Ơn gọi hôn nhân và gia đình, một Giao ước thánh


Đức Kitô trên thập giá là mc khải trọn vẹn
về Tình yêu Thiên Chúa dành cho con người.
Như vậy, hôn nhân của Kitô hữu trở nên dấu chỉ
và tham dự vào Giao ước mới và vĩnh cửu,
ký kết trong máu Đức Kitô.
Vincente Nguyễn Viết Vinh
Dòng Xitô Châu Sơn
Dẫn nhập

Chúng ta đang sống trong một thời đại được coi là văn minh của khoa học công nghệ. Qua đó, chúng ta biết được nhiều thông tin diễn ra trên hành tinh này, chuyện tốt cũng có và chuyện xấu cũng nhiều. Gần đây thông tin đại chúng không ngừng đăng tải trên mạng xã hội những vụ hôn nhân đồng tính, gây xôn xao dư luận cộng đồng. Bên cạnh đó là những đôi nam-nữ sống chung không hôn thú, được gọi là sống thử, họ đã làm đảo lộn giá trị đích thực của hôn nhân gia đình chân chính. Một nỗi buồn ghê gớm hơn nữa, ngày càng nhiều những gia đình tan rã, ly thân, ly dị, làm hệ lụy và ảnh hưởng đến xã hội và cộng đồng nhân loại. Trong bối cảnh này có những gia đình Công giáo, vẫn thường được tôn quý truyền kỳ là “Hôn nhân bất khả phân ly”. Đáng lẽ ra ngày nay, thế giới hiện đại hơn, kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao hơn, thì gia đình phải gắn bó hơn, hạnh phúc hơn; thế nhưng, điều đáng buồn là lại có nhiều người ly dị hơn, trong đó không ít người là Công giáo. Những người Công giáo ly dị thì không chỉ dừng lại ở hậu quả hệ lụy với xã hội mà họ còn trực tiếp phá vỡ dây hôn phối mà chính Thiên Chúa đã thiết lập. Người đã rút người nữ ra từ thân thể người nam, người nữ bởi người nam, để họ nên một ‘trong nhau’ và ‘cho nhau’, duy nhất, một nam một nữ mà thành hôn nhân theo Thiên Ý. Bởi vậy, người nam và người nữ luôn hướng về nhau như một định luật bất khả kháng. Cho nên, khi một người nam và người nữ kết hôn với nhau, họ trở nên một xương một thịt. Do đó, ly dị là làm thương tổn đến chính bản thân họ, họ tự phân hủy “bản ngã mình” ra khỏi vợ (chồng), các con họ là một phần của bản thân và là những chi thể của họ.
Kế đến, người Công giáo ly dị sẽ trở thành gương cho các thế hệ đàn em, khiến họ sợ hãi việc kết hôn, sợ hãi đón nhận bí tích Hôn Phối,... thôi thì hãy sống thử đã. Thực ra, hầu hết các gia đình xưa cũng như nay, dù ít hay nhiều đều có những khó khăn, phức tạp. Những phức tạp đó làm cho một số người không còn tin vào sự bền vững và thánh thiêng của hôn nhân gia đình Công giáo nữa.
Bài viết này như một lời xác tín về ơn gọi hôn nhân và gia đình, một Giao ước thánh thiện và bền vững. Đọc lại một số trình thuật của Kinh thánh, từ Cựu ước đến Tân ước, qua giáo huấn của các Giáo phụ và Huấn quyền, chúng ta thêm xác tín về Giao ước hôn nhân thánh thiện này.
1. Khái niệm về gọi hôn nhân và gia đình
Ơn gọi là tiếng mời gọi yêu thương của Thiên Chúa gợi lên từ trong “tâm lòng” sâu thẳm của con người, vang vọng tâm thức thúc giục lương tâm con người đáp lại bằng tình yêu. Chính Thiên Chúa Tình yêu ẩn mình trong tiếng vọng gọi thâm sâu, cốt thiết của mỗi nhịp đập trong trái tim con người. Đồng thời Thiên Chúa tác thành và đồng hành với nhân loại qua Con Một dấu yêu của Người bằng hành trình cứu độ nhân loại, khởi sự từ gia đình và qua gia đình. Thời gian Con Thiên Chúa sống ẩn dật khó nghèo trong gia đình Nazarét, là một hành trình ơn gọi mẫu cho chúng ta noi theo. Thiên Chúa đã gọi riêng mỗi người và đặt mỗi người vào con đường và đời sống khác nhau từ trong ý định tạo thành của Thiên Chúa: “Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân” (Gr 1, 5). Mỗi người đều được Thiên Chúa kêu gọi: người ở bậc này, kẻ sống ơn gọi khác, nhưng cùng chung một lý tưởng là làm tròn bổn phận của mình để hướng đến ơn cứu độ. Có những ơn gọi chung, như ơn gọi làm người, ơn gọi làm Kitô hữu. Một số người nhận được ơn gọi riêng: Ơn gọi sống đời sống giáo sĩ, ơn gọi sống độc thân giữa đời, ơn gọi sống đời hôn nhân gia đình. Ơn gọi là nền tảng tự nhiên và siêu nhiên, chúng ta có bổn phận đi tìm thánh ý Chúa cho ơn gọi riêng của mình.
Đối với những người lập gia đình, họ có thêm ơn gọi sống đời đôi bạn hay ơn gọi làm cha làm mẹ. “Mỗi đời sống là một ơn gọi”. Việc ý thức đời sống như một ơn gọi sẽ khơi dậy trong con người niềm khát vọng trước tương lai, đồng thời loại bỏ quan niệm về một đời sống thụ động, buồn nản và tầm thường. Chính vì hôn nhân là một ơn gọi rất tự nhiên như đạo thường hằng, nên quan điểm của nhiều người từ trước đến nay không xem trọng hôn nhân là một ơn gọi mà chỉ những ai “xuất thế” đi tu mới có ơn gọi mà thôi. Nói như thế không đúng, hôn nhân cũng là một ơn gọi[1]. Đã là hôn nhân, thì ơn gọi không còn riêng lẻ như các ơn gọi khác nhưng phải có hai người, một nam và một nữ cùng chung một lý tưởng, cùng nhìn về một hướng, mà trung tâm điểm của hôn nhân gia đình Công giáo là Tình Yêu Đức Kitô, vì chỉ khi nào hai người nam và nữ Kitô giáo lãnh bí tích hôn phối hoàn hợp như luật định, thì khi đó cũng là lúc họ lãnh nhận ơn gọi sống đời hôn nhân gia đình cách tròn đầy.
Thật vậy, ơn gọi hôn nhân gia đình không phải là kết quả của ngẫu nhiên hay của các năng lực tự nhiên, vô ý thức; mà là một tổ chức khôn ngoan Thiên Chúa thực hiện ý định tình yêu của Người trong nhân loại. Đôi bạn là hoa trái đầu mùa và là đỉnh cao của tạo thành, có vẻ đẹp, sự tốt lành, và hài hòa với Đấng Tác Thành. Thiên Chúa ngưng lại, nhìn ngắm đôi nam nữ, thấy họ yêu thương nhau, thấy người này quan tâm đến người kia trong hòa hợp, Người kinh ngạc và vui thích: Chúng “thật tuyệt!” Đôi bạn yêu nhau, tự nơi họ có một sức thu hút rất lớn, tỏa ra một vẻ đẹp kỳ lạ, và đầy tràn sức sống: họ là một quà tặng lớn lao của Thiên Chúa ban cho vũ trụ này.[2] Trong tình yêu, hồng ân thân xác và tính dục con người, vốn là thành phần cấu thành toàn thể nhân vị của mỗi người, thật tốt đẹp và có vai trò trung tâm rõ ràng trong quan hệ yêu đương.
Bởi thế, đôi bạn chọn sống đời hôn nhân gia đình là khởi đầu tham dự vào công trình tạo thành của Đấng Tạo Hóa, điều đó hoàn toàn tốt, hoàn toàn đẹp tự trong cội rễ thâm sâu của nó, tự trong cái cốt yếu sâu xa và thực nhất của nó, điều đó nằm trong kế hoạch nguyên thuỷ của Thiên Chúa.[3] Chữ khởi thủy”, trong tiếng Hêbrơ, có nghĩa là lúc khởi đầu của thời gian, của tạo thành, của lịch sử con người, cũng có nghĩa đơn giản là tự nguồn gốc. Điều đó cũng có nghĩa ngầm nói rằng, một cách nào đó đã điều mà chúng ta phải trở thành, đã là điều mà chúng ta đáng ước mong, để đạt tới sự viên mãn, tầm vóc đích thực của con cái Thiên Chúa (Rm 8, 18-23).
Thế nên, điều muốn nói là từ khởi thủy, hay tự căn nguyên đã định như thế, nhưng điều ấy cũng tiên báo một cùng đích và một hành trình cho toàn thể nhân loại. Đặc biệt đối với những ai sống ơn gọi hôn nhân và gia đình. Ai trong chúng ta cũng xuất thân từ gia đình, dù ít hay nhiều, chúng ta đều kinh nghiệm về niềm vui nỗi buồn của những người sống đời sống hôn nhân. Kinh nghiệm về sự ác, về tội lỗi, như một vết cắt kháng lực, xuyên ngang qua toàn thế giới tạo thành. Nguồn gốc của nó vẫn còn là một huyền nhiệm khôn dò. Cùng với tội cá nhân, tích tụ qua các tháng, năm, thế kỷ, lịch sử, còn có tội lỗi bóng đen tập thể, là sản phẩm của não trạng và thành kiến xa lạ với ý định nguyên thủy của Thiên Chúa.
Chương 3 của sách Sáng Thế là sự tự vấn lương tâm tập thể của nhân loại. Nó cho thấy tội lỗi không ở nơi ý muốn của Thiên Chúa, mà ở nơi ý muốn tự do của con người. Tội lỗi, một cách lạ lùng, xuất hiện trong tâm thức con người, khi nó nổi loạn không chấp nhận tình trạng thọ tạo của mình; khi con người không muốn tự do mình bị giới hạn, mà muốn cảm thấy mình hoàn toàn độc lập không lệ thuộc Đấng dựng nên mình; khi muốn tự mình biết và quyết định điều tốt điều xấu. Xét cho cùng, tội lỗi là muốn sở hữu quyền năng Thiên Chúa, toàn quyền trên kế hoạch cho con người.
Do đó, tội nguyên tổ không phải tại nơi chuyện sử dụng tính dục, nhưng là chối từ phụ thuộc vào Thiên Chúa, không để cho Người chen vào tâm hồn nơi nảy sinh mọi chọn lựa tự do. Ngay cả tội liên quan đến tính dục cũng phát sinh như hệ quả của sự chối từ phụ thuộc Thiên Chúa, là một chối từ làm mòn ruỗng tương quan không chỉ với Chúa mà cả với anh em. Việc kết lá cây vả để làm khố che thân, che đậy sự trần truồng, cho thấy cái ly kỳ cùng là sự chối từ phụ thuộc, không chấp nhận sự trần trụi, giới hạn; thế nên thân xác không còn là nơi của gần gũi, chữa lành, nhưng là của sự cô đơn và hổ thẹn.
Riêng về quan hệ tình dục, cội rễ của tội là ở chỗ người ta đã tuyệt đối hóa khoái lạc, tìm nó chỉ vì nó. Điều đó thâu hẹp tự do vốn sâu thẳm của ta lại và cản bước mối tương quan của ta với Thiên Chúa và tha nhân; tha nhân bị chối từ vì bị đối xử như một dụng cụ hay đồ vật cho khoái cảm lạc thú trong ta. Nguồn gốc của tội đó là sự ham muốn quyền lực, ước muốn thống trị, bá chủ người khác, bằng cách sử dụng sức mạnh của hấp lực giới tính để chứng tỏ thế thượng phong của mình. Thật không may, trong suốt thời gian dài, cái thế ưu việt của phái nam trên phái nữ đã trở thành một “lối mòn của sự bất công”. Và sự kém cỏi hơn của phụ nữ thu hẹp chỉ trong phạm vi của vẻ bề ngoài tự nhiên. Hẳn nhiên, không gì giấu giếm, người phụ nữ có thể dùng sắc đẹp dụ dỗ như phương thế của quyền lực. Có thể thấy những ví dụ ngay cả trong Thánh kinh.
Vì vậy, tính dục không chỉ là vô tội, như một số người chủ trương trong văn hóa đương đại; nhưng cũng không chỉ là tội lỗi, như trong văn hóa thời đã qua. Đôi vợ chồng tự hiến cho nhau, kết hợp với nhau để hoàn thiện lẫn nhau và để cộng tác với Thiên Chúa mà gầy dựng và dưỡng dục những sinh mạng mới.[4] Ngoài ra, Công đồng Vaticanô II cũng đưa ra ánh sáng nguồn mạch bí tích của ơn gọi nên thánh đối với vợ chồng, ơn gọi này xuất phát từ bí tích hôn phối và một cách nào đó đã đuợc công bố khi hai người quyết định thành hôn với nhau qua bí tích ấy. “Có một bậc sống rất giá trị để thể hiện nhiệm vụ đó, bậc sống được một bí tích đặc biệt thánh hóa, đó là đời sống hôn nhân và gia đình. Gia đình là một môi trường hoạt động và trường học tuyệt diệu cho việc tông đồ giáo dân[5]. Từ gia đình Kitô giáo, tinh thần Tồng đồ thấm nhập vào tất cả các tổ chức cuộc sống và dần dần biến đổi các tổ chức ấy; nơi gia đình, vợ chồng tìm thấy ơn gọi riêng của mình là làm chứng cho nhau và cho con cái lòng tin và tình yêu Chúa Kitô (xc. LG 35).
Trong khi trình bày về bí tích hôn nhân, Hiến chế Gaudium et Spes đã diễn tả khuôn mặt “mới mẻ” của tình yêu hôn nhân và nhấn mạnh đến tính năng động về sự hoàn thiện Kitô giáo:
Tình yêu vợ chồng đích thực được kết nhập trong tình yêu Thiên Chúa, được hướng dẫn và thêm phong phú nhờ quyền năng cứu chuộc của Chúa Kitô và hoạt động cứu rỗi của Giáo hội. Để hai vợ chồng được dẫn dắt cách hữu hiệu đến cùng Thiên Chúa, cũng như được nâng đỡ và kiên cường trong nhiệm vụ cao cả làm cha mẹ. Bởi đó, vợ chồng Kitô hữu được củng cố và như được thánh hiến bằng một bí tích riêng để lãnh nhận các bổn phận và phẩm giá của bậc sống họ (GS 48).
Người chủ sự bí tích hôn phối không phải là linh mục, mà chính là đôi vợ chồng, họ tự chọn nhau qua lời cam kết trước mặt linh mục đại diện Chúa Kitô và trước sự hiện diện của người làm chứng. Như thế, đời sống hôn nhân luôn là một ơn gọi, một Giao ước mang giá trị của “ân ban” đã lãnh nhận mà theo bản tính nhằm trở nên điều thiện hảo được ban lại cho kẻ khác. Điều đó diễn tả rất rõ trong tác phẩm Thánh kinh mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây.
2. Hôn nhân trong Kinh thánh
Dọc dài các trình thuật Kinh thánh, chúng ta thấy đời sống hôn nhân luôn mang một giá trị nhân-thần. Hãy khởi đi từ Cựu ước để ta khám phá điều lý thú ấy.
Hôn nhân trong Cựu ước
Giữa các tác phẩm Kinh thánh, có một tập thơ chữ tình rất ướt át, gọi là sách Diễm Ca. Đây là một trong những bản văn cổ nhất nói về hôn nhân trong Cựu ước. Phần chính của sách này viết vào thời các Vua đầu tiên của dân Israel (thế kỷ thứ 10 trước công Nguyên). Diễm Ca tán tụng mối tình của đôi bạn trẻ với một cung điệu chất phác và một ngôn ngữ tha thiết tuyệt vời. Tác phẩm này được xếp vào Sách thánh có lẽ vì nó diễn tả tình yêu như một thực tại nhân loại trong sáng giúp độc giả giải thoát khỏi quan niệm hàm hồ của các tôn giáo đa thần chung quanh. Những tôn giáo này coi việc vợ chồng như một sự việc kết hợp mờ ám nào đó giữa con người và các thần nam thần nữ của việc sinh sản (Baals và Astertes).
Sách Diễm Ca giúp độc giả nhìn giới tính một cách tự nhiên, dản dị, lành mạnh; thấy rõ đó là một thực tại nhân loại, đồng thời là một hồng ân của Thiên Chúa trao ban. Xuyên qua cuộc tình nhân loại, Diễm Ca diễn tả mối tình Thiên Chúa yêu thương dân Israel của Người. Quả vậy, Giao ước giữa Thiên Chúa và dân Người được ví như một khế ước hôn nhân. Thiên Chúa đã dùng các biến chuyển của lịch sử Israel để diễn tả tình yêu của Người với những mầu sắc của tình yêu nhân loại, từ tình bạn cho đến tình cha, tình mẹ và đặc biệt tình vợ chồng.[6]
Thật vậy, trình thuật Kinh thánh cho chúng ta thấy Thiên Chúa đã chọn Abraham làm bạn hữu. Thiên Chúa biểu lộ tình yêu của Người qua mối tình bạn hữu và Abraham là người diễm phúc được chia sẻ mối tình bạn hữu tâm giao bí nhiệm vì ông là người trung tín với tình yêu và luôn luôn sẵn sàng đáp lại tình yêu.[7] Abraham được chọn làm tổ phụ của một dân tộc, Thiên Chúa đã kết ước với dân này và yêu mến dân như kết ước của tình yêu phu thê trong ngày cưới.[8] Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng nói trong Tông huấn về gia đình rằng: “Sự hiệp thông tình yêu thương gữa Thiên Chúa và loài người, tức nội dung căn bản của mặc khải, và của kinh nghiệm sống đức tin nơi dân Israel được diễn tả đầy đủ trong Giao ước, ngày cưới giữa người nam và người nữ” (GĐ 12a). Ngôn sứ Hôsê 3,1 cũng xác quyết điều này: “Như một người chồng trung tín yêu thương vợ mình, thì Giavê cũng yêu thương con cái Israel như thể ấy”.
Có thể nói được, thể chế hôn nhân là toàn vẹn từ trang đầu của Cựu ước, tựa như cái đầu và các bộ phận thiết yếu của em bé sắp sinh đã được hình thành từ hai tháng đầu tiên của thời kỳ thai nghén.[9] Từ thủa ban đầu, Thiên Chúa đã có chương trình cho hôn nhân và gia đình, xuyên suốt dòng lịch sử cứu độ, chúng ta thấy Kinh thánh trình bày về hôn nhân nguyên thủy hay đúng hơn về ý định của Thiên Chúa đối với hôn nhân, là cái nhìn về một hôn nhân một vợ một chồng: chỉ một người nam và một người nữ, người này hoàn toàn cho người kia, đến độ “hai người trở thành một xương một thịt”, nghĩa là một con người duy nhất, một bản vị duy nhất; đến độ “họ sẽ không còn là hai”, mà là “một hữu thể duy nhất có xác thịt và thần khí” (Ml 2,15).
Thế nhưng đây không phải là những chuẩn mực tự nhiên. Hôn nhân một vợ một chồng này, hai người ngang hàng, kết hợp làm một, trung thành suốt đời, vẫn đã và đang là một lý tưởng nơi nhiều đôi hôn nhân và gia đình ngày nay. Trình thuật về tạo thành con người không phải là một lịch sử, nó là một ý hướng của Thiên Chúa, là chương trình lý tưởng sẽ được thực hiện trong tương lai, là dự kiến cánh chung của Thiên Chúa mà con người phải cố gắng đạt tới. Tiếc thay, điều đó đã không ngăn cản được những người giàu sống chế độ đa; các vua chúa phô trương các hậu cung của họ; vua Salômon, tổ tiên của Đức Kitô, đã vượt mọi giới hạn thể nghĩ và thể làm. Và luật pháp cũng chiều theo sự yếu đuối của con người mà công khai dung thứ điều đó, như một sự nhân nhượng cực chẳng đã, đối với người “lòng chai dạ đá”, đối với người mang nặng bản chất tội lỗi. Tội lỗi, như tình trạng mà cặp vợ chồng mẫu Ađam và Eva đã được giới thiệu với chúng ta.
Niềm vui mừng hớn hở ban đầu: “Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi!(St 2, 23a) chẳng mấy chốc sau đã biến thành thảm cảnh của một gia đình đổ vỡ, chồng tố khổ vợ: “Chính người đàn bà mà Người đã đặt bên con, đã hái trái nơi cây (bị chức dữ) ấy cho con ăn!” (St 3,12-13). Rồi chúng ta thấy họ bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng; nói cách khác, họ xa lìa kế hoạch của Thiên Chúa; cùng nhau ra đi, lưng khòm dưới lời chúc dữ trĩu nặng, để tiến bước trong một lịch sử mãi mãi vẫn là một lịch sử tình yêu thật sự, nhưng cũng là một lịch sử tội lỗi. Tội lỗi đã xen vào đời sống của con người, khiến chúng ta không còn nguyên tuyền thánh thiêng nữa, khuynh hướng xấu nẻn vào trong lý trí khếch trương ham muốn thực tại, thống trị và chiếm hữu.
Dù tình yêu nhân loại đã bị tội lỗi vây hãm, nhưng đừng quên rằng từ buổi đầu, tình yêu nhân loại được xem như biểu tượng mang nhiều ý nghĩa, như là một “bí tích” về ơn cứu độ. Quả vậy, Cựu ước nói về tình yêu Thiên Chúa dành cho dân Người bằng một ngôn ngữ yêu đương của loài người: đính hôn, kết hôn, Giao ước, thành tín, ghen tuông, ngoại tình... Hôn nhân Dothái đã được coi như là một sự dấn thân cho nhau vô điều kiện, độc đáo, vĩnh viễn, qua mọi thăng trầm của cuộc đời, giống như Thiên Chúa đã dấn thân sống cuộc tình đắm đuối với dân Người.[10]
Nhưng than ôi! Thực tế thì còn quá xa lý tưởng ấy. Hôn nhân vẫn còn được trân trọng Israel, nhưng ly dị cũng không hiếm. Chỉ cần người chồng nhận thấy vợ có một chút tì vết nào là có thể cắt đứt hôn nhân bằng một giấy ly thư (xc. Đnl 24,1). Mặc dầu sách Sáng Thế đã nói rõ ý định của Thiên Chúa, luật của ông Môsê cũng phải du di mà chấp nhận cho phép chế độ đa thê.[11] Thực ra, từ buổi đầu của Mặc Khải, Thiên Chúa đã coi hôn nhân như là hình ảnh sống động và rõ ràng, như là “bí tích” của Giao ước mà Người ký kết với loài người, khi hôn nhân đạt tới một tình yêu say sưa tốt đẹp nhất.
Hôn nhân trong Tân ước
Có thể nói rằng Kinh thánh Tân ước không nói nhiều đến hôn nhân như trong Cựu ước, lại cũng không dùng nhiều hình ảnh và ngôn ngôn từ để diễn tả tình yêu và hôn nhân. Bởi vì các hình ảnh trong Cựu ước đã trở nên dấu chỉ hữu hình tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại, được thể hiện cách  hoàn hảo nhất trong Đức Giêsu Kitô.[12]
Đức Giêsu nói về hôn nhân
Chúng ta khởi đi từ câu chuyện Chúa Giêsu lên đền thờ cùng với cha mẹ và Người ở lại đó ba ngày, khiến Mẹ Maria và thánh Giuse phải khổ công quay trở lại đền thờ để tìm kiếm Người. Nơi câu chuyện này, chúng ta thấy điểm quy chiếu của tình yêu thương trong gia đình không dừng lại ở nơi vợ hay chồng mà là thành viên thứ ba là những đứa con. Người con đầu tiên loài người sinh ra là Cain, người mẹ vui mừng thốt lên: “Nhờ Đức Chúa tôi đã được một người” (St 4,1b). Quả thậtvinh quang Thiên Chúa là con người được sống” (thánh Irênê). Sự sống luôn phát xuất từ Thiên Chúa và qua gia đình. Chính Thiên Chúa làm người cũng đã đến thế gian ngang qua gia đình.
Vào thời Đức Giêsu, các trường phái Rabbi Dothái chẳng bận tâm dành cho người phụ nữ một địa vị ngang hàng với chồng họ (St 2,18). Theo trường phái Shammai thì người chồng có thể rẫy vợ khi vợ phạm tội ngoại tình; trường phái Hillel thì cho rằng chỉ cần là khi phát hiện người vợ có khiếm khuyết nhỏ nào đó, người chồng có thể ruồng bỏ người vợ của mình.[13] Trước thảm cảnh ấy, Đức Kitô đã khẳng định: “Từ thuở ban đầu, ý định lý tưởng của Thiên Chúa được mặc khải trong sách Sáng Thế không phải là như thế” (Mt 19,8). Những người Pharisêu đến gần Đức Giêsu để thử Người, họ nói: “Thưa Thầy, có được rẫy vợ mình vì bất cứ lý do nào không?” Người đáp: Các ông đọc mà không thấy điều này sao: Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hóa đã làm ra con người có nam có nữ”, và Người đã phán: “Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt”. Vậy, “sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly.[14]
Chúng ta không thấy Chúa Giêsu nói nhiều về hôn nhân và gia đình, nhưng nhìn vào cuộc sống của Người chúng ta cũng nhận ra Người quan tâm đến gia đình cách đặc biệt. Tại tiệc cưới Cana, Người hỗ trợ cho gia chủ khỏi lúng túng, khỏi bẽ mặt với xóm ghiềng và khách dự tiệc bằng một phép lạ biến nước lã thành rượu ngon; thứ rượu ngon này, đã trở nên như một nghi lễ thánh hóa những ai sống đời hôn nhân và là phúc lành ban tặng cho các gia đình. Người muốn chứng tỏ rằng chân về gia đình đã ghi trong mặc khải của Thiên Chúa và trong lịch sử cứu độ.[15]
Trước các đệ tử của Gioan, Chúa Giêsu nói đến việc mời khách dự tiệc cưới và sự hiện diện của chàng rể giữa những khách mời: Chàng rể ở với họ (Mt 9,15). Qua đó, Chúa nói đến sự hoàn thành nơi Người hình ảnh trong Cựu ước về một Thiên Chúa Phu Quân để mạc khải đầy đủ mầu nhiệm Thiên Chúa là mầu nhiệm Tình Yêu. Khi tự gọi mình là “chàng rể”, Chúa Giêsu tiết lộ yếu tính Thiên Chúa khẳng định tình thương bao la của Người dành cho nhân loại.
Thánh Phaolô nói về hôn nhân
Thánh Phaolô sinh ra, lớn lên, sinh sống và đi lại trong xã hội Dothái cũng như Hy-La, cho nên khi nói về hôn nhân, ngài nói theo quan điểm và bối cảnh của xã hội lúc bấy giờ. Hôn nhân trong xã hội La-mã vào thời thánh Phaolô được xem như là “nhất phu nhất phụ”, “một phối hợp suốt đời, một chia sẻ quyền lợi dân sự và tôn giáo”. Mặc dù hôn nhân thường kết thúc bởi cái chết, nhưng nó cũng có thể kết thúc bởi ý định của chồng hoặc vợ nếu họ không còn tình cảm vợ chồng với nhau nữa. Trong trường hợp này, người ta không đòi buộc thủ tục ly hôn hợp pháp, chỉ một khai báo giản dị là đủ, vì trong đế quốc La-mã lúc đó, vợ chồng có quyền ly dị lẫn nhau.[16]
Mặc dù thánh Phaolô có vẻ quen thuộc với cái nhìn và cách sống của thế giới Hy-La mà ngài là một thành phần của thế giới ấy, nhưng chắc chắn tư tưởng và cách sống của ngài được hình thành bởi Dothái giáo thấm nhuần trong Cựu ước hơn là bởi các quan niệm tư tưởng Hy-La[17]. Ngài nói với những ai sống đời đôi bạn: “Còn những ai đã kết hôn, thì tôi truyền, thật ra không phải tôi, mà là Chúa - là vợ không được bỏ chồng, và giả như đã bỏ chồng thì phải ở độc thân, hay phải làm hòa với chồng; và chồng cũng không được rẫy vợ” (1Cr 7,10-11); vì chồng là đầu của vợ trong tương quan hôn nhân (1Cr 11,3). Ở đây ngài phản ảnh về phong tục tập quán thời của ngài cũng như sự hiểu biết của ngài về mệnh lệnh của Chúa; nhưng ngài khước từ bất cứ quan niệm nào cho rằng chồng là chủ của vợ muốn làm gì vợ tùy ý mình muốn. Trái lại, ngài nhấn mạnh về quyền bình đẳng và trách nhiệm hỗ tương giữa vợ chồng: “Chồng hãy làm tròn bổn phận đối với vợ, và vợ đối với chồng cũng vậy. Vợ không có quyền trên thân xác mình, nhưng là chồng; cũng vậy, chồng không có quyền trên thân xác mình, nhưng là vợ” (1 Cr 7,3-4). Quan niệm hỗ tương này cũng được nói lên rõ ràng trong thư gởi tín hữu Êphêsô, chồng vợ nên phục tùng lẫn nhau trong yêu thương, vì tôn trọng và vì bổn phận đối với Chúa Kitô (x. Ep 5, 21; 25).
Mặt khác, chồng là “đầu của vợ”, hầu vợ phục tùng chồng (x. Cl 3,18; Tt 2,5; 1 Pr 3,1) không có nghĩa là chồng có quyền cai trị vợ, nhưng là chồng được lệnh yêu thương vợ mình với tình yêu hy sinh như Chúa Giêsu đã yêu thương Giáo hội. Trong ý nghĩa này, chồng cũng phải phục tùng vợ để phục vụ vợ như vợ phục tùng chồng. Do đó, theo thánh Phaolô, làm đầu bao giờ cũng phải được thể hiện qua sự hy sinh bản thân chớ không qua sự đòi hỏi quyền lợi cho chính mình.[18]
Nơi khác, thánh Phaolô đã để lại một lời dạy tuyệt vời về “mầu nhiệm cao cả” này: “Người làm chồng hãy yêu thương vợ [….] cũng như Đức Kitô nuôi nấng và chăm sóc Hội thánh, vì chúng ta là bộ phận trong thân thể của Người (Ep 5,22- 33). Không hề có sự thiên vị ở đây như có người lầm tưởng. Thật thế, không có người nam thì chẳng có người nữ, và không có người nữ thì cũng chẳng có người nam, và mọi sự đều tự Thiên Chúa mà có (Xc. 1Cr 11,11-12). Mặc dầu có mầu nhiệm sáng ngời này, thánh Phaolô cũng không thấy có lý do nào đả động đến những cơ cấu xã hội hay gia đình của thế giới Dothái hay ngoại đạo thời của ngài. Ngài không từ khước những hình thức cử hành hôn nhân theo tập tục của người dân, vốn khá khác nhau tùy nơi và tùy theo văn hóa của họ, để thay vào đó một lễ nghi phụng vụ;ngài cũng thấy không cần thêm nghi thức chúc lành theo tôn giáo nữa. Các Kitô hữu chỉ biết rằng từ nay họ đã được cưới nhau “trong Chúa” (lCr 7, 39), và họ phải cố gắng sống cuộc đời hôn nhân của mìnhnhư thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa” (Cl 3,18); và họ sẽ biết là ơn cứu chuộc xuất phát từ Thập Giá Chúa, sẽ đổ xuống trên cuộc hôn nhân này.
Như thế, không có chuyện thần thánh hóa hôn nhân của những Kitô hữu; hôn nhân này vẫn là thực tại tự nhiên, thực tại gia đình giống như những người ngoài Kitô giáo; nhưng vì người Kitô hữu có niềm tin và đã lãnh bí tích rửa tội, nên họ biết Đức Kitô luôn ở giữa tình yêu của họ, mà không cần một việc cử hành nào khác hơn là hình thức cử hành của hôn nhân theo tập tục, để làm họ nên “một tạo thành mới”, một gia đình trước mặt Thiên Chúa.[19]
3.  Hội thánh nói về hôn nhân
Sau khi lần giở lại những trang Kinh thánh nói về hôn nhân, giờ đây chúng ta cùng tìm hiểu giáo huấn của Hội thánh về ơn gọi sống đời đôi bạn này; trước hết là tìm hiểu tư tưởng của một số Giáo phụ.
Thánh Gioan Kim Khẩu
Trong phần phụ lục của tác phẩm Husbands, Wives, Parents, Children, Foundations for the Christian Family, Servant Books 1983, tác giả Ralph Martin đã ghi lại những giáo huấn về gia đình rất hay của thánh Gioan Kim Khẩu. Chúng tôi xin tóm lược nội dung những lời giáo huấn này.[20]
Trong bài giảng số 20 về thư Êphêsô 5, 22-24, thánh Gioan Kim Khẩu đã diễn giải: Không có mối tương quan nào giữa người với người lại thân mật cho bằng mối tương quan giữa vợ chồng với nhau, miễn là hai vợ chồng liên kết với nhau đúng như Chúa đã dạy.
Theo gương thánh Phaolô Tông đồ, thánh Gioan Kim Khẩu  khuyên những người làm làm chồng: Các bạn đã nghe nói người vợ phải phục tùng chồng thế nào và người chồng phải yêu thương vợ ra sao. Vậy các bạn có mong vợ mình phục tùng mình như Giáo hội phục tùng Đức Giêsu không? Nếu thế, bạn hãy lo lắng chăm sóc cho nàng cũng như Đức Giêsu đã chăm sóc lo lắng cho Giáo hội vậy. Thật vậy, các bạn ai cũng mong muốn vợ mình phục tùng mình: nếu mà được vợ phục tùng, thì cho dẫu có phải hiến dâng cả đời mình cho nàng, cho dẫu thân xác bạn có bị xẻ ra thành ngàn mảnh, hay cho dẫu bạn phải chịu bất kỳ hình khổ nào, bạn cũng sẵn sàng chấp nhận hết.
Người bạn trăm năm của bạn, người mẹ của những đứa con của bạn, chính là nhân tố nền tảng nhất có thể đem đến mọi niềm vui cho bạn. Vì thế, bạn đừng bao giờ làm cho nàng phải gắn bó với bạn bằng cách đe dọa hay làm nàng sợ hãi, mà phải dùng tình yêu và sự dịu dàng mà chinh phục nàng. Nếu khi có mặt người chồng mà người vợ phải run sợ, thì hai vợ chồng đó liên kết với nhau theo kiểu gì vậy? Và nếu người chồng đối xử với vợ theo kiểu “chồng chúa vợ tôi chứ không như một người bạn ngang hàng với mình, thì cái vui thú mà người chồng hưởng được là thứ vui thú gì vậy? Cho dẫu có phải chịu đựng hay bực bội nàng bất cứ điều gì, bạn cũng không nên mắng nhiếc, nhục mạ nàng. Đức Kitô đâu bao giờ có thái độ như vậy! Bạn có thể tìm nơi người vợ sự âu yếm, tính thùy mị và dịu hiền, đó là những đặc trưng của vẻ đẹp. Nhưng bạn đừng đòi hỏi nàng phải dễ thương, và cũng đừng trách mắng nàng về điều đó, là điều mà có thể nàng không làm được.
Tốt hơn, bạn đừng trách mắng nàng gì hết, cũng đừng tỏ ra bực bội hay buồn phiền nàng điều gì.  Bạn thấy không: có biết bao nhiêu người, sau khi sống với bà vợ thật đẹp của mình, đã phải trải qua những ngày cuối đời thật buồn thảm, và có biết bao nhiêu người sống với một người vợ không đẹp lắm mà lại được trường thọ và sống thật là hạnh phúc? Bạn hãy lau đi những “vết nhọm hồn, hãy làm cho phẳng những “vết nhăn” tâm hồn, và hãy xóa đi những “nhược điểm trong tâm hồn bạn.  Đó mới chính là vẻ đẹp mà Thiên Chúa muốn bạn có. Bạn hãy làm cho nàng đẹp đẽ dưới con mắt của Thiên Chúa chứ không phải mắt của bạn. Bạn đừng tìm sự giầu sang, cũng đừng tìm những vẻ sang trọng bề ngoài, mà hãy tìm sự cao thượng đích thực trong tâm hồn.
Một tình yêu cao thượng như thế sẽ đẹp lòng Thiên Chúa, và Người muốn bạn có một tình yêu cao thượng như thế đối với vợ của bạn. Yêu cao thượng như vậy không phải vì cả hai vợ chồng có cùng một tính tình như nhau. Không, nền tảng của trách nhiệm đối với vợ bạn phải cao thượng hơn thế nhiều, vì chồng và vợ không phải là hai thân thể mà là một: chàng là đầu còn nàng là thân. “Nhưng làm sao yêu cao thượng như vậy được nếu vợ bạn không kính trọng bạn?”, người ta có thể nói như thế. Không sao, bạn cứ yêu cao thượng như thế đi, và cứ chu toàn bổn phận của mình đi. Bởi vì những gì bạn phải làm vì bổn phận đối với người khác, cho dù quan hệ giữa hai người không tốt đẹp, thì bạn vẫn phải làm bổn phận của bạn chứ!… Nhưng làm sao được nếu người kia không chịu tuân phục bạn?  Bạn cứ tuân theo Luật Chúa… Cho dẫu vợ bạn không kính trọng bạn, người chồng hãy cứ tỏ ra yêu thương nàng, để bạn không bị thiếu xót ở điểm nào cả. Vì mỗi người đều phải chịu trách nhiệm về việc mình làm. Để chứng tỏ rằng bạn không những phải yêu thương mà còn phải biết điều khiển nữa… Bởi vì nếu bạn làm cho nàng nên “thánh thiện không tỳ vết, thì mọi chuyện khác rồi sẽ xuôi chảy… Khôn khéo làm cho vợ bạn cảm nhận được rõ rệt tình yêu của bạn thì mọi sự trong nhà đều trở nên tốt đẹp. Noi gương của Chúa Kitô, thánh Phaolô đã dùng lập luận trên khi nói: Nếu bạn điều hành tốt đẹp mọi việc trong nhà, thì bạn cũng có thể đảm trách được những công việc điều hành trong Giáo hội. Vì gia đình chính là một Giáo hội nho nhỏ (x. Tm 3,4-5).
Bạn hãy chứng tỏ cho vợ bạn thấy bạn rất lấy làm hân hạnh được sống với nàng, và vì nàng mà bạn muốn ở nhà với nàng hơn là đi chỗ này chỗ kia. Hãy khen ngợi nàng trước mặt tất cả những bạn bè của bạn, và hãy tỏ ra yêu thương nàng hơn cả những đứa con do nàng sinh ra, và bạn hãy yêu những đứa con này vì chúng chính là con của nàng. Nếu nàng làm được điều gì tốt đẹp, bạn hãy khen ngợi và tỏ ra cảm phục nàng. Nếu nàng làm điều gì sai trái, không hay… bạn hãy khuyên bảo và nhắc nhở nàng… và hãy tiếp tục chỉ bảo cho nàng những điều ích lợi.
Khi nào cầu nguyện thì hai vợ chồng hãy cầu nguyện chung với nhau. Nếu hai vợ chồng cùng đến nhà thờ để cầu nguyện, thì khi về nhà, hai người hãy chia sẻ với nhau những gì mình đã cầu nguyện ở nhà thờ. Nếu chẳng may gia đình lâm vào cảnh túng thiếu vật chất, bạn hãy trưng dẫn trường hợp của Phêrô và Phaolô, là những người sống rất nghèo khổ, thường bị đói khát, thế mà các ngài lại được kính trọng hơn bất kỳ vị vua chúa hay người giầu có nào. Hãy cho nàng biết rằng trên trần gian này, ngoài việc làm mất lòng Chúa ra, thì không nên sợ bất cứ điều gì hết. Hãy chia sẻ với nàng những bài học ấy một cách thật tế nhị và dễ thương, bởi vì khuyên bảo về đức hạnh, tự bản chất, là một việc mang tính cách đúng đắn và quá nghiêm nghị…  Bất cứ lúc nào nói về sự khôn ngoan đích thật, bạn hãy cố gắng nói sao cho thật nhẹ nhàng và chan hòa tình cảm. Và trên hết, hãy giúp nàng bỏ hẳn quan niệm “của anh”, “của em”.  Nếu nàng nói một vật nào đó là “của em”, bạn hãy nói với nàng: “Em nói vật nào là của riêng em vậy? Thật sự anh không biết vật nào là của riêng em.  Phần anh, anh không có vật gì là của riêng anh cả. Làm sao em có thể phân biệt được vật nào là “của em” khi mà tất cả mọi thứ đều là của em hết? Nếu anh không có quyền trên thân xác của anh (x. Cr 7,4), thì chính em có quyền đó. Tất cả những gì của anh đều là của em. Thậm chí bản thân anh cũng là của em.
Hãy trọng vọng nàng để nàng khỏi mong được người khác trọng vọng.  Nếu nàng vui thích những lời tán dương của bạn, thì nàng không còn khao khát người khác ca tụng nàng nữa. Hãy tỏ ra yêu quý nàng trước mặt mọi người vì nàng được hết mọi mặt, cả về sắc đẹp lẫn trí khôn, và hãy khen ngợi nàng. Nhờ vậy, bạn sẽ làm cho nàng không còn để ý đến ai bên ngoài nữa, và cũng không thèm lưu tâm tới sự chú ý của ai ngoài bạn nữa. Hãy dạy nàng biết kính mến Chúa, rồi mọi sự tốt đẹp sẽ từ sự kính mến đó tuôn ra như một dòng suối, và ngôi nhà của bạn sẽ tràn đầy hạnh phúc.
Thánh nhân cũng không quên khuyên những người vợ: Khi phục tùng chồng, bạn hãy coi điều đó như một công việc phụng sự Thiên Chúa. Bởi vì nếu người nào chống lại quyền bính ngoài đời, chẳng hạn như chính quyền, người đó cũng “chống lại trật tự của Thiên Chúa” (Rm 13,2).  Người vợ nào không chịu tuân phục chồng mình là chống lại trật tự đó còn hơn như thế nhiều. Đó là ý muốn của Thiên Chúa ngay từ khởi thủy. Bạn hãy coi đây là trật tự nền tảng của gia đình: chồng là đầu, còn vợ là thân mình. Người vợ hãy kính nể chồng mình. Người vợ có quyền ở hàng thứ hai.  Vì thế, nàng không nên đòi hỏi được bình đẳng về quyền hành với chồng, vì nàng là thân, nên ở bên dưới đầu. Chàng cũng không nên coi nàng như một người bề dưới, bởi vì nàng là thân thể. Nếu cái đầu coi thường thân mình, thì chính nó cũng sẽ bị diệt vong. Người chồng phải yêu thương vợ mình để người vợ có thể phục tùng mình, vì tình yêu là đối trọng phải có nơi người chồng để có được sự tùng phục nơi người vợ.  Tương tự như mọi chi thể trong thân đều tuân hành mọi chỉ thị của cái đầu, bù lại, cái đầu hoàn toàn lo lắng cho toàn thân, và coi tất cả, mọi chi thể là chính mình. Cái đầu không bao giờ coi cái thân như một cái gì khác với nó. Không có một sự hiệp nhất nào tốt hơn sự hiệp nhất đó.
Người ta có thể thắc mắc: tình yêu mà có sự kính nể thì còn gì là tình yêu nữa? Thánh nhân rằng tình yêu như thế là một tình yêu tốt đẹp. Bởi vì người phụ nữ nào kính nể chồng, thì cũng là yêu chồng. Và người nào yêu chồng thì cũng phải kính nể chồng mình như là đầu, và yêu chàng như một chi thể, vì chính đầu cũng là một chi thể của toàn thân nói chung. Vì thế, một người thì phục tùng, còn người kia thì nắm quyền để có thể hòa thuận với nhau, bởi vì gia đình nào mà vợ chồng ngang quyền nhau, đến mức [cả hai cùng xưng hùng xưng bá] là chủ tể gia đình, thì gia đình ấy không bao giờ có sự thuận hòa được. Cũng vậy, nhà nào mà dân chủ quá, ai ai cũng cho mình có quyền hành cả, thì nhà đó chẳng bao giờ có hòa thuận. Nhưng quyền điều hành trong nhà chỉ nên dành cho một người đứng đầu mà thôi. Người vợ mà phải kính nể chồng thì xem ra có vẻ bị thiệt thòi, nhưng thực ra là người có lợi, vì bổn phận chính yếu là yêu thương, thì người chồng phải đảm nhận. Người vợ phải tỏ ra kính nể chồng mình như thế nào? Người vợ không nên cãi lại chồng mình, không nên chống đối, và cũng không nên ham thích tỏ ra hơn chồng mình. Nếu bạn muốn pha trò hay đùa giỡn cho vui, bạn nên tránh đừng làm gì khiếm nhã hay vô lễ. Hãy làm cho phòng ngủ của vợ chồng bạn tươi mát, nhưng cũng đừng biến nó thành xa xỉ hay sang trọng quá. Hãy để những thứ xa hoa đó cho những người giầu quý phái. Chính bạn hãy trang hoàng dọn dẹp nhà cửa cho gọn ghẽ chừng nào có thể, để người trong nhà được hít thở không khí trong lành hơn là thở hít quá nhiều mùi dầu thơm.
Qua những lời giáo huấn rất thực tế trên, ta thấy thánh Gioan Kim Khẩu là người đào sâu v g tr hôn nhân. Theo ngài, hôn nhân không phải là một chướng ngại vật cho ơn cứu độ, nếu không Thiên Chúa đã không thiết lập; hôn nhân cũng không phải là chướng ngại vật không th vượt qua để con người thể thực hành những bổn phận đạo đức: những người đã kết hôn, nếu có nhiệt tâm và can trường, có thể chu toàn những hành động đạo đức được Hội thánh khuyên nhủ. Chính Thiên Chúa thiết lập hôn nhân để duy trì nhân loại; nhưng tội lỗi đã làm cho nhân tính mt đi thế cân bng nguyên thủy, vì thế hôn nhân, trong tình trạng này, có mục đích chính là cứu chữa vật dục; chính vì mục đích này mà thánh Phaolô khuyên những ai giữ mình không được, thì hãy kết hôn. Chính tư tưởng này đã làm cho nhiều người xem thánh nhân như người hạ giá hôn nhân. Thực ra ngài ch muốn nói rằng: ch có những người mạnh, có ý chí mới có thể giữ mình khiết tịnh được; còn những k yếu hãy lập gia đình.
n nữa, hôn nhân đã được chính Thiên Chúa sáng tạo thiết lập. Do vậy, Đức Giêsu đến, Người không phá vỡ, không hạ giá hôn nhân; ngược lại, Người tôn trọng và thánh hóa bằng sự hin diện của Người. Thánh Phaolô, cho dù có đề cao và khuyến khích sự trinh khiết, nhưng không bao gi đánh giá thấp những người đã lập gia đình; trong nhiều trưng hợp, ngài còn khuyến khích phải lập gia đình và tỏ ra đặc biệt ưu ái vi gia đình Aquila và Priscilla (Cv 18, 2-18). Hôn nhân cho dù có giá trị, nhưng không bao gi một tình trạng hoàn thin. Các tâm hn cao thượng, gìn gi đức trinh khiết, tựa như các thiên thần đứng trước nhan thánh Chúa và sẵn sàng để phục vụ Người. Vì thấy sự sa đọa ca xã hội, sự miệt thị hôn nhân ca các nhóm lạc giáo, thánh Gioan Kim Khẩu đã so sánh về giá trị luân ca hai cấp bậc: hôn nhân và khiết tịnh độc thân, ngài nói: “Theo ý kiến của tôi, khiết tịnh có giá trị hơn là hôn nhân… Hôn nhân là tốt, nhưng khiết tịnh còn đáng phục hơn”.[21] Câu nói này rất phù hợp với cuộc đời của Thánh Augustinô vì ngài đã sống cả hai ơn gọi hôn nhân gia đình và độc thân thánh hiến. Chúng ta sẽ tìm hiều xem ngài nói gì về hôn nhân gia đình.
Thánh Augustinô
“Hãy yêu đi rồi làm gì thì làm”. Câu nói này của thánh Augustinô là âm vang phổ quát nhất âm vọng vào tất cả các nền văn hóa cổ kim, Đông cũng như Tây, trong tất cả các chiều kích của cuộc sống con người. Thật thế, tôn giáo là gì nếu không phải vì yêu thương mà con người được tạo dựng, vì yêu thương mà có cứu độ! Và yêu thương không phải là hơi thở và cứu cánh của tôn giáo hay sao! Kinh thánh Kitô giáo định nghĩa Thiên Chúa Tối Thượng là tình yêu, và đức Kitô Đấng cứu độ là hiện thân của tình yêu ấy.[22] Dù vậy, không phải ai cũng hiểu và châm nhận điều đó là đúng.
Trong bối cảnh đó, thánh Augustinô phải đương đầu với ba lạc giáo đối nghịch về đời sống hôn nhân: Một đàngquan điểm của phái Manikê coi hôn nhân là tội lỗi; đối lại, thánh nhân bênh vực sự tốt lành của hôn nhân;[23] đàng khác, ông Giovianianô đề cao hôn nhân đến nỗi coi nhẹ bậc sống trinh khiết trong Hội thánh; thánh Augustinô tìm cách duy trì một thế quân bình: vừa bảo vệ sự thánh thiện của hôn nhân, vừa quý trọng ơn gọi trinh khiết.[24] Dưới khía cạnh tín lý, khi đương đầu với phái Pelagiô, thánh nhân nhắc nhở rằng bản tính con người đã bị tổn thương do tội nguyên tổ. Vì thế để sống bậc hôn nhân theo ý Chúa như thuở ban đầu, cần phải có ơn thánh. Trong bối cảnh của lịch sử cứu độ, thánh nhân nói đến sự cần thiết để có thể tuân giữ ba thiện ích của hôn nhân, đó là: Sự trung tín, con cái và bền vững.[25]
Thánh Augustinô mới là người xác định v giáo lý hôn nhân cho thời các Giáo phụ và ngài đã mở ngỏ cho các lp luận v hôn nhân thi Kinh viện. Ngài đã trình bày giáo lý chính thống Kitô go như sau: hôn nhân không thể bị khinh miệt vì hôn nhân do chính Thiên Chúa thiết lp chúc phúc t khởi nguyên trụ; tiếp đến được Đức Giêsu nâng lên v trí cao sang để làm mu biểu trưng cho sự kết hợp giữa Người và Hội thánh. Thánh nhân cũng đề cao bc đồng trinh, nhưng cố tránh làm cho người ta hiểu lầm là ngài hạ giá đời sống hôn nhân.
Theo thánh Augustinô, hôn nhân tốt lành vì có ba mục đích: mục đích đầu tiên của hôn nhân là sinh sản con cái, kế đến luật n nhân hay trung thành với nhau và cuối cùng là dn thân bất khả phân ly của hai vợ chồng. Chính ba mục đích này làm cho hôn nhân ra tốt. Mặc dù vào thời ca thánh nhân, ý nim về bí tích như ngày nay chưa được hình thành, nhưng ngài đã đề cập đến đặc tính của hôn nhân. Thánh nhân đã gán cho hôn nhân hai đặc tính làm nn tảng cho suy lun sau này: Thiên Chúa thiết lập hôn nhân, nhưng Đc Giêsu đã nâng hôn nhân lên làm biểu trưng cho liên hệ giữa Người và Hội thánh. Đức Giêsu thiết lập, nên Người cũng ban ân sủng cho hôn nhân. Đây là khởi điểm cho quan niệm bí tích: Thiên Chúa sẽ ban ân sủng thích hợp cho dấu ch bí tích. Ở đây, hôn nhân nhờ ân sủng sẽ được nâng lên vượt tri các hôn nhân tự nhiên và được thánh hóa. Cụ th hơn, thánh nhân ghi nhận: hôn nhân của Kitô hữu được nâng lên mức thánh thiện của một dấu chỉ tôn giáo; để có thể trở thành dấu chỉ chính xác cho liên hệ giữa Chúa Kitô và Hội thánh, hôn nhân đòi buộc phải có tính “bất khả phân ly” tuyệt đối, cht ch hơn bất cứ hôn nhân tự nhiên nào: khi đã tr thành bí tích, hôn nhân bị ràng buộc bởi một dây ràng buộc hôn nhân không thể hủy hoi được, bao lâu đôi vợ chồng còn sống.
Trong khi nói về ba điều tốt lành của hôn nhân, thánh nhân muốn nhấn mạnh đến tính bất khả phân ly”. Tính bất khả phân ly” này phản ánh sự liên kết giữa Đức Kitô và Hội thánh của Người. Nếu đôi vợ chồng có ly hôn đi nữa, thì bề ngoài, dây ràng buộc này có vẻ như bị cắt đứt, nhưng thật ra vẫn tồn tại để kết án đôi vợ chồng này, y như dấu ấn rửa tội vẫn tồn tại khi con người ly khai khỏi Hội thánh. Hai tư tưởng này bổ túc làm sáng tỏ từ Sacramentum trong hôn nhân: đây là một cuộc dấn thân linh thánh, không thể phá vỡ nổi, chỉ vì là hình ảnh liên hệ đời đời của Đức Kitô với Hội thánh, thứ đến sự dấn thân bất khả phân ly này gợi nhớ đến ấn tín rửa tội. Theo thánh Augustinô, mọi hôn nhân, kể cả hôn nhân của người ngoại giáo, đều có hai điều tốt là sinh sản con cái và có luật hôn nhân, nhưng chỉ có hôn nhân của Kitô hữu mới có dấn thân bất khả phân ly.[26]
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Chúng ta có thể nói, triều đại của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một triều đại đặc biệt quan tâm về những vấn đề của Gia Đình. Thật vậy, khi mới lên ngôi, ngài chọn chủ đề cho Thượng Hội đồng Giám mục đầu tiên là: “Những bổn phận của gia đình Kitô hữu trong thế giới ngày nay” với kết quả là Tông huấn Familiaris Consortio,[27] ban hành ngày 22.11.1981, được cho là một tổng luận Giáo huấn của Giáo hội về đời sống, bổn phận, trách nhiệm và sứ mạng của hôn nhân gia đình trong thế giới ngày nay. Tông huấn là thành quả của Thượng Hội Đồng Giám mục lần thứ V tại Rôma năm 1980. Phần dẫn nhập (số 1-3) cho thấy mục đích của Tông huấn: Giáo hội vì biết rằng hôn nhân gia đình là một trong những điều thiện hảo quý giá nhất của nhân loại, cảm nhận được sự khẩn thiết phải rao giảng Tin mừng cho tất cả mọi người, trong một giai đoạn lịch sử mà gia đình đang bị nhiều sức ép tìm cách hủy diệt hay làm méo mó nó. Giáo hội thấy mình có sứ mạng công bố cho mọi người biết ý định của Thiên Chúa về hôn nhân gia đình, bằng cách bảo đảm cho hôn nhân gia đình có được sức sống tràn đầy và thăng tiến về mặt nhân bản cũng như Kitô, và từ đó góp phần vào việc canh tân xã hội và Dân Thiên Chúa (x. FC 1-3). 
Hôn nhân gia đình là một trong những điều thiện hảo quý giá nhất của nhân loại.[28] Đối với người Kitô hữu, hôn nhân đã được nâng lên hàng bí tích, từ bản chất đã là dấu chỉ của Giao ước và của sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và con người, giữa Đức Kitô và Giáo hội. Bởi vậy, cả cuộc sống vợ chồng Kitô hữu lãnh nhận sứ mạng bày tỏ cách hữu hình Giao ước không thể hủy diệt của Thiên Chúa với thế giới. Đức Kitô trình bày hôn nhân như một Tin mừng: liên hệ hỗ tương, hoàn toàn độc hữu và bất khả phân ly giữa một người nam và một người nữ được mời gọi để trao ban sự sống. Thần trí Chúa ban cho vợ chồng một trái tim mới và làm cho họ có khả năng yêu thương nhau như Đức Kitô yêu thương chúng ta, và phục vụ cho sự sống trong việc kéo dài mầu nhiệm của Người, bởi vì trong sự kết hợp của họ là mầu nhiệm vượt qua sự chết và sự sống lại được thể hiện.[29] Lại rằng: “Gia đình đã được khởi sự trong Đấng Tạo Dựng và được thánh hóa nhờ Chúa Thánh Thần để trở nên niềm hi vọng của mọi dân nước.[30] Hơn nữa, gia đình mở ra các giá trị siêu việt, vui vẻ phục vụ anh chị em, chu toàn bổn phận của mình cách quảng đại, chu toàn và ý thức việc tham dự hằng ngày vào mầu nhiệm thập giá vinh qua của Đức Kitô thì sẽ trở nên chủng viện đầu tiên và tuyệt hảo của ơn gọi đời sống thánh hiến cho nước Chúa (FC số 53).[31]
Lịch sử con người, lịch sử cứu độ của nhân loại chạy qua gia đình. Gia đình nằm ở trung tâm cuộc chiến lớn giữa sự thiện và sự ác, giữa sự sống và sự chết, giữa tình yêu và những gì chống lại tình yêu.[32] Từ sự hòa thuận trong gia đình, phát sinh sự hòa thuận của gia đình nhân loại.[33] Ai xây dựng hòa bình cho gia đình thì cũng góp phần xây dựng hòa bình cho thế giới.[34]
Thánh Gioan Phaolô II diễn giải ý định của Thiên Chúa về hôn nhân và gia đình bằng những từ ngữ súc tích:
Theo ý định của Thiên Chúa, hôn nhân là nền tảng cho một cộng đoàn rộng lớn hơn, tức là gia đình, vì chính định chế hôn nhân và tình yêu vợ chồng đều quy hướng vào việc truyền sinh và giáo dục con cái, làm nên triều thiên cho định chế và tình yêu ấy. (FC 14)
Thật vậy, mục đích của hôn nhân, một cộng đoàn yêu thương, phục vụ cho sự sống. Cộng đoàn và tình yêu hôn nhân đạt đến sự viên mãn của mình trong Đức Kitô; chính Người, bằng bí tích, làm cho họ thông dự vào chính tình yêu của Người và làm cho hôn nhân trở thành một hành trình nên thánh đích thực. Đức Kitô trên thập giá là mc khải trọn vẹn về Tình yêu Thiên Chúa dành cho con người. Như vậy, hôn nhân của Kitô hữu trở nên dấu chỉ và tham dự vào Giao ước mới và vĩnh cửu, ký kết trong máu Đức Kitô. Thần Khí được tuôn tràn xuống, ban cho họ một trái tim mới và làm cho cả người nam và người nữ có khả năng yêu thương nhau như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta. Tình yêu vợ chồng đạt tới sự sung mãn là bác ái (Agapê), mà do bản chất đó là phương thế độc đáo và riêng biệt giúp các đôi bạn tham dự và được mời gọi sống tình bác ái của Đức Kitô, Đấng trao hiến chính mình trên thánh giá (x. FC 13).
Hôn Nhân phát sinh từ “Giao ước tình yêu phu thê, hay, là một sự chọn lựa có ý thức và tự do nhờ đó mà người nam và người nữ chấp nhận một đời sống chung thân mật và chia sẻ tình yêu như chính Thiên Chúa muốn”. “Giao ước” diễn tả thực tại của ý muốn xây dựng một cộng đoàn vững bền, giống như Giao ước tình yêu trung thành được Thiên Chúa thiết lập với con người. Trong hôn nhân, tình yêu và định chế là một.
Định chế hôn nhân không là một can thiệp ngang ngược của xã hội hay quyền bính, cũng không phải là một áp đặt của hình thức từ bên ngoài, nhưng tự bên trong đòi hỏi một khế ước tình yêu vợ chồng, được xác định công khai như duy nhất và độc hữu, để nhờ đó đôi bạn có thể sống trung thành trọn vẹn với ý định của Thiên Chúa tạo Hóa (FC 11).
Với tất cả niềm hy vọng và cả nỗi âu lo, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chỉ ra những ánh sáng và bóng tối nơi các gia đình ngày nay. Đối với ngài, “gia đình luôn chiếm chỗ ưu tiên và là nỗi lo lớn lao nhất của đời sống và sứ vụ của Giáo hội. Gia đình thế nào thì Giáo hội thế ấy và xã hội nhân loại trong toàn bộ của nó cũng vậy.[35] Trong thế giới này, có những dấu biểu lộ sự chối từ của con người đang chống lại tình thương của Thiên Chúa.
Một đàng, người ta thấy có một ý thức sống động hơn về ‘tự do’ cá nhân và lưu tâm nhiều hơn đến phẩm chất của các tương quan liên vị trong hôn nhân, đến phẩm giá người phụ nữ [...]. Nhưng đàng khác, không thiếu những dấu hiệu cho thấy một sự thoái hóa đáng lo ngại về một số giá trị căn bản như: quan niệm sai lầm cả trên lí thuyết và thực hành về sự độc lập giữa hai vợ chồng, những sự mập mờ rất nghiêm trọng về tương quan uy quyền của cha mẹ đối với con cái, khó khăn trong việc lưu truyền các giá trị, số các vụ ly dị gia tăng, nạn phá thai, sử dụng các phương pháp tuyệt sản ngày càng nhiều, phát triển não trạng chống thụ thai (FC 6).
 Chính vì vậy, việc giáo dục lương tâm làm cho mỗi người có khả năng phán đoán và nhận ra được những phương tiện thích hợp để mình tự thực hiện theo đúng sự thật nguyên thủy của mình. Giáo hội dạy rằng, trước sự bất chính do tội lỗi gây ra, tội lỗi đang ăn sâu vào trong các cơ cấu thế giới ngày nay, cần phải chống lại “bằng một sự hoán cải liên lỉ trường kì” như một tiến trình năng động và tiệm tiến trong sự kết hợp với Đức Kitô (x. FC 9).
Gia đình trong giáo huấn của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một chuỗi dài những khẳng định: “Kitô giáo là tôn giáo của nhập thể, là lời loan tin vui về một vị Thiên Chúa đến gặp gỡ con người và làm người” (30.01.1994). Trích dẫn Thông Điệp đầu tiên Redemptor Hominis số. 14,  Ngài không ngần ngại khẳng định rằng “con người là con đường của Giáo hội”. Như thế, ngài muốn nhắc nhđi lại con đường mà chính Thiên Chúa đã đi nhờ vic Nhập Thể và Cứu Chuộc, qua đó Người cùng đồng hành với thụ tạo của mình... Nhưng gặp gỡ con người thế nào được, nếu không gặp gỡ gia đình? Gia đình là nơi Con Thiên Chúa đã đến và cư ngụ, là môi trường thông thường nhất mà con người có thể lãnh nhn những gì cần thiết để tăng trưởng, là khung cảnh ấm êm đầu tiên có thể ban tặng cho con người sự chung sống và bảo đảm, là trường học đầu tiên của những mối tương quan xã hội.
Trong gia đình, người ta có thể gặp được những đồng minh đu tiên để xây dựng hòa bình. “Hòa bình là điều có thể được”. Thánh Giáo Hoàng nói, ngay cả và nhất là khi bối cảnh thế giới chịu nhiều hiểm họa chiến tranh. Suốt Triều Đại Giáo Hoàng của mình, ngài đã nhiều lần khẩn khoản kêu cu hòa bình: chẳng hn như Ngài đã làm cho Vùng Vịnh [chúng ta nh đến mười năm cuối của Triu Đại Ngài], cho nhiều quốc gia Phi Châu, cho Trung Đông. Nhiu lần ngài đã lớn tiếng kêu la mà không được những nhà cầm quyền trên thế giới lắng nghe. Bởi vậy, ngài đã hướng đến các gia đình để họ tr lên những người kiến tạo hòa bình, để họ biết dùng việc cầu nguyện như phương tiện lớn lao cho hòa bình thế gii, để họ sống hòa bình trước hết ngay trong nhà mình, để họ giáo dục con cái về hòa bình[36]. Ngày nay, không ít gia đình là nạn nhân của sự thiếu vắng hòa bình. Quá nhiều gia đình vì những xung đột, đã phải bỏ nhà cửa, ruộng đất và của cải để trốn đến nơi vô định; hoặc phải chịu hoàn cảnh làm cho mọi sự trở nên bất ổn.[37] Mặc dù có những khó khăn, gia đình vẫn là trường học về nhân tính đầy đủ và phong phú nhất, trong đó con người sống kinh nghiệm và ý nghĩa nhất về tình yêu nhưng không, về sự trung thành, về lòng kính trọng nhau và về việc bảo vệ sự sống.[38]
Kết luận
So sánh với thời xưa, hôn nhân ngày nay có nhiều điểm thuận lợi nổi bật. Đó là các ý thức về tự do, về phẩm giá người phụ nữ, về giáo dục con cái, về việc sinh sản có trách nhiệm, về sứ mạng của gia đình trong xã hội cũng như trong Giáo hội (x. FC 60). Các gia đình Việt Nam ngày xưa, do ảnh hưởng Nho Giáo: cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, con cái không có quyền chọn lựa bạn đời; cha mẹ chiếm hữu quyền tự do của con cái. Ngày nay, chính đôi bạn trực tiếp gánh chịu trách nhiệm về tự do hôn nhân, về sự thành công hay thất bại của hạnh phúc và đau khổ trong gia đình họ thành lập. Thêm nữa, phẩm giá phụ nữ đã được nâng cao; quan niệm đa thê đang ngày càng lu mờ và ý thức hôn nhân một vợ một chồng ngày càng sáng lên.
Tuy nhiên một số người đề cao tự do cá nhân, nên họ đánh mất ý nghĩa gia đình là tổ ấm hiệp thông giữa người chồng và người vợ. Đó là nguyên nhân khởi đầu của biết bao vấn đề trong gia đình: không còn hiệp thông tài sản của vợ chồng, không còn hiệp thông giờ sinh hoạt của gia đình; không còn ăn chung, ngủ chung và nguy hiểm nhất là không còn cầu nguyện chung, không còn chung chí hướng dạy con... Tất cả những rò rỉ này làm cho con thuyền gia đình dần dần chìm đắm: ly thân, ly dị, gia đình đổ vỡ, con cái thiệt thòi, bơ vơ.[39] Từ những đổ vỡ này, truyền thống tốt đẹp bao đời của tổ tiên gia tộc cũng bị phá đổ;[40] và nhất là phá vỡ dây hôn phối mà Thiên Chúa đã thiết lập như một định chế và là nền tảng không thể phá vỡ nơi gia đình.[41] Bởi vậy, các gia đình cần biết đâu là bóng tối để tránh và những gì là ánh sáng cần duy trì và phát huy để giao ước hôn nhân được bền vững, gia đình được bình an, tươi sáng, thánh thiện và là nền tảng thực thụ của Giáo hội hoàn vũ.


[1] Giacôbê Phạm Văn Phượng OP, Chia Sẻ Về Đời Sống Hôn Nhân, Nxb Phương Đông, Năm 2010, tr 3.
[2] Xc. Équipe Notre-Dame Italia, Tình Yêu và Hôn Nhân, Lm Luy Nguyễn Anh Tuấn Chuyển Ngữ, Nxb Phương Đông, Năm 2008, tr 51.
[3] X. Équipe Notre-Dame Italia, op.cit., tr 51.
[4] Hôn nhân và Gia đình dưới ánh sáng Tin mừng (lưu hành nội bộ), tr 46.
[5] Lm Augustinô Nguyễn Văn Dụ, Mục Vụ Linh Đạo Về Hôn Nhân và Gia Đình, Trung Tâm Mục Vụ Việt Nam-Italia, năm 2007, tr 60.
[6] Xc. Hôn nhân và Gia đình dưới ánh sáng Tin mừng, tr 61.
[7] Xc. Ibid., tr 62.
[8] Ibid.
[9] Théodule Rey-Mermet, CSsR, Suy Ngẫm và Cầu Nguyện Sự Gì Thiên Chúa Đã Kết Hợp…. Bản dịch: Lm Thiện Nam, DCCT, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội năm 2004, tr 21.
[10] Théodule Rey-Mermet, CSsR, op.cit.,  tr 34.
[11] Ta hãy nhớ rằng xã hội Dothái không quan niệm một sự ly thân đơn thuần. Thế thì “ly dị”, “rẫy bỏ”, hôn nhân “bị dán đoạn”, hoặc “được tháo gỡ” luôn luôn gồm có quyền được tái hôn hợp pháp.
[12] Xc. Lm Augustinô Nguyễn văn Dụ, Mục Vụ Linh Đạo Về Hôn Nhân và Gia Đình, Nxb Trung Tâm Mục Vụ Việt Nam-Italia, 2007, tr 254.
[13] Xc. Théodule Rey-Mermet, CSsR, op.cit., tr 35.
[14] Mt 19, 3-6 và  xem thêm đoạn song song trong Mc 10, 2 tt.
[15] Xc. R. VERITAS, Hôn Nhân và Gia Đình, Câu Chuyện Gia Đình, (Lưu hành nội bộ), tr 428.
[17] Xc. Sđd.
[19] Xc. Théodule Rey Mermet, CSsR, Suy Ngẫm và Cầu Nguyện Sự Gì Thiên Chúa Đã Kết Hợp…. tr 52.
[21] Augustinô Nguyễn Văn Trinh, Giáo Trình Bí Tích Hôn Phối, Học Viện Xitô Thánh Gia, 2010, tr 71.
[22]Xc.  http://www.vanhoanghean.com.vn
[23] Thánh nhân bênh vực hôn nhân qua các tác phẩm De moribus Ecclesiae Catholicae, De Genesi contra maniquaeos, De continentia.
[24] Xc. De bono coniugali; De sancta virginitate.
[25] http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/THANHOC/10HonNhanGiaDinh
[26] Xc. Augustinô Nguyễn Văn Trinh, Giáo Trình Bí Tích Hôn Phối, Học Viện Xitô Thánh Gia, 2010, tr 73-74.
[27] Xc. Gia Đình Trong Trái Tim và Trong Vai Trò Ngôn Sứ Của Đức Gioan Phaolô II, Lm Augustinô Nguyễn Văn Dụ chuyền ngữ, Tòa Tổng Giáo Phận TPHCM, năm 2006, tr 7.
[28] Gia Đình Trong Trái Tim và Trong Vai Trò Ngôn Sứ Của Đức Gioan Phaolô II,   tr 45.
[29] Ibid., tr 80-81.
[30] Ibid., tr 78.
[31] Ibid., tr 79.
[32] Gia Đình Trong Trái Tim và Trong Vai Trò Ngôn Sứ Của Đức Gioan Phaolô II,  tr 41.
[33] Ibid., tr 51.
[34] Ibid., tr 52.
[35] Gia Đình Trong Trái Tim và Trong Vai Trò Ngôn Sứ Của Đức Gioan Phaolô II, tr 33.
[36] Xc. Gia Đình Trong Trái Tim và Trong Vai Trò Ngôn Sứ Của Đức Gioan Phaolô II, tr 9.
[37] Ibid., tr 57.
[38] Ibid., tr 57-58.
[39] X. Gia Đình Trong Trái Tim và Trong Vai Trò Ngôn Sứ Của Đức Gioan Phaolô II, tr 57.
[40] X. Hôn Nhân và gia đình dưới Ánh Sáng Tin mừng (Lưu hành nội bộ), tr 53.
[41] X. Gia Đình Trong Trái Tim và Trong Vai Trò Ngôn Sứ Của Đức Gioan Phaolô II, tr 57.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn