Yêu thương chính là
một trong hai mục đích căn bản của Hôn Nhân Kitô giáo.
Tình yêu là yếu tố căn bản của hôn nhân.
Thiên Chúa là tình yêu, vì yêu thương,
Ngài đã dựng nên con người giống hình ảnh mình
và mời gọi con người sống yêu thương, hiệp thông.
Hôn nhân-gia đình được thiết lập là do tình yêu.
một trong hai mục đích căn bản của Hôn Nhân Kitô giáo.
Tình yêu là yếu tố căn bản của hôn nhân.
Thiên Chúa là tình yêu, vì yêu thương,
Ngài đã dựng nên con người giống hình ảnh mình
và mời gọi con người sống yêu thương, hiệp thông.
Hôn nhân-gia đình được thiết lập là do tình yêu.
Cát Bụi Sài Gòn
Vườn cây đức hạnh biết bao nhiêu
Nhà Chúa nở hoa thật mỹ miều
Xin đổ ơn lành cho thế giới
Gia đình nhân loại biết noi theo.[1]
Năm Phúc-Âm-hóa đời sống
gia đình là cơ hội thuận lợi cho mỗi chúng ta nhìn lại đời sống gia đình, cộng
đoàn mình bấy lâu nay dưới ánh sáng Tin Mừng Chúa Kitô. để qua đó, chúng ta nhìn nhận lại ý nghĩa và tầm quan trọng
của gia đình trong Giáo Hội và xã hội.
Trước cuộc khủng hoảng
gia đình hiện nay, Giáo Hội nhận thấy cần phải tăng cường và canh tân mục vụ
gia đình, phải xem mục vụ gia đình là hoạt động quan trọng, nối kết những kế
hoạch và chương trình mục vụ của giáo xứ cũng như giáo phận.[2]
Vì lẽ đó, trong năm nay, chúng ta được mời gọi cùng nhau Phúc-Âm-hóa đời sống
gia đình và thúc đẩy gia đình tham gia tích cực vào sứ vụ loan báo Tin Mừng.[3]
Trải qua bao thế hệ, lời
chứng và bài giảng thu hút, đạt kết quả nhất trong sứ vụ loan báo Tin Mừng của
Giáo Hội, vẫn là đời sống bác ái yêu thương: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em
có lòng yêu thương nhau.”[4] Chính tình yêu thương đã làm cho cộng
đoàn Giáo Hội ngày càng triển nở hạnh phúc, và nhờ đó mà phát triển không
ngừng: “Xem kìa, họ yêu thương nhau là dường nào!”
Yêu thương chính là một
trong hai mục đích căn bản của Hôn Nhân Kitô giáo.[5]
Tình yêu là yếu tố căn bản của hôn nhân. Thiên Chúa là tình yêu,[6]
vì yêu thương, Ngài đã dựng nên con người giống hình ảnh mình và mời gọi con
người sống yêu thương, hiệp thông. Hôn nhân-gia đình được thiết lập là do tình
yêu. Gia đình Kitô hữu được xây dựng trên
nền tảng tình yêu. Vì thế, mỗi chúng ta được mời gọi làm cho gia đình
mình thành mái ấm tình thương, trường dạy yêu thương.
Gia đình, trường dạy yêu thương
Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay,
anh em được sống vui vầy bên nhau.[7]
Gia đình là ngôi
trường đầu tiên để ta học cách sống thương yêu và phát triển nhân tính.
Phải chân nhận rằng, nhờ tình yêu mà mỗi chúng ta được hiện hữu trên cõi đời
này. Sự hiện hữu của chúng ta chính là kết quả của tình yêu giữa người cha và
người mẹ trong sự cộng tác với Thiên Chúa. Vì thế, ngay từ lúc được tượng thai
trong lòng mẹ, sinh linh bé bỏng đó đã được tình yêu thương từ người cha, người
mẹ ấp ủ chở che, và được lớn dần theo năm tháng trong vòng tay yêu thương ấy.
Bầu khí yêu thương đạo hạnh trong gia đình là trường học đầu tiên huấn luyện
trẻ thơ lớn lên và trưởng thành từng ngày.
Vì gia đình là trường
học đầu tiên về yêu thương, nên bài học yêu thương không những khởi đầu trong
gia đình mà còn lập lại trong suốt cuộc đời. Yêu thương là một khởi đầu không
bao giờ kết thúc vì tình yêu luôn là một cuộc tái sinh. Tình yêu không bao giờ
chấp nhận cũ kỹ hao mòn, vì thế luôn luôn phải đổi mới. Ðổi mới bằng cách nào
nếu không phải là quên mình để sống cho người mình yêu thương. Cũng như các
trường học ngoài đời, ngôi trường gia đình luôn cần đến sự cộng tác đắc lực của
người cha, người mẹ và người con. Các nhà tâm lý học cho biết rằng: đứa trẻ cần
đến sự nâng đỡ của người cha cũng như người mẹ. Người cha tạo cho con cái hùng,
cái nghiêm trang mực thước. Người mẹ ảnh hưởng trên cảm tình con cái về sự tế
nhị, dịu dàng, bao dung. Nếu hấp thụ được những điều đó, người con sẽ trưởng
thành hơn.
Nếu gia đình là trường
học đầu tiên thì chính cha mẹ là những người thầy đầu tiên trong trường dạy yêu
thương đó. Mà để dạy bài học yêu thương đó, thì chính người dạy phải sống và
thực thi điều mình dạy trước đã. Bởi vì, không ai cho cái mà mình không có. Vì
lẽ đó, trong môn học về tình yêu của ngôi trường gia đình, cha mẹ không hẳn là
người thầy, con cái là học trò, nhưng cha mẹ vừa là người thầy, vừa là môn
sinh. Bài học yêu thương không bao giờ dừng lại với thời gian, cho dù đã là vợ
chồng của nhau, cho dù đã là cha là mẹ, cho dù đã là ông là bà… Bởi lẽ, sống là
yêu và yêu là cả một nghệ thuật cần được học hỏi và trau dồi suốt đời.
Văn hào
Pháp, Victor Hugo thật có lý khi đưa ra một câu nói nổi tiếng, nhưng khi mới
nghe qua, ta có vẻ khó chấp nhận rằng, “Người
ta không lấy nhau vì yêu nhau, mà lấy nhau để học yêu nhau.” Những ai đã
bước vào đời sống hôn nhân- gia đình thì không thể phủ nhận thực tế đó. Ngày
cưới cũng mới chỉ là ngày khai giảng của trường học yêu thương, và bài học cơ
bản là học sống với người khác. Như thế, gia đình không chỉ là trường dạy yêu
thương mà còn là nơi thực tập yêu thương. Để có thể thực thi lòng mến, để biết yêu
thương thực sự, mỗi thành viên trong gia đình phải trau dồi và học hỏi không
ngừng theo lời khuyên của thánh Tông đồ: “Người
làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến
mình vì Hội Thánh; như vậy, Người thánh hóa Hội Thánh... Cũng thế, chồng phải
yêu vợ như yêu chính thân thể mình.”[8] Ngoài ra, thánh nhân khuyên dạy: “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng
Chúa. Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng ngã lòng.”[9]
Nhờ chu toàn
bổn phận và sống đúng với vai trò của mình trong gia đình, các thành viên gia
đình biến ngôi trường yêu thương của mình thành tổ ấm yêu thương.
Gia đình, mái ấm yêu thương
Quy luật tối thượng của
đời sống gia đình là Luật yêu thương. Mối tương quan giữa vợ chồng, cha mẹ và
con cái, cũng như giữa anh chị em với nhau, phải là dấu chỉ sống động của Tình
Yêu Thiên Chúa. Càng sống trong một thời đại có quá nhiều gia đình đổ vỡ, các
gia đình Công giáo chúng ta lại càng phải quan tâm đến điều này hơn.[10]
Quan tâm bằng cách lắng nghe và thực thi Lời Chúa dạy. Mọi thành viên trong gia
đình được mời gọi:
Hãy có lòng thương cảm,
nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau,
nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ
cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau.[11]
Trong
chương trình của Thiên Chúa, hôn nhân-gia đình là một cộng đồng yêu thương và
bất khả phân ly.[12]
Trong nghi thức bí tích Hôn Phối, hai người nam - nữ cam kết yêu thương nhau
không phải chỉ trong một thời gian, với một số điều kiện, nhưng là yêu thương
suốt đời và vô điều kiện: lúc khỏe mạnh cũng như lúc đau yếu, khi giàu sang
cũng như khi nghèo khó… để yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời. Hơn nữa,
trong chương trình của Thiên Chúa, tình yêu bền vững, thủy chung, trọn vẹn,
phong phú giữa hai vợ chồng cũng trở thành một biểu tỏ hữu hình của tình yêu Thiên Chúa đối với con người. Chúa Giêsu nhấn
mạnh tới sự chung thủy của vợ chồng vì Ngài muốn vợ chồng luôn đươc hạnh phúc.[13] Sự thủy
chung của vợ chồng sẽ làm cho hôn nhân được bền vững, tạo cho gia đình được
hạnh phúc. Nhờ đó, họ xây dựng gia đình mình thành tổ ấm yêu thương. Nơi đó là
chốn bình yên và thân thương để mọi thành viên trở về sau một ngày làm việc mệt
nhọc, sau thời gian xa cách vì công tác…
Gia
đình là tổ ấm yêu thương, vì nơi đó mọi người hiệp thông và liên kết chặt chẽ
với nhau, bình đẳng về phẩm giá, và ơn gọi, Nơi đó, các thành viên cùng san sẻ
trách nhiệm với nhau và cùng chung chia niềm vui, nỗi buồn cho nhau, giúp nhau
chu toàn bổn phận theo bậc mình.[14]
Nhờ đó, gia đình trở nên mái ấm với cuộc sống an hoà, yêu thương đầm ấm, hy
sinh quên mình vì hạnh phúc của nhau. Đó chính là nét đẹp văn hóa truyền thống
của dân tộc. Từ nét đẹp truyền thống này, Chúa Giêsu thổi vào đó một giá trị
cao quý hơn. Đó là nét đẹp Tin Mừng trong gia đình Kitô giáo. Để qua đó, các
gia đình cộng tác với Giáo Hội trong sứ vụ thông truyền Đức Tin cho các thế hệ
tiếp nối.
Tạm kết
Năm
Phúc- Âm-hóa đời sống gia đình mời gọi chúng ta đem tinh thần Phúc Âm thấm nhập
vào đời sống mỗi gia đình Công giáo. Tinh thần Phúc Âm chính là đời sống bác ái
yêu thương. Bởi lẽ, “Yêu thương là chu
toàn Lề Luật vậy.”[15]
Nhờ đó, chúng ta xây dựng gia đình mình thành ngôi trường dạy và học yêu thương
đầu tiên. Bài học yêu thương chỉ có thể học bằng cách thực tập: mỗi thành viên
trong gia đình tập yêu thương, giúp đỡ nhau vô vị lợi. Như thế, gia đình trở
thành tổ ấm yêu thương đong đầy niềm vui, sự bình an và hạnh phúc, góp phần vào
sứ vụ loan báo Tin Mừng cho mọi người trong môi trường sống của mình.
[1] Các
Giờ Kinh Phụng Vụ, Thánh Thi Kinh Chiều
II, Lễ Thánh Gia Thất.
[2] Xc.
HĐGMVN, Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa
2010, số 43.
[3] Xc.
HĐGMVN, Thư Chung Mục Vụ, năm 2011,
số 05.
[4] Ga
13, 35.
[5] Xc.
Giáo Luật, điều1055; Sách GLHTCG, số 1601.
[6] Xc.
1Ga 4,8.16.
[7] Tv
132,1.
[8] Ep
5,25; 5,28.
[9] Cl
3,20-21.
[10]
Xc.Toà Tổng Giám Mục Thành phố Hồ Chí Minh, Thư
mục tử Mùa Vọng Năm Phụng vụ 2013-2014.
[11] Cl 3, 12-13.
[12] Xc.
Mt 19, 6; GLHTCG, số 1644-1646.
[13] Xc. Mt 5, 27-33.
[14] Xc. Gl 6,2.
[15] Rm 13, 10.
Đăng nhận xét