Khi Lời Chúa Được Vang Lên Trong Phụng Vụ

 Piô Maria Lễ Văn Hoá1. 

Nhập đề

Lời Chúa yếu tố nền tảng cấu thành Phụng vụ của Hội thánh. Lời được công bố trong Phụng vụ cũng là Lời được ban tặng, “Lời Nhập Thể” giữa nhân loại (x. Ga

1,14). Khi Kinh thánh được đọc trong Hội thánh, chính Thiên Chúa nói với dân của Người chính Đức Kitô hiện diện trong lời của Ngài, công bố Tin mừng”2.


1 Sinh viên thần học tại TTHV. Đa Minh.

2 ĐGH. Biển Đức XVI, Sacramentum caritatis, số 45.


 

Trong các cử hành Phụng vụ, Hội thánh dành cho Lời Chúa một không gian vị trí thích đáng, với tên gọi “Bàn Tiệc Lời Chúa”. Khi cùng cử hành Lời Chúa, dân kitô hữu ngoài việc lãnh nhận ân sủng từ chính việc cử hành, còn được Lời Chúa nuôi dưỡng và hướng dẫn (x. Mt 4,4). Khi cử hành Phụng vụ Thánh lễ, Hội thánh mời gọi con cái mình tham dự cách trọn vẹn hai bàn tiệc quan trọng ngang nhau. Cả hai làm thành một cử hành duy nhất, nơi đó trước khi đón nhận Bánh Trường Sinh, tín hữu được nuôi dưỡng bằng Lời Hằng Sống.

Vì vậy, Lời được công bố trong các cử hành Phụng vụ của Hội thánh nhằm mục đích giáo huấn, thánh hoá, nuôi dưỡng và loan truyền... Bài viết sẽ trình bày bốn điểm sau đây : (1) Lời Chúa trong Phụng vụ ; (2) Sứ mạng giáo huấn của Lời ; (3) Lời hoà giải và chữa lành ; (4) Lời củng cố và nuôi dưỡng đức tin.

1.- Lời Chúa trong Phụng vụ

Có thể nói rằng hoạt động chính yếu mang tính cộng đoàn của Hội thánh thời khai, chủ yếu họp nhau tại gia và hội đường để thuật lại những kỳ công Thiên Chúa được thực hiện qua Đấng Phục Sinh. Đó là cách thức cộng đoàn các kitô hữu tiên khởi sống loan báo Lời Chúa. Lời Chúa chiếm vị trí quan trọng trong các Cử Hành Thánh của Hội thánh sơ khai, trở thành tâm điểm quy tụ các kitô hữu. Tông đồ Công vụ thuật lại chi tiết cuộc gặp gỡ thánh thiêng ấy mà Lời Chúa là điểm nối kết như sau : “Các tín hữu chuyên cần lắng nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng” (Cv 2,42). Lời giảng củng cố đức tin là bước đầu dẫn đến sự hiệp thông trong Cộng Đoàn Thánh.


 

Lời Chúa không phải là phần thêm vào nhằm giảm bớt tính đơn điệu nhàm chán của các cử hành Phụng vụ. Trái lại, Lời Chúa là nền tảng, và được công bố nhằm nuôi dưỡng đức tin của Hội thánh của người lãnh nhận tích. Việc sắp xếp các bản văn cho phù hợp với khung cảnh Phụng vụ, có mục đích trình bày ý nghĩa của cử hành dưới ánh sáng Lời Chúa. Bởi đó, Hội thánh không cho phép tuỳ ý thay đổi các bản văn được ấn định để không giản lược tính tương hợp giữa Lời Chúa đối với Cử Hành Thánh. Các bản văn được sắp xếp thích hợp với bối cảnh của buổi cử hành, là để nhờ việc chăm chú lắng nghe Lời Chúa, người tín hữu am hiểu đầy đủ hơn những mầu nhiệm mà họ tham dự, qua đó được thúc đẩy yêu mến Lời Chúa hơn (x. SLRM, số 359). Vì thế, Lời Chúa và Phụng vụ tạo thành mối tương quan song hành. Nhờ Lời Chúa, Phụng vụ được soi sáng và hướng dẫn ; và trong Phụng vụ, Lời Chúa được cử hành, lưu truyền và rao giảng cho mọi người.

2.- Sứ mạng giáo huấn của Lời Chúa

Mang trong mình đặc tính tông truyền, Hội thánh có sứ mạng lưu truyền gia sản đức tin được ký thác. Phụng vụ là không gian đặc biệt, qua đó Hội thánh Người Mẹ thực thi sứ vụ lưu truyền và dạy dỗ đức tin cho con cái mình. Tông huấn Verbum Domini gọi không gian ấy “là môi trường đặc trưng để Thiên Chúa nói với dân của Ngài, đoàn Dân đang lắng nghe và đáp trả”3. Nhờ việc cử hành Lời Chúa trong Phụng vụ thánh, Hội thánh thực thi nhiệm vụ giáo huấn của mình. Đặc biệt, qua Phụng vụ Thánh Lễ, quyền giáo huấn được thể hiện cách rõ nét nhất. Khi Bàn Tiệc Lời Chúa được mở ra, mọi kitô hữu được mời gọi tham dự, và để được Đức Kitô dạy dỗ. Cũng nơi


3 ĐGH. Biển Đức XVI, Verbum Domini, số 52.


 

đó, Lời được gieo và tâm hồn tín hữu được mời gọi mở ra để trở thành mảnh đất xứng đáng đón nhận hạt giống Lời và có thể sinh hoa kết trái (x. Mc 4,1-9).

Sứ mạng giáo huấn của Lời được triển khai cách sâu rộng hơn qua các bài giảng lễ (homilia), đặc biệt trong các lễ trọng và ngày Chúa nhật. Bài giảng làm sáng tỏ ý nghĩa mầu nhiệm được cử hành, mời gọi tín hữu dấn thân cho sứ mạng, chuẩn bị cho cộng đoàn sống đức tin (x. VD, số 59). Bởi đó, khi lãnh nhận nhiệm vụ giáo huấn nhờ Bí tích Truyền chức, các thừa tác viên Lời Chúa phải “rập khuôn đời mình theo khuôn mẫu Đức Kitô” và trung thành theo giáo huấn tinh tuyền của Hội thánh. Bài giảng lễ là một phần của hành động Phụng vụ, qua đó sứ điệp của Kinh Thánh được hiện tại hoá, các tín hữu được “đem riêng ra” để khám phá sự hiện diện của Lời trong mầu nhiệm cuộc đời, và được Lời soi sáng từng khoảnh khắc trong đời sống của họ4. Cũng qua vị giảng thuyết, Giáo hội cho thấy hình ảnh sống động của Đức Kitô, Đấng công bố Lời Thiên Chúa và đang dạy dỗ mọi người, Đấng quan tâm đến hoàn cảnh của riêng từng người. Như thế, trọng tâm của Lời rao giảng trong Phụng vụ là trình bày Đức Kitô và sứ điệp của Ngài : sứ điệp về ơn cứu độ xót thương (x. VD, số 59).

3.- Lời hoà giải chữa lành

Lời tuyên xưng đức tin của viên đại đội trưởng được dùng trong Thánh lễ cho thấy sự bất xứng của con người trước ân huệ Thiên Chúa, đồng thời cũng là lời cầu nguyện xin ơn chữa lành : “Thưa Ngài, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, chỉ xin Ngài nói một lời đầy tớ tôi được khỏi bệnh”( Mt 8,8). Lời được phán ra Lời sức mạnh chữa lành. Thánh Phaolô còn


4 x. ĐGH. Biển Đức XVI, sđd., số 59.


 

mô tả Lời Thiên Chúa trong sứ mạng hoà giải, vì trong Lời, Thiên Chúa hoà giải thế gian với Ngài (x. 2Cr 5,18-20). Lời mang sức mạnh hoà giải và chữa lành được nêu bật trong Bí tích Hoà giải và Xức dầu bệnh nhân.

Lời mang sức mạnh hoà giải được công bố trong bối cảnh của tích giải tội. Lời Chúa trở thành công thức chất vấn để hối nhân nhận ra sai lỗi của mình, và khi đứng trước sự công thẳng của Thiên Chúa, họ vẫn nhận ra dung mạo của Lòng Thương Xót. Dụ ngôn “người cha nhân hậu” được công bố trong bối cảnh chuẩn bị cho các hối nhân đón nhận Bí tích Hoà giải, giúp họ đặt mình vào vị trí của người con để nhận ra tình thương biên của Người Cha (x. Lc 15,11-32). Như thế, nhận định của Đức Biển Đức XVI rằng : “Lời Thiên Chúa sáng soi người tín hữu, để giúp người ấy nhận ra các tội lỗi mình, mời người ấy hoán cải và tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa”5 là lời mời gọi hối nhân trải nghiệm sâu sắc hơn sức mạnh hoà giải của Lời. Bởi đó, Lời Chúa cần được công bố trong các buổi cử hành thống hối, để nhờ ánh sáng của Lời chất vấn, hối nhân được Lời hoán cải và được hoà giải với Thiên Chúa.

Sức mạnh chữa lành còn được biểu hiện nới Bí tích Xức dầu bệnh nhân. Thánh Kinh nhiều lần minh chứng sức mạnh chữa lành của Lời quyền năng. Tin Mừng Gioan thuật lại việc Đức Giêsu chữa lành người bại liệt “‘Anh hãy trỗi dậy vác chõng đi !’ Người ấy liền được khỏi bệnh” (Ga 5,8.9a). Sức mạnh của Lời Thiên Chúa không chỉ làm cho con người được chữa lành về mặt thể xác, mà còn được chữa lành những thương tích trong tâm hồn là tội lỗi. Tác giả Tin Mừng Marcô nối kết sự kiện chữa lành với việc hoà giải người bệnh với


5 ĐGH. Biển Đức XVI, Verbum Domini, số 61.


 

cộng đồng. Người phong hủi được chữa lành để được tái hoà nhập với cộng đoàn. Nhờ sức mạnh của Lời “Tôi muốn, anh sạch đi”, nhờ Lời anh được sạch không còn bị cộng đoàn khước từ (x. Mc 1,40-45). Thiên Chúa nâng đỡ an ủi người đau yếu bệnh tật bằng Lời của Ngài. Thế nên, Lời Chúa được cử hành trong bối cảnh của tích Xức dầu ngoài sức mạnh chữa lành và nâng đỡ những yếu đuối bệnh tật thể xác, còn nhằm chữa lành tâm hồn và củng cố đức tin người bệnh trong lúc chịu đau khổ.

4.- Lời củng cố nuôi dưỡng Đức tin

Sứ mạng quan trọng nhất của Lời Chúa trong Phụng vụ là nuôi dưỡng đời sống đức tin kitô hữu : “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, mà còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”(Mt 4,4). Ngôn sứ Giêrêmia diễn tả Lời Chúa là niềm hoan hỷ của tâm đau khổ : “Gặp được Lời Chúa, con đã nuốt vào, Lời Ngài làm cho con hoan hỷ, làm vui thoả lòng con” (Gr 15,16a). Tác giả Thánh vịnh đã cảm nhận Lời Chúa như ngọn đèn soi bước trong đêm tối như sau : “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119, 105). Lời được công bố nhằm khơi dậy và củng cố niềm tin người tín hữu, đặc biệt trong những khoảnh khắc đêm tối cuộc đời. Như thế, Lời Thiên Chúa trong ngôn ngữ của Vaticanô II là sức mạnh bảo trợ cho mọi kitô hữu : “Lời Thiên Chúa uy lực và quyền năng mang lại sự nâng đỡ và sức sống cho Giáo hội, đồng thời đem đến cho đoàn con của Giáo hội sức mạnh của đức tin, lương thực của linh hồn”6.

Khi Lời được vang lên, Hội thánh công bố kỳ công đại Thiên Chúa đã thực hiện qua lịch sự cứu độ. Để nhờ lắng nghe,


6 Vaticanô II, Dei Verbum, số 21.


 

tín hữu tin rằng có một Thiên Chúa yêu thương đang hướng dẫn họ trong cuộc lữ hành. Bối cảnh Phụng vụ là không gian thích hợp nhất để rao giảng lắng nghe Lời Thiên Chúa. Nơi đó, giáo huấn của Đức Kitô được trình bày cách sống động, như chính Người đã thực hiện sứ vụ rao giảng khi còn tại thế. Thực ra, qua không gian thánh của Phụng vụ, chính Đức Giêsu một lần nữa rao giảng lời của Ngài qua môi miệng của thừa tác viên. Vì thế, thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định rằng : “Đức tin có được là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là công bố lời Đức Kitô” (Rm 10,17).

Kết luận

Vì Lời Chúa là nền tảng của một cử hành Phụng vụ, nên Lời Chúa cũng phải được cử hành rao giảng trong đời sống thường ngày của đời kitô hữu. Tín hữu đi - bước vào Phụng vụ trong tư thế “họ là”, nhưng khi bước ra khỏi khung cảnh Phụng vụ họ được “trở nên”, nghĩa là được biến đổi cách nào đó nhờ Lời Chúa Thánh Thể. “Ite Missa est” bằng tiếng Latin được công bố sau phép lành cuối lễ không phải là công thức giải tán, cũng không phải dấu chỉ kết thúc buổi cử hành Phụng vụ. Trái lại, đó là lời mời gọi các tín hữu tiếp tục Thánh lễ nối dài, một cử hành Phụng vụ vào đời. Nơi Thánh lễ cuộc đời ấy, tín hữu được thôi thúc mang những điều mình vừa đón nhận từ hành vi Phụng vụ duy nhất ấy vào trong cuộc đời, để sống và chia sẻ cho anh chị em của mình. Lời và Bánh Hằng Sống không đóng khung trong bối cảnh Phụng vụ, nhưng phải được nhập thể vào trong mọi ngõ ngách của đời sống người kitô hữu. Bởi lẽ, Sứ mạng của Lời cùng với Bánh Hằng Sống giáo huấn, hoà giải, chữa lành là củng cố và nuôi dưỡng đời sống đức tin người tín hữu. Và đó là rao giảng vậy !

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn