Điệp khúc “Thiên Chúa thấy là tốt đẹp” được lặp đi lặp lại
mỗi khi Đấng Sáng Tạo kêu gọi
điều gì từ không thành hiện hữu
muốn nói rằng thiên nhiên vạn vật là món quà quý giá
mà Chúa Cha đã chuẩn bị cho ngày chào đời của con cái.
Vũ trụ vạn vật là tặng phẩm của tình yêu,
và vì thế nói lên bản chất tốt lành
trong tương quan giữa Cha – quà tặng – con cái.
Với bản chất thiện hảo, Chúa Cha đã trao
quyền quản trị công trình tạo dựng cho con cái mình.
mỗi khi Đấng Sáng Tạo kêu gọi
điều gì từ không thành hiện hữu
muốn nói rằng thiên nhiên vạn vật là món quà quý giá
mà Chúa Cha đã chuẩn bị cho ngày chào đời của con cái.
Vũ trụ vạn vật là tặng phẩm của tình yêu,
và vì thế nói lên bản chất tốt lành
trong tương quan giữa Cha – quà tặng – con cái.
Với bản chất thiện hảo, Chúa Cha đã trao
quyền quản trị công trình tạo dựng cho con cái mình.
Lm. Giuse Lê Hoàng
Thụy, OP.
Đứng trước vũ trụ bao la, con người đã và không ngừng suy tư về nguồn gốc, lý do tồn tại của
các thực tại vật chất. Đối với người này, thiên nhiên vạn vật trở thành đối
tượng của thi ca nhạc họa; với người kia chúng lại đáng sợ như những thế lực
gây họa cho thế giới con người; với người khác thiên nhiên vạn vật là đối tượng
nghiên cứu khoa học; trong cái nhìn thực dụng, chúng lại trở thành mục tiêu để
tận dụng khai thác… Tùy theo cách tiếp cận, con người sẽ tạo ra những hệ quả
khác nhau.
Nhìn ở một góc
độ khác, Mạc khải Do Thái – Kitô giáo đóng góp cho thế giới một cách tiếp cận
vũ trụ vạn vật xét như là công trình tốt lành Thiên Chúa dành cho con người.
1. Thiên Chúa gọi ra hiện hữu
và đặt tên thiên nhiên vạn vật
và đặt tên thiên nhiên vạn vật
Trong kho tàng truyện cổ của người Việt chúng ta, “Sự tích cây Thì Là”
mang dáng dấp của niềm vui hiện hữu, niềm vui được đặt tên của thiên nhiên vạn
vật. Theo đó, một ngày kia, Ông Trời gọi tất cả các loài thảo một đến để đặt
cho mỗi giống cây một tên gọi. Cây tỏa hương dịu dàng được đặt tên là Lan; cây
uyển chuyển cành nhánh được đặt tên là Tóc Tiên; cây cao lớn hiên ngang được
Ông Trời đặt tên là Thông … Cả những cây thấp bé cũng chen chúc đến nhận tên
của mình tùy theo hương sắc và giá trị của chúng: nào là Dấp Cá, nào là Tía Tô,
nào là húng quế… Khi sẩm tối, Ông Trời đã thấm mệt, một cây nhỏ thó, mỏng manh
chạy vội đến xin lỗi Ông Trời vì đã tới trễ, đồng thời nó xin một cái tên gọi.
Trong lúc mệt mỏi, chưa kịp nghĩ ra cái tên nào cho thích hợp, Ông Trời ngập
ngừng, ấp úng rằng: “Tên con sẽ là… sẽ là… thì là…”. Không đợi dứt câu, cái
cây nhỏ bé mỏng manh kia đã chạy vụt đi và hét toáng lên trong niềm vui mừng tột độ : “Tôi có tên gọi rồi! Từ nay tên của tôi là
Thì Là!”
Truyện cổ này
không nói về nguồn gốc của cỏ cây hoa lá, chỉ là một cố gắng giải thích về
nguồn gốc các tên gọi một số thảo mộc. Dù sao, tên gọi cũng rất quan trọng đối
với cây cối. Tên gọi giúp con người có thể phân biệt giữa giống này với loài
nọ, đồng thời cũng cho thấy phần nào giá trị của từng loài cỏ cây. Qua sự nhân
cách hóa, cây Thì Là xem ra cũng có tiếng nói và niềm vui của nó. Có thể cây cỏ
không có giác hồn, nhưng ít nhất chúng cũng có sinh hồn và giá trị tồn tại độc
lập của nó trong vũ trụ vạn vật. Không biết từ bao giờ, người ta đã tìm ra đúng chỗ đứng của Thì Là trong ẩm thực. Một nồi
riêu cá sẽ vô duyên hết sức nếu không có những cọng Thì Là! Chỉ cần nhắc đến
tên của giống cây nhỏ bé này, ký ức chúng ta sẽ gợi lên mùi, vị không thể nhầm
lẫn.
Mạc khải Kinh
Thánh đi xa hơn việc lý giải tên gọi của cỏ cây, vũ trụ vạn vật khi đi đến tận
nguồn gốc sự hiện hữu của chúng. Thật vậy, những bài tường thuật về công trình
sáng tạo trong sách Sáng Thế, nhìn ở góc độ âm thanh của Lời, là những âm vang Thiên Chúa kêu gọi
điều gì đó từ “không” thành ra “có”. Để thấy được tầm quan trọng của những tiếng gọi này, thiết tưởng chúng ta cũng nên chú
ý đến yếu tố thời gian Lúc khởi đầu,
tức là trước lúc Thiên Chúa gọi. Trước khi Thiên Chúa cất tiếng gọi, chưa có gì
hiện hữu cả, vũ trụ vạn vật chỉ là con số không tròn chĩnh, con số không của âm
thanh, của ánh sáng, của trời mây nước lửa, của núi non sông biển, của thảo mộc
và mọi loài có sinh khí. Tắt một lời, trước lúc khởi đầu, ngoài Thiên Chúa là
Đấng Hằng Hữu, chưa có bất cứ sự hiện hữu nào, tất cả chỉ là hư vô trống rỗng.
Thế nhưng điều
kỳ diệu đã diễn ra, cả một thế giới sinh động và tràn ngập màu sắc, âm thanh,
sự sống… đã khởi sự từ tiếng gọi của
Thiên Chúa. Ngài gọi : “Hãy có ánh sáng”
– lập tức có ánh sáng; hãy có “cái vòm”
để tách khối nước phía trên và phía dưới, để “chỗ cạn” lộ ra, hãy có những vầng sáng trên bầu trời… Sự hiện hữu
của thiên nhiên vạn vật đã nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa ý định, hành động
của Thiên Chúa với chúng. Chắc chắn sự hiện hữu của thiên nhiên vạn vật không
phải là một sự tình cờ hay ngẫu nhiên, chúng được gọi ra cho một mục đích. Dù là những vật vô tri vô giác như đất
đá hay những vật có sinh hồn như cỏ cây hoặc có giác hồn như muông thú, tất cả
đều là những tuyệt phẩm xuất phát từ lòng tốt và thiện ý của Thiên Chúa. Chính
vì thế, chúng ta có thể nói sự hiện hữu là một ân ban xuất phát từ lòng tốt của
Thiên Chúa và muôn vật được tạo thành là Tin Mừng của công trình sáng tạo.
Hơn nữa, đi
liền với tiếng gọi hiện hữu là tiếng gọi đặt tên : Thiên Chúa gọi ánh sáng là
ngày, bóng tối là đêm, gọi chỗ cạn là đất, cái vòm là trời và khối nước tụ lại
là biển… Vạn vật hiện hữu trong ý định của Thiên Chúa không phải là sự hiện hữu
vô danh, nhưng có tên gọi gắn liền với tính cách, với chức năng độc đáo của
chúng.
2. Giá trị nội tại của thiên nhiên vạn vật
Nơi công trình
tạo dựng của Thiên Chúa, thiên nhiên vạn vật có chỗ đứng, và có giá trị độc đáo
trong một mạng lưới liên lập. Chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau xét như một
quần thể đan kết : Ánh sáng vừa là nguồn năng lượng cho con người, cho cây cối
quang hợp ; bóng tối đem lại khoảng thời gian quan trọng để con người, vạn vật
nghỉ ngơi, tái tạo sự cân bằng cho cuộc sống…
Trong ý định
của Thiên Chúa và cũng là nhân sinh quan của người xưa, đất đai có chức năng
của một bà mẹ phong nhiêu trù phú :
Đất phải sinh thảo mộc
xanh tươi, cỏ mang hạt giống, và cây trên mặt đất có trái, ra trái tùy theo
loại, trong có hạt giống. Liền có như vậy. Đất trổ sinh thảo mộc, cỏ mang hạt
giống tùy theo loại, và cây ra trái, trong trái có hạt giống tùy theo loại… (St
1,11-13)
Cũng vậy, nước
cũng sản sinh và nuôi dưỡng những loài thủy sinh. Thiên Chúa phán :
Nước phải sinh ra đầy
dẫy những sinh vật lúc nhúc…. Thiên Chúa sáng tạo các thủy quái khổng lồ, cùng
mọi sinh vật vẫy vùng lúc nhúc dưới nước tùy theo loại. Thiên Chúa thấy thế là
tốt đẹp. Thiên Chúa chúc phúc cho chúng rằng : “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều,
cho đầy biển ; và chim phải sinh sản cho nhiều trên mặt đất. (St 120-23)
Như một vòng
tròn khép kín, sự hiện hữu và hoạt động của thiên nhiên vạn vật vừa là sự hiện
hữu và hoạt động sinh sản duy trì nòi giống, tái sinh và cung cấp năng lượng
sống cho nhau và cho con người. Điều đó cho thấy chức năng kỳ diệu của chúng.
Nói khác đi, theo cái nhìn đơn sơ của tác giả Kinh Thánh, sự hiện hữu của thiên
nhiên vạn vật không chỉ đơn thuần là vật trang trí cho vũ trụ, mà còn có giá
trị lớn lao cho mầu nhiệm sự sống. Đức thánh cha Phaxicô nói rằng :
Đối với truyền thống Do
Thái – Kitô giáo, nói về sáng tạo còn mang nhiều ý nghĩa hơn là nói về thiên
nhiên, vì nó còn có một liên hệ với dự định tình yêu của Thiên Chúa, trong đó
mỗi thọ tạo đều có giá trị và ý nghĩa riêng của mình. Thiên nhiên thường được
hiểu như một hệ thống, mà người ta có thể phân tách, tìm hiểu và can thiệp vào,
thế nhưng sáng tạo phải được hiểu như một quà tặng đến từ bàn tay rộng mở của
Người Cha mọi người, như thực tại được tình yêu chiếu sáng, mời gọi chúng ta
bước vào sự hiệp thông bao trùm tất cả.[1]
3. Chiêm nghiệm thiên nhiên vạn vật theo cái nhìn nhân văn và tôn
giáo
Nhìn theo góc
độ phân tích của khoa học hiện đại, chúng ta sẽ thấy được yếu tố năng động của
thiên nhiên vạn vật. Chúng sinh sôi nảy nở và bảo tồn nòi giống theo một cơ
chế, trật tự trong môi trường tự nhiên. Đất là môi trường của cỏ cây ; nước là
chiếc nôi để cá tôm vùng vẫy… Thiên nhiên như một quần thể tựa vào nhau để tồn
tại. Cây thân mộc vươn cao làm điểm tựa cho cây thân thảo leo bám, làm nhà cho
lũ chim ở. Những cây có trái có hạt trở thành lương thực cho động vật, chim
muông và côn trùng. Lá cây tàn rụng trở thành thức ăn cho giun và côn trùng.
Mùn từ hoạt động tiêu hóa của côn trùng lại trở thành chất dinh dưỡng nuôi cây.
Rừng cây xanh tốt lại trở thành buồng phổi lọc thán khí phát sinh từ hoạt động
của con người, đồng thời cung cấp dưỡng khí cho con người và động vật.
Dưới góc độ
niềm tin, Tác giả Thánh vịnh nhận ra sự đan kết, liên thông của thiên nhiên vạn
vật nằm trong sự quan phòng của Đấng Tạo hóa :
Chúa khơi nguồn : suối tuôn thác đổ.
Giữa núi đồi, lượn khúc quanh co,
đem nước uống cho loài dã thú,
bầy ngựa hoang đang khát được thoả thuê.
Giữa núi đồi, lượn khúc quanh co,
đem nước uống cho loài dã thú,
bầy ngựa hoang đang khát được thoả thuê.
Bên dòng suối, chim trời làm tổ,
dưới lá cành cất giọng líu lo.
Từ cao thẳm, Chúa đổ mưa xuống núi,
đất chứa chan phước lộc của Ngài.
dưới lá cành cất giọng líu lo.
Từ cao thẳm, Chúa đổ mưa xuống núi,
đất chứa chan phước lộc của Ngài.
Ngài khiến mọc cỏ xanh nuôi sống đàn gia súc,
làm tốt tươi thảo mộc cho người thế hưởng dùng.
Từ ruộng đất, họ kiếm ra cơm bánh,
chế rượu ngon cho phấn khởi lòng người,
xức dầu thơm cho gương mặt sáng tươi,
nhờ cơm bánh mà no lòng chắc dạ.
làm tốt tươi thảo mộc cho người thế hưởng dùng.
Từ ruộng đất, họ kiếm ra cơm bánh,
chế rượu ngon cho phấn khởi lòng người,
xức dầu thơm cho gương mặt sáng tươi,
nhờ cơm bánh mà no lòng chắc dạ.
Hương bá Li-băng, những cây CHÚA đã trồng,
được tràn trề nhựa sống.
Bầy chim tước rủ nhau làm ổ,
hạc bay về xây tổ ngọn cao.
được tràn trề nhựa sống.
Bầy chim tước rủ nhau làm ổ,
hạc bay về xây tổ ngọn cao.
Núi chon von, loài sơn dương tìm đến,
hốc đá sâu, giống ngân thử ẩn mình.
Chúa đặt vầng trăng để đo thời tiết,
dạy mặt trời biết lặn đúng thời gian.
hốc đá sâu, giống ngân thử ẩn mình.
Chúa đặt vầng trăng để đo thời tiết,
dạy mặt trời biết lặn đúng thời gian.
Đêm trở lại khi Chúa buông màn tối,
chốn rừng sâu, muông thú tung hoành.
Tiếng sư tử gầm lên vang dội,
chúng săn mồi, gào xin Chúa cho ăn.
chốn rừng sâu, muông thú tung hoành.
Tiếng sư tử gầm lên vang dội,
chúng săn mồi, gào xin Chúa cho ăn.
Ánh dương lên, chúng bảo nhau về,
tìm hang hốc, chui vào nằm nghỉ.
Đến lượt con người ra đi làm lụng,
những mải mê tới lúc chiều tà.
Công trình Ngài, lạy CHÚA, quả thiên hình vạn trạng !
tìm hang hốc, chui vào nằm nghỉ.
Đến lượt con người ra đi làm lụng,
những mải mê tới lúc chiều tà.
Công trình Ngài, lạy CHÚA, quả thiên hình vạn trạng !
(Tv 104,10-24).
Đối với những
người thành tâm thiện chí, dù nhìn ở góc độ khoa học hay tôn giáo, họ cũng có
thể gặp nhau ở một điểm chung : thiên nhiên vạn vật xuất hiện không phải do sự
tình cờ, hỗn loạn, vô tổ chức…, nhưng là một trật tự của cái đẹp có chủ ý. Phần
mình, Thần học Kitô giáo xác định sự hiện hữu của thiên nhiên vạn vật nằm trong
trật tự quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa dành cho muôn loài thọ tạo.[2]
4. Vài cách tiếp cận thiên nhiên vạn vật
Ngày nay, tình
trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai và nhất là sự biến đổi khác thường
của khí hậu buộc con người phải suy nghĩ lại các cách tiếp cận thiên nhiên vạn
vật.
Tiếp cận theo lối nhìn duy lợi nhuận kinh tế
Để phục vụ cho
nhu cầu của mình, con người đã khai thác thiên nhiên cách triệt để. Những cánh
rừng bị tàn phá, những con sông phải đổi hướng dòng chảy, lòng đất bị cày xới
để sàng lọc khoáng sản… Nếu con người xem thiên nhiên là đối tượng thuần túy để
khai thác, thì sự phát triển của xã hội là một sự phát triển không bền vững, nó
sẽ tạo ra sự mất cân bằng của môi trường sống. Hệ quả là, con người phải gánh
chịu sự nổi giận của thiên nhiên.
Thật vậy, môi
trường sống trên trái đất đang rơi vào tình cảnh mất cân bằng trầm trọng do các
hoạt động của con người. Trên không trung, tầng Ozone, vốn là tấm khiên bảo vệ
trái đất khỏi bức xạ, đã bị xé toạc do khí thải công nghiệp, chất thải của kỹ
nghệ điện lạnh. Trên mặt đất, các hóa chất độc hại thải ra từ nghành luyện kim,
từ hoạt động tẩy rửa trong quá trình sản xuất đã làm ô nhiễm cả nguồn nước ngầm
lẫn nguồn nước lộ thiên. Nạn tàn phá rừng khiến cho đất đai bị xói mòn, gây ra
cảnh lụt lội ở nơi này hạn hán nơi khác. Hơn nữa, việc khai thác rừng cách vô
tổ chức còn thu hẹp môi trường sống của động, thực vật dẫn đến sự tuyệt chủng
của nhiều giống loài. Liệu cơn hấp hối của thiên nhiên vạn vật có để lại hậu
quả nào cho nhân loại ? Nếu chúng ta nhìn nhận sự hiện hữu của thiên nhiên vạn
vật như là thành phần của sự sống trên trái đất, thì chắc chắn sự tồn vong của
chúng cũng sẽ là sự tồn vong của con người.
John Donne[3],
nhà thơ người Anh đã nói rằng:
Con
người không phải là một hòn đảo, không chỉ là tự mình; mỗi người là một phần
của lục địa, một phần của tổng thể; nếu sóng biển cuốn đi dù chỉ một hòn đất
thì châu Âu sẽ trở nên bé hơn, cũng như nếu sóng biển cuốn đi cả vùng đất mũi
hay ngôi nhà của bạn anh, hay ngôi nhà của riêng anh. Cái chết của mỗi con
người làm cái tôi nhỏ lại vì tôi là một phần của toàn nhân loại, và bởi thế anh
đừng bao giờ hỏi chuông nguyện hồn ai: chuông nguyện hồn anh đấy.
Tiếp cận theo truyền thống Do Thái – Kitô
giáo
Trình thuật
sáng tạo trong sách Sáng Thế cho thấy thiên nhiên vạn vật được Thiên Chúa tạo
dựng như một môi trường tốt đẹp nhằm chuẩn bị cho một thụ tạo có phẩm giá cao
hơn. Theo đó, Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh của Ngài. Sau khi
tạo dựng, Thiên Chúa đã đặt con người vào giữa công trình tạo dựng, đồng thời
truyền cho con người làm bá chủ, thống trị mặt đất cùng muôn loài trong đó.[4]
Nếu chỉ dừng
lại ở bản văn này, người ta dễ có cảm tưởng con người có toàn quyền quyết định
trên thiên nhiên vạn vật, có quyền đối xử với thiên nhiên vạn vật như là những
đối tượng thuần túy phục vụ cho sở thích vô tội vạ của con người. Đây là một
cách tiếp cận hết sức phiến diện.
Mạc khải Do
Thái – Kitô giáo gồm những bước đi tuần tự mở ra theo thời gian, theo tầm nhận
thức tiệm tiến của con người. Chính vì thế, người ta cần có một cái nhìn tổng
thể để xây dựng cách tiếp cận thiên nhiên vạn vật đa chiều kích và theo ý định
của Thiên Chúa. Con người được đặt vào môi trường thiên nhiên, vốn là thành quả
tốt đẹp do bàn tay Thiên Chúa tạo nên, là đặt vào các mối tương quan đa chiều:
con người với vũ trụ vạn vật và con người với Thiên Chúa. Nhìn trong khía cạnh
tương quan này, con người không có toàn quyền quyết định công trình của Chúa.
Họ được Thiên Chúa trao trách nhiệm bảo tồn, chăm sóc và hưởng thành quả công
sức của mình.[5]
Điệp khúc “Thiên Chúa thấy là
tốt đẹp” được lặp đi
lặp lại mỗi khi Đấng Sáng Tạo kêu gọi điều gì từ không thành hiện hữu muốn nói rằng thiên nhiên vạn vật là món quà quý giá mà Chúa Cha đã
chuẩn bị cho ngày chào đời của con cái mình. Vũ trụ vạn vật là tặng phẩm của
tình yêu, và vì thế nói lên bản chất tốt lành trong tương quan giữa Cha – quà
tặng – con cái. Với bản chất thiện hảo, Chúa Cha đã trao quyền quản trị công
trình tạo dựng cho con cái mình. Đây không phải là một quyết định liều lĩnh bởi
vì con cái vốn được tạo dựng theo hình ảnh, nghĩa là có lý trí để suy xét và có
tự do để làm cho món quà có ý nghĩa.
Vì đâu đất đai
sinh gai góc, thiên nhiên nổi giận ? Tại sao con người phải đổ mồ hôi, vật lộn với
thiên nhiên vạn vật ? Nguyên nhân nào khiến con người khống chế thiên nhiên vạn
vật ? Kinh Thánh lý giải rằng, chỉ vì con người đã làm đảo lộn các mối tương
quan. Chính vì thế, vấn đề trách nhiệm của con người được đặt ra trong việc
tiếp cận vũ trụ vạn vật. Trong phán đoán, trong hành xử của mình con người đã
bị suy yếu vì hậu quả của tội lỗi. Tuy nhiên, Thiên Chúa đâu có bỏ mặc họ, Ngài
tiếp tục soi sáng, dạy dỗ con người cách tiếp cận hết sức tử tế với các thụ tạo
khác. Thật vậy, trước khi thế giới hiện đại bàn đến vấn đề môi trường sinh thái
hay các tổ chức bảo vệ động vật lên tiếng, mạc khải Thánh Kinh Cựu Ước đã trình
bày cả một bộ luật ứng xử rất nhân văn :
Trong vòng sáu năm, ngươi
sẽ cày cấy ruộng đất ngươi, gieo trồng và thu hoa lợi. Nhưng năm thứ bảy,
ngươi sẽ để đất ngưng sinh hoa màu, để đất hưu canh ; những người nghèo trong
dân ngươi sẽ được hưởng hoa màu đó, những gì còn lại thì bỏ cho dã thú ăn. Vườn
nho và vườn ô-liu, ngươi cũng sẽ làm như thế. Trong sáu ngày, ngươi sẽ làm công
việc của ngươi ; nhưng ngày thứ bảy, ngươi sẽ nghỉ, để bò lừa của ngươi được
nghỉ ngơi, và để đứa con của nữ tỳ ngươi và người ngoại kiều lấy lại sức.
(Xh 23,10-12)
Khi anh (em) thấy lừa hay bò
của người anh em mình ngã trên đường, thì đừng bỏ mặc làm ngơ, nhưng phải giúp
người anh em đỡ chúng dậy. Nếu trên đường đi, anh (em) gặp
một tổ chim, ở trên bất cứ cây nào hay ở dưới đất, trong đó có chim con hoặc
trứng, và chim mẹ đang ủ chim con hay ấp trứng, thì anh (em) không được bắt cả
mẹ lẫn con. Anh (em) phải thả chim mẹ, còn chim con thì được bắt. Như vậy
anh (em) sẽ được hạnh phúc và được sống lâu.
(Đnl 22,4.6-7)
Rõ ràng bộ luật
ứng xử rất cổ xưa này còn đi xa hơn cả những lý thuyết và thực hành của các
phong trào bảo vệ động vật cách thái quá mà quên đi những người nghèo khó, đói
khát ngay bên cạnh mình. Khi nhấn mạnh đến trách nhiệm của con người trong việc
chăm sóc thiên nhiên vạn vật, Kinh Thánh cũng đồng thời cho thấy con người cần
lưu tâm đến sự sống còn của đồng loại. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là
Thiên Chúa khoán trắng trách nhiệm cho con người. Thật ra, Thiên Chúa vẫn chăm
sóc công trình tạo dựng của Ngài cách không ngừng nghỉ. Chính vì thế, Chúa
Giêsu thật có lý để nhắc bảo các môn đệ về sự quan phòng đầy tình phụ tử của
Chúa Cha :
- “Hãy xem chim trời: chúng không gieo,
không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng.”
(Mt 6,26)
- “Năm con chim sẻ chỉ bán được hai hào,
phải không? Thế mà không một con nào bị bỏ quên trước mặt Thiên Chúa.” (Lc
12,6)
Trong giáo huấn
của mình, Chúa Giêsu xử dụng những hình ảnh chân thực, gần gũi của thiên nhiên
vạn vật để diễn tả mầu nhiệm Nước Trời. Thông qua các dụ ngôn[6],
Ngài dạy chúng ta những bài học quan trọng về sự tốt lành của Chúa Cha, cũng
như cách thức sống mối tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa và với thiên nhiên vạn
vật.
Tiếp nối cách
tiếp cận thiên nhiên đầy tính nhân văn này, lịch sử Hội Thánh cung cấp cho nhân
loại những gương mặt sáng giá, chẳng hạn thánh Phanxicô Assisi (1182 – 1226) và
thánh Martino Porres (1579 – 1639).
Với bài thánh
ca Muôn Loài Thọ Tạo, thánh Phanxicô Assisi sẽ khiến cho tất cả những ai nhìn
thế giới vạn vật với con mắt thực dụng, duy lợi nhuận kinh tế phải hổ thẹn.
Ngài thiết lập mối tương quan họ hàng với các thực tại được Đấng Tạo Hóa dựng
nên : Ông Anh Mặt trời, Chị Trăng, Anh Gió, Chị Nước, Anh Lửa… Đọc trong văn
cảnh và ý nghĩa của bản thánh ca, chúng ta thấy thánh nhân không chỉ đơn thuần
thi vị hóa hay nhân cách hóa thiên nhiên vạn vật. Bởi vì, khi nối kết các thụ
tạo này vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa, các anh các chị ấy có tiếng
nói, có cử chỉ có hành động để ca tụng Đấng tác sinh muôn loài.
Thánh Martino
Porres, tuy không để lại văn phẩm nào, cuộc đời của Ngài lại là một trường ca
bác ái đến độ không tưởng. Chăm sóc đồng loại túng nghèo, bệnh tật bị bỏ rơi
nơi đầu đường góc phố đã vậy, lòng bác ái của thánh nhân còn bao trùm cả đàn
chuột đói, những chú chim trời hoặc những chú chó và mèo hoang. Với Máctinô
Porres, giao tiếp và truyền đạt ý tưởng cho các con vật không phải là điều gì khó
khăn; nuôi sống chúng không chỉ đơn thuần là bảo vệ thiên nhiên. Những con vật
vốn phá phách mùa màng, vật dụng của con người một khi được trân trọng và chăm
sóc, chúng có thể trở thành những người bạn tốt lành.
Tạm
kết
Môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa trầm trọng bởi hậu quả của
một chính sách phát triển thiếu bền vững và mất cân bằng. Một đàng tài nguyên
thiên nhiên được khai thác tối đa làm nguyên liệu phục vụ cho các nhu cầu của
con người, đàng khác các hoạt động sản suất cũng thải ra môi trường các loại
rác, khí thải có hại cho thiên nhiên. Phải chăng nguyên nhân chính yếu là ở chỗ
con người đã quan niệm thiên nhiên vạn vật chỉ đơn thuần là đối tượng để khai
thác triệt để ?
Hội Thánh không phủ nhận những thành quả mang tính tích cực do tiến
trình phát triển khoa học kỹ thuật mang lại cho xã hội loài người. Tuy nhiên,
Hội Thánh cũng khẳng định cần phải có một sự
phát triển tương xứng về luân lý và đạo đức khi khai thác tài nguyên thiên
nhiên.[7]
Một khi con người quá đề cao vai trò của mình mà quên mất hoặc vô tình thống
trị trên thiên nhiên vạn vật và đồng loại thì tình trạng mất cân bằng sẽ diễn
ra. Chính vì thế, cách tiếp cận thiên nhiên vạn vật đặt trên căn bản tình yêu
sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp nhân loại bảo vệ chính sự sống của mình:
Mỗi thụ tạo đều là đối tượng lòng ưu ái của Cha, Đấng ban cho nó một vị
trí trong thế giới. Ngay cả đời sống chóng qua của hữu thể không ý nghĩa gì
cũng là đối tượng của tình yêu, và trong một
ít thời gian hiện hữu nó cũng nhận được lòng ưu ái của Người… Vì thế, từ những
công trình đã được tạo dựng, người ta
hướng đến ‘Lòng Thương Xót của Người
tràn đầy tình yêu.[8]
[1] Đức
Phanxicô, Laudato Si’ – Chăm Sóc Ngôi Nhà Chung, số 76
[2] Xc. Laudato Si’,
đd, số 77
[3] John Donne (1572-1631) nhà thơ Anh theo trường phái siêu
hình. Ông là tác giả của thơ Sonnet,
thơ tình, bi ca và những lời thuyết giáo nổi tiếng.
[4] X. St
1,27-30
[5] X. St 1,29
[6] Chẳng hạn
Mt 13,31-32 ; 13,4-8
[7] X. Gioan Phaolo II, Redemptor
Hominis, số 15
[8] Laudato
Si’, đd, số 77
Đăng nhận xét