Lời ngỏ
Kính thưa quý độc giả,
Một
trong những khám phá vĩ đại của thế kỷ 20 là con người đã sâu sắc nhìn ra sự
liên lập thiết yếu giữa các dân tộc, văn hóa, tí ngưỡng và tôn giáo. Thời đại
chúng ta, kinh nghiệm cụ thể về sự liên lập này ngày càng được cổ vũ mạnh hơn
qua nhiều hình thức tiếp xúc, trao đổi, và khai phá khác nhau giữa đại diện của
nhiều truyền thống. Giáo hội Công giáo giữ một vai trò tiên phong trong việc mở
cửa đối với các truyền thống tôn giáo khác, qua việc khích lệ các mối liên hệ đều
đặn và có hệ thống. Kết quả từ những cuộc trao đổi gặp gỡ ấy ngày một hiển
nhiên hơn: kính trọng thực sự các giá trị đạo đức, tâm linh và tâm lý hiện hữu
trong từng truyền thống, tìm ra cơ sở chung, và một cảm thức chịu trách nhiệm
chung về hành tinh này trong mọi chiều kích của nó.
Công
đồng Vatican II đã cởi mở và nhậy cảm đối với tính đa dạng liên quan tới các
tôn giáo khác; việc cởi mở và nhậy cảm này đưa đến việc thiết lập ra Văn Phòng
Phụ Trách Các Tôn Giáo Không Phải Là Kitô Giáo vào ngày 14 tháng 5 năm 1964,
trong khi Công đồng đang diễn ra, và trước khi công bố sắc lệnh Nostra
Aetate vào ngày 28 tháng 10 năm 1965. Văn phòng này, năm 1989, được đổi
thành Hội Ðồng Ðối Thoại Liên Tôn nhân khi Giáo triều được cải tổ, tạo nhiều ảnh
hưởng lớn lao trên thái độ của Giáo hội đối với các tôn giáo trên thế giới. Từ
ngày được thiết lập, Hội đồng này đã cổ vũ giá trị của việc đối thoại liên tôn
qua các ấn phẩm, các kỳ hội thảo, các buổi thuyết trình, các cuộc hội nghị và
nhiều hình thức đối thoại khác trên khắp thế giới. Hội đồng này còn tạo điều kiện
thuận lợi cho các cuộc gặp gỡ giữa Đức giáo hoàng và các nhà lãnh đạo tinh thần
khác, đại diện cho các tôn giáo lớn trên thế giới, một tập quán đã khởi đầu và
được khuyến khích dưới thời Đức Phaolô VI, là vị Giáo hoàng hết sức cổ vũ việc đối
thoại giữa các tôn giáo. [1]
Từ nền tảng của sự
hiểu biết và tôn trọng này, các tôn giáo cam kết phải hợp tác với nhau để cổ vũ
cho hòa bình thế giới cũng như cho một cách nhìn mới đối với xã hội và nhân
loại nói chung. Cách riêng trong bối cảnh Á châu, việc đối thoại và cộng tác
giữa các tôn giáo là việc làm cấp thiết, và có thể nói đó nền tảng và chọn lựa
dứt khoát của Hội thánh trong sứ mạng loan báo Tin Mừng. Bởi chưng, Giáo hội
vẫn còn phải hiểu trọn vẹn các hệ luận từ lời công bố sau đây của Nostra Aetate:
Vì thế Công đồng có lời khuyên sau
đây với con cái mình: một cách khôn ngoan và đầy yêu thương, qua đối thoại và
hợp tác với các tín hữu của các tôn giáo khác, và trong chứng tá đức tin và đời
sống Kitô hữu, hãy nhìn nhận, bảo toàn, và cổ vũ các điều tốt về tâm linh và
luân lý tìm thấy nơi những người này, cũng như các giá trị tìm thấy trong xã
hội và văn hóa của họ (Số
2).
Với
ý thức này, nội san Chia Sẻ số 67 mạo
muội bàn về “Việc đối thoại & cộng
tác giữa các tôn giáo tại Á châu”. Những bài viết đăng trong dịp này mang đặc
tính khai phá, đồng thời phản ánh nỗi khát khao tìm ra một cách thế phù hợp khả
dĩ loan báo Tin mừng cho chính những con người sống nơi vùng đất Á châu giàu
tính tâm linh này.
Bài
viết đầu tiên là nỗ lực suy tư để tìm một nền tảng, một nguyên lý cho việc đối
thoại và cộng tác liên tôn. Bài viết thứ hai như một lời xác tín: “Đối thoại:
con đường lựa chọn dứt khoát của Hội thánh”. Trong bài viết này, chúng ta tìm
thấy những chỉ dẫn căn bản của Hội thánh cho công cuộc đối thoại dầy khó khăn
và thách đố. Kế tiếp là một vài gợi ý căn bản về thần học Á châu, bài viết này
cung cấp những khái niệm cần thiết trước khi bước và hành trình nghiên cứu, đối
thoại.
Sau
ba bài viết có tính cách khái quát và nền tảng trên, những bài viết kế tiếp lần
lượt trình bày những nét đặc thù, tương đồng hoặc dị biệt trong việc đối thoại:
cụ thể đó là việc đối thoại giữa Kitô giáo và Hồi giáo; sự gặp gỡ giữa tư tưởng
“phục quy ư anh nhi” của Lão Tử &
“con đường thơ ấu” của thánh nữ Têrêsa thành Lisieux; sự gặp gỡ giữa Ba Ngôi tối
linh trong Ấn giáo và Thiên Chúa Ba Ngôi trong Kitô giáo; nẻo đường nhập thể của
Phật giáo và Kitô giáo; sự cộng tác liên tôn nhằm bảo vệ phẩm giá và các quyền
của con người; và cuối cùng, bài viết “Sứ mạng truyền giáo tại Á châu: cuộc đối
thoại mang tính ngôn sứ” khép lại nội dung của Chia Sẻ số này.
Sau cùng, chúng tôi xin mượn lời của Đức hồng y Jean-Louis Tauran,
Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại
liên tôn, trong Sứ điệp của Hội
đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn gửi các Phật tử nhân dịp đại lễ Phật Đản
Vesakh 2012 - Phật lịch 2556, kể
kết thúc lời ngỏ cho nội san này:
Các Bạn Phật
tử thân mến,
Nhân danh Hội
đồng Tòa Thánh về Đối thoại liên tôn, năm nay tôi lại hân hạnh gửi đến các Bạn
lời chúc mừng chân thành nhân dịp lễ Phật Đản Vesakh/ Hanamatsuri. Tôi xin cầu
chúc Đại lễ năm nay đem lại cho tất cả Phật tử ở khắp nơi trên thế giới niềm
vui và an tịnh trong tâm lòng …
Các Bạn thân mến, tâm lòng chúng tôi liên kết với tâm lòng của các
Bạn và chúng tôi cầu nguyện để chúng ta cùng nhau hướng dẫn người trẻ nhờ gương
sống của mình, hầu có thể huấn luyện người trẻ trở thành khí cụ phục vụ cho
công lý và hòa bình. Chúng ta hãy cùng chia sẻ trách nhiệm đối với thế hệ trẻ
hiện tại và tương lai bằng cách giáo dục họ sống an hòa và trở thành những người
xây dựng hòa bình.
Ban Biên tập
[1] Xc. Vũ Văn An, “Đối thoại liên tôn từ CĐ Vaticanô II…”, http://ghhv.quetroi.net
Trong số này
Nền tảng nào cho đối
thoại & hợp tác liên tôn?
-
- Nguyễn Trọng Viễn, OP. 09
Đối thoại : -
Con đường lựa chọn dứt khoát của Hội thánh -
- Tu sĩ P.X. Nguyễn Văn Nhứt, OP. 19
Con đường lựa chọn dứt khoát của Hội thánh -
- Tu sĩ P.X. Nguyễn Văn Nhứt, OP. 19
Vài gợi ý về thần
học Á châu -
- Lý Minh Tuấn 33
- Lý Minh Tuấn 33
Đối
thoại Kitô giáo – Hồi giáo: -
Những mục tiêu và những thách đố -
- Ninh Tú Toàn, OP 47
Những mục tiêu và những thách đố -
- Ninh Tú Toàn, OP 47
Tư tưởng “phục quy
ư anh nhi” của Lão Tử -
& “con đường thơ ấu” -
của thánh nữ Têrêsa thành Lisieux -
- Lý Minh Tuấn 57
& “con đường thơ ấu” -
của thánh nữ Têrêsa thành Lisieux -
- Lý Minh Tuấn 57
Vài cảm nhận về Ba
Ngôi tối linh trong Ấn giáo -
& mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi -
- Joseph Tuyến 71
& mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi -
- Joseph Tuyến 71
Sống huyền nhiệm
cuộc đời -
Con đường “nhập thể” của Phật giáo và Kitô giáo -
- Phaolô Nguyễn Hải Đăng 79
Con đường “nhập thể” của Phật giáo và Kitô giáo -
- Phaolô Nguyễn Hải Đăng 79
Cộng tác liên
tôn cho việc bảo vệ phẩm giá -
& các quyền của con người -
- Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, OP. 89
& các quyền của con người -
- Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, OP. 89
Sứ mạng truyền
giáo tại Á châu: -
Cuộc đối thoại mang tính ngôn sứ -
- Giuse Đinh Ngọc Thiện, TSMTC 109
Cuộc đối thoại mang tính ngôn sứ -
- Giuse Đinh Ngọc Thiện, TSMTC 109
Đăng nhận xét