Số 109: Phụng Vụ: Nguồn Mạch Và Chóp Đỉnh Đời Sống Giáo Hội

 Lời ngỏ

 Thưa quý độc giả,

Năm nay, “Nội san Chia sẻ liên tu sĩ Tp. HCM” bước vào tuổi 30. Đây là một chặng đường của một sự trưởng thành vững mạnh đối với một con người. Đây cũng là thời gian để nhìn lại hoặc để bắt đầu lại trong ý nghĩa của việc tìm về với chính mình, hoặc để thay đổi đường lối công việc. Và trong ý nghĩa thiêng liêng, chẳng có gì cần thiết cho bằng tìm lại tương quan của chính mình với Đấng mà mỗi người tôn thờ: Thiên Chúa tình yêu! Để cảm nghiệm và đón nhận được sức mạnh cho hành trình tìm về chính mình và thăng tiến, Phụng vụ của Giáo hội được coi là phương tiện hữu hiệu căn bản nhất cho mỗi cá nhân và cho tập thể: kín múc nguồn sức mạnh thiêng liêng để thay đổi và lên đường. Vậy, trong năm thứ 30 này của Nội san, chúng tôi muốn mời quý vị trở về với nguồn mạch thiêng liêng của Giáo hội, để tìm gặp lại chính mình, tha nhân và hơn hết là Thiên Chúa ngang qua Phụng vụ.

……..

Trong một buổi toạ đàm về nếp sống cộng đoàn đời tu, Cha Yves Congar, tu sĩ Đa Minh và là một thần học gia của Vatican II đã khẳng về mối tương quan của đời dâng hiến với Phụng vụ, bằng những từ sau : « Phụng vụ là nền tảng của đời sống chúng ta ». Điều này quả phù hợp với giáo huấn của Giáo hội mà chúng ta đọc thấy trong số 10 của Hiến chế về Phụng vụ Sacrosanctum Concilium, được Công đồng Vatican II công bố ngày 04 tháng 12 năm 1964 : « Phụng vụ là tột đỉnh quy hướng mọi hoạt động của Giáo hội, đồng thời là nguồn mạch tuôn trào mọi năng lực cho Giáo hội »[1].

Vì Phụng vụ không chỉ giữ vai trò « không thể thay thế » trong toàn bộ nếp sống của Giáo hội, nhưng Phụng vụ còn chính là kho tàng niềm tin của Giáo hội và là con đường căn bản, để nhờ đó người tín hữu vượt qua những khó khăn trong hành trình thi hành và triển nở niềm
tin của mình, trong cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa trong Phụng vụ.
[2]

Nhưng với bối cảnh xã hội và tâm thức tôn thờ ngày nay, để Phụng vụ mà chúng ta cử hành thực sự là nguồn mạch thiêng liêng cho đời sống dâng hiến, có lẽ cần phải có một sự thay đổi về nhận thức đức tin, trong đó có cử hành Phụng vụ. Rõ ràng, cần phải hiểu về bản chất Phụng vụ của Giáo hội mà Công đồng Vatican II đã cung cấp cho chúng ta, để nhờ đó, chúng ta thực sự hiểu rằng : trong Phụng vụ cử hành, chúng ta gặp gỡ với Đấng mà từ đó, Ngài ban ơn cứu độ cho chúng ta. Đó cũng chính là vinh quang của Thiên Chúa chiếu toả trên Dân Người và biểu lộ về một Thiên Chúa hằng sống, thánh thiện luôn hiện diện với con người. Ý tưởng này mời gọi chúng ta bước vào trong Phụng vụ với tất cả sự « năng động, ý thức và trung thành ».

……

Nội dung trình bày được chia thành ba phần căn bản. Phần thứ nhất là những bài viết liên quan đến chủ đề chính của Nội san : « Gặp gỡ Thiên Chúa trong Phụng vụ : Phụng vụ là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Giáo hội » (HCPV, số 10). Sau khi linh mục Giuse Nguyễn Trọng Viễn, OP., bàn về chủ đề chính của Nội san khi bước vào tuổi 30 trong mối tương hệ với đời dâng hiến; thì tu sĩ Giuse Nguyễn Văn Đại, OP., khi dựa vào giáo huấn của Giáo hội : Phụng vụ là « nguồn mạch tuôn trào mọi nhân đức » (x. HCPV, số 2) để trình bày: Phụng vụ là hồn của đời dâng hiến. Tu sĩ Phêrô Nguyễn Văn Hà, MIC, lại bàn về một trong các đặc tính căn bản của Phụng vụ của Giáo hội là tính Cộng đoàn và tu sĩ Phanxicô. X. Cao Văn Long, SSS., muốn nhìn về yếu tố hiệp thông trong Phụng vụ. Các tác giả Quốc Vinh và Tuỳ Anh bàn về đặc tính của ngày Chúa nhật, để cho thấy căn tính của Giáo hội.

Khởi đầu của phần thứ 2 của Nội san, linh mục Giêrônimô Bùi Thiện Thảo, OP., muốn đọc lại một trong những vấn nạn căn bản của phận người chúng ta đó là tính Kiêu ngạo. Vậy, « Chớ Kiêu ngạo »! Cũng nhân dịp tháng 3, tháng mà Giáo hội dành mừng kính thánh Cả Giuse, do vậy, tác giả Linh mục Giuse Phan Tấn Thành, OP., sẽ cung cấp cho chúng ta một số thông tin căn bản liên quan đến những văn kiện thời cận đại của Giáo hội về việc tôn kính thánh Cả Giuse. Và ngay sau đó là bài « Đời sống ẩn giấu và việc tôn kính thánh Giuse » của tác giả Jacques Gauthier. Tác giả Quốc Văn, OP., mời chúng ta nhìn về linh đạo người giáo dân.

Phần thứ 3 của Nội san bao gồm những tản mạn tâm tinh về đời sống tu trì. Trước tiên, tác giả Ninh Nguyễn muốn tự hỏi với chính mình: “Tại sao đi lễ ?” Còn nữ tu Vỹ Cầm lại muốn được mãi là “Cây Vỹ Cầm của Chúa” trong ơn gọi tu trì, bên cạnh « nghiệp ca hát ». Tác giá Cát trắng (FMI),.… vẫn tiếp tục cung cấp cho chúng ta những vần thơ cõi lòng.

Ngoài ra, quý vị cũng tìm thấy trong phần cuối của Nội san này mục giới thiệu về Dòng tu, Tu hội, Tu đoàn… đang hiện diện trong thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam. Trước tiên, linh mục Giuse Albertô Mai Thành, MSV., giới thiệu về Hội Thừa Sai Việt Nam ; kế đến, nữ tu Anna Lê Thị An Bình giới thiệu về Hội Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế mà chị là một thành viên.

 Kính chúc quý bạn đọc Mùa Chay thánh nhiều ân sủng.

Ban biên tập


Nội dung

 

Đời sống Thánh Hiến như một Cử hành nghi lễ

Fr. Giuse Nguyễn Trọng Viễn, op.     09

Phụng vụ và đời sống dâng hiến

Fr. Giuse Phạm Văn Đại, op.     19 

Tính hiệp thông trong Phụng vụ

Phanxico. X. Cao Văn Long. SSS     25 

Nền tảng Cộngđoàn Phụng vụ

Phêrô Nguyễn Văn Hà, MIC     33 

Bảy mối tội đầu

Fr. Hieronymus Bùi Thiện Thảo, op.     41 

Nhng văn kin ca hun quyn cn đại v thánh Giuse

Fr. Giuse Phan Tấn Thành, op.     58 

Đi sng n givà vic tôn kính thánh Giuse

Jacques Gauthier     69 

Phụng vụ & năm Phụng vụ

                                  Thơ - Cát Trắng, FIM     75 

Mùa chay, có thể bn chưa biết

Fr. Joseph Nguyễn Văn Hiển, op.     77 

Tại sao đi lễ ?

Fr. GB. Nguyễn Ninh, op.     90 

Thần học về ngày Chúa nhật theo các Giáo phụ

Ts. Phanxicô X. Nguyễn Quốc Vinh     94 

Xin Là Cây Vỹ CầmCủa Chúa

            Sr. Vỹ Cầm   105 

  Chúa nhật, ngày của cộng đoàn phụng vụ

Phêrô Tuy Anh  109 

Linh đạo giáo dân

Quốc Văn, OP.  117 

Lược sử Hội Thừa Sai Việt Nam

Lm. Giuse Alberto Nguyễn Mai Thành 131 

Dòng Con Đức MẹVô Nhiễm

(Filles de Marie Immaculée – FMI)

Sr. An Bình, FMI.  136



[1] Vaticanô II, Hiến chế Phụng vụ, số 10.

[2] Đức giáo hoàng Phanxicô ngày 14 tháng 2 năm 2019, trong cuộc gặp gỡ với Thánh bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn