thương/phục vụ, và “càng
có khả năng dấn thân xây dựng một thế giới mới, một thế giới sung mãn hơn trong
sự hài hòa với kế hoạch của Thiên Chúa”.
Lời kết
Trước những
khủng hoảng đời sống gia đình và khủng hoảng môi trường sống hôm nay, gia đình
Kitô được mời gọi đối diện và tìm ra những giải pháp thích hợp cho những vấn đề
của gia đình và môi trường/trái đất. Nhiều giải pháp của con người trong xã hội
được đề nghị (giải pháp tâm lý, giải pháp kinh tế, giải pháp khoa học, giải
pháp chính trị,…) vẫn là những giải pháp cần
có để khắc phục những khủng hoảng đó. Nhưng
quan trọng, nền tảng và tận căn hơn cả vẫn là những giải pháp tôn giáo, được đặt
nền tảng trên tình yêu Thiên Chúa biểu lộ nơi Chúa Giêsu Thánh Thể.
Chính Thánh Thể là bí tích tình yêu, là quà tặng cao quý nhất phát xuất từ tình
yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa cho con người/vạn vật, và là bí tích biến đổi vũ trụ
vạn vật.
Với quyền năng biến đổi là tình yêu
của Ba Ngôi Thiên Chúa biểu lộ nơi Chúa Giêsu Thánh Thể, và với sự cộng tác của con người khi mở lòng mình ra đối với “tình
yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa”, các Kitô hữu và gia đình Kitô sẽ được biến đổi nên
đồng hình đồng dạng với Đức Kitô và trở nên những cộng đoàn Thánh Thể yêu thương. Đó là những cộng đoàn kín múc sức mạnh từ Thánh Thể và biết noi gương Chúa Giêsu
Thánh Thể sống tinh thần yêu thương, tha thứ, đối thoại, đón nhận, chia sẻ,
trao ban sự sống, khiêm nhường phục vụ, làm triển nở phong phú hóa lẫn nhau…,
và trở nên nhân tố tích cực có khả năng dấn thân chữa lành, bảo vệ, phát
triển vũ trụ/trái đất/môi trường sống của muôn loài một cách tốt đẹp và “sung
mãn hơn trong sự hài hòa với kế hoạch của Thiên Chúa.”
[3] Xc. http://thamtuchuyennghiep.net/index.php/phi-dich-vu
[4] Xc. http://thamtuchuyennghiep.net/index.php/phi-dich-vu
[5] Xc.
http://stnmt.thanhhoa.gov.vn/home/view
[6] Xc. http://stnmt.thanhhoa.gov.vn/home/view
[7]Xc. Ibid.
[8] Xc. Ibid.
[9] Xc. Brennan R. Hill, Christian Faith
and the Environment: Making Vital Connections (Đức Tin Kitô Giáo và Môi
Trường: Tạo Nên Những Nối Kết Sinh Động) (New York: Orbis Books, 1998),
140-148.
[10] Stoeckl, John Paul II and the Mystery of the
Eucharist (Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II và Mầu Nhiệm Thánh Thể), (Pasay
City: Paulines Publishing House, 2006), 47-48.
[11] Xc. Stoeckl, John Paul II, 184.
[12] John Paul II, Dies Domini (Tông Thư Ngày Của Chúa), 75.
[13] Stoeckl, John Paul II, 184.
[14] L’Observatoire Romano weekly edition in
English (ORE) (Tuần báo “Observatoire Romano” ấn bản bằng Tiếng
Anh) 49 – 9/12/1998, Tr. 19.
[15] Xc. Wainwright, Eucharist and Eschatology (Thánh Thể và
Cánh Chung Học) (NY: Oxford University Press, 1981), 150.
[16] Stoeckl, John Paul II, 173.
[17] Stoeckl, John Paul II, 173.
[18] ORE 25 – 20/ 6/ 2001, p.1.
[19] Stoeckl, John Paul II, 173.
[20] John Paul II, Dominicae Cenae
(Bữa Tiệc Của Chúa ), 7.
[21] Stoeckl, John Paul II, 173
[22] Stoeckl, John Paul II, 173
[23] Stoeckl, John Paul II, 174
[24] http://vi.radiovaticana.va/news/2014/02/05
Đăng nhận xét