Phụng Vụ Trong Nếp Sống Sứ Vụ Của Người Nữ Tu Mến Thánh Giá

 Nt. Maria Chu Thị Dung1.

Dẫn nhập

ếu thể dùng phép so sánh, thì Phụng vụ được như mùa xuân của ân sủng tuôn tràn nguồn sống trong cuộc đời của người kitô hữu. Công đồng Vatican II đã

nhận định : “Phụng vụ là tột đỉnh quy hướng mọi hoạt động của Giáo hội, đồng thời là nguồn mạch tuôn trào mọi năng lực cho Giáo hội”2. Đời sống Phụng vụ không chỉ là mối dây gắn kết giữa con người với Thiên Chúa mà còn là sự hiệp thông giữa con người với nhau, trong Đức Giêsu Kitô và Thánh Thần của Người.


1 Hội Dòng Mến Thánh Giá Tân Việt.

2 Công đồng Vatican II, Hiến chế Phụng vụ Thánh, số 10.


 

Phụng vụ không chỉ là nền tảng của đời sống Giáo hội (x. LG, số 11) lại còn chiếm vị trí ưu tiên của đời sống dâng hiến. Chính nhờ Phụng vụ và trong Phụng vụ, những người sống đời thánh hiến nói chung cách riêng những nữ tu Mến Thánh Giá, gắn kết trọn vẹn đời mình với Đức Kitô, tự hiến đời mình cho Chúa với một trái tim không chia sẻ (x. 1Cr 7,34). Chính nơi đó, tất cả cùng kín múc nguồn ân sủng từ Thiên Chúa, giúp nâng đỡ đời sống thiêng liêng của họ nhờ đó họ thông dự vào tinh thần trung gian của Đức Giêsu Kitô, trở nên cánh tay nối dài của Chúa trong cuộc sống thường ngày3.

1.- Tương quan giữa đời tu Phụng vụ

Phụng vụ là việc tôn thờ chính thức của toàn thể Hội thánh, những nghi thức, lời hành động…. Để thể hiện lòng tôn kính Thiên Chúa. Các nghi thức Phụng vụ là cách thế thể hiện mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa. Đan sĩ Giám mục Robert Le Gall chia sẻ rằng : Phụng vụ chính là đời sống của Giáo hội, một đời sống được cô đọng, tập trung để được tiến dâng cho Đức Kitô4. Điều này đã được Công đồng Vatican II nhắn nhủ trong Hiến chế Phụng vụ về sự tham dự của tín hữu vào cử hành Phụng vụ : “Mẹ Hội thánh tha thiết ước mong toàn thể các tín hữu tham dự các việc cử hành Phụng vụ cách trọn vẹn, ý thức và tích cực”5.

Ơn gọi sống đời thánh hiến là quà tặng tuyệt hảo Thiên Chúa tặng ban cho những ai được Người kêu gọi, đón nhận hồng ân thánh hiến chính cách đáp trả tình yêu nhưng


3 Hiến chương bảy Hội Dòng Mến Thánh Giá TGP. Tp. HCM, điều 4.

4 Dom Robert le Gall, La Liturgie de l’Eglise, bản dịch Việt ngữ của Lm. Nguyễn Cao Luật, OP, Phụng vụ của Giáo hội, HVĐM, 2009, tr3.

5 Công đồng Vatican II, Hiến chế Phụng vụ Thánh, số 14.


 

không của Thiên Chúa. Trong Tông huấn Đời sống Thánh hiến, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II trình bày : “Đời sống thánh hiến bén rễ sâu trong gương sống và giáo huấn của Đức Kitô, là một ân huệ Thiên Chúa Cha ban cho Giáo hội Người qua trung gian là Chúa Thánh Thần6. Suốt cuộc hành trình bước theo Đức Kitô, người tu sĩ được mời gọi liên lỉ dâng lên Thiên Chúa lời tri ân, chúc tụng-benedicere và ngợi khen-laudare bằng chính nét đẹp riêng của mình. Và qua Phụng vụ cử hành và sống, người tu sĩ kín múc nguồn sức mạnh thiêng liêng và can đảm làm chứng về Thiên Chúa trong lòng Giáo hội. Bởi thế, Phụng vụ là yếu tố thiết yếu làm nên đời sống tu trì.

Với biết bao biến cố và thăng trầm, nhưng Giáo hội vẫn không ngừng phát triển, tình yêu dành cho Đức Kitô mỗi ngày thêm triển nở, được minh chứng cụ thể bằng sự hiện diện của các dòng tu với những người nam nữ sẵn sàng bước theo Đức Kitô trong tiếng gọi dâng hiến. Mỗi hội dòng, mỗi tu hội đều có những nét riêng trong linh đạo và đặc sủng nhưng tất cả đều quy hướng vào Đức Kitô, Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (x. Ga 14,6a), được thể hiện ngang qua đời sống Phụng vụ : Thánh lễ, Các Giờ Kinh Phụng vụ, các Bí tích và một nếp sống cầu nguyện chuyên chăm…, nhờ đó, họ cảm nếm được niềm vui hân hoan của Phụng vụ trên trời, đó Chúa Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa như một thừa tác viên của cung thánh, của lều tạm đích thực (x. HCPV, số 8).

Với các cử hành Phụng vụ, người tu sĩ trở nên dấu chỉ của tình yêu thương giữa Thiên Chúa và con người, vì họ đã kín múc từ đó những hành động của tình yêu tự hiến. Nếu hơi thở cần thiết cho cuộc sống của con người thế nào thì Phụng vụ cũng cần thiết cho đời tu trì như vậy. Quả thật, không thể


6 Đức Gioan Phaolô II, Tông huấn Đời sống Thánh hiến, số 1.


 

tách rời Phụng vụ ra khỏi đời sống dâng hiến vì Phụng vụ là linh hồn của đời hiến dâng. Nhờ gắn kết với Đức Kitô trong Phụng vụ, người tu sĩ trở nên men, muối và là ánh sáng giữa dòng đời hôm nay, thành những sứ giả Tin Mừng loan báo niềm vui Cứu Độ cho những ai chưa nhận biết Chúa.

2.- Ý nghĩa của Phụng vụ trong đời sống của người nữ tu Mến Thánh Giá

2.1.- Phụng vụ trong đời sống tâm linh

Dòng Nữ Mến Thánh Giá được Đức cha Lambert de La Motte sinh ra bên bờ lục địa Đông Nam Á, là bông hoa nhỏ bé trong vườn hoa muôn sắc của Giáo hội. Theo châm ngôn của Đấng sáng lập : người nữ tu Mến Thánh Giá sẵn sàng bước theo Đức Kitô để tiếp nối cuộc đời lữ thứ hy sinh của Người trong tinh thần trung gian. Chị em dành thời gian để suy niệm, tưởng nhớ noi theo cuộc đời lữ thứ hy sinh của Đức Kitô để có đời sống gắn bó mật thiết với Người. Khi cảm nếm được tình yêu dịu ngọt từ Đấng Lang Quân qua đời sống chiêm niệm và cầu nguyện, người nữ tu Mến Thánh Giá sẽ mang trong mình khuôn mặt của Chúa, và cuộc sống của các chị sẽ họa lại được cách tràn đầy sự dịu hiền từ dung mạo của Người7.

Linh đạo của chị em Mến Thánh Giá nhìn nhận vai trò và giá trị vượt trội của việc tham dự cử hành Phụng vụ. Trong Thánh lễ, chị em Mến Thánh Giá được thông hiệp vào mầu nhiệm Khổ nạn và Phục sinh của Đức Kitô. Với sự dẫn dắt của Lời Chúa, người nữ tu kín múc cho bản thân mình sức mạnh của Lời để trở nên kim chỉ nam cho bước đường dấn thân phục vụ. Cũng trong Thánh lễ, người nữ tu được


7 x. Hiến chương bảy Hội Dòng Mến Thánh Giá TGP. Tp. HCM, điều 4.


 

đón nhận Mình Máu Thánh của Chúa qua Bí Tích Thánh Thể, là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống kitô hữu8, là tâm điểm của đời sống Giáo hội và cũng là nền tảng của đời sống thánh hiến9.

Đời sống thánh hiến gắn liền với việc cử hành các Giờ Kinh Phụng vụ. đó lời cầu nguyện liên lỉ của toàn thể Hội thánh để thánh hoá ngày giờ và toàn bộ sinh hoạt của con người. Nói cách khác, các Giờ Kinh Phụng vụ như nguồn sống xuyên suốt của đời tu, tạo nên nhịp sống quân bình cho những người bước theo Chúa. Người nữ tu Mến Thánh Giá tiếp nối sứ mạng thừa sai của Đấng sáng lập, trung thành với các giờ kinh nguyện, để nhờ đó, họ bén rễ sâu trong mối tương quan với Thiên Chúa và tha nhân.

Sống đời thánh hiến là bước theo Đức Kitô trong đời sống Khiết Tịnh, Nghèo Khó Vâng Phục. Việc dấn thân bằng lời tuyên khấn của người nữ tu Mến Thánh Giá là hành vi đáp trả đầy tình cảm mến đối với tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Qua lời đoan hứa, người nữ tu Mến Thánh Giá cam kết dâng mình cho Chúa, hoàn toàn thuộc trọn về Người dần chết đi đối với thế gian. Bởi lẽ đời sống thánh hiến là mầu nhiệm của giao ước giữa Thiên Chúa với người tu sĩ trong sự trao hiến tình yêu và lời cam kết trung thành được xây dựng trên nền tảng của bí tích Thánh Tẩy, là cách biểu lộ cách trọn vẹn hơn ý nghĩa của bí tích này10. Và việc đoan hứa này được thực hiện một cách trang trọng trong cử hành Phụng vụ, đó chính là lễ vật của tấm lòng khiêm cung tự hiến dâng lên Thiên Chúa, để được thuộc về Người. Vậy, khi cử hành Phụng vụ, người nữ tu


8 Công đồng Vatican II, Hiến chế Tín về Giáo hội, số 11.

9 Công đồng Vatican II, Hiến chế Phụng vụ Thánh, số 95.

10 Hiến chương bảy Hội Dòng Mến Thánh Giá TGP. Tp. HCM, điều 12.


 

Mến Thánh Giá được bước vào mối tương quan thần linh đối với Thiên Chúa, đời sống tâm linh của người nữ tu được củng cố nâng đỡ bởi Chúa Thánh Thần. Thánh Thần tác giả làm nên những “kiệt tác của Thiên Chúa” (GLHT, số 1091), là “ký ức sống động của Giáo hội”, và vì “Thánh Thần sẽ làm cho anh em nhớ lại tất cả những gì Thầy đã nói với anh em” (Ga14,26)11, nên cũng chính Thánh Thần ấy tiến đưa lễ vật hiến dâng lên trước tôn nhan Chúa.

2.2.- Phụng vụ với sự hiệp thông huynh đệ

Phụng vụ không chỉ nâng đỡ đời sống thiêng liêng của người nữ tu Mến Thánh Giá mà còn tạo nên sự hiệp thông huynh đệ gắn bó yêu thương, mời gọi mỗi người cử hành trong tình hiệp nhất của đức tin, đức cậy đức mến. Quả thế, trong Phụng vụ chúng ta được hiệp thông với nhau để đồng thanh ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa với niềm hy vọng sống động, niềm cậy trông vững vàng và niềm mến yêu sâu sắc.

Từ dòng suối Phụng vụ, nhất là từ bí tích Thánh Thể, ân sủng chảy tràn vào chúng ta và thực hiện cách hữu hiệu việc thánh hoá con người trong Đức Kitô, cũng như việc tôn vinh Thiên Chúa (x. HCPV, số 10), nhờ đó mỗi người trong đại gia đình Mến Thánh Giá gắn bó với nhau như chi thể trong Thân thể của Đức Kitô. Bằng việc cùng nhau chia sẻ Mình Máu Thánh của Chúa, mọi người được cùng cảm nếm một tình yêu thánh thiêng huyền nhiệm. Mặt khác, dưới tác động của Phụng vụ, người nữ tu biết sống trọn vẹn giây phút hiện tại, sống nếp sống của người nữ Mến Thánh Giá đơn sơ, khiêm tốn, giản dị, biết nhận ra những giới hạn của bản thân để xin Chúa canh tân đổi mới bản thân mỗi ngày, cũng như quảng đại đón


11 Sách Giáo Hội thánh Công giáo, số 1099.


 

nhận tha nhân như chính những gì họ là. Hiến chế Phụng vụ số 26 cũng đề cập đến : “Các hoạt động Phụng vụ không phải là những hoạt động riêng tư, nhưng những cử hành của Giáo hội, là bí tích hiệp nhất, ….”.

Tạm kết

Phụng vụ là dòng suối tươi mát, là hương vị ngọt ngào của tình yêu Thiên Chúa trao ban cho con người, cách riêng với những người nữ tu Mến Thánh Giá. Thật khó có thể diễn tả được đời sống của người tu sĩ khi không gắn kết với Thiên Chúa qua Phụng vụ. Đức Kitô chính trung tâm điểm của mọi cử hành Phụng vụ trong Giáo hội, vì “qua Phụng vụ, Đức Kitô, Đấng Cứu Chuộc và Thượng tế, tiếp tục công trình cứu chuộc trong Hội thánh, với Hội thánh và qua Hội thánh”. Chính qua đời sống Phụng vụ, người tu gắn kết với Đức Kitô, được trở nên đồng hình đồng dạng với Người một cách mật thiết hơn. Vậy, cũng như bao nếp sống của Giáo hội, Phụng vụ nâng đỡ đời sống thiêng liêng của người nữ tu Mến Thánh Giá, giúp họ triển nở hơn trong đời sống thiêng liêng và hiệp nhất với tha nhân trong tình huynh đệ.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn